Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Một số bệnh về mắt ở phụ nữ mang thai

Sự thay đổi hormon ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác nhau trên cơ thể người mẹ. Mắt của họ cũng bị ảnh hưởng do ở đó có nhiều mạch máu nhỏ, vốn nhạy cảm với những biến động huyết học trong thời kỳ mang thai.

Một số bệnh về mắt ở phụ nữ mang thai


Một số bệnh về mắt ở phụ nữ mang thai

Hầu hết các vấn đề ở mắt thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, thai phụ cần cẩn trọng khi mắt có những triệu chứng do biến chứng của các bệnh khác. Do đó, cần chú ý khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

Sưng mắt:

Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ thấy mắt sưng phù và khó nhìn mọi vật. Nguyên nhân do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Sưng mắt thường đi kèm với sưng phù tay, chân. Ngoài ra, mắt có thể sẽ phù nặng hơn nếu cơ thể thiếu nước và ăn nhiều muối. Để giảm sưng phù, bạn nên uống đủ nước (khoảng 1,8 – 2 lít nước/ngày), ăn nhiều rau xanh và trái cây, tránh các món ăn quá mặn.

Mờ mắt:

Khi mang thai, giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, làm cho quá trình tuần hoàn máu ở vùng mắt bị hạn chế. Đây là nguyên nhân khiến mắt bị giảm thị lực. Hiện tượng này thường biến mất sau khi sinh. Nếu mắt mờ gây ảnh hưởng đến công việc, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được tư vấn, dùng kính hỗ trợ thị giác trong suốt thai kỳ.

Nốt sần trong mí mắt:

Khi mang thai, tuần hoàn máu ở vùng mắt bị hạn chế, dễ gây tắc nghẽn, tạo thành những nốt sần trong mí mắt. Ngoài ra, một số vi khuẩn hoạt động dưới mí mắt cũng gây nên những nốt sần. Đối với thai phụ thường xuyên trang điểm mắt, hiện tượng này phổ biến hơn. Do đó, nên hạn chế kẻ viền mí mắt khi trang điểm. Đồng thời, thai phụ nên hạn chế ăn chất béo và uống nhiều đồ mát.

Khô mắt:

Những đốm sáng trước mắt hoặc mắt nhoè đi khi nhìn lâu, xốn, chảy nước mắt sống, nhức… đó là những dấu hiệu cho thấy mắt bị khô. Để hạn chế tình trạng này, có thể nhỏ nước muối sinh lý nếu khô mắt nặng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong trường hợp mắt đau nhiều, người bệnh cần phải đi khám ở cơ sở chuyên khoa mắt, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phù võng mạc:

Bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây biến chứng trên mạch máu võng mạc. Giai đoạn đầu, mạch máu nhỏ ở đáy mắt bị phình ra. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến co, bong võng mạc, mù, thậm chí gây biến chứng nghiêm trọng đến não.

Do đó, thai phụ bị bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường cần được theo dõi sức khoẻ chặt chẽ, kiểm tra mắt thường xuyên. Như thế, bác sĩ sẽ sớm phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường, giúp thai phụ tránh những biến chứng đáng tiếc.

Âm nhạc giúp thai nhi phát triển trí tuệ rất tốt.

Ở Việt Nam không phải người mẹ nào cũng biết. Việc thai phụ cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc vẫn còn chưa nhiều, nhất là ở những vùng nông thôn hầu như không có. Những người mẹ sớm cho đứa con của mình nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng bầu đa số là những người gia đình có điều kiện, tiếp xúc với công nghệ thông tin và thường thì đó là những người trí thức.

 Âm nhạc giúp thai nhi phát triển trí tuệ rất tốt.


Trong khi đó ở nước ngoài thì việc các thai phụ cho thai nhi nghe nhạc là chuyện hết sức bình thường và đó còn thành một phong trào. Trong thời gian mang thai, hầu hết các thai phụ đều được khám định kì và được tư vấn bài bản những biện pháp chăm sóc cho thai nhi. Cũng như lượng kiến thức hiểu biết về những biện pháp đó. Âm hạc tốt cho sự phát triển của thai nhi, cho thai nhi nghe nhạc gì, cho thai nhi nghe nhạc gì… đó là những câu hỏi mà các mẹ đều có câu trả lời.

