Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Kỹ Năng Thai Giáo Theo Tháng Tuổi

Quá trình thai giáo được chia làm hai loại: thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp. Thai giáo gián tiếp là quá trình tác động gián tiếp thông qua người mẹ để gây kích thích với thai nhi. Thai giáo trực tiếp là quá trình tạo nên các kích thích trực tiếp đối với thai nhi như nghe nhạc, nói chuyện, vuốt ve…

Kỹ Năng Thai Giáo Theo Tháng Tuổi
Thai giáo giúp bé ngoan hơn, vui vẻ hơn
Thai giáo là gì?

Thai giáo nói dễ hiểu là những kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp để mang đến cho thai nhi những điều kiện phát triện tốt nhất. Quá trình thai giáo được chia làm hai loại: thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp. Thai giáo gián tiếp là quá trình tác động gián tiếp thông qua người mẹ để gây kích thích với thai nhi. Theo đó, người mẹ phải đảm bảo dinh dưỡng cho mình và thai nhi; đảm bảo tinh thần tích cực, cơ thể khỏe mạnh. Thai giáo trực tiếp là quá trình tạo nên các kích thích trực tiếp đối với thai nhi như nghe nhạc, nói chuyện, vuốt ve…

Thai giáo trong những tháng đầu:

- Luôn giữ tâm trạng tích cực: đặc điểm mang thai những tháng đầu thường làm thay đổi tâm trạng của bà mẹ. Bạn buồn bã, cáu gắt nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi bạn lo lắng, buồn phiên trong giai đoạn mang thai thì khả năng sinh non, sinh thiếu cân hoặc biến chưng thai nghén cao hơn.
– Cùng chồng đi dạo: nên dành khoảng 10 phút mỗi ngày sáng và tối đi dạo cùng chồng mình. Hít thở không khí trong lành
– Nói chuyện với bé 15 phút mỗi ngày. Tốt nhất bạn hãy đặt một cái tên để có thể gọi bé.
– Kể hoặc đọc truyện cho con bằng một giọng đọc nhẹ nhàng, truyền cảm
– Vuốt ve bé: Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé (khoảng 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày).
Lưu ý: Vuốt ve bé bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu. Bởi vì hành động xoa bụng có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì hành động xoa bụng càng phải tránh.
– Nhạc trữ tình cho mẹ: Bật một CD nhạc dân ca (hoặc trữ tình, nhạc nhẹ…) bạn yêu thích và cùng thưởng thức với bé. Nhắm mắt lại khi nghe đồng thời bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh dòng sông yên bình; cánh đồng bát ngát hoặc bãi biển trong xanh…

Bốn tháng tuổi, ở thai nhi bắt đầu xuất hiện các phản xạ chạy trốn, phản xạ phòng ngự, phản xạ hô hấp mang tính kích thích. Thai nhi có thể nghe được các âm thanh bên ngoài tử cung. Khi ấy nếu mẹ uống nhiều nước lạnh hoặc nước sôi, thai nhi sẽ đạp thật mạnh và dữ dội, dùng tia sáng ngắt quãng để chiếu lên bụng mẹ, nhịp đập của thai nhi có thể xuất hiện sự thay đổi. Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bé bắt đầu biết cử động mắt (mắt bé có phản xạ nhắm hoặc mở mắt trong những khoảng thời gian rất ngắn). Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé có xu hướng quay đầu về phía ánh sáng. Qua thành bụng của bà mẹ, bé sẽ cảm nhận được ánh sáng có màu hồng nhạt. Năm tháng tuổi, thai nhi bắt đầu có khả năng ghi nhớ, nếu được nghe thấy giọng nói của mẹ nhiều lần sẽ có cảm giác an toàn. Có thể mút tay một cách khá thành thục. Chức năng của thận bắt đầu phát triển, đã có thể tiểu tiện trong nước ố. Sáu tháng tuổi, thai nhi có thể ngửi được mùi vị của mẹ và ghi vào trí nhớ. Sự vận động của thai nhi khiến nước ối lắc lư, kích thích làn da.

