Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin nổi bật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin nổi bật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Một ngày trong cuộc sống của thai nhi

Một ngày của mẹ biết bao công việc bận rộn, vừa hoàn thành các công việc xã hội vừa chăm sóc mái ấm gia đình lại vừa ấp ủ giữ gìn cho bé. Còn một ngày của bé thì sao?

07:00 giờ sáng

Người ta nói rằng người mẹ đang mang thai thì không cần đến đồng hồ báo thức, bởi họ đã có cái đồ hồ sinh học đáng yêu đang nằm trong bụng rồi? Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi vì hầu hết các bà mẹ tương lai được cảm thấy những cú huých đầu tiên khi họ mang thai được khoảng từ 18 tuần thai. Từ tuần thai thứ 18 có thể là bạn sẽ được đánh thức trong ngày với một cú huých nhanh chóng ở cạnh xương sườn. Trong thực tế, khoảng 30 tuần, thai nhi đã có thể rơi vào một thói quen thường xuyên, và sẽ huých bụng mẹ vào những thời gian tương tự nhau trong ngày. Bạn sẽ cảm nhận những cú đá chân của bé khi bạn còn đang nằm cuộn chăn nhưng khi bạn đứng lên và đi lại thì bé sẽ nằm ngoan ngoãn, có thể cú huých vào mỗi sáng là thông điệp bé muốn nói với bạn “Chúc buổi sáng tốt lành! Mẹ yêu quý!”. Bạn hãy tận hưởng cảm giác hạnh phúc từ đồng hồ sinh học này bạn nhé!

Một ngày trong cuộc sống của thai nhi


10:00 giờ sáng

Vào khoảng thời gian mà bạn đang say sưa cho công việc này thì bé yêu của bạn cũng phân nửa thời gian để hoạt động và một nửa để nghỉ ngơi.

Một nửa thời gian bé nằm yên tĩnh, mặc dù không ngủ nhưng bé khá yên tĩnh. Đến tháng thứ năm của thai kỳ, tất cả các giác quan của bé đã phát triển, vì vậy bé sẽ nằm im ngắm nhìn các cảnh bên trong tử cung hoặc bé sẽ im lặng lắng nghe các âm thanh của tử cung như những tiếng an ủi của mẹ và nhịp tim của bạn. Vì vậy dù làm việc bạn cũng đừng quên bé, thỉnh thoảng mẹ hãy nghỉ tay xoa nhẹ lên bụng và trò chuyện vài câu với bé, chắc chắn bé sẽ hạnh phúc lắm.

Nửa thời gian còn lại là những hoạt động của bé. Bạn có biết không, bé yêu làm đủ mọi trò trong bụng mẹ như nhào lộn trong nước ối, đạp chân, vùng vẫy tay. Từ 18 tuần, bé yêu thậm chí sẽ có thể ngậm ngón tay cái và chơi với dây rốn của mình.

12 giờ trưa

Bạn đã đói bụng chưa? Bây giờ không chỉ mình bạn đói đâu mà bé cũng đói đấy bạn ạ. Đến tháng thứ tư của thai kỳ, nhau thai của bạn thực hiện đầy đủ chức năng và cho bé ăn tất cả các chất dinh dưỡng bé cần. Bé cũng có vị giác rồi. Em bé của bạn sẽ phản ứng với các loại thực phẩm bạn ăn, nhất là với vị ngọt. Bạn đừng bất ngờ nếu bé cảm ơn bạn với một cú huých vào bụng nếu bạn thưởng thức một thanh sôcôla hay bánh kem vì bé không biết làm thế nào tốt hơn để cảm ơn mẹ. Bé cũng rất dễ phản ứng với những thực phẩm lạnh vì vậy nếu bạn thấy bé ngày hôm nay khá yên tĩnh, bạn muốn tận hưởng những cử động của bé thì một cách làm đơn giản là bạn ăn một bát kem hoặc uống một cốc nước lạnh bạn sẽ thấy bé cử động ngay. Tuy nhiên nếu bạn đang yếu bụng, yếu họng hoặc thời tiết đang lạnh thì bạn không nên thử cách này bạn nhé!