Việc cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc nhằm kích thích cho trí não của thai nhi phát triển, hoàn thiện về thể chất, giúp cho đứa con của mình thông minh ngay từ khi trong bụng là bài học mà các thai phụ nên biết và có nên thực hành nhằm giúp cho đứa con trong bụng của mình sớm hoàn thiện hơn. Đôi khi vì ít tìm hiểu mà vô tình ta làm thua thiệt về mọi khả năng của con cái mình sau này so với bạn bè. Việc cho đứa con trong bụng của mình nghe nhạc hiện nay đã không còn là điều gì lạ trên toàn thế giới. Do đó, bỏ chút thời gian để tìm hiểu, chút thời gian nghe cùng con cho dù mình không thích âm nhạc… bên cạnh tình yêu thương, bạn đã mang cho đứa con của mình cả thế giới của tri thức. Âm nhạc không chỉ giúp con người thư giản mà còn giúp con người có thể tập trung khi cần thiết, giúp con người cảm nhận được thế giới, có thể giải quyết được những ức chế trong ngườ và tiếp tục công việc hiệu quả hơn, ngoài ra còn giúp con người hoàn thiện bản thân mình tuyệt đối. Do đó, có thể thấy được âm nhạc thật sự tốt cho sự phát triển của thai nhi khi âm nhạc như một bài thuốc, một nguồn sinh khí và là thế giới bao la của trí thức với muôn vàn sắc màu điểm tô.
Các bằng chứng cho thấy phản ứng của thai nhi với âm nhạc:

Nhà nghiên cứu Shetler (1989) ghi nhận rằng 33% chủ đề về thai nhi trong nghiên cứu của ông thể hiện những phản ứng trái ngược nhau với những nhịp trống trong các thể loại nhạc nhanh và chậm khác nhau. Đây có thể là phản ứng đầu tiên và cơ bản nhất của thai nhi với âm nhạc.

Còn theo William Sallenbach (1984), ông đã quan sát biểu hiện, hành động của đứa con gái trong bụng của vợ một cách sâu sắc và hệ thống khi con ông ở tuần thứ 32 đến 34. Ông cho thấy được sự rõ rệt của những hành động khi bé tiếp xúc với những bản nhạc khác nhau, với giai điệu khác nhau.

Cho đến gần đầy, phần lớn các nghiên cứu về những quá trình học hỏi từ sớm được tìm thấy ở các lĩnh vực về dân số, địa vị hoặc các chuỗi dấu vết. Tuy nhiên, Sallenbach quan sát thấy rằng ở quý cuối của quá trình mang thai, trạng thái học hỏi của thai nhi cho thấy sự chuyển biến từ trừu tượng hoá và khái quát hoá sang cụ thể hoá và khác biệt hoá. Trong quá trình liên kết dùng âm nhạc, người ta thấy thai nhi di chuyển tay một cách nhẹ nhàng.

Nhạc tốt cho thai nhi và đây là bước căn bản và đơn giản nhất để những ông bố, bà mẹ có được những đứa con sẽ là những thần đồng sau này.

Những bản nhạc tốt nhất cho bà bầu


Loại bỏ thói quen lười suy nghĩ ở trẻ

Hiện nay, đa số trẻ em, nhất là trẻ ở thành thị, đều được chăm sóc quá “kĩ lưỡng”. Đôi tay của trẻ dường như chỉ dùng vào việc làm bài tập, vui chơi… còn những việc khác đều do ông bà, bố mẹ làm giúp. Chúng sẽ trở nên lười vận động và dẫn đến trẻ lười suy nghĩ, ít động não. Điều đó thực sự là không tốt cho trẻ, cha mẹ cần phải làm gì để loại bỏ thói quen này ở trẻ?