Thai giáo trong giai đoạn 4 – 6 tháng cần chú ý giữ tinh thần thoải mái, cho bé tiếp xúc với ánh sáng, làm quen với ngôn ngữ bên cạnh việc giữ tâm trạng thư thái, tránh phiền muộn vì những điều vặt vãnh trong cuộc sống. Hãy tán chuyện với người thân, bật nhạc dân ca hoặc loại nhạc bạn yêu thích với cường độ chậm, hay chơi cùng bé bằng cách dùng ngón tay vỗ nhẹ vào bụng sau mỗi lần bé đạp. Những lần sau đó bé sẽ đạp vào vị trí bạn muốn trên bụng. Tốt nhất hãy rủ chồng cùng tham gia vào quá trình này, vì khi đó bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Những cảm xúc tích cực sẽ sản sinh những chất thấm qua dây rốn vào với bé.

Bảy tháng tuổi, não bộ đã xuất hiện các nếp nhăn và đường rãnh rõ ràng, có kết cấu phức tạp, các tế bào thần kinh gần giống với người trưởng thành. Thị giác của thai nhi bắt đầu phát triển. Khi nghe thấy những âm thanh bên ngoài, có thể cảm nhận thích hay không thích, nếu không thích thai nhi sẽ phản ứng bằng cách mút tay (một số trẻ sơ sinh sau khi sinh ra có kén ở tay).

Tám tháng tuổi, thai nhi có thể nghe và phân biệt được sự nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, mức độ cao hay thấp trong giọng nói và những loại âm thanh khác nhau (phân biệt được sự khác nhau trong giọng nói của bố và mẹ) đồng thời có những phản ứng thể hiện sự mẫn cảm với chúng. Các gai vị giác trên lưỡi đã bắt đấu phát triển, có thể cảm nhận được vị đắng và ngọt. Thông qua các thí nghiệm đối với trẻ sinh non cho thấy, thai nhi thường thích vị ngọt. Lúc này bé đã có thể phân biệt về ngủ và thức, có khi mẹ ngủ song bé lại thức, biết phân biệt giữa vui vẻ và không vui vẻ. Con đã có thể cảm nhận được cảm xúc vui buồn, bất an hay bi thương của mẹ.

Các kỹ năng thai giáo cơ bản giai đoạn sắp sinh đó là phát triển thị giác và thính giác. Bé nghe đươc nhiều âm thanh hơn nên bạn hãy đặt tai nghe vào bụng khoảng 10 phút 2 lần mỗi ngày. Hoặc hát cho bé nghe và hỏi bé xem mẹ hát có hay không. Mỗi lần bạn hát cho bé xong một nhịp, nên nghỉ ngơi vài giây để bé tiếp thu trước khi hát nhịp tiếp theo. Tiếp tục đọc sách hằng ngày trước khi đi ngủ. Hãy tìm hiểu nhiều hơn về nghệ thuật để bé có thể phát triển não phải nhé.

Thai giáo cùng chồng để đạt kết quả tốt nhất

Sau chín tháng, thai nhi có thể sinh một cách khỏe mạnh với đầy đủ các bộ phận phức tạp và hoàn thiện, có thể thoát ly khỏi cuộc sống ở nhờ trong bụng với sức sống tràn trề.

Như vậy trong giai đoạn thai giáo, tuy não bộ cùng các hiện tượng tâm lý chưa phát triển nhưng tác động của các yếu tố bên ngoài lên sự phát triển của thai nhi cần phải được xem xét nghiêm túc, tiến hành thai giáo được coi là bước đặt nền móng cho sự phát triển sau này.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Cho thai nhi nghe nhạc: Chớ lạm dụng!

Liệu có phải cứ cho thai nhi nghe nhạc là bé thông minh? Nghe nhạc khi bầu bí thế nào mới đúng?