3:00 giờ chiều

Bạn dừng quá bận rộn công việc mà quên đi bé yêu đang chờ đợi những cái xoa bụng, vỗ về và những lời âu yếm của mẹ, bạn nhé! Bạn biết không nếu bạn di chuyển bàn tay của bạn xung quanh bụng của bạn vào lúc này thì rất có thể bé yêu cũng hướng mọi hoạt động của bé theo sự di chuyển bàn tay của bạn.

7:00 giờ tối

Bạn biết bé đang mong đợi điều gì không?

Bé đang mong đợi tận hưởng cảm giác ấm áp được lan truyền từ hocmon của người mẹ khi mẹ đang ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Rất nhiều trẻ chưa sinh cảm thấy thích thú khi mẹ thư giãn trong phòng tắm. Khoảng thời gian trước bữa ăn tối là khoảng thời gian lý tưởng nhất để mẹ thư giãn trong bồn tắm.

Nếu bạn đã ăn tối xong thì lúc này là lúc bé đang mong muốn được thưởng thức một bản nhạc yêu thích trước khi đi ngủ. Bé bắt đầu phát triển ý thức âm nhạc vào tháng thứ năm của thai và nghiên cứu cho thấy thai nhi đáp ứng với âm nhạc với sự gia tăng nhịp tim của và mức độ hoạt động của chân tay hay các bộ phận khác của cơ thể.

0:00 giờ tối

Đây là thời gian để ngủ - nhưng liệu bạn có được ngủ ngay hay không phụ thuộc vào việc bé có huých nhiều hay không? Thông thường bé lại rất thích huých mẹ mỗi khi mẹ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi khi mẹ vận động. Nhưng bạn yên tâm bé cũng không nghịch ngợm quá làm mẹ mất ngủ cả đêm đâu, bé sẽ nhanh chóng đi ngủ cùng với mẹ thôi.

Nguồn tin:

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

10 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc

Dù con bạn mới biết đọc hay đã biết đọc, nên áp dụng thêm những cách đã được thực nghiệm sau đây để giúp trẻ tập đọc ở nhà. Sau đây là một số phương pháp để khuyến khích các em mới tập đọc và tạo sự say mê đọc sách.

10 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc
Ảnh từ Internet

1. Chỉ cho trẻ những chữ cái và từ then chốt:

Lần đầu tiên con bạn tập đọc, hãy chỉ tay vào một từ đặc biệt nào đó, giải thích và nhấn mạnh nghĩa của từ, nhớ đừng chỉ vào hình. “Chúng ta tìm từ con gấu ở trang này. Con có nhìn thấy chữ g trong từ gấu không?”. Trẻ em thường nhớ những chữ cái trong tên của mình trước nên bạn hãy tìm những từ có những chữ cái đó.

2. Đọc theo mẫu:

Khi con bạn đã đọc được một số từ, hãy cho đọc lại những từ đó trong những truyện đơn giản. Hãy đọc chữ đầu tiên và yêu cầu trẻ đọc tiếp cho đến hết câu.

3. Cùng trẻ đọc truyện:

Đọc một câu truyện quen thuộc rồi cho trẻ đọc lớn tiếng một mình. Giọng đọc của bạn sẽ giúp trẻ hiểu được và vượt qua những chi tiết đòi hỏi sự tinh tế. Vì muốn ghi nhớ và đọc to chuyện đòi hỏi một sự tập trung cao độ, nên hãy thay phiên mỗi người đọc 1 trang, trẻ có thời gian để nghỉ ngơi và nghe bạn đọc.

4. Đừng vội vàng:

Khi trẻ chuẩn bị đọc chuyện cho bạn nghe, để ý xem quyển sách đó có quá khó với trẻ hay không. Nếu nhận thấy cứ 10 từ thì trẻ lại mắc kẹt một từ thì hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn. Đừng từ chối nếu trẻ muốn đọc đi đọc lại câu truyện mặc dù chưa hiểu rõ vì đọc lại một quyển sách giúp trẻ tự tin hơn và trẻ có thể khoe khoang về điều đó.

5. Diễn tập trước:

Trẻ em thường không thích đọc những quyển sách mới vì chúng không muốn bị vấp trước mặt cha mẹ. Trẻ em muốn coi trước, cũng như diễn viên sẽ gặp khó khăn khi diễn xuất mà không đọc trước kịch bản. Vì thế, nên cho trẻ xem hình minh họa rồi hỏi trẻ xem cuốn sách đó có ý nói về cái gì. Nếu gặp loại sách khó đọc, nên cho trẻ đọc trước những từ khó.

6. Giúp đỡ khi gặp từ khó:

Nếu con bạn bị vấp từ nào, đừng ép đọc nữa. Trước hết, nói trẻ bỏ qua từ đó, đọc tiếp phần còn lại của câu rồi hãy quay lại. Đố trẻ đoán nghĩa của từ đó. Bắt trẻ nhìn vào những chữ cái ở đầu và cuối của từ để hình dung ra từ đó. Nếu trẻ vội nản, khuyến khích trẻ rằng từ đó không khó và cũng dễ ghi nhớ.

7. Tránh xao lãng:

Mặc dù cùng đọc với con bạn nửa tiếng mỗi ngày là cần thiết, nhưng đừng nên đọc liên tục quá 10 phút. Nếu bạn tập trung vào việc dạy trẻ, chúng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập đọc.

8. Trò chuyện:

Những cuộc nghiên cứu cho thấy, trò chuyện với trẻ em bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ vựng và sự hiểu biết của trẻ. Khi đi dạo hoặc khi đọc sách xong, trẻ thích thảo luận về những gì nó vừa đọc. Lúc đó, bạn nên hỏi: “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra?”. Hoặc khích lệ trẻ nêu ra cảm nghĩ của mình về câu chuyện. Điều này sẽ giúp các em hiểu rõ cốt truyện.

9. Gọt bút chì:

Trước đây các nhà ngôn ngữ cho rằng trẻ em cần biết đọc trước khi biết viết, nhưng hiện nay họ nhận ra rằng viết cũng là hình thức học đọc. Bạn nên khuyến khích con mình viết ra giấy những đồ vật thường dùng hàng ngày. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy viết đúng chính tả giúp người mới tập đọc hiểu được mối quan hệ giữa các chữ cái và phát âm. Bạn hãy đọc cho trẻ viết một lá thư gởi cho bà ngoại và giải thích cho trẻ hiểu về cách dùng từ cũng như cấu trúc một lá thư.

10. Duy trì việc đọc:

Khoảng 12 – 13 tuổi, trẻ em mới có thể hiểu hết được những cuốn sách khá phức tạp mà chúng tự đọc. Đối với trẻ, việc đọc giúp cho các em mở rộng vốn từ và khả năng suy luận. Dĩ nhiên, bạn có thể trải qua những giây phút vui vẻ tập đọc với con.

Cách nuôi dưỡng tính cách vui vẻ ở trẻ

Nếu cha mẹ cho trẻ quá nhiều thứ thì có thể hình thành một ý niệm sai lầm ở trẻ rằng “đạt được là cội nguồn của hạnh phúc”. Điều cần thiết là phải dạy trẻ hiểu được niềm vui của con người không chỉ có được từ những tài sản vật chất.

Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây:

1. Dạy trẻ kết bạn

Trong quá trình nuôi dưỡng tính cách cởi mở của trẻ, tình bạn đóng một vai trò quan trọng. Vì thế, bạn cần khích lệ, cổ vũ trẻ chơi đùa với các bạn cùng lứa khác, để trẻ học được cách sống chan hòa với những người xung quanh.

Cách nuôi dưỡng tính cách vui vẻ ở trẻ
Ảnh từ Internet
2. Cho trẻ cơ hội và quyền nêu lên ý kiến

Nuôi dưỡng tính cách vui vẻ của trẻ có quan hệ mật thiết với sự chỉ đạo và khống chế hành vi của trẻ. Do đó bạn cần tạo cho trẻ cơ hội, dạy cho trẻ biết làm thế nào để nêu lên ý kiến cũng như quyết định của bản thân ngay từ nhỏ.

3. Dạy trẻ điều chỉnh trạng thái tâm lý

Bạn nên chỉ cho trẻ biết có những người luôn sống vui vẻ và hạnh phúc, bí quyết của họ là luôn có trạng thái tâm lý tốt để thích ứng, giúp họ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Khi trẻ bị trách móc hay la mắng, cần dạy trẻ biết rằng phía trước luôn là những điều tốt đẹp hơn, để trẻ có cái nhìn lạc quan.

4. Hạn chế sự ham thích vật chất của trẻ

Nếu bạn cho trẻ quá nhiều thứ, có thể hình thành cảm giác sai lầm của trẻ rằng “đạt được là cội nguồn của hạnh phúc”. Do đó bạn nên dạy trẻ sự vui vẻ của con người không chỉ có được từ tài sản vật chất.

5. Nuôi dưỡng những sở thích của trẻ

Bạn nên chú ý tới những sở thích của trẻ, cho trẻ nhiều sự lựa chọn khác nhau, và hướng dẫn trẻ khi cần thiết. Những sở thích của trẻ càng phong phú, trẻ sẽ tự nhiên hình thành tính cách vui vẻ một cách dễ dàng.

6. Giữ gìn không khí gia đình hòa thuận

Gia đình hòa thuận cũng là một nhân tố chủ yếu để nuôi dưỡng sự vui vẻ của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ được nuôi nấng trong một gia đình hạnh phúc có tỷ lệ cuộc sống hạnh phúc sau này nhiều hơn những trẻ lớn lên trong những gia đình không hòa thuận.

Bé hay ngắt lời, tranh lời người khác

Nhiều bậc phụ huynh đôi khi cảm thấy xấu hổ, khó xử vì bé nhà mình hay tranh lời, ngắt lời mình hay người khác. Tuy vậy, hành vi này của trẻ không phải là sự thể hiện thái độ vô lễ, nó đơn giản chỉ là sự phản ánh giai đoạn muốn khẳng định ”cái tôi” của trẻ trong quá trình phát triển. Nhưng nếu không được uốn nắn kịp thời thì cũng sẽ dẫn đến những mặt hạn chế trong giao tiếp của trẻ sau này.

Có thể bạn sẽ thấy rất bực mình nếu bé hay ngắt lời mình và không chịu nghe lời mình nói. Thậm chí bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ khi bé cướp lời những người lớn đến chơi nhà. Làm thế nào để sửa được tật xấu này của bé?

Nguyên nhân bé hay tranh lời

Bộc lộ sự hiểu biết

Bước qua giai đoạn học nói (5-7 tuổi), bé đã am hiểu khá nhiều chuyện xung quanh cuộc sống. Vốn từ vựng và cách diễn đạt ngôn ngữ của bé cũng thành thạo hơn. Vì vậy, thói quen “cướp lời” là khi bé muốn chứng tỏ bản thân mình.

Bày tỏ điều không hài lòng.

Lúc còn nhỏ, bé thường có thái độ khóc lóc giận dỗi khi bạn yêu cầu bé làm những điều không thích. Khi bé trưởng thành hơn, thói quen khóc hay ăn vạ cũng bớt dần. Thay vào đó, bé muốn dùng sức mạnh của lời nói như hét to lên, chen ngang với bạn để bày tỏ sự phản đối.

Khi bạn nhắc nhở hoặc trách mắng bé, bé càng tỏ rõ thái độ bằng cách chen ngang vì không muốn nghe nữa.

Thể hiện sự đòi hỏi.

Khi tinh thần của bé tập trung vào việc đòi bạn món đồ chơi mới hoặc xin được ăn bánh trong tủ lạnh, bé sẽ không để ý đến câu chuyện bạn đang nói dở. Bé sẽ yêu cầu bạn đáp ứng đòi hỏi trước mà quên đi quy tắc lịch sự trong giao tiếp.

Bé hay ngắt lời, tranh lời người khác


Làm gì để khắc phục tật xấu này cho bé?

Làm gương cho bé

Các bé ở lứa tuổi này thích noi gương người lớn. Nếu vợ chồng bạn thường xuyên ngắt lời nhau, thì bé cũng sẽ bắt chước. Bạn không được cắt ngang lời bé khi bé đang nói chuyện với bạn. Nếu bạn quên mất điều này và ngắt lời bé (hoặc ngắt lời bất kỳ ai khác), bạn hãy dừng ngay lại và nói: “Ồ, mẹ xin lỗi vì đã ngắt lời con. Con nói tiếp đi.” Con bạn không chỉ bắt chước cách cư xử đẹp của bạn mà bé còn biết cách thừa nhận sai lầm. Bạn cũng sẽ cảm thấy mọi việc trở nên tốt đẹp hơn nếu như bé thường xuyên nghe thấy bạn “cảm ơn” và “xin lỗi”…

Giữ bình tĩnh

Bạn không nên vội vã quát mắng hoặc cố lớn tiếng để át giọng của bé. Có thể ngừng một chút để lắng nghe xem bé muốn diễn đạt điều gì. Đợi cho bé nói hết câu, bạn nên nghiêm túc nói với trẻ “Con xem, mẹ chưa nói xong con đã chen ngang rồi. Như thế là không ngoan và không lịch sự con ạ!”.

Kiên trì rèn luyện trẻ

Các bé đã hiểu cách chờ đến lượt. Bạn hãy sử dụng kỹ năng này để dạy bé chờ người khác nói xong rồi mới đến lượt bé. Trò chơi đơn giản: Bạn hãy hỏi bé về một vấn đề mà bé thích như “Tại sao con thích búp bê Baby?” Bạn hãy nghe thật kỹ câu trả lời của bé. Khi bạn cảm thấy bé đã nói xong bạn hãy hỏi “Con nói xong chưa? Rồi, bây giờ đến lượt con hỏi mẹ.” Nếu bé cắt ngang lời bạn, bạn hãy đặt 1 ngón tay lên miệng bé và tiếp tục nói nốt ý của bạn. Sau khi nói xong “Bây giờ đến lượt con”, và lại để bé tiếp tục nói. Nếu bé cảm thấy bế tắc với câu bạn hỏi thì bạn có thể hỏi câu khác. Có thể ngay từ vài lần chơi đầu tiên, bé vẫn ngắt ngang lời bạn, nhưng bạn nên kiên trì. Dần dần bé sẽ hình thành thói quen nghe người khác nói xong mình mới nói tiếp chứ không tranh lời nữa.

Ngắt từng ý rõ ràng

Sự tập trung với các bé còn chưa hoàn thiện, vì vậy, bé rất “sốt ruột” nếu phải chăm chú lắng nghe bạn trong một khoảng thời gian dài. Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ các ý và trao đổi với bé. Hết một ý, bạn tạm thời dừng lại, hỏi chuyện bé trước khi chuyển sang ý tiếp theo.

Hoặc gợi ý: nếu bé muốn chia sẻ điều gì khi cả nhà đang quây quần trò chuyện, bé có thể giơ tay xin ý kiến (giống như việc bé xin phát biểu ở lớp nếu bé đã bước vào độ tuổi đi học).

Nói chung ở độ tuổi này, bé thường thích nói theo ý mình một cách tự nhiên và bột phát. Bạn nên cảm thông và kiên trì nhắc nhở để bé hiểu việc tranh lời người khác khi nói là không lịch sử, giúp bé dần dần sửa đổi thói quen xấu này.

Bạn đang khuyến khích hay nuông chiều con?

Một số cha mẹ thường có thói quen thưởng cho bé (kẹo bánh, đồ chơi, tiền bạc, những trò giải trí) một cách rất “hào phóng” mà không biết rằng hành vi này đã vượt ngưỡng cho phép – rất dễ làm hư bé.
Nuông chiều hay khuyến khích?

- Nếu bạn có thói quen cho bé kẹo bánh, đồ chơi kèm theo lời ngọt ngào để mong bé chấm dứt một hành vi xấu như “Con đi rửa tay rồi mẹ mua bánh cho con ăn” thì đó là nuông chiều.

- Nếu bạn tặng thưởng cho bé sau khi bé hoàn thành công việc cụ thể và khuyến khích bé cố gắng thực hiện nhiều hành vi tốt nữa thì đó là khen thưởng đúng cách.

Bạn đang khuyến khích hay nuông chiều con?
Ảnh từ Internet
Cha mẹ cần nhận thức được giới hạn của việc khuyến khích

Ví dụ cụ thể như sau:

- Nuông chiều: Bạn vội vã đi mua kem để “nịnh” bé nhanh chóng rời khỏi công viên, về nhà.

- Khen thưởng: Bạn đưa bé đi chơi công viên và mua kem cho bé sau khi bé được phiếu bé ngoan ở lớp mẫu giáo. Bạn cũng không quên động viên bé: “Nếu con tiếp tục ngoan, mẹ hứa sẽ đưa con đi chơi công viên nhiều lần nữa”.

Khen thưởng nhấn mạnh đến kết quả tốt của hành vi và động viên bé có nhiều việc làm tốt hơn trong tương lai. Trong khi dùng hiện vật để nuông chiều bé chỉ có tác dụng chấm dứt hành vi xấu của bé trong một khoảng thời gian ngắn.

Trường hợp ở trên: Bé được nuông chiều sẽ không tự giác rời công viên, ra về nếu không được bạn mua kem. Những lần sau đó, bé sẽ hình thành suy nghĩ “phải được cha mẹ đáp ứng điều gì đó trước rồi bé mới thực hiện theo yêu cầu của cha mẹ sau”. Đó là mầm mống cho thói quen đòi hỏi ở những bé lớn hơn sau này; chẳng hạn, bé sẽ lớn tiếng “Con sẽ quét nhà khi mẹ hứa mua xe đạp mới cho con…”. Khi ấy, tinh thần lao động của bé trong gia đình được gắn với một lợi ích cụ thể. Nếu việc gì bé không được lợi thì bé sẽ không vui vẻ thực hiện.

Để phần thưởng không làm hư bé

- Thói quen dỗ bé bớt quấy khóc bằng kẹo bánh hoặc dùng “hiện vật” để trao đổi khi bé hoàn thành một công việc nhà cũng có tác hại với bé. Trường hợp này, tật ăn vạ của bé càng được dịp phát triển, kéo theo đó là hàng loạt thói hư khác như ỷ lại, thụ động, ích kỷ và thích đòi hỏi ở bé. Do đó, bạn không nên “lười biếng” dùng kẹo bánh, đồ chơi để dỗ dành khi bé quấy khóc hoặc khi bạn muốn bé chấm dứt hành vi xấu. Bạn nên nhớ rằng, hành động này chỉ có tác dụng làm bé ngoan tạm thời.

- Bạn nên xác định rõ ràng mục đích của phần thưởng là để động viên hành vi tốt của bé. Do đó, phần thưởng chỉ nên trao sau khi bé đã hoàn thành tốt một việc nào đó thực sự có ý nghĩa.

- Bạn nên tuyệt đối tránh yêu cầu bé đi kèm với hiện vật, chẳng hạn: “Con xếp đồ chơi, mẹ sẽ cho tiền con mua kẹo”. Việc làm này chỉ khiến bé “hăng hái” làm việc với mục đích được ăn kẹo mà không xây dựng tinh thần yêu lao động ở bé.

- Bạn không nên khoan nhượng với những đòi hỏi của bé: Nếu bé vòi vĩnh “Con vừa lau bàn sạch, mẹ mua đồ chơi cho con nhé”, bạn nên nhấn mạnh với bé rằng, việc lau nhà của bé là cần thiết và bạn rất vui vì bé đã giúp cha mẹ, còn việc mua đồ chơi mới, bạn sẽ cân nhắc sau.

5 phép ứng xử cha mẹ nhất thiết phải dạy con

5 cách ứng xử dưới đây bạn nên dạy con ngay từ khi còn nhỏ và bạn sẽ giúp con trở thành một con người luôn biến ứng xử đúng mực.

1. Chào tất cả mọi người con gặp

Không có gì khiến bạn hạnh phúc và tự hào hơn khi nhận được những lời khen ngợi cùng ánh mắt ngưỡng mộ từ những người hàng xóm hoặc những người mới quen biết vì bạn đã là một bà mẹ nuôi dạy con tốt, biết lễ phép, ngoan ngoãn chào hỏi mọi người… Do đó để con mãi là niềm tự hào của các bậc cha mẹ, ngay từ khi con còn thơ ấu, cha mẹ hãy làm thế nào để con luôn mạnh dạn chào đón tất cả mọi người không chỉ là khi khách đến nhà mà thậm chí là ngay cả khi con gặp một ai đó ở cửa hàng tạp hóa. Hãy dạy con mỉm cười thân thiện với tất cả những người con gặp. Chắc chắn điều đó sẽ không chỉ khiến bạn hạnh phúc mà còn làm cho những người xung quanh cũng cảm thấy thật dễ chịu khi gặp một đứa bé ngoan.


2. Trả lời điện thoại một cách lịch sự

Để dạy con làm được điều này, có thể các bậc cha mẹ sẽ phải mất một khoảng thời gian dài tùy thuộc vào khả năng, sở thích cũng như phương pháp mà bố mẹ áp dụng dạy dỗ đối với con. Hãy dạy cho con kỹ năng và thành lập thói quen khi con trả lời điện thoại. Tuyệt đối đừng để trẻ nói trống không và lối hỏi đáp “nhát gừng”. Bố mẹ có thể dạy con một vài câu nói cơ bản như: “Xin lỗi! Cháu có thể biết ai ở đầu dây bên kia không ạ?” hoặc: “Cháu rất tiếc! Hiện tại mẹ cháu không có ở nhà. Cô có muốn để lại lời nhắn nào đó cho mẹ cháu không ạ?”…

3. Không chơi trò đánh trống trên bát đĩa

Đây không chỉ là thói quen xấu mà đó còn là một trong những hành vi khiếm nhã bên bàn ăn, nhất là khi gia đình bạn có khách. Do đó thay vì để con tự tiện cầm đũa, thìa gõ vào bát đĩa, cha mẹ hãy tạo cho con tư thế ngồi ăn nghiêm chỉnh, lịch sự, không gào thét khi chưa có món ăn… Những điều cơ bản đó sẽ giúp con hình thành thói quen và phong thái định đạc, ứng xử điềm tĩnh trong suốt cuộc sống của trẻ về sau này.

4. Dạy con nói “Làm ơn”

Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc con còn quá nhỏ nên không cần phải quá nghiêm khắc với con, chờ đến khi con lớn hơn thì có thể dạy con cũng được. Đó là một trong những quan điểm nuôi dạy con sai lầm. Bởi vì bao giờ việc nuôi dạy con từ khi còn nhỏ cũng dễ dàng và hữu ích hơn rất nhiều, trẻ sẽ tiếp thu và hình thành thói quen theo sự uốn nắn của trẻ khi tâm sinh lý còn đơn giản. Do đó hãy dạy con ứng xử với mọi người một cách lịch sự. Khi con làm gián đoạn cuộc trò chuyện của một ai đó hoặc làm phiền, cần sự giúp đỡ của người khác hãy dạy con nói “Làm ơn – Xin lỗi”.

5. Không đánh nhau với những đứa trẻ khác

Đây có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng gì cho các bậc cha mẹ bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên cạnh, quản lý và giúp con kiểm soát cơn giận dữ. Nhưng việc giáo dục con là điều cần thiết và hãy dạy con bất cứ lúc nào cho đến khi con nhận thức rõ ràng được điều đó. Hãy nói với con rằng việc đánh bạn sẽ biến con thành người thua cuộc, đấy là hành vi xấu. Đó sẽ là cách thức bố mẹ tiến tới định hình tính cách cũng như giúp trẻ có thể tự kiềm chế được mình trong tương lai.