Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe sau sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe sau sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

9 lời khuyên cho con bú đúng cách

1. Bắt đầu cho con bú từ 30 phút – một giờ sau sinh

9 lời khuyên cho con bú đúng cách


Nếu như bạn sinh em bé thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Nếu bạn sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng sau sáu giờ vì bạn phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ thì thời gian ngắn hơn.

Đa số các mẹ thường chờ “sữa xuống” tức là 1-2 ngày sau sinh mới cho bú. Đây là quan niệm sai lầm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ bởi bú muộn, trẻ không nhận được sữa non. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da. Ngược lại, cho trẻ bú muộn, sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút vú mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin ở não mẹ. Đó là chất làm cho sữa trong vú chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh.

Ngoài ra, bạn nên tích cực ăn uống hằng ngày và sữa của bạn sẽ về trong một vài ngày tới.

2. Bế con bạn ở vị trí thích hợp khi cho bú

Bạn nên chú ý để đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng, bụng bé áp sát với bụng mẹ. Mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú. Sau đó, đỡ đầu, thân và mông bé.

Nếu như bạn nhận thấy có những dấu hiệu sau thì chứng tỏ bé đã bắt đầu ngậm bắt vú tốt và bạn đã bế con bú ở vị trí đúng cách:

Miệng bé mở rộng
Cằm bé chạm vào vú mẹ
Môi dưới đưa ra ngoài.
Bé ngậm cả quầng vú, quầng vú còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới.
Má bé phồng ra

Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và bạn có thể nghe tiếng nuốt “ực” của bé.

Khi cho bé bú ở vị trí thích hợp, trẻ vừa cảm thấy thoải mái khi bú lại vừa giúp giảm thiểu đau nhức núm vú cho mẹ.

3. Cho con bú theo giờ

Sai khi sinh, bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt. Tuy lượng sữa lúc đó chỉ rất ít nhưng việc cho con bú lúc đó sẽ giúp vú của bạn được kích thích để sản xuất hiều sữa hơn.
Trong vài tuần đầu tiên sau sinh, bạn có thể cho con bú từ 8-12 lần/ngày. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, tùy theo cách nhận biết của bạn với thói quen đòi ăn của trẻ mà bạn có thể cho em bú nhiều hơn hay ít lần hơn trong ngày.

4. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không cần ăn bổ sung bất cứ thứ gì khác

Ngoài sữa mẹ, những tháng đầu sau sinh, bạn không nên cho trẻ ăn bất cứ loại thức ăn bổ sung khác như sữa bột, nước đường, nước cam thảo… Các thức uống này dễ nhiễm khuẩn, khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy. Nước cam thảo làm xuất tiết nhiều đàm nhớt nên dễ làm trẻ nghẹt thở.

Khi ăn thức ăn bổ sung khác ngoài sữa mẹ, trẻ dễ hình thành khả năng không dung nạp chất protein trong sữa mẹ nên dễ bị dị ứng, chàm. Trẻ sẽ mất cảm giác thích thú sữa mẹ vì không còn cảm thấy đói. Điều này sẽ khiến bạn dần dà không tiết ra sữa và dẫn đến mất sữa.

5. Nói không với núm vú nhân tạo

Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với trẻ trong thời kỳ sơ sinh. Nếu muốn cho trẻ làm quen với núm vú nhân tạo, bạn nên chờ đợi ít nhất sau ngày đầy tháng của trẻ.
Núm vú nhân tạo đòi hỏi phải có những hạnh động hút, bú khác với khi trẻ bú mẹ tự nhiên. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm bắt vú mẹ sau này. Trẻ không mút vú tốt sẽ làm mẹ bị căng tức vú, gây cho mẹ gặp nhiều khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ và dễ dẫn đến việc ngừng cho con bú sớm.

6. Thời gian bú trung bình từ 10-20phút

Nếu bé bú chậm thì cũng chỉ ngừng cho bú khi bé muốn ngừng, không ngừng sớm vì bé sẽ không nhận đủ sữa. Mẹ nên thường xuyên cho bú và nên cho bú đêm, nếu bé đòi, vì sữa xuống nhiều và nhanh hơn.

Bạn cũng nên cho trẻ bú hết vú này rồi hãy cho bú sang vú kia. Không nên cho bú một nửa vú này rồi một nửa vú kia vì như vậy bé sẽ không nhận được sữa cuối. Sữa cuối giàu chất béo giúp trẻ mau lớn. Ngoài ra, lượng sữa còn tồn đọng trong vú sẽ ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Nếu bé bú không hết bầu sữa thì mẹ phải vắt hết sữa để tiếp tục tạo sữa.

