Hiển thị các bài đăng có nhãn Các giai đoạn phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Các giai đoạn phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?

Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần 24 này, các sắc tố da của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Hiện tại, làn da của bé yêu có vẻ vẫn còn nhăn nheo. Hiện tượng này là di lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy nhiều hơn với tốc độ khá nhanh.

Lúc này chị em có thể cảm nhận được các cử động của bé yêu một cách thường xuyên. Sau 24 tuần, bé yêu có cân nặng khoảng 450-650 gam. Trong trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó chị em bắt buộc phải sinh non, hoặc chuyển dạ sớm, thì một đứa bé có cân nặng nằm trong khoảng từ 500 – 550gam vẫn có khả năng sống bằng sự can thiệp đặc biệt của y tế.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này, tâm trạng của chị em bắt đầu cảm thấy lo lắng. Càng lo lắng chị em càng thấy khó chịu, cáu gắt, sự lo lắng này cũng ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, để tâm trạng được thoải mái hơn chị em hãy thư giản cơ thể bằng cách ngâm mình trong nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ hoặc những bài hát mà chị em yêu thích hàng ngày và uống một cốc trà thảo dược vào buổi tối để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

Để không cản trở quá trình lưu thông máu đến bánh nhau thì lúc ngủ chị em nên nằm nghiêng, tránh nằm ngữa hoặc sấp. Nếu như chị em không thích ngủ với tư thế này chị em có thể thử kẹp một cái gối mềm ở giữa hai đầu gối. Cách này có thể giúp chị em giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể khi chị em nằm nghiêng.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?
Thai nhi 24 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25

Quá trình phát triển của thai nhi:

Mặc dù phổi của bé đã được phát triển hoàn thiện, tuy nhiên phổi chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình khi bé yêu được sinh ra. Vì thế lúc này bé vẫn nhận phải nhận oxy từ bánh nhau. Tai trong của bé có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, đây cũng chính là lý do tại sao khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước mà bé lại có thể giữ được cơ thể luôn thăng bằng.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, chị em sẽ được xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường huyết trong máu, kết quả của xét nghiệm này cho biết chị em có bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu chị em bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ phải được mổ để đưa bé yêu a ngoài ngay, vì bệnh này có thể tác động đến các hormon tăng trưởng làm cho thai nhi có kích thước lớn một cách bất thường. Xét nghiệm chỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con, nên chị em đừng quá lo lắng nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26

Quá trình phát triển của thai nhi:

Một điều tuyệt vời ở tuần này là, hai bàn tay của thai nhi đã phát triển đầy đủ. Vì vậy thai nhi có thể tự mình cảm nhận những vậy xung quanh mình bao gồm làn da, đầu, thậm chi cả ổn nữa.

Để có thể cảm nhận rõ những cử động của bé yêu một cách rõ ràng chị em hãy ngồi xuống và cảm nhận. Lúc này khả năng nghe của bé cũng đã được phát triển hơn trước, vì vậy bé có thể nghe thấy những gì chị em hoặc người thân nói chuyện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, hệ tiêu hóa của chị em sẽ gặp một chút khó khăn. Bởi vì, các hormon progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hoá, mà việc kích thước tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên ruột của chị em. Điều này có thể khiến chị em không có cảm giác muốn ăn, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy các món mình rất thích trở thành ác mộng. Để cải thiện tình trạng này chị em nên ăn uống một cách chậm rãi hoặc là chị em nên ăn nhiều bữa, quan trọng là nên tránh ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và đặc biệt là chứa nhiều dầu mỡ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, mắt của bé yêu đã có thể mở ra và bé đã có thể bắt đầu chớp mắt được rồi đấy các mẹ ạ. Có nhiều chị em thắc mắc không hiểu tại sao khi sinh ra mắt cua bé yêu lại có màu khác nhau như màu nâu, đen, xanh đó là do yếu tố sắc tộc các mẹ ạ.

Sau 27 tuần, bé có cân nặng khoảng 800-950 gram, tuy nhiên lúc này trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, bé sẽ tiếp lúc tăng cân cho đến lúc được sinh ra.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc bé còn trong bụng mẹ, bé sẽ được tử cung của mẹ bảo vệ. Nhưng lúc được sinh ra thì sao? Có rất nhiều nguy hiểm mà chị em không thể lường trước được, chính vì vậy ngay từ bây giờ chị em hãy cũng ông xã dọn dẹp lại nhà cửa một chút nhé! Chị em hãy cất gọn những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bé lên cao, dán hết các ổ điện, chất tây rửa và mỹ phẩm cũng phải được cất ngăn nắp tránh trừng hợp bé cầm được, lúc được sinh ra bé yêu của bạn sẽ rất hiếu động đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này là tuần đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối, lúc này nhìn bé yêu không khác mấy so với lúc bé yêu được sinh ra sau này. Các bộ phận trong hệ hô hấp và tiêu hóa của bé vẫn còn cần phải phát triển hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó chị em buộc phải sinh non thì lúc này có đến trên 80 % cơ hội sống sót với sự tác động của y tế đặc biệt.