Không ai biết chắc chắn rằng âm nhạc có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi có thể nghe và phản ứng với âm thanh bằng cách di chuyển nhưng không ai thực sự biết những chuyển động đó có ý nghĩ gì bởi các chuyên gia không thể quan sát thai nhi một cách dễ dàng như khi quan sát một em bé đã được sinh ra.

Nghe nhạc giúp em bé thông minh hơn ngay từ khi trong bụng mẹ?

Không có nghiên cứu nào đưa ra kết luận chắc chắn về vấn đề này. Bạn có thể đã nghe nói rằng tiếp xúc với âm nhạc giúp trẻ em ở mọi lứa tuổi thông minh, giỏi toán hơn, nhưng ông Gordon Shaw, một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực khoa học thần kinh tại Đại học Califonia ở Irvine, cho biết các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào trẻ lớn, không phải thai nhi.

Cho thai nhi nghe nhạc: Chớ lạm dụng!
Chưa có nghiên cứu chính thức chứng minh nghe nhạc giúp thai nhi thông minh hơn (ảnh minh họa).
Ví dụ, những bài học piano có thể nâng cao khả năng suy luận không gian của trẻ (khả năng hiểu không gian ba chiều), nhưng các nhà nghiên cứu chỉ thử nghiệm, quan sát và đưa ra kết luận ở trẻ 3 hoặc 4 tuổi. Từ đó, một số chuyên gia phỏng đoán rằng nếu âm nhạc có ảnh hưởng sâu sắc đến các bé, trẻ sơ sinh thì thai nhi cũng có thể nhận được lợi ích từ âm nhạc theo cùng cách đó.

Một số người cũng cho rằng trẻ sơ sinh có thể nhận ra loại nhạc bố mẹ đã từng mở cho bé nghe khi còn đang nằm trong bụng mẹ, bé cũng hoạt bát hơn hoặc dễ đi vào giấc ngủ khi nghe một bản nhạc quen thuộc. Tuy nhiên, Janet DiPietro, một nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu về sự phát triển của thai nhi tại trường Đại học John Hopkins, cho biết những kết luận này hoàn toàn mang tính giai thoại và không được dựa trên những nghiên cứu thực sự.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy thai nhi cử động, hít thở theo nhịp nhạc nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết liệu điều này có tốt cho bé không. Việc phản ứng với các giai điệu âm nhạc cũng như những âm thanh khác của thế giới bên ngoài của bé không thể hiện được là bé thích thú hay khó chịu với chúng.

Cho thai nhi nghe nhạc như thế nào?

Mặc dù không có nghiên cứu chính thức kết luận cho việc thai nhi nghe nhạc cổ điển sẽ thông minh hơn nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nghe nhạc là một lựa chọn tốt khi mang thai dù cho nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi hay không. Nếu thai phụ yêu thích âm nhạc cổ điển, âm nhạc có thể giúp mẹ làm dịu tinh thần. Và khi mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng thì điều này sẽ có tác dụng tích cực đối với thai nhi.

Lựa chọn tốt nhất khi mẹ và thai nhi nghe nhạc đó là sử dụng loa ngoài. Nhiều mẹ lo âm lượng loa ngoài không đủ để thai nhi nghe tiếng nhạc nên áp tai nghe vào bụng để bé dễ nghe hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không được áp tai nghe vào bụng quá một giờ mỗi lần bởi lẽ nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe nhạc quá to trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé sau khi ra đời. Để đảm bảo an toàn, mỗi ngày mẹ có thể cho bé nghe từ 2-3 lần và mỗi lần nghe không quá 20 phút.

Cho thai nhi nghe nhạc: Chớ lạm dụng!
Áp tai nghe vào bụng quá một giờ với âm lượng to có thể ảnh hưởng tới thính lực của trẻ (ảnh minh họa).
Thông thường đến tháng thứ 4 thai nhi đã có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng thai đạp mạnh không có nghĩa là biểu hiện bé thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi dành để ngủ, âm thanh bất ngời làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ có thể gây ra rối loạn nhịp sinh học của bé. Do đó, thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy của nhiều ông bố bà mẹ là hoàn toàn sai lầm.

Âm thanh như thế nào là quá to?

Thai nhi hay trẻ sơ sinh và thậm chí cả người lớn cũng chỉ tiếp nhận được một lượng âm thanh nhất định. Nếu nhạc quá to, khi sinh ra thính giác của trẻ có thể không tốt.

Học viện Nhi khoa Mỹ đã nghiên cứ các thai phụ làm việc trong những lĩnh vực tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn đã thấy thai nhi tiếp xúc với những tiếng ồn này trong thời gian dài có nhiều khả năng bị sinh non, trọng lượng sinh thấp cũng như khả năng mất thính lực cao hơn các bé khác.

Hiện nay, nhạc tại các cửa hàng thường có âm lượng khoảng 65 decibel (dB), âm lượng này có thể làm tổn thương hoặc khiến thai nhi bị giật mình nếu nghe trong thời gian dài. Lời khuyên cho mẹ là khi nghe nhạc, mẹ nên duy trì âm thanh dưới 50 dB là an toàn cho thai nhi, đây cũng là mức âm thanh được sử dụng hầu hết ở các đơn vị chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh.

Dưới đây là mức decibel của âm thanh phổ biến trong gia đình, mẹ có thể dựa vào đó để điều chỉnh âm lượng của bản nhạc sao cho phù hợp nhất:

- Máy giặt: 50-70 dB
- Máy rửa chén: 55-70 dB
- Máy hút bụi: 60-85 dB
- Máy sấy tóc: 60-95 dB
- Đồng hồ báo thức: 65-80 dB
- Tiếng dội nước trong WC: 75-85 dB
- Chuông điện thoại: 80 dB

Âm nhạc cũng giống như đồ ăn thức uống: ít quá sẽ bị thiểu dưỡng trí năng, nhiều quá gây ra bội thực; có loại âm nhạc bổ ích, có loại âm nhạc độc hại và có bản nhạc hợp với người này nhưng không hợp với người kia.

Cho thai nhi nghe nhạc: Chớ lạm dụng!
"Điều độ" là từ khóa mẹ nên nhớ khi cho thai nhi nghe nhạc (ảnh minh họa)

Sử dụng âm nhạc như thế nào để tốt cho thai nhi? Câu hỏi này đến nay giới khoa học vẫn chưa có chỉ dẫn rõ ràng, mà chỉ có những lời khuyên căn cứ trên những phân tích về mặt logic khoa học nhiều hơn là những bằng chứng khoa học xác đáng. "Nghe nhạc nhiều giúp thai nhi thông minh hơn?" là câu hỏi chưa được kiểm chứng nhưng có một điều chắc chắn nghe nhạc nhẹ nhàng giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ ngon giấc, điều này rất có lợi đối với mẹ và là ảnh hưởng gián tiếp của âm nhạc đến sự phát triển của thai nhi.

Điều độ là chìa khóa khi sử dụng âm nhạc cho mẹ và bé. Thay vì ép thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc, áp tai nghe vào thành bụng hoặc mẹ phải cố nghe thật nhiều (kể cả những bản nhạc khiến mẹ khó chịu), thì hãy để cho bé được tiếp thu âm nhạc một các tự nhiên hơn. Ví dụ như mẹ có thể chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong lúc tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hay mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích để cả hai mẹ con cùng nghe, đừng bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình nhất định phải nghe. Mẹ hãy nhớ thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ, mọi hoạt động thể chất của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy.

Theo Thanh Nga (Theo BC) (Khampha.vn)

Một ngày trong cuộc sống của thai nhi

Một ngày của mẹ biết bao công việc bận rộn, vừa hoàn thành các công việc xã hội vừa chăm sóc mái ấm gia đình lại vừa ấp ủ giữ gìn cho bé. Còn một ngày của bé thì sao?