7. Chăm sóc núm vú của bạn khỏe mạnh, sạch sẽ

Trước và sau khi cho bé bú, bạn có thể dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú. Mỗi khi cho trẻ bú xong, bạn hãy nhớ rửa sạch ngay sau đó hoặc sau mỗi lần tắm. Sau đó lau núm vú cho thật khô. Tuyệt đối, không nên bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.

Hãy nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu bạn thấy vùng này da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao xung quanh vùng quầng vú và núm vú.

Bạn hãy để cho núm vú của mình được tiếp xúc nhiều với không khí. Việc dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp sẽ gây thoát khí kém. Tốt nhất là bạn hãy chọn cho mình một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu. Một cái áo lót quá chật có thể làm tắc các ống dẫn sữa.

8. Đi khám bác sĩ để theo dõi

Bác sĩ hoặc bà đỡ của bạn sẽ là những người nhìn thấy em bé của bạn trong tuần đầu tiên sau sinh. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cơ hội để có thể hỏi và nhận được câu trả lời mà bạn có thể cần trong việc chăm sóc em bé. Hãy gọi cho họ trong thời gian đó, nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hoặc câu hỏi nào về việc cho con bú.

9. Chú ý đến những dấu hiệu trẻ đã bú đủ sữa?

Bạn đã cho trẻ bú từ 10-20 phút sau mỗi hai giờ đồng hồ.
Trẻ có vẻ buồn ngủ sau một thời gian cho bú
Trẻ tè dầm ít nhất sáu chiếc tã/ngày
Trẻ phải tăng cân. Hầu hết trẻ sẽ sút một vài lạng trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh nhưng sau đó trẻ sẽ bắt đầu tăng cân trở lại.


Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

7 kiêng cữ sau sinh bà đẻ nào cũng nên biết

Trên đây là những kiêng cữ sau sinh của 2 bà mẹ truyền lại cho mình những ngày mình ở cữ. Được cái, mẹ chồng mình nuôi con cũng theo kiểu Tây nên không cho con nằm chung giường với mẹ mà nằm trong nôi riêng.

Mình vừa sinh con đầu lòng được 7 tháng, thế nên mình có 1 số kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bà đẻ khác đang và sẽ ở cữ trong thai kỳ.

Tất cả những kiêng cữ sau sinh này, mình được mẹ đẻ và cả mẹ chồng mình truyền cho những kinh nghiệm này. Với mình, nhiều kinh nghiệm kiêng cữ này ban đầu mình thấy rất kỳ, mình cũng không tin, song vẫn thực hiện theo. Nhưng chỉ sau khi kết thúc ở cữ và đến thời điểm này mình thấy những kiêng cữ sau rất có lợi cho bà đẻ.

7 kiêng cữ sau sinh bà đẻ nào cũng nên biết

1. Trong tháng bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Chưa kể làm việc nặng sau cứ ngồi đâu phát ra tiếng kêu, sau này rất ái ngại.

2. Khi ở bệnh viện về nhà, các mẹ nên về nhà cho con bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Dù bú sữa nào thì các mẹ cũng nên phải ngồi chăm cho con bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu. Còn lại thời gian còn lại nên nằm như vậy sẽ đỡ đau lưng sau này hơn. Những người hiểu biết đến thăm cũng sẽ không ai chê bạn là bất lịch sự cả.

3. Phòng sản phụ sau sinh nên thoáng mát. Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng thơm tho. Như vậy, cơ thể bạn không có mùi gái đẻ. Và rượu gừng cũng làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả.

Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước tắm và tắm nhanh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì cũng tắm luôn hàng ngày, không phải kiêng cữ.

4. Ăn uống trong tháng của bà đẻ nên kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết.

Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng (ăn rất mát) vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu. Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ.

Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết ngay.

5. Xông hơi những vùng có mùi hôi

Bạn có thể xông hơi bằng nước lá và dùng nước dội lên người cho sạch. Mùa đông cố gắng không gội đầu ít nhất 10 ngày đầu. Nhưng phải vệ sinh ti thật sạch sẽ hàng ngày để con bú.

6. Vẫn vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm nhé. Điều này vừa giúp răng miệng sạch sẽ lại không gây ê buốt răng vì không dùng nước lạnh.

7. Cá thì không nên ăn các loại cá quá tanh, nên ăn cá lóc, cá hú kho tộ, cá biển thì ăn cá hồi (nhớ bỏ da). Tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ để phòng tránh bị dị ứng. Trái cây thì ăn trái nào không quá chua hoặc quá nóng (sầu riêng, xoài, nhãn, xoài tượng mắm đường, cam quýt thì ngoài tháng mới được ăn).

Trên đây là những kiêng cữ sau sinh của 2 bà mẹ truyền lại cho mình những ngày mình ở cữ. Được cái, mẹ chồng mình nuôi con cũng theo kiểu Tây nên không cho con nằm chung giường với mẹ mà nằm trong nôi riêng.

Bản thân mình thấy đây là những kiêng cữ rất tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con bạn mới sinh lúc ở cữ. Bạn nên áp dụng theo trong ít nhất 1 tháng đầu sau sinh nhé.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì – theo quan niệm của các cụ hồi xưa

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Có thể nói, phụ nữ sau sinh ngày xưa phải kiêng rất nhiều thứ, chẳng hạn như:

1) Khi sinh xong sau 15 ngày, bạn mới được tắm và bạn có thể cho vào đó một chút rượu trắng hoặc dầu gió xanh. Khi tắm không nên chà xát người, và tốt nhất là chỉ xông bằng nước lá cây rồi lau người thôi.

2) Không nên gội đầu sớm phải ít nhất sau 15 ngày để có thời gian cho các chân lông thu lại bình thường như chế độ ban đầu.

3) Không được đi lại nhiều, không được bưng bê vật nặng, không được ngồi nhiều vì ngồi nhiều dễ bị mỏi lưng sau này.

4) Không được ăn đồ nguội (cơm nguội, thức ăn nguội) trong vòng 3 tháng 10 ngày

5) Không được ăn bắp cải xanh, cá biển, thịt bò, rau muống, vì sẽ khiến “cửa mình” lâu “khép lại” như thuở chưa mang thai.

6) Sau khi sinh bạn phải mặc áo dài tay, mang vớ chân để tránh bị nổi da gà và ớn lạnh, tai phải nhét bông gòn để không bị ù tai.

7) Mới sinh không nên nằm quạt cho cả mẹ và bé như vậy sẽ không tốt cho cả hai .

8) Kiêng xem tivi, đọc sách, xỏ kim vì về sau này rất là mau mờ mắt.

9) Kiêng đánh răng bằng bàn chải, kiêng xỉa răng, chỉ được ngậm nước muối âm ấm để súc miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức giấc.

10) Kiêng nói to, gọi với ra bên ngoài.

11) Kiêng ăn trái cây, uống nước lạnh. Đặc biệt là mít, kiêng đến hết 3 tháng sau sinh mới được ăn.

12) Mới sinh xong thì không được chạm vào roi, cây hoặc lá dâu vì bạn vô tình chạm vào nó bạn sẽ mất đi tuyến sữa vĩnh viễn kể cả sau này bạn sinh lần tiếp theo.

13) Kiêng quan hệ suốt 3 tháng đầu sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì – theo các chuyên gia thai sản?

1) Chỉ nên kiêng các gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi và hạn chế các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê.

2) Chỉ nên kiêng quan hệ trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi "khởi động" để tránh đau đớn, nếu có, cho phụ nữ. Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh dường như chuyện chăn gối đã thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, giao hợp khó khăn...

3) Không nên kiêng tắm vì trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải dồn ứ ở lỗ chân lông, vì vậy không nên kiêng tắm. Tắm gội sớm làm sạch da, tẩy bỏ các tế bào chết và lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da, giúp cơ thể sảng khoái, máu lưu thông tốt hơn. Nên tắm nơi kín gió, bằng nước ấm, tắm nhanh và tắm dội k quá 10 phút/ lần.

4) Không nên kiêng chải răng vì phụ nữ sau sinh ăn nhiều chất bổ dưỡng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe và có được tinh thần thoải mái, tự tin. Không nên quá bỏ qua những gì ông bà xưa đã đúc kết bằng kinh nghiệm sống và tích lũy vốn sống từ người đi trước. Nhưng cũng đừng tin một cách máy móc. Hãy suy nghĩ để lựa chọn phương án kiêng tốt nhất cho bản thân và vẫn vui vẻ với gia đình, đặc biệt là với mẹ chồng khó tính của bạn nhé.

Nguồn tin:

Bà mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết dùng nên kiêng thực phẩm nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn sức khỏe trẻ mới sinh. Để nguồn sữa mẹ luôn đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, những thực phẩm nào em nên kiêng và nên có chế độ ăn thế nào?

Bà mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Để sữa mẹ đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, mẹ cần biết chế độ dinh dưỡng đúng và kiêng ăn một số thực phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú cần: Ngũ cốc, trứng các loại, đậu và chế phẩm từ đậu, cá và thịt các loại, sữa bò, rau xanh, trái cây, đường, dầu ăn

Nên

- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.

- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.

- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú… để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh…

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Không nên:

Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh

Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú.

- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

- Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.

- Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.

Nguồn:

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Nguyên tắc phục hồi sức khỏe sau sinh

Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy, trong thời kỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ sinh, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem thường, một là bổ sung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.

Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu

Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.

Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.

Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.

Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.

Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...

Nguyên tắc phục hồi sức khỏe sau sinh


Một số nguyên tắc để phục hồi sức khỏe sau sinh

Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.

Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê…

Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích. Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.

Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...

Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khi sinh.

Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp cho mình, nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khỏe sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.