Khơi dậy tính lanh lợi vốn có ở trẻ

Căn cứ vào độ tuổi cũng như tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh nên cùng trẻ tham gia một số hoạt động nhỏ mang tính chất động não, buộc trẻ phải suy nghĩ. Bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ trò chơi với những con số, giải câu đố, thi kể chuyện…

Cách làm này không những kích thích sự động não, tư duy ở trẻ mà còn thể hiện sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ sẽ thấy hạnh phúc hơn, tích cực hơn nếu cùng bố mẹ tham gia những trò chơi đơn giản nhưng bổ ích ấy.

Tập cho trẻ thói quen xem sách báo thiếu nhi

Những cuốn sách báo hay truyện tranh tuổi thơ với những hình vẽ sinh động, hấp dẫn hoặc cho trẻ xem những tiết mục văn nghệ, hoạt hình thiếu nhi mang tính giáo dục cao… Trẻ thích thú sẽ nhập cuộc rất nhanh chóng. Trẻ có thể hát, nhảy theo điệu nhạc hay tha hồ tưởng tượng sau khi xem truyện tranh.

Loại bỏ thói quen lười suy nghĩ ở trẻ



Đây là cách giải trí bổ ích cho trẻ sau những giờ học tập căng thẳng ở trường. Hơn thế nữa, nó còn khơi dậy khả năng tư duy ở trẻ theo chiều hướng tích cực.

Mở rộng không gian sống cho trẻ

Đưa trẻ đến với thiên nhiên trong lành như vườn thú, vườn bách thảo, khu vực sinh thái, về trang trại, về nông thôn … Cho trẻ thăm thú, quan sát rồi đặt ra những câu hỏi liên quan để trẻ trả lời kèm theo giải thích mọi thắc mắc của trẻ. Trẻ sẽ chủ động suy nghĩ, tư duy, bằng chứng là trẻ luôn đặt ra những câu hỏi ngộ nghĩnh cho những thắc mắc của mình.

Khuyến khích, động viên trẻ

Trong quá trình học tập, có thể trẻ phải tập trung suy nghĩ, tư duy căng thẳng mới giải được bài toán hay làm được những thí nghiệm đơn giản. Lúc ấy hãy động viên, khen trẻ để kích thích trẻ vui và hứng thú tiếp tục tư duy, sáng tạo.
Cha mẹ cũng nên động viên kịp thời khi thấy trẻ tiến bộ. Nếu quá khắt khe trong những lời nhận xét hay phê bình sẽ làm hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của con.

Bồi dưỡng hứng thú suy nghĩ ở trẻ

Cha mẹ trước hết phải là tấm gương cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là lối suy nghĩ, tính cách, thái độ. Chính các bậc phụ huynh cũng nên học cách kiềm chế tình cảm của bản thân, có cái nhìn khách quan để khen thưởng và phê bình trẻ đúng lúc. Đồng thời, thường xuyên đặt ra những câu hỏi kích thích trẻ học hỏi, suy nghĩ.

Giúp trẻ duy trì thói quen động não

Cha mẹ không nên có yêu cầu quá cao, vượt khả năng suy nghĩ, lối tư duy trẻ thơ. Phải căn cứ vào hiện trạng vốn có của trẻ để bắt đầu hướng dẫn trẻ suy nghĩ, từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất, rồi dần tăng độ khó để trẻ phải nỗ lực giải quyết những khó khăn gặp phải.

Những câu hỏi có mức độ khó tăng dần phù hợp với tính cách cũng như khả năng vốn có ở trẻ, giúp trẻ phát triển năng lực tư duy và học được khả năng làm chủ mọi vấn đề.

Nguyên tắc phục hồi sức khỏe sau sinh

Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy, trong thời kỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ sinh, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem thường, một là bổ sung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.

Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu

Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.

Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.

Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.

Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.

Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...

Nguyên tắc phục hồi sức khỏe sau sinh


Một số nguyên tắc để phục hồi sức khỏe sau sinh

Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.

Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê…

Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích. Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.

Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...

Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khi sinh.

Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp cho mình, nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khỏe sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.

Cách đặt tên cho con trai

Trong quan niệm truyền thống của người phương Đông, con trai được xem là người nối dõi tông đường, kế tục những ước mơ chưa tròn của cha mẹ. Vì vậy, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, hy vọng cho con trai yêu của mình là điều rất được coi trọng.

Khi đặt tên cho con trai, bạn cần chú ý đến những phẩm chất thiên phú về mặt giới tính để chọn tên cho phù hợp.

Nếu bạn mong ước con trai mình có thể phách cường tráng, khỏe mạnh thì nên dùng các từ như: Cường, Lực, Cao, Vỹ… để đặt tên.

Cách đặt tên cho con trai


Con trai bạn sẽ có những phẩm đức quý báu đặc thù của nam giới nếu có tên là Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Đức, Thành, Hiếu, Trung, Khiêm, Văn, Phú…

Bạn có ước mơ chưa trọn hay khát vọng dở dang và mong ước con trai mình sẽ có đủ chí hướng, hoài bão nam nhi để kế tục thì những tên như: Đăng, Đại, Kiệt, Quốc, Quảng… sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó.

Để sự may mắn, phú quý, an khang luôn đến với con trai của mình, những chữ như: Phúc, Lộc, Quý, Thọ, Khang, Tường, Bình… sẽ giúp bạn mang lại những niềm mong ước đó.

Ngoài ra, việc dùng các danh từ địa lý như: Trường Giang, Thành Nam, Thái Bình… để đặt tên cho con trai cũng là cách hữu hiệu, độc đáo.

Không những thế, bạn có thể dùng các biểu tượng tạo cảm giác vững chãi, mạnh mẽ: Sơn (núi), Hải (biển), Phong (ngọn, đỉnh)… để đặt cho con trai đáng yêu của mình với niềm mong ước khi lớn lên con sẽ trở thành người mạnh mẽ, vững vàng trong cuộc đời.

Chọn tên cho con như thế nào?

Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời.

Đặt tên theo tuổi

Để đặt tên theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau:

* Thân – Tí – Thìn
* Tỵ – Dậu – Sửu
* Hợi – Mão – Mùi
* Dần – Ngọ – Tuất

Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp. Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung:

* Tí – Dậu – Mão – Ngọ
* Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
* Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Đặt tên theo bản mệnh

Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc:

 Cách đặt tên cho con trai

Cách đặt tên cho con trai


Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau:

* Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ
* Dần, Mão cung Mộc
* Tỵ, Ngọ cung Hỏa
* Thân, Dậu cung Kim
* Tí, Hợi cung Thủy

Bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ:

* Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
* Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài)
* Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát)
* Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)
* Mậu Tuất (2018), Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)

Như vậy, nếu con bạn mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.


Cần chuẩn bị gì khi sinh nở tự nhiên?

Bạn đã chọn lựa cách sinh nở tự nhiên nhưng vẫn chưa thật sự sẵn sàng và không biết mình cần chuẩn bị những gì. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé!

1. Chọn một nữ hộ sinh hỗ trợ

Bất cứ là ai – một bác sĩ chuyên khoa sản hoặc một nữ hộ sinh – mà bạn tin tưởng là có kinh nghiệm trong việc tư vấn và khám bệnh cho bà bầu và đặc biệt có chuyên khoa trong việc sinh nở thường đều được. Người hỗ trợ này sẽ giúp bạn đắc lực trong suốt quá trình mang thai, khi sinh thường và ngay cả sau sinh.

2. Chọn một nơi sinh có uy tín

Trước khi sinh nở từ 2-3 tháng, bạn nên đặt chỗ tại một bệnh viện phụ sản có uy tín và chuyên khoa với những ca sinh thường. Trung tâm cung cấp dịch vụ sinh sản này sẽ giúp bạn có một nơi sinh an toàn và điều kiện sinh nở tốt nhất. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến người thân và bạn bè đồng nghiệp đã từng sinh nở để tìm một nơi phù hợp nhất với mình.