Lúc này bé yêu của bạn đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ và bố rồi đấy, bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé yêu để gắn kết tình cảm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi quan sát sự thay đổi của cơ thể chị em sẽ thấy những vết rạn da bắt đầu xuất hiện, hoặc thinh thoảng có cảm giác ợ chua, lúc ngủ thì mơ thấy mình sinh con… đừng quá lo lắng vì đây là những biểu hiện hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì đến cả hai mẹ con cả.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình lâm bồn cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất khi bé được sinh ra, chị em học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước như mẹ, chị gái.., hoặc là đăng ký tham gia các khóa học về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chị em còn có thể nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa nhi. Hãy chứng tỏ mình là bà mẹ tuyệt với trong mắt con yêu nhé!

Chúc các bạn đang trong quá trình có mang sinh em bé được Mẹ Tròn Con Vuông!


Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Mẹ có biết con đã lớn chừng nào trong bụng mẹ không?

trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, là chừng ấy thời gian con biết mẹ ngày đêm tò mò thắc mắc không biết con đã lớn bằng chừng nào rồi. Đây, để con kể cho mẹ nghe con đã lớn thế nào trong bụng mẹ nha!

Mẹ có biết con đã lớn chừng nào trong bụng mẹ không?


Ngày thứ 6 của thai kỳ: Các phôi được cấy vào tử cung ở giai đoạn này, con đang được thành hình trong bụng mẹ rồi ạ. Chào ba chào mẹ ạ!

Tuần thứ 3 của thai kỳ: Nhịp tim của con bắt đầu hình thành ở mức ban sơ: đó là sự hình thành của dòng máu. Mặc dù cha mẹ sinh ra con nhưng không hẳn con sẽ cùng nhóm máu với cha mẹ. Thường thì cha mẹ cùng nhóm máu sẽ sinh con đồng nhóm máu, nhưng cha mẹ khác nhóm máu thì có thể con sẽ không cùng nhóm máu với cha/mẹ đâu ạ. Đây cũng là thời gian con hình thành cột sống và ống thần kinh trung ương. Các cơ quan khác như gan, thận và ruột cũng đang hình thành. Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung acid folic từ rất sớm để hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho con đấy!

Tuần thứ 4 của thai kỳ: Mẹ biết không, con đã lớn gấp 10.000 lần kích thước của trứng khi được thụ tinh. Nói thế thôi, chứ con vẫn bé như hạt đậu. Từ lúc này, con bắt đầu phát triển và dễ bị tổn thương bởi các tác động vào sự can thiệp nên mẹ chú ý bảo vệ con thật an toàn nhé!

Tuần thứ 5 của thai kỳ: Tay và chân con bắt đầu phát triển. Lúc này mẹ nên bổ sung canxi để cung cấp thêm cho con phát triển xương và cũng để mẹ đỡ bị nhức mỏi người.

Tuần thứ 6 của thai kỳ: Sóng não của con có thể được phát hiện. Môi, miệng và móng tay con cũng phát triển rồi. Lúc này con bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai; nếu nhìn thấy con lúc này mẹ sẽ thấy con giống như… con nòng nọc với chiếc đầu to và thân hình cong, có đuôi… Mẹ đã có thể lắng nghe nhịp tim của con (khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn). Nhịp tim là cách con báo với mẹ rằng con đang phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Tuần thứ 7 của thai kỳ: Lúc này con đã rất hiếu động rồi, dù mẹ không cảm nhận được nhưng ở trong túi ối, con đang tích cực bơi lội và đá, búng. Mí mắt, ngón chân và mũi của con có thể được nhìn thấy chứ không phải những đốm sẫm như ở tuần thứ 6 nữa.

Tuần thứ 8 của thai kỳ: Mẹ biết không, lúc này con dài khoảng 1,5 cm rồi đấy, con đã có mí mắt, mũi và đôi tai đàng hoàng rồi nha. Các xương sụn của con bắt đầu được thay thế, con sẽ cứng cáp hơn và cao lớn hơn. Mẹ thấy không, đôi tay và bàn chân con cũng đang được hình thành, các ngón tay và chân phát triển dài và dễ thấy rõ hơn. Đặc biệt, con có thể nghe thấy những thanh âm ồn ào ngoài bụng mẹ rồi đấy, mẹ có thể cho con nghe nhạc rồi. À, mẹ đừng quên uống canxi hàng ngày để tay chân con cứng cáp, chân dài như siêu mẫu nha!

Tuần thứ 9-10 của thai kỳ: Mẹ ạ, con đang tích cực phát triển. Mặc dù mãi 6 tháng sau sinh con mới mọc răng nhưng từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ là mầm răng con đã có rồi nhé, tức là hàm đã hình thành. Các móng tay và đốt ngón tay con cũng rõ ràng hơn. Con có thể quay đầu và con có thể cau mày rồi đấy!

Tuần thứ 10-11 của thai kỳ: Ồ, lúc này thì con có thể hít thở từ nước ối; con cũng biết đi tiểu rồi mẹ ạ. Ở tuần thứ 11, con đã có thể nắm bàn tay lại và như thể muốn cầm nắm thứ gì đó. Các bộ phận trên cơ thể con bắt đầu hoạt động đúng chức năng. Cấu trúc xương và hệ thần kinh của con cũng đã ổn định.

