Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn

Bình thường, hiểu được vợ đã khó, huống chi khi vợ mang thai, “trò chơi đoán ý” này lại càng khó hơn. Hãy cùng làm rõ những ý muốn của mẹ bầu để thấy rằng mọi vấn đề bầu bí đều có cách giải quyết của nó!

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn
 Ảnh minh họa từ Internet

Bố nghĩ: Ngủ riêng sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn

Nhưng mẹ muốn… bố luôn luôn bên cạnh để chăm sóc và hỏi han. Sự thật, chính những thay đổi trong thai kỳ khiến mẹ bầu trong thời gian đầu chưa kịp thích ứng nên dễ dẫn đến thức giấc vào buổi tối. Tuy nhiên quyết định ngủ riêng của bố dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mình không được chăm sóc và thông cảm. Tốt nhất là thay vì quyết định chọn ghế sofa làm giường ngủ, các ông bố có thể giúp vợ mát-xa tay chân, vùng lưng một cách nhẹ nhàng để vợ ngủ ngon hơn, đồng thời giúp bố lấy thêm điểm cộng trước vợ và thiên thần nhỏ trong bụng nữa!

Bố nghĩ: Mẹ cần tránh tập thể dục thay vào đó nghỉ ngơi thật nhiều

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn


Nhưng mẹ muốn… kết hợp các bài luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cũng như độ dẻo dai. Trên thực tế đúng như vậy, các mẹ bầu luôn được bác sĩ khuyến khích vận động nhẹ thường xuyên. Bởi trong trường hợp thai phụ nằm nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cục huyết khối ở tĩnh mạch chân, khi các cục huyết khối này di chuyển lên phổi sẽ gây thuyên tắc phổi, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ bầu thiếu vận động dễ làm gia tăng mức đường huyết, vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Bố có thể yên tâm nếu mẹ duy trì được thói quen vận động nhẹ nhàng. Các hình thức luyện tập thích hợp mà bố có thể cân nhắc tham gia cùng mẹ chính là yoga và bơi lội.

Bố nghĩ: Xoa bụng mẹ bầu là cách tương tác tốt nhất

Nhưng mẹ muốn… bố thỉnh thoảng dành thời gian trò chuyện với con, đọc truyện cho con nghe nhưng đừng phấn khích mà thường xuyên đòi xoa bụng mẹ. Trên thực tế, việc xoa bụng bầu thường xuyên không mang lại kết quả tương tác tốt như bố nghĩ. Bởi vì, nếu không biết cách xoa thì sẽ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Cả bố và mẹ nên nhớ là không xoa bụng quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không quá 5 phút; khi xoa bụng cần nhẹ nhàng, chậm chạp, không siết mạnh tay vào bụng; không nên xoa bụng trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ. Hãy tương tác với con một cách khoa học để giúp con phát triển từ bên trong nhé!

Bố nghĩ: Mẹ cần ăn càng nhiều càng tốt để con có đủ chất

Nhưng mẹ muốn… ăn cho đến khi cảm thấy đúng và đủ, bởi cảm giác chướng bụng khi bị “ép” ăn không dễ chịu chút nào. Và trên thực tế thì chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó để đảm bảo con được hấp thu đủ chất và phát triển toàn diện ngay từ bên trong, bố và mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp sản phẩm dinh dưỡng phù hợp. Chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất là tiền đề để trí não của bé phát triển tốt. Có 3 dưỡng chất quan trọng bố cần bổ sung cho sức khỏe của mẹ bầu và cho thai nhi phát triển tối ưu não bộ gồm: 150 – 200 mg DHA (có nhiều trong cá hồi, trứng, thịt…), 450 mg Choline (có trong các loại rau xanh thẫm…), và 600 mcg Axit Folic (có trong ngũ cốc nguyên cám, bột mỳ, cam, bưởi…).

Chúc các ông bố bà mẹ thật nhiều sức khỏe!


Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

25 loại thức ăn kiêng khi mang thai dành cho bà bầu

Các mẹ bầu cần phải cẩn trọng và lưu ý chuyện ăn uống khi đang mang thai vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi sau này.

Tuy nhiên, có những loại thực phẩm tuyệt đối nên kiêng ăn khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là 2 giai đoạn quan trọng, vì có thể gây hại cho sức khỏe của bào thai cũng như gây ngộ độc cho mẹ.

Dưới đây là 25 loại thực phẩm mẹ bầu tuyệt đối kiêng cử khi mang thai.

1. Bà bầu không được uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.

2. Thức ăn kiêng khi mang thai là ăn động vật có vỏ sống

Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.

3. Bà bầu không được ăn thịt chưa nấu chín trong suốt thai kỳ

Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.

25 loại thức ăn kiêng khi mang thai dành cho bà bầu


4. Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

5. Mang thai nên kiêng ăn đồ buffet

Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.

6. Mẹ bầu không được ăn cá có chứa thủy ngân là thức ăn kiêng khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.

7. Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.

8. Bà bầu không được ăn Salad trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.

9. Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.

10. Mang thai không nên ăn củ dền

Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.

11. Mẹ bầu không được ăn Rau mầm

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.

12. Mẹ bầu không được ăn Pate

Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.

13. Mang thai không được ăn hải sản hun khói trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.

14. Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng

Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

15. Mang thai không nên ăn dưa muối

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

16. Mẹ bầu không được ăn Rau củ quả chưa rửa

Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.

17. Bà bầu thức ăn kiêng khi mang thai ăn gừng héo trong 3 tháng đầu mang thai

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

18. Mang thai không nên uống caffein

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.

19. Mang thai không nên uống đồ uống có cồn

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…

20. Mang thai nên kiêng ăn giá đỗ không có rễ

Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

21. Bà bầu không nên ăn măng tươi trong suốt 9 tháng thai kỳ

Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

22. Bà bầu không được ăn Sushi trong suốt thai kỳ

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

23. Thức ăn kiêng khi mang thai: Sắn (khoai mì)

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.

24. Khi mang thai, không nên để thức ăn vào túi – hộp xốp

Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.

25. Bà bầu không được ăn thịt gia cầm sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

Chúc các bà bầu luôn có một sức khỏe thật tốt!

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Để khỏe và đẹp được hài hòa khi mang thai

Đa số các chị em đều muốn mình luôn được xinh đẹp, kể cả lúc đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Chắc hẳn các bà bầu đã nghe về những tin đồn đáng sợ như nhuộm tóc gây dị tật cho thai nhi. Vậy nên, các bà mẹ cũng nên lưu ý đến những điều có thể gây hại cho thai nhi trước khi quyết định đến các địa điểm chăm sóc sắc đẹp.

Theo Karen Boyle, bác sĩ khoa tiết niệu, khoa sản thại bệnh viện Johns Hopkins, có quá nhiều lời truyền miệng về những thứ nên kiêng và cũng khó xác định xem nên tin vào điều gì.

Để khỏe và đẹp được hài hòa khi mang thai


Massage là điều tuyệt vời trong thai kì vì nó giúp giảm thiểu stress, tăng lượng tuần hoàn máu, xoa dịu các cơn đau. Nhưng điều quan trọng là nhà trị liệu phải am hiểu về các thay đổi của bà bầu trong thai kì. Nếu bạn không muốn nằm lên bụng bầu thì hãy chọn spa cung cấp loại bàn khoét tròn, để chỗ cho bụng bầu lọt qua. Hoặc nếu không thì bạn sẽ phải nằm nghiêng để massage nhưng tư thế này không được ưa chuộng cho lắm. Do bà bầu nhạy cảm trước mùi hương trong thai kì nên nhà trị liệu sẽ sử dụng loại dầu không có mùi hương.

Nhuộm tóc

Có rất nhiều hóa chất được sử dụng khi nhuộm tóc nhưng các nghiên cứu cũng chưa hề tìm ra các hóa chất này dẫn đến các dị tật thai nhi hay bệnh ung thư ở trẻ. Bà bầu nhuộm tóc một hay hai lần cũng không phải là vấn đề lớn lắm. Để an toàn hơn thì nên chờ đến quý thứ 2 và 3 của thai kì, khi các bộ phận chính của thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Có thể lựa chọn nhuộm tóc highlights vì thuốc không tiếp xúc trực tiếp với da đầu, và hóa chất sẽ không bị thẩm thấu vào máu của bà bầu.

Để khỏe và đẹp được hài hòa khi mang thai

Làm nails

Các chuyên gia cho rằng việc làm nails hoàn toàn vô hại với bà bầu. Móng tay, chân của các bà mẹ tương lai mọc nhanh hơn và cũng cứng, khỏe hơn nên bà bầu cần cắt móng thường xuyên hơn. Mặc dù sơn móng tay chứa nhiều hóa chất thì nó cũng không bị thẩm thấu qua móng vào máu và gây ra dị tật thai nhi được. Chỉ có vấn đề duy nhất là nếu salon kín gió thì bà bầu dễ buồn nôn do ngửi phải nhiều loại hóa chất khác nhau. Bà bầu nên ngồi cạnh cửa ra vào hoặc cửa sổ để sơn móng.

Waxing

Nếu bạn muốn mọi thứ trông thật hoàn hảo trước ngày trọng đại thì waxing là điều có thể làm nếu như bạn đã quen với nó. Waxing sẽ vô cùng đau, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kì, thậm chí còn làm co bóp dạ con. Điều này không tốt nếu bạn vẫn chưa qua tuần 37 của thai kì.

Làm trắng răng

Bạn muốn làm trắng răng để có được nụ cười rạng rỡ hơn nhưng hãy suy nghĩ lại. Làm trắng răng vẫn chưa được kiểm tra về độ an toàn trong thai kì nên các bác sĩ nha khoa cũng không biết được việc làm trắng răng có an toàn cho thai phụ hay không. Do đây là trị liệu không cấp thiết nên bà bầu có thể để sau khi sinh thực hiện. Ngoài ra, nướu răng và lợi của bà bầu cũng nhạy cảm cơn và dễ bị chảy máu do sự thay đổi hormone. Đối với một số thai phụ, làm trắng răng có thể kích thích những vùng nhạy cảm khác.

Chăm sóc da mặt

Bà bầu sẽ không thể đoán được làn da sẽ thay đổi như thế nào trong 9 tháng mang thai. Và massage da mặc sẽ giúp điều chỉnh được sự thay đổi về độ mịn màng và giữ ẩm cho da. Nhưng da của bà bầu nhạy cảm hơn trước rất nhiều nên bà bầu sợ dùng sản phẩm tẩy da chết mạnh như trước. Khi massage, người chăm sóc da cho bà bầu cần phải biết chắc là bà bầu có khó chịu với mùi hương nào không để tránh sử dụng các sản phẩm có mùi. Khi bước sang quý thứ hai, bà bầu nên được gối đầu, chứ không nên nằm trên cùng một đường thẳng vì tư thế này làm chậm sự lưu thông máu khiến bạn thấy chóng mặt.

Tắm nắng

Thói quen này nên bị loại bỏ ngay trong danh sách những việc nên làm với bà bầu. Việc phơi nắng sẽ làm tăng khả năng bị bệnh ung thư da và việc tiếp xúc với tia UV cũng làm da bà bầu dễ bị nám, tàn nhang trong thai kì. Bà bầu có thể bị nám do thay đổi hormone trong cơ thể, nếu phơi nắng nữa thì tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí khi phơi nắng, cơ thể bà bầu cũng bị nóng lên và gây hại cho thai nhi.

Tắm hơi

Nếu muốn ngâm mình trong nước để thư giãn thì bà bầu nên tránh xa phòng tắm hơi và nên ngâm mình vào trong bồn nước ấm thì hơn. Bởi nhiệt độ càng cao thì càng dễ gây ra dị tật thai nhi, đặc biệt ở ba tháng đầu tiên của thai kì. Hầu hết các phòng tắm đều để ở nhiệt độ rất cao, và bạn thường ngâm người trong nước từ cổ trở xuống. Còn tắm trong bồn thì nhiệt độ thấp hơn rất nhiều, ít nhất thì tay, đầu gối, vai không ngập trong nước và nhiệt độ toàn thân không lên cao đến mức gây nguy hiểm. Bà bầu nên tránh các phòng tắm xông hơi vì nhiệt độ và hơi nước ở đó có thể gây choáng váng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Một số bệnh về mắt ở phụ nữ mang thai

Sự thay đổi hormon ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác nhau trên cơ thể người mẹ. Mắt của họ cũng bị ảnh hưởng do ở đó có nhiều mạch máu nhỏ, vốn nhạy cảm với những biến động huyết học trong thời kỳ mang thai.

Một số bệnh về mắt ở phụ nữ mang thai


Một số bệnh về mắt ở phụ nữ mang thai

Hầu hết các vấn đề ở mắt thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, thai phụ cần cẩn trọng khi mắt có những triệu chứng do biến chứng của các bệnh khác. Do đó, cần chú ý khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

Sưng mắt:

Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ thấy mắt sưng phù và khó nhìn mọi vật. Nguyên nhân do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Sưng mắt thường đi kèm với sưng phù tay, chân. Ngoài ra, mắt có thể sẽ phù nặng hơn nếu cơ thể thiếu nước và ăn nhiều muối. Để giảm sưng phù, bạn nên uống đủ nước (khoảng 1,8 – 2 lít nước/ngày), ăn nhiều rau xanh và trái cây, tránh các món ăn quá mặn.

Mờ mắt:

Khi mang thai, giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, làm cho quá trình tuần hoàn máu ở vùng mắt bị hạn chế. Đây là nguyên nhân khiến mắt bị giảm thị lực. Hiện tượng này thường biến mất sau khi sinh. Nếu mắt mờ gây ảnh hưởng đến công việc, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được tư vấn, dùng kính hỗ trợ thị giác trong suốt thai kỳ.

Nốt sần trong mí mắt:

Khi mang thai, tuần hoàn máu ở vùng mắt bị hạn chế, dễ gây tắc nghẽn, tạo thành những nốt sần trong mí mắt. Ngoài ra, một số vi khuẩn hoạt động dưới mí mắt cũng gây nên những nốt sần. Đối với thai phụ thường xuyên trang điểm mắt, hiện tượng này phổ biến hơn. Do đó, nên hạn chế kẻ viền mí mắt khi trang điểm. Đồng thời, thai phụ nên hạn chế ăn chất béo và uống nhiều đồ mát.

Khô mắt:

Những đốm sáng trước mắt hoặc mắt nhoè đi khi nhìn lâu, xốn, chảy nước mắt sống, nhức… đó là những dấu hiệu cho thấy mắt bị khô. Để hạn chế tình trạng này, có thể nhỏ nước muối sinh lý nếu khô mắt nặng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong trường hợp mắt đau nhiều, người bệnh cần phải đi khám ở cơ sở chuyên khoa mắt, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phù võng mạc:

Bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây biến chứng trên mạch máu võng mạc. Giai đoạn đầu, mạch máu nhỏ ở đáy mắt bị phình ra. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến co, bong võng mạc, mù, thậm chí gây biến chứng nghiêm trọng đến não.

Do đó, thai phụ bị bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường cần được theo dõi sức khoẻ chặt chẽ, kiểm tra mắt thường xuyên. Như thế, bác sĩ sẽ sớm phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường, giúp thai phụ tránh những biến chứng đáng tiếc.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông

Mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, có nhiều cách để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho mình và cả thai nhi bé bỏng, để vượt qua những khó khăn đó. 

Hãy cùng Blog Nuôi Dạy Con thực hiện những điều dưới đây khi bạn có bầu trong mùa đông.

Chăm sóc đôi chân

Mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai cần giữ ấm đôi chân, chọn và sử dụng các loại giày dép đúng kích thước và đẹp về hình thức. Riêng giày, dép dành cho nhóm mang thai phải đúng cỡ, gót cao vừa phải, đảm bảo đủ độ kết dính, chống trơn và cổ cao đủ ấm. Ngoài ra, nên chú ý chăm sóc đôi chân cho sạch sẽ, vệ sinh, mát xa cho đỡ nhức mỏi.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông


Nếu sơn móng chân, nên dùng các loại sơn đảm bảo chất lượng để hạn chế hóa chất nguy hiểm ngấm vào cơ thể.

Sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm

Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể suy giảm, vì vậy bà bầu nên hạn chế ra ngoài trời lạnh, nên sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nằm hoặc ngồi mà nên đi lại, làm những việc phù hợp với bản thân trong từng giai đoạn mang thai.
Chú ý về trang phục

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông

Khi ra ngoài, bà bầu nên mặc đủ ấm.

Về mùa đông thời tiết biến đổi, phụ nữ mang thai cần mặc đủ ấm, để đi lại và làm việc thuận lợi. Không nhất thiết phải dùng những trang phục quá đắt, quá mốt mà phải đảm bảo đủ ấm, đảm bảo sức khỏe khi đi ra ngoài tham dự tiệc tùng, nhất là những khi thời tiết giá lạnh kéo dài.

Chú ý khi dùng thuốc chữa bệnh

Giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ mẫn cảm với thời tiết nên rủi ro mắc bệnh là rất cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm không kê đơn như Claritin, Chlortrimeta, Benadryl, Tenenol, thuốc muối nhỏ mũi được xem là an toàn nhưng trước khi sử dụng cũng nên tư vấn và hỏi han bác sĩ trước khi dùng nó.

Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ mắc chứng viêm xoang, khó thở, ho, ngạt mũi vì vậy nên nhờ bác sĩ tư vấn để sử dụng các loại thuốc cho phù hợp, kể cả thuốc bổ.

Những chú ý khi bị ốm

Vào mùa đông nếu bị sốt, ho, cảm cúm,… thì nên nghỉ ở nhà, hạn chế tiếp xúc đông người, hãy lắng nghe cơ thể để nghỉ ngơi, ăn uống và sử dụng thuốc cho phù hợp. Tăng cường thực phẩm tươi, ăn nóng, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức khỏe thể chất.

Bảo vệ bàn tay từ tháng thứ 6 trở đi

Nếu mang thai vào giai đoạn mùa đông giá lạnh, thì từ tháng thứ 6 trở đi nên mang gang tay thường xuyên, kể cả khi phải nhúng tay xuống nước (nên đeo găng tay khi giặt giũ hay rửa ráy).

Tốt nhất là dùng nước ấm để rửa, để bảo vệ đôi tay, hạn chế tay trần khi tiếp xúc với nước lạnh.

Nên tự nấu ăn

Biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa đông
Bà bầu nên tự nấu ăn tại gia đình, vừa đảm bảo vệ sinh lại đủ chất dinh dưỡng.

Nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, tiết kiệm chi phí trong thời kì bão giá, phụ nữ mang thai nên tự nấu ăn tại gia đình, theo thực đơn mà bản thân, và người nhà mình ưa thích.

Nhờ việc làm này, phụ nữ mang thai có thể sắp đủ món, chia nhỏ các bữa trong ngày một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân.

Nên mua hàng trực tuyến

Thay vì phải đi siêu thị, đi chợ vào mùa đông giá lạnh, nhất là những tháng cuối của thai kì, phụ nữ mang thai nên áp dụng cách mua hàng trực tuyến (mua hàng online), kể cả đồ dùng cá nhân, gia đình hay mua cho bé.

Việc làm trên vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, lại khỏi phải tiếp xúc với đám đông. Nên mua hàng của những hãng cung cấp quen biết, có uy tín để đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn có ích cho vẻ đẹp của một làn da tươi trẻ. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể chịu đựng tốt với thời tiết khô hanh, hạn chế đau nhức, rát da do thiếu nước và giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi.

Ngoài việc uống nước, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại kem tăng ẩm để giúp da giữ nước, đảm bảo vẻ đẹp. Nhất là vào buổi sáng khi đi ra khỏi nhà, vì giai đoạn này, da phụ nữ có độ nhạy cao với môi trường xung quanh.

Tăng cường món socola nóng

Vào những ngày lễ cuối tuần thay vì dùng đồ uống rượu bia, phụ nữ mang thai nên dùng món sô cô la nóng, nó rất có lợi cho sức khỏe trong mùa đông. Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với rượu vang đỏ, nên có tác dụng ngừa bệnh rất tốt, nhất là bệnh ung thư vú và bệnh tim mạch.

Tập thể thao trong nhà

Do thời tiết lạnh, vào mùa đông, phụ nữ mang thai nên duy trì những bài tập nhẹ nhàng như yoga.

Theo nghiên cứu, mỗi tuần phụ nữ mang thai, nên tập ít nhất 150 phút thể thao, tương đương với 30 phút/ngày, 5 lần/tuần sẽ có lợi cho sức khỏe và hạn chế được những biến chứng khi sinh và rút ngắn thời gian đau đẻ.