Cần chuẩn bị gì khi sinh nở tự nhiên?



3. Lên kế hoạch sinh nở

Hai vợ chồng bạn nên ngồi lại để lập một bản kế hoạch chi tiết cho thời gian sinh nở sắp tới. Việc làm này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong tất cả hoạt động sắp tới của cả 2 vợ chồng, nhất là thời gian sinh nở sắp tới.

4. Tìm hiểu về những vị trí sinh nở

Vị trí nào để sinh nở dễ dàng hơn? Làm thế nào để giảm bớt những cơn đau khi chuyển dạ?… Tất cả những câu hỏi này đều có câu trả lời nếu bạn chăm chỉ đọc sách báo tham khảo hoặc đến các lớp học tiền sản trước khi sinh nở. Tại đây, các giáo viên sẽ hướng dẫn bạn trực tiếp các phương pháp sinh nở cần thiết nhất.

5. Chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ sinh nở

Một quả bóng tập luyện thể thao dành riêng cho bà bầu cũng rất hữu ích và có lợi cho bạn trong suốt thời gian mang thai và lâm bồn. Bên cạnh đó còn rất nhiều vật dụng khác cho trẻ sơ sinh và mẹ như bồn tắm, khăn giấy, tã lót… bạn cũng cần chuẩn bị trước.

6. Đọc sách tham khảo

Đọc sách là một trong những cách tuyệt vời nhất để thu thập kiến thức về mang thai và chăm sóc em bé sau sinh. Qua những cuốn sách này, bạn còn có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những chị em đang có cùng suy nghĩ và bầu bí như mình. Những câu chuyện từ thực tế cũng giúp bạn dễ dàng học hỏi hơn để áp dụng cho mình.

7. Chuẩn bị những sự hỗ trợ

Những sự hỗ trợ đắc lực từ người thân sẽ là động lực tốt cho bạn để vượt qua thời kỳ mang thai và sinh nở đầy khó khăn. Tốt nhất trong suốt thời gian sinh nở, bạn nên có mẹ bên cạnh để chỉ bảo và giúp đỡ.

8. Tìm hiểu về kỹ thuật giảm đau

Những bài học từ các lớp học tiền sản, từ sách vở, bạn bè… sẽ là nguồn kinh nghiệm quý báu cho bạn để đối phó với những cơn đau chuyển dạ. Hãy ghi lại tất cả để áp dụng cho mình. Chúng sẽ có hiệu quả thiết thực đấy.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông

Mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, có nhiều cách để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho mình và cả thai nhi bé bỏng, để vượt qua những khó khăn đó. 

Hãy cùng Blog Nuôi Dạy Con thực hiện những điều dưới đây khi bạn có bầu trong mùa đông.

Chăm sóc đôi chân

Mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai cần giữ ấm đôi chân, chọn và sử dụng các loại giày dép đúng kích thước và đẹp về hình thức. Riêng giày, dép dành cho nhóm mang thai phải đúng cỡ, gót cao vừa phải, đảm bảo đủ độ kết dính, chống trơn và cổ cao đủ ấm. Ngoài ra, nên chú ý chăm sóc đôi chân cho sạch sẽ, vệ sinh, mát xa cho đỡ nhức mỏi.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông


Nếu sơn móng chân, nên dùng các loại sơn đảm bảo chất lượng để hạn chế hóa chất nguy hiểm ngấm vào cơ thể.

Sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm

Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể suy giảm, vì vậy bà bầu nên hạn chế ra ngoài trời lạnh, nên sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nằm hoặc ngồi mà nên đi lại, làm những việc phù hợp với bản thân trong từng giai đoạn mang thai.
Chú ý về trang phục

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông

Khi ra ngoài, bà bầu nên mặc đủ ấm.

Về mùa đông thời tiết biến đổi, phụ nữ mang thai cần mặc đủ ấm, để đi lại và làm việc thuận lợi. Không nhất thiết phải dùng những trang phục quá đắt, quá mốt mà phải đảm bảo đủ ấm, đảm bảo sức khỏe khi đi ra ngoài tham dự tiệc tùng, nhất là những khi thời tiết giá lạnh kéo dài.