Tuần thứ 12-14 của thai kỳ: Con đã dài khoảng 5 cm rồi mẹ ạ, và con bắt đầu cử động nhiều hơn. Con đã biết mút tay rồi đấy, và nếu như mẹ làm con đau, con có thể cảm nhận được, con đã biết đau rồi mẹ ạ, nên mẹ đừng bao giờ có ý định bỏ con nha. Dây thần kinh, cột sống và đồi thị của con cũng được thành lập. Lúc này, con đã biết con là con trai hay con gái rồi, vì cơ quan sinh sản bắt đầu trở nên rõ hơn, nhưng mẹ thì chưa nhìn thấy được đâu!

Tuần thứ 15 của thai kỳ: Vị giác của con phát triển như người lớn rồi ạ, và con bắt đầu cảm nhận được món nào ngon, món nào dở. Mẹ cố gắng ăn ngon miệng vào nhé, để con cũng cảm thấy ngon miệng như mẹ.

Tuần thứ 16 của thai kỳ: Lúc này con dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram rồi ạ. Lúc này, khi mẹ dùng tay sờ vào vùng bụng dưới mẹ sẽ thấy con ở ngay bên dưới rốn khoảng 4,5 cm. Mắt con đã có thể chớp, các ngón tay và ngón chân của con cũng đã có vân tay rồi mẹ ạ. Tim con cũng làm việc hăng say, mỗi ngày bơm khoảng 24 lít máu rồi đấy.

Tuần thứ 17-20 của thai kỳ: Mẹ ơi, con đã có những giấc mơ khi ngủ, con có thể nhận ra giọng nói của mẹ nên thỉnh thoảng mẹ thấy con đang yên đang lành lại đạp mạnh vào bụng mẹ một cái. Đó là do con phấn khích quá thôi, hoặc con nằm mơ thấy mẹ chẳng hạn. Lúc này con đã lớn và biết cảm nhận, mẹ mà bỏ con lúc này con sẽ vô cùng đau đớn và khổ sở. Mẹ cũng sẽ gặp nhiều rủi ro khi bỏ con đấy mẹ ạ. Đừng bỏ con nhé, con yêu mẹ nhiều lắm…

Thai 5-6 tháng: Mẹ ơi, phổi của con phát triển rồi này và con có thể thở qua chất dịch ối. Con ở trong đây cũng vui hơn vì con có thể nắm dây rốn, đá vào bụng mẹ. Tuyến mồ hôi cũng phát triển và có thể cả con và mẹ sẽ nóng nực hơn ở thời điểm này.

Thai 7-9 tháng: Ồ, thật tuyệt vời, con có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và ngửi được mùi, tức là các giác quan của con phát triển vượt trội rồi mẹ ạ. Trái tim của con rất khỏe mạnh: nó có thể bơm 300 lít máu mỗi ngày. Da dẻ con cũng hồng hào và căng hơn do chất béo được lưu trữ dưới da. Tất cả là nhờ mẹ đã chăm sóc con đấy! Một tuần trước khi sự ra đời, con sẽ không tăng trưởng nữa để có thể tự mình chui ra khỏi bụng mẹ. Con cũng quay đầu xuống dưới và vị trí đỉnh đầu nằm yên ở khoang chậu của mẹ. Bụng mẹ lúc này chật chội lắm mẹ ạ, và con thì sẵn sàng ra chào mẹ rồi đây!


Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Cực dễ cách đọc kết quả siêu âm thai

Hiểu rõ những hý hiệu sẽ giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình.

Cực dễ cách đọc kết quả siêu âm thai


Rất nhiều mẹ bầu cầm tờ kết quả siêu âm thai trên tay nhưng không hiểu các chỉ số trong đó có ý nghĩa gì. Không ít mẹ lại chỉ quan tâm đến chiều dài, cân nặng của con, nhưng chị em cần biết rằng rất nhiều chỉ số khác cũng vô cùng quan trọng và mẹ nên biết những ký hiệu này.

Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi:

CRL : crown rump length (chiều dài đầu mông)


BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)


TTD: Đường kính ngang bụng




APTD: Đường kính trước và sau bụng


AC : abdominal circumference (chu vi bụng)


FL : femur length (chiều dài xương đùi)


GS : gestational sac diameter (đường kính túi thai)

HC : head circumference (chu vi đầu)

AF : amniotic fluid (nước ối)

AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)

OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)

BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)

CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)

THD : thoracic diameter (đường kính ngực)

TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)

APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)

FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)

HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)

Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)

Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)

Radius: Chiều dài xương quay

Fibular: Chiều dài xương mác

EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)

GA : gestational age (tuổi thai)

EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)

Hiểu rõ những hý hiệu sẽ giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình.