07:00 giờ sáng

Người ta nói rằng người mẹ đang mang thai thì không cần đến đồng hồ báo thức, bởi họ đã có cái đồ hồ sinh học đáng yêu đang nằm trong bụng rồi? Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi vì hầu hết các bà mẹ tương lai được cảm thấy những cú huých đầu tiên khi họ mang thai được khoảng từ 18 tuần thai. Từ tuần thai thứ 18 có thể là bạn sẽ được đánh thức trong ngày với một cú huých nhanh chóng ở cạnh xương sườn. Trong thực tế, khoảng 30 tuần, thai nhi đã có thể rơi vào một thói quen thường xuyên, và sẽ huých bụng mẹ vào những thời gian tương tự nhau trong ngày. Bạn sẽ cảm nhận những cú đá chân của bé khi bạn còn đang nằm cuộn chăn nhưng khi bạn đứng lên và đi lại thì bé sẽ nằm ngoan ngoãn, có thể cú huých vào mỗi sáng là thông điệp bé muốn nói với bạn “Chúc buổi sáng tốt lành! Mẹ yêu quý!”. Bạn hãy tận hưởng cảm giác hạnh phúc từ đồng hồ sinh học này bạn nhé!

Một ngày trong cuộc sống của thai nhi


10:00 giờ sáng

Vào khoảng thời gian mà bạn đang say sưa cho công việc này thì bé yêu của bạn cũng phân nửa thời gian để hoạt động và một nửa để nghỉ ngơi.

Một nửa thời gian bé nằm yên tĩnh, mặc dù không ngủ nhưng bé khá yên tĩnh. Đến tháng thứ năm của thai kỳ, tất cả các giác quan của bé đã phát triển, vì vậy bé sẽ nằm im ngắm nhìn các cảnh bên trong tử cung hoặc bé sẽ im lặng lắng nghe các âm thanh của tử cung như những tiếng an ủi của mẹ và nhịp tim của bạn. Vì vậy dù làm việc bạn cũng đừng quên bé, thỉnh thoảng mẹ hãy nghỉ tay xoa nhẹ lên bụng và trò chuyện vài câu với bé, chắc chắn bé sẽ hạnh phúc lắm.

Nửa thời gian còn lại là những hoạt động của bé. Bạn có biết không, bé yêu làm đủ mọi trò trong bụng mẹ như nhào lộn trong nước ối, đạp chân, vùng vẫy tay. Từ 18 tuần, bé yêu thậm chí sẽ có thể ngậm ngón tay cái và chơi với dây rốn của mình.

12 giờ trưa

Bạn đã đói bụng chưa? Bây giờ không chỉ mình bạn đói đâu mà bé cũng đói đấy bạn ạ. Đến tháng thứ tư của thai kỳ, nhau thai của bạn thực hiện đầy đủ chức năng và cho bé ăn tất cả các chất dinh dưỡng bé cần. Bé cũng có vị giác rồi. Em bé của bạn sẽ phản ứng với các loại thực phẩm bạn ăn, nhất là với vị ngọt. Bạn đừng bất ngờ nếu bé cảm ơn bạn với một cú huých vào bụng nếu bạn thưởng thức một thanh sôcôla hay bánh kem vì bé không biết làm thế nào tốt hơn để cảm ơn mẹ. Bé cũng rất dễ phản ứng với những thực phẩm lạnh vì vậy nếu bạn thấy bé ngày hôm nay khá yên tĩnh, bạn muốn tận hưởng những cử động của bé thì một cách làm đơn giản là bạn ăn một bát kem hoặc uống một cốc nước lạnh bạn sẽ thấy bé cử động ngay. Tuy nhiên nếu bạn đang yếu bụng, yếu họng hoặc thời tiết đang lạnh thì bạn không nên thử cách này bạn nhé!

3:00 giờ chiều

Bạn dừng quá bận rộn công việc mà quên đi bé yêu đang chờ đợi những cái xoa bụng, vỗ về và những lời âu yếm của mẹ, bạn nhé! Bạn biết không nếu bạn di chuyển bàn tay của bạn xung quanh bụng của bạn vào lúc này thì rất có thể bé yêu cũng hướng mọi hoạt động của bé theo sự di chuyển bàn tay của bạn.