Chú ý khi dùng thuốc chữa bệnh

Giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ mẫn cảm với thời tiết nên rủi ro mắc bệnh là rất cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm không kê đơn như Claritin, Chlortrimeta, Benadryl, Tenenol, thuốc muối nhỏ mũi được xem là an toàn nhưng trước khi sử dụng cũng nên tư vấn và hỏi han bác sĩ trước khi dùng nó.

Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ mắc chứng viêm xoang, khó thở, ho, ngạt mũi vì vậy nên nhờ bác sĩ tư vấn để sử dụng các loại thuốc cho phù hợp, kể cả thuốc bổ.

Những chú ý khi bị ốm

Vào mùa đông nếu bị sốt, ho, cảm cúm,… thì nên nghỉ ở nhà, hạn chế tiếp xúc đông người, hãy lắng nghe cơ thể để nghỉ ngơi, ăn uống và sử dụng thuốc cho phù hợp. Tăng cường thực phẩm tươi, ăn nóng, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức khỏe thể chất.

Bảo vệ bàn tay từ tháng thứ 6 trở đi

Nếu mang thai vào giai đoạn mùa đông giá lạnh, thì từ tháng thứ 6 trở đi nên mang gang tay thường xuyên, kể cả khi phải nhúng tay xuống nước (nên đeo găng tay khi giặt giũ hay rửa ráy).

Tốt nhất là dùng nước ấm để rửa, để bảo vệ đôi tay, hạn chế tay trần khi tiếp xúc với nước lạnh.

Nên tự nấu ăn

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông
Bà bầu nên tự nấu ăn tại gia đình, vừa đảm bảo vệ sinh lại đủ chất dinh dưỡng.

Nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, tiết kiệm chi phí trong thời kì bão giá, phụ nữ mang thai nên tự nấu ăn tại gia đình, theo thực đơn mà bản thân, và người nhà mình ưa thích.

Nhờ việc làm này, phụ nữ mang thai có thể sắp đủ món, chia nhỏ các bữa trong ngày một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân.

Nên mua hàng trực tuyến

Thay vì phải đi siêu thị, đi chợ vào mùa đông giá lạnh, nhất là những tháng cuối của thai kì, phụ nữ mang thai nên áp dụng cách mua hàng trực tuyến (mua hàng online), kể cả đồ dùng cá nhân, gia đình hay mua cho bé.

Việc làm trên vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, lại khỏi phải tiếp xúc với đám đông. Nên mua hàng của những hãng cung cấp quen biết, có uy tín để đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn có ích cho vẻ đẹp của một làn da tươi trẻ. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể chịu đựng tốt với thời tiết khô hanh, hạn chế đau nhức, rát da do thiếu nước và giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi.

Ngoài việc uống nước, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại kem tăng ẩm để giúp da giữ nước, đảm bảo vẻ đẹp. Nhất là vào buổi sáng khi đi ra khỏi nhà, vì giai đoạn này, da phụ nữ có độ nhạy cao với môi trường xung quanh.

Tăng cường món socola nóng

Vào những ngày lễ cuối tuần thay vì dùng đồ uống rượu bia, phụ nữ mang thai nên dùng món sô cô la nóng, nó rất có lợi cho sức khỏe trong mùa đông. Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với rượu vang đỏ, nên có tác dụng ngừa bệnh rất tốt, nhất là bệnh ung thư vú và bệnh tim mạch.

Tập thể thao trong nhà

Do thời tiết lạnh, vào mùa đông, phụ nữ mang thai nên duy trì những bài tập nhẹ nhàng như yoga.

Theo nghiên cứu, mỗi tuần phụ nữ mang thai, nên tập ít nhất 150 phút thể thao, tương đương với 30 phút/ngày, 5 lần/tuần sẽ có lợi cho sức khỏe và hạn chế được những biến chứng khi sinh và rút ngắn thời gian đau đẻ.