Các thuật ngữ liên quan khác

LMP : last menstrual period (giai đoạn kinh nguyệt cuối)

BBT : basal Body Temperature (nhiệt độ cơ thể cơ sở)

FBP : fetus biophysical profile (sơ lược tình trạng lý sinh của thai)

FG : fetal growth (sự phát triển thai)

OB/GYN : obstetrics/gyneacology (sản/phụ khoa)

FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)

FM : fetal movement (sự di chuyển của thai)

FBM : fetal breathing movement (sư dịch chuyển hô hấp)

FT : fetal tensionPL : placenta level (đánh giá mức độ nhau thai)

Thêm các thuật ngữ cần thiết

HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.

AFP: Alpha FetoProtein.

Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.

HA: Huyết áp.

Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.

Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).

MLT: Mổ lấy con.

Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.

DS: Dự kiến ngày sinh.

Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.

TT:Tim thai.

TT(+): Tim thai nghe thấy.

TT(-): Tim thai không nghe thấy.

BCTC: Chiều cao tử cung.

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

HAcao: Huyết áp cao.

KC: Kỳ kinh cuối.

Bài liên quan: 

MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.

KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.

Phù: Phù (sưng).

Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).

TSG: Tiền sản giật.

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.

NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.

TK: Tái khám.

NV: Nhập viện.

SA: Siêu âm.

KAĐ: Khám âm đạo.

VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.

HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.

Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:

CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau

CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

Theo Minh Phương (Khampha.vn)

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Tuổi lên ba

Vào tuổi này bé sẽ làm cho bạn ngạc nhiên với trí tưởng tượng chớm nở khiến cho bất cứ cái gì cũng có thể biến thành một trò chơi say mê được. Đừng phí tiền mua những bộ hay món đồ chơi đắt tiền chỉ tổ bóp nghẹt óc sáng tạo của bé thôi. Một hộp bìa cứng có thể làm thành một cái nhà, chiếc xe hơi và làm cho bé cái khác (nhớ lại bỏ tất cả những mối bấm bằng dây kẽm). Một tấm ra phủ lên hai cái ghế là thành một nơi trú ẩn, một túp lều, một cái nhà – bất cứ cái gì bé nghĩ ra được.

Tuổi lên ba
Nguồn ảnh từ Internet

Đến cuối năm thứ 3 này có thể cho bé tham gia vào một nhóm bạn nhỏ cùng chơi với nhau và bắt đầu biết chơi với bạn trong tình thần xây dựng; và bạn sẽ để ý thấy rằng trí óc bé trở nên cởi mở, bé biết nghe gợi ý, hiểu biết phải trái khi bạn muốn sai khiến bé làm việc nọ việc kia.

Đóng bộ

Đây là trò chơi “giả vờ” tuyệt hảo đối với bất cứ lứa tuổi nào. Đồ cũ của bạn như quần áo giày dép, túi xách và mũ, mọi thức đều là những món đồ lý tưởng cho một bộ đồ để đóng bộ và để chơi thì vui hơn nhiều so với những bộ đồ đặc biệt may vừa cho con nít trong các tiệm bán đồ chơi

Những hình thù méo mó

Những bộ xếp hình đòi hỏi phải tập trung, khéo tay và nhìn hiểu. Nếu bé chưa gì đã bỏ cuộc, bạn hãy thử cho bé chơi với một bộ đơn giản hơn.

Màu sắc và sơm màu

Sơn màu là một cách tốt để tìm hiểu về màu sắc và đặc tính cảm quan mịn hay thô. Bạn hãy cho bé những cọ vẽ dày và những lọ sơn màu không lật đổ và cho bé bận áo choàng để khỏi bẩn quần áo.

Những người bạn tưởng tượng

Búp bê và gấu nhồi bông sẽ trở thành bạn của em bé trai hay gái và bé sẽ muốn quản lý sinh hoạt của nhữung bạn này y như bạn quản lý các sinh hoạt của bé vậy.

Sử dung hai bàn tay

Bạn hãy giúp bé làm những động tác tỉ mỉ bằng bàn tay. Giờ bé có thể vặn ốc vào hay tháo ốc ra thành những đồ vật nhỏ và bé sẽ thích dùng những khuôn làm bánh của bạn để đóng khuôn bột đất sét hay bột bánh bạn đang làm.

Chạy, nhảy

Tập nhảy, tập chạy và giữ thăng bằng là những thách thức mới về mặt thể chất. Bạn hãy nhảy cùng với bé để chỉ cho bé cách gập đầu gối khi bản chân chạm xuống sàn.

Chơi cùng với nhau

Hố cát bao giờ cũng là một chỗ chơi thích thú. Bạn hãy hướng dẫn cho bé biết cách sử dụng xô và xẻng và tập cho bé đứng ném cát. Chẳng bao lâu bé sẽ thể hiển khả năng sáng tạo của mình. Khi nào không dùng tới, bạn hãy lấy cái gì che hố cát lại để ngăn chặn chó và mèo làm bậy trong cát

Chia sẻ và vui chơi

Trẻ con phải mất thời gian mới hiểu được sự chờ đến lượt mình và biết chia sẻ đồ chơi với nhau. Một lúc nào đó trong khoảng thời gian từ hai tuổi rưỡi đến ba tuổi, con của bạn bắt đầu chơi với trẻ khác, vui lòng chia sẻ đồ chơi với nhau một trò chơi. Đây là lứa tuổi lý tưởng để cho bé chơi chung với một nhóm bạn: càng chơi với trẻ khác cùng trang lứa, con của bạn sẽ càng mau chóng dễ dàng tham gia và hòa đồng vào nhóm. Chính bạn cũng có thể tạo ra vô khối cơ hội tốt để cho bé vui chơi: một số cát, một thau nước để vọc chơi, những khối gạch bằng nhựa để lắp ghép với nhau, đóng bộ, trang trí cây thông Giáng Sinh – tất cả đều là dịp tốt để tập cho trẻ con cùng chơi với nhau trong tinh thần xây dựng. Tuy nhiên, điều thiết yếu là bạn phải giám sát trong suốt những năm trước tuổi cắp sách đến trường, để kiểm tra về mặt an toàn hoặc can thiệp kịp thời khi sắp có xung đột.

Năm thứ hai của bé

Các bước đi chập chững đầu tiên và những tiếng nói ban đầu là những thành tựu hào hứng và có ý nghĩa nhất trong năm thứ nhì của em bé. Những thế giới mới mở ra cho bé một khi bé có thể đi lại như bạn và trao đổi với bạn bằng lời nói.

Vào khoảng giữa năm này, tính thuận tay trở nên rõ rệt. Mặc dù trong những thời gian ngắn ngủi, em bé có thể vui thích chơi một mình nhưng bạn vẫn còn là người bạn chơi chính của bé và được bé yêu thích nhất, đồng thời cũng là người thầy dạy có hiệu quả nhất của bé.

Năm thứ hai của bé
Năm thứ hai của bé

Biết leo cầu thang

Vào khoảng cuối năm này, em bé có thể trở nên vững vàng và khéo léo để đứng thẳng, mặt hướng về phía trước mà leo lên leo xuống cầu thang.

Tập đi

Một khi bé đã bước được những bước chập chững đầu tiên, thì chỉ ít ngày sau bé sẽ lạch bạch đi quanh nhà một cách hăng hái, dù là chưa vững. Bé sẽ dang rộng hai chân và giơ hai tay ra để giữ thăng bằng. Bạn hãy để bé đi chân không càng nhiều càng tót: bé chỉ cần mang giày khi đi khỏi nhà dạo chơi ngoài trời.

Biết đi vững

Một món đồ chơi nào có thể kéo bánh lăn theo sẽ giúp cho bé tập giữ được thăng bằng.

Bắt chước bạn

Bắt chước làm theo bạn là cách để bé học tập và “làm giúp” luôn luôn là một trò chơi được ưa thích. Các vật dụng đồ chơi làm cho bé dễ tham gia trò chơi này hơn.

Xây dựng tháp

Từ khoảng 18 tháng trở đi, em bé của bạn có thể xây dựng được một cái tháp bằng 4 hay 5 cục gạch

Di động gia tăng

Vào khoảng 18 tháng, một món đồ chơi cưỡi lên được, đơn giản, vững vàng, sẽ giúp em bé phối hợp của động tay chân tốt hơn và thêm tự tin cũng như đem lại một thách thức mới.

Sử dụng bút chì

Trong nữa sau của năm này, bạn hãy đưa cho bé tập dùng những cây bút chì màu không độc. Giờ thì bé sẽ chỉ vẽ nguệch ngoạc thôi; rồi chẳng mấy chốc bé sẽ có thể gạch được những nét lên xuống.

Tập xếp hình khối

Bỏ các khối hình vào đúng các lỗ tương xứng là một bài thực tập mải miết và đầy thách thức. Bạn hãy khen bé thật nhiều khi bé nạp vào đúng một lỗ.

Tập nói chuyện

Một máy điện thoại và một con búp bê là hai món đồ chơi vô giá để bé tập luyện nghệ thuật truyền thông bằng cách bắt chước những gì bạn thường làm.

Tìm hiểu về bản thân

Bạn hãy dạy bé chỉ vào mắt, mũi và tai và xem bé có chi được cả và mắt, mũi, tai của bạn không. Điều này sẽ giúp bé học thêm chữ mới và giúp bé học được cách nhìn bản thân như một con người có chủ quyền.

Học nói

Chắc hẳn là lời đầu tiên em bé của bạn nói được là “baba” hay “mama” – chữ này là xuất hiện vào khoảng thời gian nào đó trước hoặc sau ngày thôi nôi và từ đó trở đi cứ mỗi tháng bé lại nói được thêm hai, ba tiếng mới. Khoảng 2 tuổi bé có thể nói hai chứ ghép với nhau – “bé đi” chẳng hạn và tất cả có được khoảng 200 chữ. Bạn hãy giúp bé học chữ. Bạn hãy giúp bé học và mai tiến bộ bằng cách.

- Nói chuyện với bé.
- Trong giờ chơi tiếp tục cho bé xem sách tranh và hát ru với bé.
- Lắng nghe bé và để ý tới những gì bé nói và cố gắng hiểu xem bé nói gì.
- Đừng ngắt lợi bé để bắt lặp lại cho “đúng”. Lúc đầu bé chưa thể nào phát âm đúng được.
- Dùng ngôn ngữ người lớn để nói chuyện với bé, để bé có thể nghe phát âm các chữ được chuẩn hơn.
- Bạn hãy nói cho rõ ràng và thẳng thẳn “Con đặt viên gạch lên trên cùng” nghe ít rối trí hơn là “Nào xem mình có đặt viên gạch đó xinh xinh này lên cục gạch kia được không nào.”

Sáu tháng tiếp theo

Bé sẽ nhồi nhét rất nhiều điều mới lạ vào đầu mình trong giai đoạn này. Em bé sẽ ngồi được không cần có gì chống đỡ, bé có thể bỏ và cả đứng chựng khi thôi nói. Đây không phải là sự tiến triển đều đặn và không phải đứa bé nào cũng trải qua từng giai đoạn một.

Bạn chớ ngạc nhiên nếu bé không bao giờ biết bò chẳng hạn: điều đó không hề làm cho sự phát triển của bé bị trì trệ. Đây là tuổi bắt đầu tập khám phá mọi vật mới lạ bằng cách đít nó vào miệng - thế cho nên những thức ăn bốc được bằng tay rất lý tưởng trong giai đoạn này. Từ nay cho đến tuổi lên hai, bạn cẩn thận đừng bao giờ cho bé vớ phải vật gì bén nhọn hay độc hại hoặc vật gì nhỏ để bé có thể nuốt được.

Sáu tháng tiếp theo

Khám phá các hộp đựng đồ

Bạn đừng ngạc nhiên nếu em bé của bạn lấy làm thích thú với những hộp đựng chẳng kém gì với các đồ chơi bên trong, Hãy kiểm tra xem hộp có kẹp bấm không và bỏ chúng đi

Gây tiếng động

Một cái thìa (muỗng) gỗ và một cái xoong tạo nên một cái trống hoàn hảo – em bé của bạn sẽ thích phang và nghe tiếng ồn ào.

Ngồi thẳng dậy

Em bé của bạn sẽ nghiêng về phía trước và dang rộng hai chân duỗi thẳng hi mới ngồi vững lần đầu. (Hãy đặt một cái gối đằng sau bé cho đến khi bé ngồi được thật vững). Giờ thì cả hai tay bé rảnh tha hồ khám phá. Một cuốn sách bằng ba cứng thì dễ lật trang và càng vui hơn nếu bạn có thể coi cùng với bé và chỉ vào cảnh hoạt động các đồ vật và nhân vật.

Biết bò

Đi loanh quanh bằng bốn vó là cả một thành tích lớn lao. Bé có thể không sử dụng hai chân theo cùng một cách, kiểu lết đi nghiêng về một bên bằng một đầu gối với bàn chân bên kia là hòan toàn bình thường.

“Vỗ tay bà cho ăn bánh”

Bạn hãy cho bé cầm mỗi bên tay một khối vuông nhỏ và bạn vỗ tay khi bé vỗ.

Chơi vọc nước

Bạn hãy cho bé thấy nước chảy như thế nào và cảm giác khi nước chảy lên tay ra sao. Rây hay bình nhựa rất có thể dùng thay thế cho xô nước đồ chơi.

Hộp và đồ vật

Khi bé lớn hơn một chút bạn hãy cho bé một cái hộp với vài cái truc chỉ xài hết, bé sẽ vui thích lấy từng cái trong hộp ra rồi lại bỏ từng cái vào hộp.

Làm quen với quả bóng

Bảy tháng tuổi, bé có thể thích thú nhìn một quả bóng lăn quanh, những lại ngạc nhiên khi tình cờ đụng vào làm cho nó lăn. Khoảng một tuổi, bé có thể biết nhặt lấy quả bóng, ném bóng đi cho nó lăn – bé đã biết quả bóng lăn ra làm sao.

Tự đứng dậy và đi mon men

Tới 10 tháng, bé có thể phối hợp tốt động tác tay và chân đẻ chíu vào đồ đạc mà đứng dậy (hãy dẹp bất cứ đồ vật nào bấp bênh). Bước kế tiếp là bắt đầu đi men vịn vào các đồ vật – gọi là đi dạo. Chắc hẳn là bé sẽ ngồi cái phịch xuống đất.

Leo bậc cầu thang

Hễ bao giờ em bé của bạn tỏ ra chú ý đến cầu thang, để cho bé được an toàn bàn hãy tập cho bé leo lên và leo xuống cầu thang bằng cách bò, mặt hứng vào bậc thang. Khi bạn không thể trông chừng bé thì bạn phải gần một cái cửa chắn cầu thang.

Cũi và xe tập cho bé đi

Một cái cũi có thể là một chỗ an tòan trong trường hợp bạn phải bỏ em bé một mình (em bé đã biết đi) trong chốc lát – để đi mở cửa chẳng hạn. Bạn đừng bao giờ để em bé trong cũi quá vài phút, bé sẽ đâm chán và dễ nổi cáu.

Một cái xe tập đi cho em bé là một loại ghế có bánh xe mà bé có thể sử dụng chân dẩy đi quanh nhà. Xe máy có thể khiến cho việc tập đi của em bé chậm lại vì nó thiếu khuyến khích em bé tự đi dạo quanh một mình.

Đừng bao giờ bỏ bé một mình trong cái xe tập đi. Cái xe rất dễ lật, đặc biệt là trên các nấc thềm thấp giữa phòng nọ và phòng kia.

Sự tăng trưởng ở tháng thứ 2

Trong hai tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ ít tiếp xúc với thế xung quanh. Trong thời gian này, trẻ chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu của cơ thể. Nếu căng thẳng hoặc bị quấy rối, trẻ sẽ cáu kỉnh, khóc lóc. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của trẻ, bởi vì trẻ hay đau hay khóc, cảm sốt hoặc nghẹt mũi…

Sự tăng trưởng ở tháng thứ 2

Trọng lượng của trẻ

Nên cho trẻ bú đầy đủ và vệ sinh. Sự tăng trưởng nhanh hay chậm tùy từng trẻ.
Cơ thể của trẻ sẽ tự chọn số lượng sữa cần dùng .Nếu trẻ đói sẽ khóc hoặc mút tay để tỏ ý muốn bú thêm.

Thị giác

Thị giác của trẻ dần tiến bộ. Trẻ càng lúc càng nhìn xa hơn.
Ở vào tháng thứ hai, trẻ sẽ bắt đầu thích ngắm những bức tranh hay các đồ chơi nhiều màu sắc, nhiều chi tiết. Ánh mắt của trẻ sẽ nhìn xa hơn khi theo dõi những chuyển động hoặc sáng rực rỡ khi đang di chuyển.

Thân thể:

Thời gian đầu này, trẻ chỉ có thể mỗi lần làm một việc. Ví dụ như trẻ chỉ tập trung vào việc bú. Nếu có một sự việc lôi cuốn, trẻ sẽ gián đoạn, ngưng bú.

Những trẻ khỏe mạnh sẽ bắt đầu chuồi đạp, khua chân tay. Trẻ có thể tự mở bàn tay ra để nắm một vật gì đó hoặc có thể giữ đồ vật trong tay khi được người lớn đặt vào. Nhưng rồi buông lỏng tay nắm một cách khó khăn.

Sự truyền đạt:

Tuy mới ở vào tháng tuổi thứ hai, trẻ đã rất nhạy cảm và thích thú với những âu yếm dịu dàng của cha mẹ. Trẻ thỉnh thoảng cười, kể cả trong giấc ngủ. Trẻ bắt đầu mút tay, biết quay đầu về hướng có giọng nói của người lớn.

Khứu giác:

Ở tuần lễ thứ bảy, khứu giác của trẻ đã được trang bị đầy đủ, nhạy bén và bắt đầu nhạy cảm với mùi hương. Với bản năng, trẻ sẽ nhờ vào mùi hương để biết mẹ.

Trẻ thích vùi đầu vào cổ mẹ vào ngực của người mẹ, tìm nơi đó mùi hương quen thuộc, để có cảm giác an lòng.

Rồi đây, khi thị giác và các giác quan khác đã phát triển tốt, khứu giác của trẻ sẽ ít cần thiết dần .Ví dụ, trẻ sơ sinh trong tuần lễ đầu tiên, đã có thể nhận ra hơi mẹ.

Thính giác:

Ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã có khả năng nghe. Những tiếng động lớn, bất chợt có thể làm trẻ giật mình khóc, vì thính giác trẻ rất nhạy cảm.

Âm thanh trẻ thích nhất là tiếng nói, để thể hiện ước muốn liên lạc của trẻ. Và trẻ thích nhất là giọng nói dịu dàng, du dương khi người nói chuyện.

Âm nhạc êm dịu hoặc những bản nhạc giao hưởng hoà tấu sẽ có tác dụng tốt cho trẻ.

Những tiếng động vui tai sẽ thu hút, kích thích và tạo cơ hội cho đôi tay trẻ làm việc và phát triển tốt.

Sinh tố D:

Sinh tố D rất cần cho sự phát triển của cơ thể trẻ trong những năm tháng đầu tiên sau khi ra đời. Sinh tố D còn gọi là sinh tố chống còi xương, mà cơ thể con người có thể tự tạo dưới dạng tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Đối với trẻ sơ sinh, ánh sáng mặt trời không tác dụng đến được, vì vậy phải bổ sung một ít sinh tố D trong thức ăn cho trẻ.

Những tuần lễ đầu đời

Không gì thực sự có thể chuẩn bị cho bạn quen với thực tế mình có một đứa con. Các tuần lễ đầu đời của em bé có thể xuất hiện như một cơn lốc kinh nghiệm và cảm giác mới lạ, khi bạn làm quen với nhân vật mới gia nhập cuộc sống với các bạn và bạn cần thích ứng với cảm nghĩ làm cha mẹ. Bạn có biết bao nhiêu điều phải học: cách cho em bé bú và cách nuôi dưỡng em bé, cách mặc quần áo và chăm sóc da cho bé, nào là biết cái gì em bé thích, cái gì em bé không thích.

Những tuần lễ đầu đời
Những tuần lễ đầu đời
Việc chăm lo cho một em bé mới sinh bao hàm sư dung hòa lòng nhiệt tình, khả năng chú ý và đáp ứng và dù rằng một số đức tính này sẽ thuộc về bản năng, một số thì cả hai bố mẹ cần phải học. Các bạn cũng sẽ tập luyện những kỹ năng mới: chẳng mấy lúc một tay ăn, tay kia ẵm bé cho bú sẽ trở nên quen thuốc với bạn. Tuy nhiên cái thời kỳ thích ứng và lủng củng ban đầu sẽ không kéo dài lâu đâu. Đây là những cách ứng xử cho một vài tuần đầu của một cặp vợ chồng mới làm cha mẹ cùng với bé. Mỗi em bé mỗi khác, rồi bạn cũng sẽ tìm ra lối thoát của mình qua khỏi những tuần lễ đầu em bé bước vào cuộc đời.

Bé được một tuần

Bé nằm co tròn như khi còn nằm trong bụng mẹ. Tay bé thường nắm chặt và khi bé nằm ngửa thì không thể nào không lắc đầu qua bên nọ bên kia. Nếu tay bé chạm miệng thì bé sẽ mút tay và mút tay là cho bé nín khóc. Thường các bé sơ sinh sẽ tụt cân so với lúc mới sinh ra. Bé sẽ đạt cân nặng bình thường sau khoảng 10 ngày.

Những ngày đầu ở nhà

Cuộc sống với đứa con mới sinh sẽ khiến cho bạn ngạc nhiên. Hình hài yếu đuối của bé làm nảy sinh trong bạn những cảm xúc mạnh mẽ. Nhiều cảm xúc xáo trộn làm bạn bật khóc vô cớ hay một tin tức vớ vẩn nào đó trên truyền hình cũng có thể làm cho bạn hoang mang. Bạn đừng chống lại cảm xúc của mình. Hãy tập trung vào cuộc đời mới mà bạn đang vun sới.

Giấc ngủ của bé

Các bé sơ sinh ngủ trung bình 16 giờ một ngày (đôi khi chỉ là 10 đến 11). Trong một thời gian dài đầy vất vả từ xế chiều đến đêm khuya. Trong những lúc ngủ sâu bé không hay biết mọi việc xung quanh. Trong vòng 5 tuần bé sẽ ngủ theo giờ giấc phù hợp với người xung quanh hơn. Bé sẽ có giấc ngủ dài hơn vào ban đêm và chịu đi ngủ sớm hơn.

Trở thành một gia đình

Bây giờ bạn có tất cả 3 người và mọi sự đều thay đổi. Chồng bạn không còn đơn thuần là người yêu mà là một người đồng hành và đồng minh trong cuộc phiêu lưu mới làm cha mẹ và em bé là con của anh ấy cũng như là con của bạn vậy. Các mối quan hệ gia đình qua thử thách, cũng sẽ chuyển biến một cách nhẹ nhàng: bạn không còn là một người con trai hay con gái trong gia đình nữa, bạn là cha mẹ với một đời sống mới tùy thuộc vào bạn. Cho dù cuộc sống của bạn có đảo lộn đến mấy đi nữa, bạn cũng nên cố dành thời gian cho chồng bạn. Nhiều khi người mới lên chức cha dễ bị sốc trong những ngày đầu sau khi sinh và anh ấy cần bạn hỗ trợ cũng như bạn cần anh ấy giúp đỡ. Hãy để anh ấy chia sẻ cùng bạn việc chăm sóc em bé: anh ấy có thể lóng ngóng hơn bạn trong việc ẵm bế cơ thể nhỏ bé, mằm oặt của em bé, những chẳng bao lâu nữa anh ấy sẽ quen và tự tin hơn.

Xây dựng quan hệ tình cảm

Ngay từ đầu, mối quan hệ của bạn với em bé sơ sinh là một tình cảm mãnh liệt, một tình cảm hai chiều sẽ lớn lên trở thành một tình thương thật sự và lâu bền. Khi bạn bế bé lên sát mặt để nói chuyện và thủ thỉ với bé, bé sẽ ngó chăm chăm khuôn mặt bạn và sự tiếp xúc bằng mắt đóng một vai trò rất lớn khi người ta yêu nhau. Bé sẽ đền đáp công lao dỗ dành của bạn bằng cách nín khóc khi nghe thấy giọng của bạn hát ru hay nói chuyện với bé. Và những lúc khó chịu, bé muốn được bạn vỗ về.

Liên hệ với các người khác trong gia đình

Cha mẹ, anh chị em của bạn sẽ rất thích gặp bé những bạn cũng đừng cảm thấy sơ xuất về việc giới hạn khách đến thăm nếu bạn muốn

Nghỉ ngơi nhiều

Tất cả những người mới làm mẹ phải học cách khắc phục tình trạng thiếu ngủ. Chỉ có một giải pháp là tranh thủ nghỉ ngơi thật nhiều mọi lúc có thể được và điều này , đặc biệt quan trọng, nếu bạn đang cho con bú. Bạn hãy nghỉ ngơi những khi em bé ngủ, ngay cả khi bạn không muôn ngủ. Cơ thể của bạn còn chưa đủ khỏe để làm việc nặng và công việc nội trợ hiện nay có thể bỏ mặc không làm cũng chẳng sao.