Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

10 sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh

Sợ con lạnh nên quấn kín trẻ, cắt tỉa để mi được dài và cong, cho bé nằm cùng bố mẹ là những sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải

Quấn trẻ thật kín vì sợ bé lạnh

Nhiều phụ huynh thấy trẻ còn non nớt, sợ bé bị cảm lạnh nên sử dụng tã quấn quá kín hoặc dùng khăn quấn chặt cơ thể bé, tuy nhiên theo các bác sĩ Hội Chu sinh - sơ sinh TP HCM, đây là điều không nên làm.

10 sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Quấn trẻ quá kín không tốt cho sự phát triển của da và dễ gây nhiễm trùng. Ảnh: Thiên Chương

Theo các bác sĩ, việc quấn trẻ quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da bởi bao bọc quá kín khiến những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát ra ngoài, trong đó, thành phần chính của chất thải chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi. 

Một số trường hợp do người lớn quấn trẻ quá kín đã khiến da của bé bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng. 

Đặt con nằm cùng bố mẹ

Khảo sát tại các trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh tại TP HCM cho thấy, rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ với lý do có thể dễ quan sát và chăm sóc, tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ.

Trẻ sẽ khó thở vì không lấy được ôxy, ngoài ra lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm. 

Dùng chất tẩy và nước giặt để giặt quần áo cho trẻ

Đây là điều cần hạn chế bởi theo các bác sĩ, trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Nếu giặt xả không sạch, thành phần hóa học này có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng.

Cắt tỉa lông mi cho bé để mi dài và cong

Từ lời truyền miệng trong dân gian, khi thấy bé có lông mi quá ngắn hoặc thẳng, nhiều phụ huynh chọn cách cắt lông mi cho bé với hy vọng sau khi cắt, lông mi có thể mọc dài và cong hơn. Tuy nhiên đây là suy nghĩ không đúng.

Theo các bác sĩ, lông mi chỉ tồn tại trong khoảng 3 tháng và trong quá trình lông bị "chết đi" sẽ có lông mới mọc lên thay thế. Việc mi dài hay ngắn, cong hay thẳng chủ yếu phụ thuộc vào thể chất của từng bé chứ không liên quan đến việc cắt bỏ cho mọc mới.

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ bởi lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.

Mặc ngay quần áo mới mua chưa qua giặt xả

Đây là việc không nên làm bởi trẻ có thể bị dị ứng da và tổn thương vì chất vải mới. Đối với những loại quần áo bông, nên mua cỡ lớn hơn vì rất có thể sau khi giặt, quần áo sẽ co lại và nhỏ hơn so với ban đầu khiến trẻ bứt bối.

Một lưu ý khác, khi chọn mua quần áo cho trẻ, nhất là áo len, phụ huynh cần chọn bằng cách áp mặt hoặc vùng da nhạy cảm vào mặt len để kiểm tra độ ma sát. Nhiều loại len xấu dày có thể khiến trẻ bị ngứa, thậm chí trầy xước và nhiễm trùng nếu trẻ gãi.

Mang tất và găng tay không qua kiểm tra

Cần lộn trái để kiểm tra các loại tất, găng tay, vì bên trong có thể có các vật lạ còn sót lại, hoặc các sợi chỉ có thể quấn ngón tay ngón chân của trẻ, hoặc thậm chí các loại côn trùng có thể chui vào bên trong.

Trùm mặt trẻ bằng vải the khi chở trẻ bằng xe máy

Các bệnh viện Nhi tại TP HCM từng tiếp nhận bé bị ngạt chỉ vì bố mẹ sợ bụi nên trùm mặt trẻ bằng tấm vải the khi chở bé đi tiêm phòng hoặc đi khám bệnh bằng xe máy. Nguyên nhân dẫn đến ngạt là do gió tấp vải the vào mũi ngăn ôxy trong khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể dùng tay tháo tấm che ra.

Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ

Trẻ rất nhạy cảm cho nên rất dễ bị dị ứng với các loại hóa chất trong đó có phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào, hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương.

Một điều cần lưu ý khác là tuyệt đối không đặt trẻ trong căn phòng vừa xịt thuốc diệt muỗi. Các loại thú cưng như chó mèo cũng không nên cho trẻ tiếp xúc gần.

Không nên tắm quá kỹ cho trẻ

Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng, chính vì thế dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.

Phơi nắng kéo dài để trị bệnh vàng da

Theo các bác sĩ, phơi nắng sớm cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng điều trị vàng da. Với trẻ sơ sinh, vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không cần phơi nắng. Riêng vàng da bệnh lý thì biện pháp phơi nắng không đủ để điều trị khỏi bệnh. Khi thấy trẻ vàng da kéo dài, thay vì phơi nắng, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được điều trị.

Thiên Chương


Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn

Bình thường, hiểu được vợ đã khó, huống chi khi vợ mang thai, “trò chơi đoán ý” này lại càng khó hơn. Hãy cùng làm rõ những ý muốn của mẹ bầu để thấy rằng mọi vấn đề bầu bí đều có cách giải quyết của nó!

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn
 Ảnh minh họa từ Internet

Bố nghĩ: Ngủ riêng sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn

Nhưng mẹ muốn… bố luôn luôn bên cạnh để chăm sóc và hỏi han. Sự thật, chính những thay đổi trong thai kỳ khiến mẹ bầu trong thời gian đầu chưa kịp thích ứng nên dễ dẫn đến thức giấc vào buổi tối. Tuy nhiên quyết định ngủ riêng của bố dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mình không được chăm sóc và thông cảm. Tốt nhất là thay vì quyết định chọn ghế sofa làm giường ngủ, các ông bố có thể giúp vợ mát-xa tay chân, vùng lưng một cách nhẹ nhàng để vợ ngủ ngon hơn, đồng thời giúp bố lấy thêm điểm cộng trước vợ và thiên thần nhỏ trong bụng nữa!

Bố nghĩ: Mẹ cần tránh tập thể dục thay vào đó nghỉ ngơi thật nhiều

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn


Nhưng mẹ muốn… kết hợp các bài luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cũng như độ dẻo dai. Trên thực tế đúng như vậy, các mẹ bầu luôn được bác sĩ khuyến khích vận động nhẹ thường xuyên. Bởi trong trường hợp thai phụ nằm nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cục huyết khối ở tĩnh mạch chân, khi các cục huyết khối này di chuyển lên phổi sẽ gây thuyên tắc phổi, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ bầu thiếu vận động dễ làm gia tăng mức đường huyết, vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Bố có thể yên tâm nếu mẹ duy trì được thói quen vận động nhẹ nhàng. Các hình thức luyện tập thích hợp mà bố có thể cân nhắc tham gia cùng mẹ chính là yoga và bơi lội.

Bố nghĩ: Xoa bụng mẹ bầu là cách tương tác tốt nhất

Nhưng mẹ muốn… bố thỉnh thoảng dành thời gian trò chuyện với con, đọc truyện cho con nghe nhưng đừng phấn khích mà thường xuyên đòi xoa bụng mẹ. Trên thực tế, việc xoa bụng bầu thường xuyên không mang lại kết quả tương tác tốt như bố nghĩ. Bởi vì, nếu không biết cách xoa thì sẽ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Cả bố và mẹ nên nhớ là không xoa bụng quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không quá 5 phút; khi xoa bụng cần nhẹ nhàng, chậm chạp, không siết mạnh tay vào bụng; không nên xoa bụng trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ. Hãy tương tác với con một cách khoa học để giúp con phát triển từ bên trong nhé!