7:00 giờ tối

Bạn biết bé đang mong đợi điều gì không?

Bé đang mong đợi tận hưởng cảm giác ấm áp được lan truyền từ hocmon của người mẹ khi mẹ đang ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Rất nhiều trẻ chưa sinh cảm thấy thích thú khi mẹ thư giãn trong phòng tắm. Khoảng thời gian trước bữa ăn tối là khoảng thời gian lý tưởng nhất để mẹ thư giãn trong bồn tắm.

Nếu bạn đã ăn tối xong thì lúc này là lúc bé đang mong muốn được thưởng thức một bản nhạc yêu thích trước khi đi ngủ. Bé bắt đầu phát triển ý thức âm nhạc vào tháng thứ năm của thai và nghiên cứu cho thấy thai nhi đáp ứng với âm nhạc với sự gia tăng nhịp tim của và mức độ hoạt động của chân tay hay các bộ phận khác của cơ thể.

0:00 giờ tối

Đây là thời gian để ngủ - nhưng liệu bạn có được ngủ ngay hay không phụ thuộc vào việc bé có huých nhiều hay không? Thông thường bé lại rất thích huých mẹ mỗi khi mẹ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi khi mẹ vận động. Nhưng bạn yên tâm bé cũng không nghịch ngợm quá làm mẹ mất ngủ cả đêm đâu, bé sẽ nhanh chóng đi ngủ cùng với mẹ thôi.

Nguồn tin:

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

7 kiêng cữ sau sinh bà đẻ nào cũng nên biết

Trên đây là những kiêng cữ sau sinh của 2 bà mẹ truyền lại cho mình những ngày mình ở cữ. Được cái, mẹ chồng mình nuôi con cũng theo kiểu Tây nên không cho con nằm chung giường với mẹ mà nằm trong nôi riêng.

Mình vừa sinh con đầu lòng được 7 tháng, thế nên mình có 1 số kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bà đẻ khác đang và sẽ ở cữ trong thai kỳ.

Tất cả những kiêng cữ sau sinh này, mình được mẹ đẻ và cả mẹ chồng mình truyền cho những kinh nghiệm này. Với mình, nhiều kinh nghiệm kiêng cữ này ban đầu mình thấy rất kỳ, mình cũng không tin, song vẫn thực hiện theo. Nhưng chỉ sau khi kết thúc ở cữ và đến thời điểm này mình thấy những kiêng cữ sau rất có lợi cho bà đẻ.

7 kiêng cữ sau sinh bà đẻ nào cũng nên biết

1. Trong tháng bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Chưa kể làm việc nặng sau cứ ngồi đâu phát ra tiếng kêu, sau này rất ái ngại.

2. Khi ở bệnh viện về nhà, các mẹ nên về nhà cho con bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Dù bú sữa nào thì các mẹ cũng nên phải ngồi chăm cho con bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu. Còn lại thời gian còn lại nên nằm như vậy sẽ đỡ đau lưng sau này hơn. Những người hiểu biết đến thăm cũng sẽ không ai chê bạn là bất lịch sự cả.

3. Phòng sản phụ sau sinh nên thoáng mát. Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng thơm tho. Như vậy, cơ thể bạn không có mùi gái đẻ. Và rượu gừng cũng làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả.

Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước tắm và tắm nhanh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì cũng tắm luôn hàng ngày, không phải kiêng cữ.

4. Ăn uống trong tháng của bà đẻ nên kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết.

Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng (ăn rất mát) vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu. Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ.

Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết ngay.

5. Xông hơi những vùng có mùi hôi

Bạn có thể xông hơi bằng nước lá và dùng nước dội lên người cho sạch. Mùa đông cố gắng không gội đầu ít nhất 10 ngày đầu. Nhưng phải vệ sinh ti thật sạch sẽ hàng ngày để con bú.

6. Vẫn vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm nhé. Điều này vừa giúp răng miệng sạch sẽ lại không gây ê buốt răng vì không dùng nước lạnh.

7. Cá thì không nên ăn các loại cá quá tanh, nên ăn cá lóc, cá hú kho tộ, cá biển thì ăn cá hồi (nhớ bỏ da). Tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ để phòng tránh bị dị ứng. Trái cây thì ăn trái nào không quá chua hoặc quá nóng (sầu riêng, xoài, nhãn, xoài tượng mắm đường, cam quýt thì ngoài tháng mới được ăn).

Trên đây là những kiêng cữ sau sinh của 2 bà mẹ truyền lại cho mình những ngày mình ở cữ. Được cái, mẹ chồng mình nuôi con cũng theo kiểu Tây nên không cho con nằm chung giường với mẹ mà nằm trong nôi riêng.

Bản thân mình thấy đây là những kiêng cữ rất tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con bạn mới sinh lúc ở cữ. Bạn nên áp dụng theo trong ít nhất 1 tháng đầu sau sinh nhé.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Cực dễ cách đọc kết quả siêu âm thai

Hiểu rõ những hý hiệu sẽ giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình.

Cực dễ cách đọc kết quả siêu âm thai


Rất nhiều mẹ bầu cầm tờ kết quả siêu âm thai trên tay nhưng không hiểu các chỉ số trong đó có ý nghĩa gì. Không ít mẹ lại chỉ quan tâm đến chiều dài, cân nặng của con, nhưng chị em cần biết rằng rất nhiều chỉ số khác cũng vô cùng quan trọng và mẹ nên biết những ký hiệu này.

Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi:

CRL : crown rump length (chiều dài đầu mông)


BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)


TTD: Đường kính ngang bụng




APTD: Đường kính trước và sau bụng


AC : abdominal circumference (chu vi bụng)


FL : femur length (chiều dài xương đùi)


GS : gestational sac diameter (đường kính túi thai)

HC : head circumference (chu vi đầu)

AF : amniotic fluid (nước ối)

AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)

OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)

BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)

CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)

THD : thoracic diameter (đường kính ngực)

TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)

APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)

FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)

HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)

Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)

Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)

Radius: Chiều dài xương quay

Fibular: Chiều dài xương mác

EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)

GA : gestational age (tuổi thai)

EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)

Hiểu rõ những hý hiệu sẽ giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình.

Các thuật ngữ liên quan khác

LMP : last menstrual period (giai đoạn kinh nguyệt cuối)

BBT : basal Body Temperature (nhiệt độ cơ thể cơ sở)

FBP : fetus biophysical profile (sơ lược tình trạng lý sinh của thai)

FG : fetal growth (sự phát triển thai)

OB/GYN : obstetrics/gyneacology (sản/phụ khoa)

FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)

FM : fetal movement (sự di chuyển của thai)

FBM : fetal breathing movement (sư dịch chuyển hô hấp)

FT : fetal tensionPL : placenta level (đánh giá mức độ nhau thai)

Thêm các thuật ngữ cần thiết

HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.

AFP: Alpha FetoProtein.

Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.

HA: Huyết áp.

Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.

Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).

MLT: Mổ lấy con.

Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.

DS: Dự kiến ngày sinh.

Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.

TT:Tim thai.

TT(+): Tim thai nghe thấy.

TT(-): Tim thai không nghe thấy.

BCTC: Chiều cao tử cung.

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

HAcao: Huyết áp cao.

KC: Kỳ kinh cuối.

Bài liên quan: 

MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.

KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.

Phù: Phù (sưng).

Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).

TSG: Tiền sản giật.

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.

NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.

TK: Tái khám.

NV: Nhập viện.

SA: Siêu âm.

KAĐ: Khám âm đạo.

VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.

HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.

Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:

CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau

CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

Theo Minh Phương (Khampha.vn)

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì – theo quan niệm của các cụ hồi xưa

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Có thể nói, phụ nữ sau sinh ngày xưa phải kiêng rất nhiều thứ, chẳng hạn như:

1) Khi sinh xong sau 15 ngày, bạn mới được tắm và bạn có thể cho vào đó một chút rượu trắng hoặc dầu gió xanh. Khi tắm không nên chà xát người, và tốt nhất là chỉ xông bằng nước lá cây rồi lau người thôi.

2) Không nên gội đầu sớm phải ít nhất sau 15 ngày để có thời gian cho các chân lông thu lại bình thường như chế độ ban đầu.

3) Không được đi lại nhiều, không được bưng bê vật nặng, không được ngồi nhiều vì ngồi nhiều dễ bị mỏi lưng sau này.

4) Không được ăn đồ nguội (cơm nguội, thức ăn nguội) trong vòng 3 tháng 10 ngày

5) Không được ăn bắp cải xanh, cá biển, thịt bò, rau muống, vì sẽ khiến “cửa mình” lâu “khép lại” như thuở chưa mang thai.

6) Sau khi sinh bạn phải mặc áo dài tay, mang vớ chân để tránh bị nổi da gà và ớn lạnh, tai phải nhét bông gòn để không bị ù tai.

7) Mới sinh không nên nằm quạt cho cả mẹ và bé như vậy sẽ không tốt cho cả hai .

8) Kiêng xem tivi, đọc sách, xỏ kim vì về sau này rất là mau mờ mắt.

9) Kiêng đánh răng bằng bàn chải, kiêng xỉa răng, chỉ được ngậm nước muối âm ấm để súc miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức giấc.

10) Kiêng nói to, gọi với ra bên ngoài.

11) Kiêng ăn trái cây, uống nước lạnh. Đặc biệt là mít, kiêng đến hết 3 tháng sau sinh mới được ăn.

12) Mới sinh xong thì không được chạm vào roi, cây hoặc lá dâu vì bạn vô tình chạm vào nó bạn sẽ mất đi tuyến sữa vĩnh viễn kể cả sau này bạn sinh lần tiếp theo.

13) Kiêng quan hệ suốt 3 tháng đầu sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì – theo các chuyên gia thai sản?

1) Chỉ nên kiêng các gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi và hạn chế các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê.

2) Chỉ nên kiêng quan hệ trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi "khởi động" để tránh đau đớn, nếu có, cho phụ nữ. Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh dường như chuyện chăn gối đã thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, giao hợp khó khăn...

3) Không nên kiêng tắm vì trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải dồn ứ ở lỗ chân lông, vì vậy không nên kiêng tắm. Tắm gội sớm làm sạch da, tẩy bỏ các tế bào chết và lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da, giúp cơ thể sảng khoái, máu lưu thông tốt hơn. Nên tắm nơi kín gió, bằng nước ấm, tắm nhanh và tắm dội k quá 10 phút/ lần.

4) Không nên kiêng chải răng vì phụ nữ sau sinh ăn nhiều chất bổ dưỡng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe và có được tinh thần thoải mái, tự tin. Không nên quá bỏ qua những gì ông bà xưa đã đúc kết bằng kinh nghiệm sống và tích lũy vốn sống từ người đi trước. Nhưng cũng đừng tin một cách máy móc. Hãy suy nghĩ để lựa chọn phương án kiêng tốt nhất cho bản thân và vẫn vui vẻ với gia đình, đặc biệt là với mẹ chồng khó tính của bạn nhé.

Nguồn tin:

Bà mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết dùng nên kiêng thực phẩm nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn sức khỏe trẻ mới sinh. Để nguồn sữa mẹ luôn đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, những thực phẩm nào em nên kiêng và nên có chế độ ăn thế nào?

Bà mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Để sữa mẹ đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, mẹ cần biết chế độ dinh dưỡng đúng và kiêng ăn một số thực phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú cần: Ngũ cốc, trứng các loại, đậu và chế phẩm từ đậu, cá và thịt các loại, sữa bò, rau xanh, trái cây, đường, dầu ăn

Nên

- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.

- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.

- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú… để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh…

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Không nên:

Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh

Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú.

- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

- Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.

- Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.

Nguồn: