Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuẩn bị sinh con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuẩn bị sinh con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

5 việc cần chuẩn bị trước khi sinh con đầu lòng

Không có gì quý giá hơn thời gian bạn dành cho đứa con đầu lòng, nhưng bạn có thể khiến những khoảnh khắc đặc biệt này trở nên tuyệt vời hơn nữa bằng cách sinh hoạt có tổ chức và chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Dưới đây là 5 bí quyết chuẩn bị trước khi sinh để giúp nhà cửa, sức khỏe và tinh thần của bạn sẵn sàng chào đón thành viên mới.

5 việc cần chuẩn bị trước khi sinh con đầu lòng


Hãy đọc, lên danh sách và quan trọng nhất là giữ bình tĩnh! Đúng vậy, việc sinh con nghe có vẻ thật thách thức nhưng cũng rất thú vị. Sau chín tháng đằng đẵng, cuối cùng bạn cũng sẽ có thể ôm phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mình vào lòng. Còn gì có thể tuyệt hơn?

1. Gói ghém những gì cần mang đến bệnh viện vào một cái túi
Danh sách những món đồ cần chuẩn bị không thể không có các giấy tờ y tế, kẹo để bổ sung một chút năng lượng, cùng với điện thoại di động và bộ sạc. Hãy coi như bạn đang chuẩn bị cho kì nghỉ cuối tuần. Nhớ sắp xếp sẵn các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ ngủ, áo ngực cho bú và miếng lót thấm sữa. 

2. Thiết lập không gian nhà bạn
Bạn đã mua cũi hoặc nôi cho bé hay chưa? Và bạn đã chuẩn bị không gian cho bé ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ như thế nào?

Việc loại bỏ các yếu tố nguy hiểm cho bé cũng rất quan trọng. Mặc dù điều này chỉ thật sự cần thiết khi bé bắt đầu tập bò, nghĩa là khi bé được khoảng sáu tháng tuổi, nhưng bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gắn các song chắn cửa sổ, bịt các ổ điện và khóa tất cả các tủ có chứa vật sắc nhọn hay nguy hiểm ngay từ bây giờ.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bạn đã tìm được ai để giúp đỡ bạn tại nhà trong một hai tuần đầu sau khi sinh hoặc cho đến khi bạn không cần hỗ trợ nữa hay chưa?

Nếu bạn muốn thuê người giữ trẻ, nên bắt đầu từ một tháng trước khi có nhu cầu. Bằng cách này, bạn có thể cùng chăm sóc bé với người giữ trẻ trong tháng cuối cùng của thời gian nghỉ thai sản. Điều này sẽ cho phép mẹ có thêm thời gian rảnh cũng như đảm bảo rằng mình đã tìm được bảo mẫu phù hợp.

4. Luôn rõ ràng và ngăn nắp
Thói quen rõ ràng và ngăn nắp sẽ giúp cho cuộc sống thường nhật thoải mái hơn. Ngoài việc chuẩn bị không gian ngủ nghỉ, ăn uống và tắm rửa, bạn cũng cần ghi lại thông tin chi tiết về việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh… của bé để tiện cho việc theo dõi sức khỏe.

Có một đứa con chẳng khác nào một quả bom bị kích nổ. Trung tâm vụ nổ là cuộc sống của bạn. Một đứa bé xuất hiện chắc chắn sẽ kéo theo sự rối loạn, vì vậy bạn càng rõ ràng và ngăn nắp thì cuộc sống của bạn càng thoải mái.

5. Luôn linh động
Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn làm tốt công tác chuẩn bị, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều phiền toái nhưng chắc chắn vẫn sẽ có đủ loại rắc rối xuất hiện.

Hãy biết rằng khi bạn đưa bé về nhà thì nhiều biến số ngoài tầm kiểm soát của bạn cũng xuất hiện. Lý do khiến nhiều người thấy khó khăn sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Tóm lại, hãy bỏ qua những kỳ vọng của bạn về cuộc sống gia đình mới, về thói quen ngủ nghỉ bú mớm của bé… và ra sức tận hưởng cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ mất đi một khoảng thời gian tuyệt diệu.



Nguồn tin: BlogNuoiDayCon.blogspot.com

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Một ngày trong cuộc sống của thai nhi

Một ngày của mẹ biết bao công việc bận rộn, vừa hoàn thành các công việc xã hội vừa chăm sóc mái ấm gia đình lại vừa ấp ủ giữ gìn cho bé. Còn một ngày của bé thì sao?

07:00 giờ sáng

Người ta nói rằng người mẹ đang mang thai thì không cần đến đồng hồ báo thức, bởi họ đã có cái đồ hồ sinh học đáng yêu đang nằm trong bụng rồi? Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi vì hầu hết các bà mẹ tương lai được cảm thấy những cú huých đầu tiên khi họ mang thai được khoảng từ 18 tuần thai. Từ tuần thai thứ 18 có thể là bạn sẽ được đánh thức trong ngày với một cú huých nhanh chóng ở cạnh xương sườn. Trong thực tế, khoảng 30 tuần, thai nhi đã có thể rơi vào một thói quen thường xuyên, và sẽ huých bụng mẹ vào những thời gian tương tự nhau trong ngày. Bạn sẽ cảm nhận những cú đá chân của bé khi bạn còn đang nằm cuộn chăn nhưng khi bạn đứng lên và đi lại thì bé sẽ nằm ngoan ngoãn, có thể cú huých vào mỗi sáng là thông điệp bé muốn nói với bạn “Chúc buổi sáng tốt lành! Mẹ yêu quý!”. Bạn hãy tận hưởng cảm giác hạnh phúc từ đồng hồ sinh học này bạn nhé!

Một ngày trong cuộc sống của thai nhi


10:00 giờ sáng

Vào khoảng thời gian mà bạn đang say sưa cho công việc này thì bé yêu của bạn cũng phân nửa thời gian để hoạt động và một nửa để nghỉ ngơi.

Một nửa thời gian bé nằm yên tĩnh, mặc dù không ngủ nhưng bé khá yên tĩnh. Đến tháng thứ năm của thai kỳ, tất cả các giác quan của bé đã phát triển, vì vậy bé sẽ nằm im ngắm nhìn các cảnh bên trong tử cung hoặc bé sẽ im lặng lắng nghe các âm thanh của tử cung như những tiếng an ủi của mẹ và nhịp tim của bạn. Vì vậy dù làm việc bạn cũng đừng quên bé, thỉnh thoảng mẹ hãy nghỉ tay xoa nhẹ lên bụng và trò chuyện vài câu với bé, chắc chắn bé sẽ hạnh phúc lắm.

Nửa thời gian còn lại là những hoạt động của bé. Bạn có biết không, bé yêu làm đủ mọi trò trong bụng mẹ như nhào lộn trong nước ối, đạp chân, vùng vẫy tay. Từ 18 tuần, bé yêu thậm chí sẽ có thể ngậm ngón tay cái và chơi với dây rốn của mình.

12 giờ trưa

Bạn đã đói bụng chưa? Bây giờ không chỉ mình bạn đói đâu mà bé cũng đói đấy bạn ạ. Đến tháng thứ tư của thai kỳ, nhau thai của bạn thực hiện đầy đủ chức năng và cho bé ăn tất cả các chất dinh dưỡng bé cần. Bé cũng có vị giác rồi. Em bé của bạn sẽ phản ứng với các loại thực phẩm bạn ăn, nhất là với vị ngọt. Bạn đừng bất ngờ nếu bé cảm ơn bạn với một cú huých vào bụng nếu bạn thưởng thức một thanh sôcôla hay bánh kem vì bé không biết làm thế nào tốt hơn để cảm ơn mẹ. Bé cũng rất dễ phản ứng với những thực phẩm lạnh vì vậy nếu bạn thấy bé ngày hôm nay khá yên tĩnh, bạn muốn tận hưởng những cử động của bé thì một cách làm đơn giản là bạn ăn một bát kem hoặc uống một cốc nước lạnh bạn sẽ thấy bé cử động ngay. Tuy nhiên nếu bạn đang yếu bụng, yếu họng hoặc thời tiết đang lạnh thì bạn không nên thử cách này bạn nhé!

3:00 giờ chiều

Bạn dừng quá bận rộn công việc mà quên đi bé yêu đang chờ đợi những cái xoa bụng, vỗ về và những lời âu yếm của mẹ, bạn nhé! Bạn biết không nếu bạn di chuyển bàn tay của bạn xung quanh bụng của bạn vào lúc này thì rất có thể bé yêu cũng hướng mọi hoạt động của bé theo sự di chuyển bàn tay của bạn.

7:00 giờ tối

Bạn biết bé đang mong đợi điều gì không?

Bé đang mong đợi tận hưởng cảm giác ấm áp được lan truyền từ hocmon của người mẹ khi mẹ đang ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Rất nhiều trẻ chưa sinh cảm thấy thích thú khi mẹ thư giãn trong phòng tắm. Khoảng thời gian trước bữa ăn tối là khoảng thời gian lý tưởng nhất để mẹ thư giãn trong bồn tắm.

Nếu bạn đã ăn tối xong thì lúc này là lúc bé đang mong muốn được thưởng thức một bản nhạc yêu thích trước khi đi ngủ. Bé bắt đầu phát triển ý thức âm nhạc vào tháng thứ năm của thai và nghiên cứu cho thấy thai nhi đáp ứng với âm nhạc với sự gia tăng nhịp tim của và mức độ hoạt động của chân tay hay các bộ phận khác của cơ thể.

0:00 giờ tối

Đây là thời gian để ngủ - nhưng liệu bạn có được ngủ ngay hay không phụ thuộc vào việc bé có huých nhiều hay không? Thông thường bé lại rất thích huých mẹ mỗi khi mẹ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi khi mẹ vận động. Nhưng bạn yên tâm bé cũng không nghịch ngợm quá làm mẹ mất ngủ cả đêm đâu, bé sẽ nhanh chóng đi ngủ cùng với mẹ thôi.

Nguồn tin:

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết

Thời gian 9 tháng mang nặng đã sắp kết thúc và thời điểm “khai hoa nở nhụy” đến với mẹ bầu. Sẽ có rất nhiều lo lắng nhất là đối với các bà bầu lần đầu tiên được làm mẹ. Để giúp các bạn có kiến thức cơ bản về những dấu hiệu sắp sinh, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin quan trọng bạn cần biết.

Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết

Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết
Hãy lưu ý các dấu hiệu sắp sinh và trao đổi với bác sĩ của bạn

Xuất hiện nhiều những cơn co thắt

Nếu thấy các cơn co thắt xuất hiện liên tục, đều đặn thì nhiều khả năng là bạn sắp sinh, ngoài ra, một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu…

Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến gần, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, cứ 10 – 15 phút một lần.

Thở dễ dàng hơn

Khi có dấu hiệu sắp sinh, bạn sẽ có cảm giác thai bị tụt xuống, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, áp lực của thai lên lồng ngực cũng được giảm đáng kể. Vì vậy, nếu thấy thở dễ dàng hơn thì nghĩa là bạn nên chuẩn bị tinh thần sớm.

Cảm giác thai ‘tụt’ xuống

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra). Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.

Nhóm phụ nữ sinh con lần 2 không cảm nhận được rõ ràng giai đoạn bé bị “rơi” xuống, trừ thời điểm sắp sinh. Nguyên nhân là vì các cơ vùng xương chậu của mẹ đã bị giãn mạnh nên cảm giác “tụt” xuống của bé khá mơ hồ.

Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.

Đau lưng dưới

Các cơn đau lưng dưới và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra.

Ra máu

Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.

Vỡ nước ối

Thường thì bạn sẽ thấy tử cung co thắt nhiều lần, sau đó nước ối mới bị vỡ, nhưng cũng có một số trường hợp nước ối bị vỡ bất ngờ. Nếu nước ối vỡ bất ngờ thì bạn nên nhập viện ngay.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông.!

Bạn sắp sinh đôi?

Khi có mang đơn thai thì bạn đã có rất nhiều điều phải lo lắng về việc sinh nở rồi. Vậy nên khi bạn mang song thai, những sự lo lắng này sẽ càng bộn bề hơn. Bạn sẽ phải lo lắng vì sự nguy hiểm thường cao hơn, việc chăm sóc 2 đứa trẻ sẽ vất vả hơn…

Thực tế của nghiên cứu khoa học cho thấy, rõ ràng việc bạn sinh đôi cũng mang lại cho bạn một số vấn đề nhất định. Chẳng hạn, việc mang song thai dễ xảy ra nguy hiểm vì nó dễ xảy ra những biến chứng so với việc bạn sinh một. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì điều này chỉ gặp khi bạn có những dấu hiệu bất thường. Còn nếu không có bất thường đặc biệt, quá trình sinh nở các cặp song sinh cũng không có gì khác với những cuộc sinh nở một con. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến việc bạn sẽ đẻ một cặp song sinh.

Đẻ thường hay đẻ mổ?

Khi các bà mẹ không có vấn đề sức khỏe và song thai đang ở vị trí ngôi thai thuận lợi thì các bác sỹ sẽ không chỉ định cho bạn đẻ mổ mà vẫn đẻ thường qua đường âm đạo. Việc yếu tố nào quyết định đến vấn đề đẻ mổ hay đẻ thường? Điều này cũng hoàn toàn giống với việc bạn sinh một vậy.
Bạn sắp sinh đôi?

Bạn sắp sinh đôi?


Yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ là ngôi thai. Bình thường, quá trình sinh đôi cũng khá dễ dàng bởi vì kích thước của song thai lại thường nhỏ hơn bình thường với đơn thai. Nếu cả hai em bé cùng hướng đầu xuống phía dưới, âm đạo của sản phụ có thể dễ dàng đưa lần lượt từng em bé ra ngoài. Nhưng cũng có trường hợp chỉ một em bé hướng đầu xuống dưới và một lát sau em bé còn lại sẽ tự động chuyển hướng (quay đầu xuống dưới) để chui ra khỏi bụng mẹ. Khi đó tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn bác sĩ sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ, nếu bạn khỏe mạnh, em bé đầu ngôi thuận bác sỹ sẽ cho bạn sinh thường vì sau khi em bé đầu ra đời thì em bé thứ hai sẽ tự chuyển ngôi ngay sau đó và cuộc đẻ thường tiếp tục. Nhưng nếu trong quá trình thăm khám các bác sỹ phát hiện ra ngôi thai không thuận thì bạn sẽ được chỉ định sinh mổ.

Những lưu ý trong quá trình sinh đôi

Khi không có dự kiến sinh mổ, thì sự ra đời của cặp song sinh cũng xảy ra giống như một cuộc sinh nở bình thường.

Khi em bé đầu tiên được sinh ra, và sau khi cắt dây rốn, hoặc nữ hộ sinh chăm sóc bé thứ nhất thì bác sĩ tiếp tục đỡ đẻ bé thứ hai, nếu sau khi kiểm tra thấy ngôi thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định người mẹ tiếp tục rặn đẻ nếu thấy người mẹ kiệt sức hoặc ngôi không thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ bé thứ hai.

Hầu hết, các cặp song sinh thường ra đời khi được nằm trong bụng mẹ khoảng 37 tuần. Cân nặng của các em bé trong trường hợp này cũng thấp hơn trẻ bình thường (hầu hết các bé chỉ nặng từ 2,5 kg trở xuống). Ngoài ra, 40% những em bé song sinh cần được chăm sóc đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường, em bé thứ hai thường chui ra khoảng vài giây sau đó, nhưng bạn cũng không cần phải vội vàng vì nhiều trường hợp có thể lâu hơn. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều em bé sinh đôi ra đời cách nhau vài ngày nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.

Sau khi hai em bé được sinh ra, bác sĩ giám sát việc trục xuất của nhau thai và chảy máu âm đạo. Nhau thai và hiện tượng chảy máu âm đạo ở sản phụ sinh đôi

Cần chuẩn bị gì khi sinh nở tự nhiên?

Bạn đã chọn lựa cách sinh nở tự nhiên nhưng vẫn chưa thật sự sẵn sàng và không biết mình cần chuẩn bị những gì. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé!

1. Chọn một nữ hộ sinh hỗ trợ

Bất cứ là ai – một bác sĩ chuyên khoa sản hoặc một nữ hộ sinh – mà bạn tin tưởng là có kinh nghiệm trong việc tư vấn và khám bệnh cho bà bầu và đặc biệt có chuyên khoa trong việc sinh nở thường đều được. Người hỗ trợ này sẽ giúp bạn đắc lực trong suốt quá trình mang thai, khi sinh thường và ngay cả sau sinh.

2. Chọn một nơi sinh có uy tín

Trước khi sinh nở từ 2-3 tháng, bạn nên đặt chỗ tại một bệnh viện phụ sản có uy tín và chuyên khoa với những ca sinh thường. Trung tâm cung cấp dịch vụ sinh sản này sẽ giúp bạn có một nơi sinh an toàn và điều kiện sinh nở tốt nhất. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến người thân và bạn bè đồng nghiệp đã từng sinh nở để tìm một nơi phù hợp nhất với mình.

Cần chuẩn bị gì khi sinh nở tự nhiên?



3. Lên kế hoạch sinh nở

Hai vợ chồng bạn nên ngồi lại để lập một bản kế hoạch chi tiết cho thời gian sinh nở sắp tới. Việc làm này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong tất cả hoạt động sắp tới của cả 2 vợ chồng, nhất là thời gian sinh nở sắp tới.

4. Tìm hiểu về những vị trí sinh nở

Vị trí nào để sinh nở dễ dàng hơn? Làm thế nào để giảm bớt những cơn đau khi chuyển dạ?… Tất cả những câu hỏi này đều có câu trả lời nếu bạn chăm chỉ đọc sách báo tham khảo hoặc đến các lớp học tiền sản trước khi sinh nở. Tại đây, các giáo viên sẽ hướng dẫn bạn trực tiếp các phương pháp sinh nở cần thiết nhất.

5. Chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ sinh nở

Một quả bóng tập luyện thể thao dành riêng cho bà bầu cũng rất hữu ích và có lợi cho bạn trong suốt thời gian mang thai và lâm bồn. Bên cạnh đó còn rất nhiều vật dụng khác cho trẻ sơ sinh và mẹ như bồn tắm, khăn giấy, tã lót… bạn cũng cần chuẩn bị trước.

6. Đọc sách tham khảo

Đọc sách là một trong những cách tuyệt vời nhất để thu thập kiến thức về mang thai và chăm sóc em bé sau sinh. Qua những cuốn sách này, bạn còn có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những chị em đang có cùng suy nghĩ và bầu bí như mình. Những câu chuyện từ thực tế cũng giúp bạn dễ dàng học hỏi hơn để áp dụng cho mình.

7. Chuẩn bị những sự hỗ trợ

Những sự hỗ trợ đắc lực từ người thân sẽ là động lực tốt cho bạn để vượt qua thời kỳ mang thai và sinh nở đầy khó khăn. Tốt nhất trong suốt thời gian sinh nở, bạn nên có mẹ bên cạnh để chỉ bảo và giúp đỡ.

8. Tìm hiểu về kỹ thuật giảm đau

Những bài học từ các lớp học tiền sản, từ sách vở, bạn bè… sẽ là nguồn kinh nghiệm quý báu cho bạn để đối phó với những cơn đau chuyển dạ. Hãy ghi lại tất cả để áp dụng cho mình. Chúng sẽ có hiệu quả thiết thực đấy.