Bố nghĩ: Mẹ cần ăn càng nhiều càng tốt để con có đủ chất

Nhưng mẹ muốn… ăn cho đến khi cảm thấy đúng và đủ, bởi cảm giác chướng bụng khi bị “ép” ăn không dễ chịu chút nào. Và trên thực tế thì chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó để đảm bảo con được hấp thu đủ chất và phát triển toàn diện ngay từ bên trong, bố và mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp sản phẩm dinh dưỡng phù hợp. Chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất là tiền đề để trí não của bé phát triển tốt. Có 3 dưỡng chất quan trọng bố cần bổ sung cho sức khỏe của mẹ bầu và cho thai nhi phát triển tối ưu não bộ gồm: 150 – 200 mg DHA (có nhiều trong cá hồi, trứng, thịt…), 450 mg Choline (có trong các loại rau xanh thẫm…), và 600 mcg Axit Folic (có trong ngũ cốc nguyên cám, bột mỳ, cam, bưởi…).

Chúc các ông bố bà mẹ thật nhiều sức khỏe!


Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Như một sự kiện thường niên vào dịp cuối năm, chương trình tư vấn nuôi dạy trẻ “Sukusuku Kosodate” của kênh truyền hình NHK sẽ mở cuộc thi tìm kiếm những ý tưởng hay trong việc nuôi dạy con để các bậc cha mẹ trên khắp nước Nhật tham gia. Cuộc thi năm nay quy tụ hơn 1300 ý tưởng, nhưng chỉ có 15 ý tưởng đạt giải ứng với 3 chuyên mục: vui chơi, sinh hoạt hàng ngày, ngôn ngữ. Có những ý tưởng đơn giản, nhưng rất hữu ích và thú vị mà không phải cha mẹ nào cũng nghĩ ra khi cần thiết.

Chơi với con

1. Chiếc hộp bốc thăm trò chơi

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật


Để tăng thêm sự bất ngờ và tránh nhàm chán khi cùng chơi những trò quen thuộc với cô con gái 7 tháng tuổi, bà mẹ Yamaguchi Mami đã nghĩ ra ý tưởng bỏ các lá thăm có viết sẵn tên các trò chơi vào một cái túi. Mỗi ngày hai mẹ con sẽ bốc thăm, trúng trò chơi nào thì hai mẹ con cùng nhau chơi trò đó.

2. Đi đến đích thành công

Làm thế nào để con thích thú hơn với cuộc đi dạo hàng ngày? Chị Takagi Yuko, mẹ của một cậu bé 4 tuổi đã thay đổi lộ trình qua các địa điểm cố định trên đường. Cùng là quãng đường từ nhà tới siêu thị, nhưng hôm nay sẽ đi qua công viên trước, hôm sau lại vòng qua thư viện rồi mới đến siêu thị. Cách này sẽ giúp bé có cảm giác mới mẻ mỗi ngày.

3. Bong bóng xà phòng trong bóng tối

Bong bóng xà phòng vốn là trò chơi rất quen thuộc với các bé từ 3 tuổi trở lên. Ông bố Sugawara đã nghĩ ra ý tưởng tắt điện phòng tắm, chỉ chiếu sáng bằng đèn pin rồi cùng con thổi bong bóng xà phòng. Dưới ánh sáng đèn, bong bóng bay lên và in hình trên tường trông kì diệu như trong rạp chiếu bóng. Một trò chơi đơn giản nhưng khơi gợi cho trẻ sự sáng tạo và hứng thú vô hạn.

4. Xe đẩy kiêm chức năng lau nhà

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Vừa giúp con tập đi, đồng thời lại hoàn thành cả việc lau nhà, đó là ý tưởng của ông bố khéo léo Takahashi. Từ những hộp các tông và khung nhựa cứng, anh đã khéo léo làm thành chiếc xe đẩy tập đi, sau đó bọc quanh đế xe một lớp vải để lau nhà. Quả là một mũi tên trúng hai đích: vừa tập đi cho con, vừa giúp mẹ lau nhà.

5. Đọc ehon với nhân vật chính là bé

Làm thế nào để bé chăm chú lắng nghe đọc truyện ehon? Ông Sato đã nghĩ ra một ý tưởng, thay vì đọc nguyên như trong truyện, ông sẽ cắt hình búp bê bằng giấy và dán ảnh cô cháu gái, rồi cho búp bê thay lời nhân vật. Ý tưởng này đã khiến cháu ông yêu thích việc đọc ehon hơn, vì cảm giác như bé đang ở trong câu chuyện đó.

Sinh hoạt hàng ngày

6. Để bé không sợ khi cắt tóc mái

Mỗi lần đưa kéo định cắt tóc mái cho con là bé sợ nên ngọ nguậy không chịu ngồi yên, vì vậy chị Togawa Miho đã cắt file kẹp hồ sơ trong suốt thành một chiếc mặt nạ, buộc dây chun cho bé đeo ngang tầm trán, sao cho phần tóc mái phủ bên ngoài mặt nạ. Khi đó, mẹ có thể cầm kéo cắt tóc rất dễ dàng. Bé cũng sợ bị kéo đâm vào mắt nữa vì đã có mặt nạ trong suốt che chắn rồi.

7. Luyện thói quen đánh răng cho bé hơn 1 tuổi

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Nishikawa Tomoko khá vất vả khi muốn luyện thói quen đánh răng cho cô con gái hơn 1 tuổi của mình vì bé bướng bỉnh không chịu nằm yên. Cô bèn nhờ con gái lớn 5 tuổi ngồi bên cạnh hát cho em nghe. Cô chị đã tự sáng tác một bài hát về đánh răng cho cô em “Hana chan, có cái răng xinh. Mở miệng ra, mình cùng chải răng….”. Cô em nghe thấy vậy rất thích thú và nằm yên cho mẹ chải.

8. Đối phó với vết bẩn ở tay áo khi bé ăn bốc

Trong giai đoạn trẻ tập ăn bốc, cánh tay và cổ tay áo của bé rất dễ dính đồ ăn dầu mỡ. Bà ngoại Nakashima Michi đã cắt đôi chiếc tất dài, dùng phần ống luồn vào cánh tay cho cháu, thế là cánh tay áo không còn bị bẩn nữa.

9. Tái sử dụng đồ dùng cho bé ở khu dân cư

Đây là ý tưởng của bà Esumi sống tỉnh Nara. Bà gom góp những vật dụng liên quan đến việc nuôi dạy trẻ như xe đẩy, địu, quần áo, sách truyện, đồ chơi, bàn ăn… từ những người không dùng nữa để cho những người có nhu cầu mượn lại. Việc tái sử dụng hiệu quả này giúp ích không nhỏ cho những người mẹ có con nhỏ ở nơi bà đang sống.

10. Dạy bé xì mũi

Dạy cho trẻ cách xì mũi là việc tưởng đơn giản mà lại không dễ chút nào. Cô giáo mầm non Shirakami Akiko đã nghĩ ra một cách rất độc đáo để dạy các em nhỏ ở trường mình xì mũi. Cô lấy một mẩu khăn giấy, cuốn nhỏ lại đủ nhét vừa lỗ mũi. Sau đó dùng một tay ấn lỗ mũi bên kia, rồi xì một cái sao cho chiếc khăn giấy phi ra ngoài như một chiếc tên lửa. Tất cả các em đều làm theo một cách khoái chí. Xì mũi chỉ đơn giản như các em xì cho tên lửa giấy phi ra từ mũi mình mà thôi.

Trò chuyện

11. Show trình diễn của anh trai

Khi các bé đến tuổi phải rèn thói quen đi vệ sinh, đi tắm, thay quần áo, cha mẹ thường rất vất vả vì các bé luôn loay hoay không chịu ngồi yên. Đặc biệt khi bé thứ hai ra đời thì bé lớn lại có xu hướng bướng bỉnh và thích làm theo ý mình hơn. Bà mẹ Kusano Eri đã dẫn dụ cậu anh, bằng cách bắt chước giọng của em bé để nịnh anh biểu diễn cho em xem những khi cần anh thay quần áo, dọn đồ chơi, ăn cơm… Khi ấy cậu anh rất ra dáng anh trai, làm rất nhanh để em xem.

12. Lấy âm nhạc làm nhạc hiệu để con nghe lời

Nếu con bạn yêu thích một ca khúc hay đoạn nhạc nào thì hãy khéo léo tận dụng nó để làm nhạc hiệu giúp bé nghe lời như bà mẹ Tateishi Keiko làm với cô con gái 3-4 tuổi của mình. Khi muốn bé dọn dẹp đồ chơi hay mặc quần áo sau khi tắm… mẹ cô bé chỉ cần bật đoạn nhạc bé rất thích lên là bé lập tức có hứng thú làm việc ngay, và làm mọi thứ rất nhanh nhẹn, gọn gàng.

13. Làm sao để cả lớp yên lặng nghe đọc ehon

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Tất cả các trường mẫu giáo ở Nhật đều có giờ đọc ehon cho trẻ. Nhưng làm thế nào để mấy chục bé cùng ngồi yên và lắng nghe? Khi tình nguyện đọc ehon ở trường của con, ông bố Sakamoto Kenichi đã nghĩ ra một ý tưởng. Trước khi bắt đầu đọc anh sẽ cùng các bé “Nào các em chúng ta cùng đếm nhé một, hai…ba…suỵt” rồi làm động tác đưa ngón tay chạm vào miệng ra hiệu im lặng. Thật bất ngờ là cách làm này vô cùng hiệu quả. Sau hành động đưa tay lên suỵt, tất cả các bé đều ngồi yên lặng chăm chú nghe anh đọc truyện.

14. Gọi bé quay lại bằng sợi dây vô hình

Nếu bạn có một cậu con trai 3 tuổi mỗi khi ra ngoài với mẹ lại thích la cà không chịu đi về ngay, hoặc thích đi theo ý mình thì ý tưởng của bà mẹ Omatsu Maki quả là hay. Cô tạo ra một sợi dây vô hình, hễ cậu con trai không chịu đi đúng hướng là mẹ sẽ giả vờ như đang kéo dây để cậu quay lại. Trò chơi của mẹ khiến cậu bé rất hứng thú và hưởng ứng nhiệt tình bằng cách giả vờ như đang bị kéo và chạy lại chỗ mẹ lúc nào không hay.

15. Khi bé không chịu ăn

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Làm thế nào khi bé không chịu ăn cơm? Thay vì quát mắng, chị Sakurai Mayu, mẹ của cô con gái 3 tuổi đã đã giả vờ như đang gọi điện thoại cho bà ngoại, có khi là cho nhân vật nào đó bé rất thích để nói “alo alo, XYZ đấy à, A không ăn cơm. XYZ có gì muốn nói với A không…”, cô con gái thích thú và lại ngồi ăn ngon lành.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Những Bài Tập Yoga Đơn Giản Cho Bà Bầu

30 phút yoga cho bà bầu

Những Bài Tập Yoga Đơn Giản Cho Bà Bầu

Tập luyện hàng ngày bài yoga này chỉ sau một tuần, hiệu quả đã đến với các phụ nữ mang bầu, mang lại những cảm giác nhẹ nhõm và hạnh phúc.



Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?

Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần 24 này, các sắc tố da của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Hiện tại, làn da của bé yêu có vẻ vẫn còn nhăn nheo. Hiện tượng này là di lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy nhiều hơn với tốc độ khá nhanh.

Lúc này chị em có thể cảm nhận được các cử động của bé yêu một cách thường xuyên. Sau 24 tuần, bé yêu có cân nặng khoảng 450-650 gam. Trong trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó chị em bắt buộc phải sinh non, hoặc chuyển dạ sớm, thì một đứa bé có cân nặng nằm trong khoảng từ 500 – 550gam vẫn có khả năng sống bằng sự can thiệp đặc biệt của y tế.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này, tâm trạng của chị em bắt đầu cảm thấy lo lắng. Càng lo lắng chị em càng thấy khó chịu, cáu gắt, sự lo lắng này cũng ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, để tâm trạng được thoải mái hơn chị em hãy thư giản cơ thể bằng cách ngâm mình trong nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ hoặc những bài hát mà chị em yêu thích hàng ngày và uống một cốc trà thảo dược vào buổi tối để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

Để không cản trở quá trình lưu thông máu đến bánh nhau thì lúc ngủ chị em nên nằm nghiêng, tránh nằm ngữa hoặc sấp. Nếu như chị em không thích ngủ với tư thế này chị em có thể thử kẹp một cái gối mềm ở giữa hai đầu gối. Cách này có thể giúp chị em giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể khi chị em nằm nghiêng.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?
Thai nhi 24 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25

Quá trình phát triển của thai nhi:

Mặc dù phổi của bé đã được phát triển hoàn thiện, tuy nhiên phổi chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình khi bé yêu được sinh ra. Vì thế lúc này bé vẫn nhận phải nhận oxy từ bánh nhau. Tai trong của bé có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, đây cũng chính là lý do tại sao khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước mà bé lại có thể giữ được cơ thể luôn thăng bằng.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, chị em sẽ được xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường huyết trong máu, kết quả của xét nghiệm này cho biết chị em có bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu chị em bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ phải được mổ để đưa bé yêu a ngoài ngay, vì bệnh này có thể tác động đến các hormon tăng trưởng làm cho thai nhi có kích thước lớn một cách bất thường. Xét nghiệm chỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con, nên chị em đừng quá lo lắng nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26

Quá trình phát triển của thai nhi:

Một điều tuyệt vời ở tuần này là, hai bàn tay của thai nhi đã phát triển đầy đủ. Vì vậy thai nhi có thể tự mình cảm nhận những vậy xung quanh mình bao gồm làn da, đầu, thậm chi cả ổn nữa.

Để có thể cảm nhận rõ những cử động của bé yêu một cách rõ ràng chị em hãy ngồi xuống và cảm nhận. Lúc này khả năng nghe của bé cũng đã được phát triển hơn trước, vì vậy bé có thể nghe thấy những gì chị em hoặc người thân nói chuyện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, hệ tiêu hóa của chị em sẽ gặp một chút khó khăn. Bởi vì, các hormon progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hoá, mà việc kích thước tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên ruột của chị em. Điều này có thể khiến chị em không có cảm giác muốn ăn, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy các món mình rất thích trở thành ác mộng. Để cải thiện tình trạng này chị em nên ăn uống một cách chậm rãi hoặc là chị em nên ăn nhiều bữa, quan trọng là nên tránh ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và đặc biệt là chứa nhiều dầu mỡ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, mắt của bé yêu đã có thể mở ra và bé đã có thể bắt đầu chớp mắt được rồi đấy các mẹ ạ. Có nhiều chị em thắc mắc không hiểu tại sao khi sinh ra mắt cua bé yêu lại có màu khác nhau như màu nâu, đen, xanh đó là do yếu tố sắc tộc các mẹ ạ.

Sau 27 tuần, bé có cân nặng khoảng 800-950 gram, tuy nhiên lúc này trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, bé sẽ tiếp lúc tăng cân cho đến lúc được sinh ra.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc bé còn trong bụng mẹ, bé sẽ được tử cung của mẹ bảo vệ. Nhưng lúc được sinh ra thì sao? Có rất nhiều nguy hiểm mà chị em không thể lường trước được, chính vì vậy ngay từ bây giờ chị em hãy cũng ông xã dọn dẹp lại nhà cửa một chút nhé! Chị em hãy cất gọn những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bé lên cao, dán hết các ổ điện, chất tây rửa và mỹ phẩm cũng phải được cất ngăn nắp tránh trừng hợp bé cầm được, lúc được sinh ra bé yêu của bạn sẽ rất hiếu động đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này là tuần đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối, lúc này nhìn bé yêu không khác mấy so với lúc bé yêu được sinh ra sau này. Các bộ phận trong hệ hô hấp và tiêu hóa của bé vẫn còn cần phải phát triển hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó chị em buộc phải sinh non thì lúc này có đến trên 80 % cơ hội sống sót với sự tác động của y tế đặc biệt.

Lúc này bé yêu của bạn đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ và bố rồi đấy, bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé yêu để gắn kết tình cảm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi quan sát sự thay đổi của cơ thể chị em sẽ thấy những vết rạn da bắt đầu xuất hiện, hoặc thinh thoảng có cảm giác ợ chua, lúc ngủ thì mơ thấy mình sinh con… đừng quá lo lắng vì đây là những biểu hiện hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì đến cả hai mẹ con cả.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình lâm bồn cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất khi bé được sinh ra, chị em học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước như mẹ, chị gái.., hoặc là đăng ký tham gia các khóa học về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chị em còn có thể nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa nhi. Hãy chứng tỏ mình là bà mẹ tuyệt với trong mắt con yêu nhé!

Chúc các bạn đang trong quá trình có mang sinh em bé được Mẹ Tròn Con Vuông!


Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi

Tùy từng độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ của các bé cũng sẽ khác nhau. Thiếu ngủ có thể làm ảnh hưởng tâm trạng của bé, dẫn đến những hành vi tiêu cực. Hơn nữa, theo các chuyên gia, những bé được ngủ đủ giăc sẽ thông minh hơn những bé khác. Blog Nuôi Dạy Con mách mẹ thời gian ngủ "tiêu chuẩn" của con nhé!

Thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi
Độ tuổi khác nhau, bé sẽ có khoảng thời gian ngủ lý tưởng khác nhau
1/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi

Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn.

Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ.

2/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối.

3/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi

Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường.

Các bé sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian của mình để ngủ. Giống như một robot được lập trình sẵn, bé sẽ có những giấc ngủ ngắn từ 2 đến 3 tiếng giữa các bữa ăn kể cả ngày lẫn đêm. Vì vậy mẹ đừng quá lo ngại nếu như thấy bé cưng cứ ngủ suốt mà chẳng chịu chơi đùa gì nhé!

4/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng.

5/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày.

6/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi

Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian bé ngủ ở tuổi này cũng sẽ khác nhau. Trẻ em ở độ tuổi này cần được khuyến khích ngủ 10-11 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, hầu hết chỉ ngủ khoảng 9 tiếng mỗi ngày.

7/ Thời gian cần cho trẻ từ 12 trở lên

Thanh thiếu niên cần ngủ để được khỏe mạnh và duy trì một trạng thái tinh thần tối ưu, do đó con thực sự cần giấc ngủ nhiều hơn giai đoạn trước. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ 8-9 tiếng mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh thường không hoàn toàn tuân theo sự định hướng chăm sóc do người lớn đề ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhẹ nhàng áp dụng một số quy tắc giúp cả bé lẫn mẹ được thư giãn và tận hưởng khoảng thời gian đầu đời đáng yêu này. Mỗi khi cảm thấy lo lắng vì bé ngủ quá ít, ăn quá nhiều hay bé...

8/ Bí quyết giúp con ngon giấc

- Vừa chào đời

Ở độ tuổi này trẻ có thể ngủ bất cứ lúc nào nhưng vẫn phải cho trẻ ăn và thay tả đầy đủ. Một số trẻ sẽ rất quấy khi chúng mệt trong khi những trẻ khác sẽ ngủ rất nhanh. Mẹ nên lưu ý dấu hiệu khi bé mệt mỏi, và dỗ bé đi ngủ khi thấy bé có vẻ buồn ngủ. Cố gắng dỗ trẻ ngủ đêm bất cứ khi nào có thể.

- Trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm trong khi có 1-4 giấc ngủ trưa một ngày. Điều quan trọng ở giai đoạn này là khuyến khích các bé ngậm núm vú giả là để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ một mình. Xây dựng một lịch trình ngủ ngày và ngủ đêm thường xuyên. Tạo cho bé một thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp con ngủ ngon hơn.

Một không gian thoải mái sẽ giúp bé ngủ ngon hơn

- Trẻ tập đi

Trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu có biểu hiện sụt giảm về số lượng và độ dài của giấc ngủ trưa. Ở tuổi này, ác mộng và các vấn đề giấc ngủ có thể trở nên phổ biến hơn dẫn đến việc ngủ ngày và các vấn đề hành vi tiêu cực.

Tập cho trẻ các thói quen lên giường và đi ngủ đúng giờ. Thiết lập giới hạn phù hợp được quy định rõ ràng nếu con của bạn liên tục thức dậy hoặc đi ra khỏi giường. Khuyến khích việc sử dụng một món đồ chơi tạo cảm giác an toàn cho trẻ hay lo sợ.

- Trẻ mẫu giáo

Ở lứa tuổi này, trẻ em có thể bị khó ngủ và thường thức dậy vào ban đêm. Nỗi sợ hãi bóng đêm cũng có thể trở nên phổ biến hơn khi trí tưởng tượng phát triển. Mẹ nên tạo cho trẻ cảm giác thoải mái vào ban đêm và giữ lịch trình giấc ngủ thích hợp nhất với trẻ.

- Tuổi đi học

Tiếp xúc với các yếu tố kích thích như internet hoặc các loại nước ngọt có ga cũng có thể hạn chế giấc ngủ của trẻ. Dạy cho trẻ về thói quen ngủ lành mạnh và tiếp tục giữ cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và không gian thích hợp. Tránh để các yếu tố kích thích như caffeine, TV hoặc máy tính trên giường hoặc trong phòng của trẻ.


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Cách phát hiện con bị suy dinh dưỡng

Nhiều mẹ đau đầu khi con ngày càng gây guộc và xanh xao nhưng không biết là bé bị bệnh gì hay bị suy dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để phát hiện con bị suy dinh dưỡng?
Con em 17 tháng tuổi chỉ nặng 10 kg, có bị suy dinh dưỡng không, cần bổ sung thuốc gì cho bé ăn ngon và tăng cân nhanh? (Mỹ Thoa)

Những thông tin về trẻ lười ăn chậm tăng cân
Những thông tin về trẻ biếng ăn thì phải làm sao
Những kiến thức về giải pháp cho bé biếng ăn chậm tăng cân
Xem thêm những bài viết bổ ích về trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trả lời:

Chào bạn,

Để biết bé có suy dinh dưỡng hay không, bạn nên theo dõi cân nặng theo biểu đồ tăng trưởng suốt từ lúc sinh đến số tháng tuổi hiện tại của con bạn. Trong bất kỳ sổ khám sức khỏe nào của bé cũng đều có biểu đồ tăng trưởng này.

Bằng cách chiếu trên biểu đồ tăng trưởng có trục dọc là cân nặng theo kg, trục ngang là tuổi tính theo tháng, nhìn vào điểm giao nhau giữa hai trục trên thì chúng tôi thấy con bạn vẫn nằm trong kênh sức khỏe bình thường. Từ đó suy ra con bạn 17 tháng tuổi nặng 10 kg là bình thường.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất, sao cho cân bằng giữa các nhóm chất. Ở lứa tuổi này bé nên được ăn 3 bữa cháo và 2 bữa sữa mỗi ngày. Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày của bé như sau:

- Gạo: 100-150 g.

- Đạm (thịt, cá, tôm): 100-120 g.

- Dầu: 20-30 g.

- Rau xanh: 50-60 g.

- Trái cây: 100-150 g.

- Sữa: 500 ml (nếu không bú mẹ).

Chúc bạn và cháu luôn mạnh khỏe.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Dung

Khoa Nội Tổng hợp Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn