Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh an toàn tại nhà ngày hè

Với những người ông bố bà mẹ có con đầu lòng, việc tắm cho bé có thể là cả một thử thách.

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh an toàn tại nhà ngày hè


Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và non nớt nên việc tắm cho các bé có thể khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng, e dè. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản về việc tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách.

Một số chú ý khi tắm cho bé:

- Quy tắc đầu tiên và quan trọng hàng đầu khi cho trẻ tắm là: Tuyệt đối không bao giờ để trẻ một mình mà không có người giám sát. Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối ở mực nước chỉ khoảng 2,5 cm và trong vòng chưa đầy 60 giây. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng tất cả các vật dụng bạn cần khi cho trẻ tắm (sữa tắm, khăn, tã giấy,...) để không phải chạy đi chạy lại lấy đồ mà “bỏ rơi” con, và nhớ luôn giữ bé bằng ít nhất một tay khi bé đang ở trong nước. Nếu chuông cửa nhà hoặc chuông điện thoại reo, nhớ bế bé lên với một chiếc khăn tắm và mang bé đi theo cùng bạn.

- Không đặt bé vào bồn tắm khi vòi nước vẫn đang chảy vì nhiệt độ nước có thể thay đổi hoặc nước có thể dâng quá cao. Bé có thể sẽ bị bỏng hoặc ngạt trong nước chỉ trong vài giây chỉ vì một vòi nước đang chảy.

- Nhiệt độ nước tắm cho trẻ không được phép quá lạnh hay quá nóng, khoảng tầm từ 37-38 độ C như thân nhiệt cơ thể người là tốt nhất.

- Bồn tắm thường rất trơn trượt nên mẹ cần trang bị thêm một chiếc thảm cạnh bồn tắm để tăng tính an toàn. Mẹ cũng nên mua một chiếc kẹp vòi nước để bảo vệ đầu bé khỏi va đập.

- Để các đồ điện tử (như máy sấy tóc, bàn là,...) cách xa khu vực bồn tắm

Quy trình tắm cho bé:

1. Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết ngay bên cạnh (sữa tắm, khăn tắm, tã giấy sạch, quần áo của trẻ,...). Giữ cho nhiệt độ phòng ấm áp để bé không bị lạnh.

2. Trước khi tắm cho bé bạn nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm hoặc chạm khuỷu tay vào bồn tắm để đảm bảo rằng nước không quá nóng hoặc quá lạnh

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh an toàn tại nhà ngày hè
Trước khi tắm cho bé, bạn nên kiểm tra lại nhiệt độ nước tắm bằng nhiệt kế hoặc chạm khuỷu tay vào bồn tắm. (Ảnh minh họa)

3. Mang bé đến khu vực tắm và cởi bỏ quần áo cho bé. Nếu mỗi lần đưa đi tắm bé đều khóc, hãy cứ để bé đeo bỉm khi tắm trong những lần đầu để bé gia tăng cảm giác an tâm khi ở trong nước.

4. Từ từ đưa chân bé vào trong bồn tắm trước, dùng một tay để đỡ cổ và đầu bé. Rót từng gáo nước tắm lên người bé trong suốt quá trình tắm để bé không bị lạnh.

5. Nhúng khăn ướt vào sữa tắm nhưng chỉ với một lượng cực kì nhỏ và phải là loại sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, không gây kích ứng. Lấy khăn để lau cho bé từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài. Bắt đầu bằng lau da đầu bé với một tấm khăn ướt, thấm sữa tắm. Giũ khăn cho hết sạch sữa tắm rồi nhẹ nhàng lau mắt, mặt bé. Đừng quên rửa bộ phận sinh dục cho bé, đây là khu vực cần phải được làm sạch hàng ngày.

6. Dùng gáo nước dội sạch khắp người cho bé và lau lại cho bé bằng khăn sạch. Nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi bồn với một tay đỡ cổ và đầu bé, một tay đỡ mông bé. Vì người trẻ nhỏ rất trơn khi đang ướt, bạn nên nhờ một người nữa cầm giúp khăn lau khô và đỡ lấy bé.

7. Quấn bé trong khăn tắm và vỗ vỗ khẽ cho bé khô. Sau đó, thay tã, mặc quần áo cho bé xong xuôi là mẹ có thể đặt một nụ hôn ngọt ngào lên trán con yêu rồi đấy.


Theo Eva


Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Bà bầu ngủ ngon hơn nhờ thực phẩm

Trong 40 tuần thai kỳ, việc mất ngủ xảy ra một cách thường xuyên khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi. 
Hãy thử các loại thức ăn sau đây để cải thiện giấc ngủ của mình nhé!

Tin liên quan:
Tổng hợp thông tin liên quan đến dinh dưỡng trong thai kỳ
Những thông tin về sữa tốt nhất cho mẹ bầu
Xem thêm những bài viết bổ ích về ăn gì tốt nhất khi mang bầu

Sữa ấm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thưởng thức một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn do sữa có chứa lượng nhỏ chất tryptophan (85mg /1 ly sữa). Tuy nhiên, bạn nên uống trước khi đi ngủ 1 giờ và nên đi tiểu trước khi ngủ vì việc uống sữa rồi đi ngủ luôn sẽ làm bạn phải thức dậy trong đêm vì cơn buồn tiểu.


Pho mát

Bánh mìMột miếng pho mát nhỏ có chứa lượng tryptophan gấp đôi trong một ly sữa (khoảng 140mg). Ngoài ra, cũng như sữa, pho mát chứa canxi – một khoáng chất giúp cơ thể sản xuất melatonin. Tuy nhiên bạn không nên ăn ngay trước khi đi ngủ vì nó có thể làm bạn tỉnh táo hơn, hay thử ăn trước giờ đi ngủ 1 giờ bạn nhé!

Carbohydrates trong bánh mì kích thích tiết insulin, và có tác dụng loại bỏ mổ số acid amin là đối thủ của tryptophan. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi bạn ăn thực phẩm giàu tryptophan chẳng hạn như một miếng bánh mì nướng, các thực phẩm từ ngũ cốc… giúp cơ thể dồi dào axit amin làm dịu cơ thể và dễ mang đến giấc ngủ. Bánh mì còn làm giảm cơn ốm nghén đáng kể ở bà bầu.



Tryptophan có hầu hết trong các sản phẩm được chế biến từ bơ. Bánh mì quệt bơ, sữa pha chút bơ… đều có công dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Hãy thưởng thức những đồ ăn này trước khi đi ngủ 1 giờ sẽ làm tăng mức tryptophan trong não. Trong thời gian một giờ này, bạn có thể thư giãn với một cuốn sách sẽ giúp cơn buồn ngủ nhanh chóng đến với bạn.

Chuối

Loại trái cây này rất giàu tryptophan giúp thúc đẩy serotonin mang đến cơn buồn ngủ nhanh chóng. Ngoài ra, magie trong chuối cũng giúp cơ bắp được thư gian và làm bà bầu ngủ ngon hơn.

Sữa đậu nành

Nếu bạn không thể uống được sữa bần hoặc các loại sữa tươi khác thì sữa đậu nành là lựa chọn tuyệt vời. Sữa đậu nành có chứa tryptophan và lượng canxi cần thiết để tăng cường việc sản xuất serotonin và melatonin giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

Trứng

Một quả trứng gà luộc cho bữa ăn sáng và ăn nhẹ trước khi đi ngủ rất tốt cho bà bầu. Một quả trứng có chứa khoảng 180mg tryptophan và các loại protein khác có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên ăn kèm với bánh mì để tăng tryptophan.

Bột yến mạch

Một yến mạch có chứa một lượng nhỏ melatonin – một chất giống như hormone giúp điều hòa giấc ngủ.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa tryptophan và magiê tự nhiên giúp thư gian cơ thể và ngủ ngon hơn, chỉ khoảng 30g hạt bí ngô đã chứa 151 mg magie (là một trong những thực phẩm dồi dào magie nhất).

Hạt bí ngô cũng chứa chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho tim mạch như vitamin B, kẽm, vitamin C,D,E và K.

Quả anh đào

Anh đào có chứa một lượng nhỏ hormone melatonin. Hãy thử ăn một miếng bánh mì nướng bơ với quả anh đào khô 1 giờ trước khi đi ngủ, đảm bảo bạn sẽ nhanh chóng đến với giấc ngủ và ngủ ngon suốt đêm.

Quả anh đào cũng là một nguồn dồi dào beta carotene, vitamin C, kali, magie, sắt, chất xơ và folate.

Có bầu ăn gì để con thông minh vậy các mẹ?

Chị Hương, người đang mang bầu tháng thứ 2, luôn thắc mắc khi mang bầu để con thông minh.
Chị Hương cùng các mẹ xem bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Tin liên quan:
Có thể bạn quan tâm đến dinh dưỡng cho bà bầu
Xem thêm bài viết về sữa cho thai kỳ
Có thể bạn quan tâm đến có bầu nên ăn gì

Chocolate

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chứng minh rằng, phụ nữ ăn socola trong thời gian sẽ sinh ra những em bé hay cười, hạnh phúc và linh hoạt hơn.

Theo các chuyên gia, chocolate có tác dụng cải thiện tâm trạng mẹ bầu cũng như thai nhi, vậy có lý do gì để chúng ta không ăn chocolate phải không? Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.


Táo tàu

Các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh rằng táo tàu rất có lợi cho dạ dày, bổ sung khí huyết, nhuận phổi. Thai nhi sẽ phát triển rất thuận lợi nếu các bà bầu khí huyết đầy đủ.

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng táo tàu lại rất nóng vì vậy không nên ăn quá 3 quả một ngày.

Táo tàu có chứa lượng vitamin C và vitamin E phong phú. Các loại vitamin này giúp cho làn da của phụ nữ mang bầu tươi sáng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp chống lại sự hình thành các vết nám.

Táo

Táo không chỉ giàu kẽm và các nguyên tố vi lượng, mà còn giàu chất béo, carbohydrate, các vitamin và chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất xơ phong phú có lợi cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này.
Phụ nữ mang thai nên ăn 1-2 quả táo mỗi ngày để bổ sung kẽm. Bên cạnh việc bổ sung táo làm, bà bầu cũng cần ăn thêm hạt hướng dương, nấm, hành tây, chuối, bắp cải và các loại hạt cũng giàu kẽm.

Đừng bỏ qua trứng

Ăn trứng trong thời gian mang thai có thể cải thiện được trí nhớ của bé và giúp chống ung thư vú cho người mẹ. Dưỡng chất choline được tìm thấy trong trứng giúp não trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt tuy nhiên, theo khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trứng đã được nấu chín và chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần.

Nhân hồ đào

Nhân hồ đào có lợi cho gan và thận, bổ sung khí huyết, nhuận phổi.

Phụ nữ mang bầu thường xuyên ăn nhân hồ đào, em bé khi sinh ra không những thông minh mà tóc sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều bởi nhân hồ đào có chứa nhiều chất béo. Nhân hồ đào đặc biệt rất thích hợp cho những bà bầu thường xuyên bị chứng táo bón.

Lạc

Các bác sỹ về đông y cho rằng lạc có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Tuy nhiên mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng trướng bụng.

Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ rất thông minh. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn.

Ăn nhiều thực phẩm thuộc họ đậu

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau củ quả thuộc họ đậu làm tăng khả năng kích thích sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Các loại quả, hạt thuộc họ đậu có chứa axit béo chưa bão hòa, canxi và vitamin B giúp cho sự phát triển của bộ não được thăng bằng và ổn định.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu nành, hay dầu đậu nành.

Thưởng thức cá

Sử dụng dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Thời gian này rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua những loại dầu cá có lợi như dầu cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích, cá thu và cá mòi. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn với 1-2 bữa ăn với cá mỗi tuần, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì trong một số loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Cá còn dồi dào omega-3 – rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.

Nghệ tây

Tiêu thụ hỗn hợp sữa và nghệ tây trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm bớt đau bụng thận và đau dạ dày cũng như giúp các em bé có xương chắc khỏe và trở nên thông minh hơn.

Hạt óc chó

Hạt óc chó giàu chất dinh dưỡng, trong đó chất béo chiếm 63% – 65%, protein chiếm 15% – 20%, đường chiếm khoảng 10%. Với 500 gram quả óc chó tương đương với 2,5 kg trứng gà, hay 4,5kg sữa tươi.

Đặc biệt canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2 cũng khá cao, rất tốt cho các tế bào thần kinh lớn.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ rất giàu chất sắt và các loại dinh dưỡng khác, ăn mộc nhĩ giúp máu lưu thông tốt từ mẹ sang bào thai, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Rong biển, hải sản

Tảo bẹ, rong biển, hải sản rất giàu canxi, iốt, phốt pho, sắt, muối vô cơ và các nguyên tố khác kích thích sự sinh trưởng và phát triển đại não của thai nhi; chống suy nhược thần kinh và tốt cho sức khỏe bà mẹ.

Vừng đen

Hạt vừng đen đặc biệt rất giàu canxi, phốt pho, sắt, và 19,7% protein chất lượng cao với gần 10 loại axit amin quan trọng, mà các axit amin là thành phần chính tạo thành các tế bào não.

Hạt sen

Hạt sen rất giàu canxi, đạm, photpho có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, cố tinh, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí. Với những lợi ích này, bà bầu đừng nên bỏ qua hạt sen vì chúng rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não thai nhi.

Bên cạnh việc ăn thường xuyên những loại thức ăn cho bà bầu để bé thông minh, bà bầu cũng cần bổ sung đủ những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai như axit folic, sắt, vitamin A, vitamin B, canxi… để thai nhi phát triển tốt nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Một số món xào bổ dưỡng cho bà bầu và cách làm

Vợ tôi đang mang thai tháng thứ ba. Vậy vợ tôi có thể ăn những món xào nào để bổ sung chất dinh dưỡng mà đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Tin liên quan
Những kiến thức về dinh dưỡng khi có thai
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa cho thai kỳ
Những bài viết liên quan về mang thai ăn gì tốt nhất

1. Rau nhút xào nấm rơm

Nguyên liệu:

100gr nấm rơm, 200gr rau nhút, hành khô, muối, nước mắm ngon, dầu ăn.

Thực hiện:

Nấm rơm nhặt sạch ngâm với chút muối, rửa sạch để ráo. Rau nhút nhặt lấy phần non, rửa sạch, cắt đoạn vừa ăn. Hành khô bóc vỏ, thái lát.



Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, phi thơm hành, cho nấm vào xào chín, xúc để riêng.

Cho tiếp dầu vào chảo, cho rau vào xào chín, nêm mắm muối vừa ăn, sau đó cho nấm vào đảo đều. Sau đó bày ra đĩa. Dùng nóng.

2. Rau tiến vua xào mực

Nguyên liệu:

1 con mực ống, 50gr rau tiến vua, hành khô, muối, nước mắm ngon, dầu ăn.

Thực hiện:

Mực ống rửa sạch lột da, thái khoanh. Ướp mực với nước mắm ngon.

Rau tiến vua ngâm cho nở, rửa sạch, cắt đoạn dài. Hành khô bóc vỏ, thái lát.

Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, phi thơm hành, cho mực và xào tái, xúc để riêng.

Cho tiếp dầu vào chảo, cho rau tiến vua vào xào chín, nêm mắm muối vừa ăn, sau đó cho mực vào đảo đều. Sau đó bày ra đĩa.

3. Nấm kim châm xào thịt bò satế

Nguyên liệu:

100gr thịt bò, 200gr nấm kim châm, cà rốt, hành lá, satế, dầu ăn, hạt tiêu, muối, ớt tươi, rau mùi, tỏi khô, dầu hào.

Thực hiện:

Thịt bò lọc bỏ gân, xơ, thái mỏng to bản ngang thớ. Ướp với tiêu, dầu hào, tỏi băm, muối nêm. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt thái mỏng. Hành lá cắt khúc dài 3cm.

Đun nóng dầu cho thịt đã tẩm ướp vào xào săn, để riêng. Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào đảo chín tới.

Sau đó cho hành, nấm và thịt bò đảo đều, nêm vừa ăn. Cuối cùng cho satế vào.

4. Bông kim châm xào nấm đông cô dầu hào

Nguyên liệu:

200gr bông kim châm, 50gr nấm đông cô, dầu hào, dầu ăn, xì dầu, muối, tiêu đường.

Thực hiện:

Bông kim châm nhặt nhuỵ, rửa sạch để ráo. Nấm đông cô ngâm với muối, rửa sạch, để ráo.

Đun nóng dầu ăn, cho tỏi bằm vào phi thơm, sau đó cho bông kim châm vào xào cho tái, cho tiếp nấm xào kỹ. Nêm nếm vừa ăn, cho thêm chút dầu hào vào cho thơm.

Trút ra đĩa, rắc tiêu và thêm chút ngò lên trên.

5. Bông so đũa xào thịt bò

Nguyên liệu:

300gr bông so đũa ngâm rửa sạch và để ráo, 200gr thịt bò fillet thái lát mỏng, nước mắm, muối, tiêu, bột súp gà, bột năng, tỏi băm, dầu ăn.

Thực hiện:

Ướp thịt bò với tỏi băm, tiêu, bột súp gà, một chút bột năng, vài giọt nước mắm. Để thịt bò thấm gia vị khoảng sau 15 phút.

Phi tỏi trong chảo thật thơm cho bông so đũa vào xào chín nêm gia vị vừa ăn, mang ra đĩa.

Bắc chảo trên bếp, chảo nóng phi tỏi thơm với dầu cho thịt bò vào xào, đảo nhanh tay vài lần, thịt bò lúc này đã chín tái nhắc xuống và cho thịt bò lên trên đĩa bông so đũa, rắc ít tiêu lên thịt bò.

Những điều cần biết về tâm lý trước khi mang thai lần 2

Vợ chồng tôi tính có em bé thứ hai. Tôi cần chuẩn bị gì về tâm lý cho vợ khi mang thai lần thứ hai?

Tin liên quan:
Xem thêm bài viết về mang thai 3 tháng đầu tiên
Những thông tin về sức khỏe mẹ bầu
Những thông tin về chuẩn bị mang bầu nên làm gì
1/ Tình yêu nhân đôi

Khi chuẩn bị mang thai lần 2, nhiều mẹ lo lắng mình sẽ không có thời gian chăm sóc bé đầu, làm bé tủi thân, thiếu hụt tình thương của mẹ. Bớt lo đi mẹ nhé, trái tim mẹ không bị chia nhỏ, ngược lại còn tăng gấp đôi. Hai con sẽ đều cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mẹ như nhau.

2/ Chuẩn bị tâm lý cho bé đầu




Sự xuất hiện của một thành viên mới có thể gây không ít xáo trộn cho gia đình nhỏ của bạn. Hầu hết mọi sự chú ý của ba mẹ đều dành hết cho “thành viên nhí” và điều này có thể khiến bé cưng không thoải mái. Nhiều bé thậm chí còn ghen tỵ và thấy ghét người em chưa sinh của mình. Chuẩn bị tâm lý bé...

Dạy cho bé đầu tính tự lập ngay từ khi bé thứ 2 còn trong bụng là phương án lý tưởng để mẹ không phải đau đầu vì cuộc chiến của 2 bé sau này. Những khi bé mè nheo, nhõng nhẽo, mẹ nói với con rằng: “Con lớn rồi, cùng mẹ chăm em nhé”. Từ từ, bé sẽ ý thức được vai trò mới của mình và biết cách tự lập hơn.

3/ Làm mẹ là bản năng

Bạn có thể đã quên hết những kinh nghiệm của lần sinh trước, ngay cả cảm giác đau đẻ cũng không hình dung nổi đã diễn ra như thế nào, chỉ nhớ rằng rất kinh khủng. Chuẩn bị mang thai lần 2, bạn gần như phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, cứ yên tâm, bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả, hơn nữa còn chăm con khéo léo và thông thái gấp nhiều lần trước.

4/ Giữ vững sự lạc quan

Nếu con đầu chưa được 2 tuổi, bạn nên chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt cho quãng thời gian trường kỳ phía trước. Bạn sẽ vừa phải chăm sóc thai kỳ, vừa hỗ trợ cho bé đầu tập đi, tập ăn, tập nói. Khoảng thời gian này sẽ rất bận rộn, vì vậy đừng ôm đồm tất cả một mình. Thay vào đó, chịu khó chia sẻ bớt công việc nhà cửa với anh xã, người thân.

Nếu bé lớn 3 tuổi và bắt đầu đi nhà trẻ, mẹ nên dạy con quen dần với kỷ luật trường lớp, nếp ăn, nếp uống. Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, thói quen của cả gia đình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Đừng quá cầu toàn, suy nghĩ đơn giản và lạc quan sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

5/ Chia sẻ với anh xã

Khi bạn mang thai và sinh con đầu lòng, anh xã đóng vai trò chăm sóc 2 mẹ con. Giờ số thành viên đã tăng thêm một, bắt buộc trách nhiệm của chồng phải tăng lên. Để anh ấy phụ bạn quan tâm và chăm sóc bé đầu trong thời gian mang thai bé thứ 2. Thời gian sau sinh, khi mẹ chăm đứa nhỏ, ba sẽ chơi và dạy bé lớn học; hoặc ngược lại ba trông đứa nhỏ để mẹ dành thời gian cho con đầu.

6/ Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy

Đừng cảm thấy áy náy vì bạn sẽ không có thời gian nhiều cho bé đầu, hay cả thời gian cho anh xã. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thêm thành viên là thêm tiếng cười. Gia đình bạn sẽ ngập tràn yêu thương và hạnh phúc khi bé thứ 2 chào đời.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Ăn gì sẽ có hại cho mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu ba tháng đầu không nên ăn các loại thực phẩm gì được nhiều bà mẹ quan tâm. Vậy đâu là thực phẩm tuyệt đối cấm khi có thai tam cá nguyệt đầu tiên. Cùng đọc những thông tin sau nhé!

Tin liên quan:
Bài viết về dinh dưỡng cho bà bầu
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa cho bà bầu
Có thể bạn quan tâm đến thức ăn tốt nhất dành cho mẹ bầu

Các thực phẩm có hại theo quan niệm truyền thống?

Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng….là những kinh nghiệm mà các bà bầu vẫn hay mách nhau.

Tuy nhiên thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.



Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Do đó, thay vì cố ăn trứng ngỗng một cách không thích thú mà giá lại đắt, các bà mẹ mang thai nên dùng trứng gà. Nếu có trứng ngỗng thì cũng chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, nhất là ở những bà mẹ có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.

Một số bà mẹ mang thai cho rằng uống nước dừa nhiều sẽ đẻ con da trắng, nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho bà mẹ mang thai những tháng đầu.

Tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Rất nhiều bà mẹ băn khoăn là không biết có được ăn măng tươi, măng khô khi mang thai không? Nhiều người nói rằng đó là sở thích của họ và có chị em còn nghén món ăn có măng như bún măng, canh măng…Trên thực tế, măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh ra acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộc độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà mẹ mang thai không nên ăn măng. Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bà mẹ ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng và nếu thèm thì chỉ nên 2 bữa với khoảng 200-300gam. Nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi, mở vung để độc tố bay ra, sau đó mới chế biến món ăn.

Mang bầu tháng đầu tiên không nên ăn gì?

– Mang thai tháng đầu kiêng ăn thức ăn: Đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, mướp đắng, nước dừa, cam thảo và các loại nước mát. Ngải cứu xoa dịu cơn đau, giúp tuần hoàn máu nhưng chỉ được dùng vừa phải. Không nên ăn nhiều dưa hấu, lô hội

Mang thai có được uống nước dừa không? có bầu có nên ăn rau ngót không? là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Thực tế chưa có nghiên cứu nào chính thức về việc bà bầu không được ăn rau ngót, đu đủ hay rau răm, nước dừa, nhưng vì bản chất của các loại thực phẩm này là tính hàn, dễ gây động thai hoặc có chứa các chất dễ làm xẩy thai, sinh non. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là bỏ hoàn toàn các món ăn này. Việc ăn gì và ăn bao nhiêu cần được tư vấn bởi chính bác sĩ đang theo dõi sức khỏe cho bạn.

– Không ăn Trái Sơn Trà, vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non. Không ăn trái đào và long nhãn vì dễ gây xuất huyết trong thai kì.

– Tránh ăn các thức ăn chưa chín kỹ, tái, sống như gỏi, sushi, các món bóp, salad. Thực hiện việc ăn chín uống sôi.

– Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nướng, các món ăn nhiều gia vị vì gây nặng bụng, khó tiêu, tăng huyết áp

– Tránh ăn các thức ăn chứa chiều thủy ngân ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi: cá ngừ, cá thu, các kiếm, các mập.

– Tránh ăn các thức ăn sử dụng phèn chua như Quẩy, các món dưa muối chua…. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

– Tránh ăn các loại thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn: thịt hộp, bò khô.

– Không được ăn quá mặn sẽ gây phù thủng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén.

– Không được ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức.

– Tránh ăn các thức ăn quá bổ, uống thuốc bổ: Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp. Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung, yến sào, gà tần… càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.

Ngoài những thứ kể trên các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ xung những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn trong thời kỳ mang thai nữa nhé, chúc các bạn mẹ tròn con vuông.

Những điều kiêng kị sau khi ăn ở bà mẹ mang thai

Những điều kiêng kị sau khi ăn ở bà mẹ mang thai sẽ giúp bà bầu phòng tránh được những nguy cơ liên quan đến sức khỏe cho mình và thai nhi.

Tin liên quan:
Những kiến thức về mang thai ba tháng đầu
Những kiến thức liên quan đến sức khỏe khi mang thai
Tổng hợp thông tin liên quan đến chuẩn bị mang bầu nên làm gì

Ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính

Nhiều người thường nghĩ rằng, ăn trái cây  ngay sau khi ăn bữa chính sẽ giúp hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên đây lại là cách ăn hoàn toàn phản khoa học. Sau khi ăn tối, thức ăn vào dạ dày phải cần từ 1 đến 2 giờ để tiêu hóa. Nếu bà bầu ăn nhiều trái cây ngay sau bữa chính thì thời gian thức ăn phải ở lại trong dạ dày sẽ lâu hơn dẫn đến chứng đầy hơi, tiêu chảy hoặc bị táo bón. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.

Thời gian ăn hoặc uống trái cây tốt nhất chính là trước bữa chính khoảng từ 20 đến 40 phút, điều này có thể giúp ngăn chặn bệnh béo phì. Trong trái cây hoặc nước ép rất giàu chất xơ và đường glucose. Những chất này sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thu, ngăn chặn chứng thèm ăn. Các chất xơ thô trong trái cây cũng giúp dạ dày được ổn định. Ngoài ra, ăn trái cây trước bữa ăn còn có thể ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể.

Uống trà ngay sau bữa ăn

Thói quen uống trà ngay sau bữa ăn là thói quen không tốt bởi nó sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, trong trà có chứa nhiều acid tannic, uống trà sau bữa ăn có thể khiến protein trong cơ thể kết hợp với chất này thành một chất không tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein. Quan trọng hơn là nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể và dẫn đến sự thiếu máu.

Tập thể dục

Sau khi ăn, rất nhiều bộ phận của cơ thể như tuyến tụy, gan, cơ quan tiêu hóa sẽ cùng hoạt động. Tập thể dục ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho lượng oxy và máu dồn đến cơ bắp nhiều hơn là dạ dày. Bởi vậy quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hơn.



Hơn nữa, sau khi ăn, tập thể dục  ngay sẽ gây kích thích dạ dày và khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, đau bụng. Tốt nhất là phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi một lúc, tốt nhất là chỉ nên tập thể dục khoảng 2 giờ sau khi ăn.

Tắm

Tắm ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Khi tắm, các mạch mãu giãn ra và có thể khiến chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa. Chính vì  những lý do đó mà mẹ bầu không nên đi tắm ngay sau khi ăn. Điều này có thể gây ra những cú sốc đối với cơ thể. Tốt nhất là chỉ nên tắm sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Đọc sách sau khi ăn

Đọc sách là một thói quen tốt nhưng nó không phải là gợi ý hay dành cho khoảng thời gian ngay sau bữa ăn. Khi đọc sách, máu dồn lên não sẽ nhiều và ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày. Nếu thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng và đầy hơi.

Uống nhiều nước ngay sau khi ăn

Uống nước ngay sau khi ăn có thể cuốn trôi các enzyme và pha loãng chất này. Kết quả là đôi khi ngay sau khi ăn bà bầu đã lại cảm thấy đói. Thói quen uống nước nhiều ngay sau bữa ăn còn có thể khiến mẹ bầu bị ợ hơi. Tốt nhất, thai phụ hãy uống nước sau khi ăn từ 20 đến 30 phút và uống thành từng ngụm nhỏ.

Đối với các loại nước trái cây và nước ép rau quả thì hãy uống sau bữa ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Cẩn thận với nấm trong thai kỳ

Nấm ăn rất ngon và bổ dưỡng nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng lúc mang thai. Vì sao lại thế?
Cùng đọc bài viết sau để biết rõ hơn nhé!

Tin liên quan:

Có thể bạn quan tâm đến dinh dưỡng khi có thai

Những kiến thức về sữa tốt nhất cho mẹ bầu

Tổng hợp thông tin liên quan đến có bầu nên ăn gì

Tìm hiều về nấm ăn

Nấm là những thực vật bậc thấp không có hoa, lá. Nấm không lấy năng lượng qua ánh sáng mặt trời nên phải sống ký sinh trên các cây khác hoặc trên chất mục nát. Có loại nấm sống cộng sinh lấy chất dinh dưỡng của cây và cung cấp cho cây khoáng chất như phospho.



Có rất nhiều loại nấm, nhưng chỉ có một số loại ăn được, gọi chung là nấm ăn.

Các loại nấm:

+ Có gần 100 loại nấm ăn được.

+ Các loại nấm thông dụng: nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mồng gà,…

Theo các thống kê cho thấy 95% ngộ độc nấm là do nhầm lẫn, 5% là do sự chủ quan của người ăn nhầm nấm đã bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Tác dụng của nấm đối với phụ nữ mang thai

+ Vitamin B và kẽm có trong nấm giúp thai nhi phát triển toàn diện.

+ Nấm chứa Axit pantothenic có tác dụng kích thích thần kinh và sản xuất hormon của bào thai.

+ Chất selen và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp phụ nữ mang thai tránh được các bệnh thường gặp trong suốt thai kỳ.

+ Chất niacin trong nấm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp làm giảm những khó chịu về tiêu hóa.

+ Hàm lượng kali có trong nấm có công dụng cân bằng chất lỏng, ổn định huyết áp và duy trì chức năng thần kinh thích hợp cho phụ nữ mang thai.

+ Chất riboflavin giúp hỗ trợ sản xuất năng lượng và các hoạt động của tế bào hồng cầu trong cơ thể mẹ và thai nhi.

+ Kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hoạt chất interferon có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Những lưu ý khi sử dụng nấm

+ Khi mua nên chọn nấm còn tươi, lành lặn, hình dáng đầy đặn, thịt chắc, mũ nấm khép kín bao che những phiến mỏng dưới mũ (nấm tươi cất giữ cẩn thận có thể ăn trong khoảng 4-5 ngày sau khi hái).

+ Nấm tươi cần bảo quản trong tủ lạnh, trong hộp thoáng khí, tránh hơi ẩm làm nấm mau hỏng (không giữ nấm trong túi nylon bịt kín vì hơi ẩm đọng lại làm nấm dễ hỏng).

+ Các loại nấm hỏng là nấm đã đổi sang mầu đen sậm, mũ mở rộng để lộ lá mỏng, nấm khô hơn và mất bớt vị ngọt.

+ Nấm sấy hoặc phơi khô để dành cần được bọc kín để tránh ẩm, giữ nơi mát và không có ánh sáng vì sinh tố B2 bị ánh mặt trời phân hủy.

+ Nấm khô bảo quản tốt có thể để được sáu tháng.

+ Trước khi nấu cần rửa sạch bụi đất trên nấm rồi ngâm khô trong nước nóng 15 phút.

+ Không nên lạm dụng, ăn nấm quá nhiều (nấm có vị ngọt, tính mát) sẽ dẫn đến lạnh bụng và khó tiêu.

+ Không sử dụng các loại nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý: Sự nguy hiểm của việc ăn nấm còn phụ thuộc vào điều kiện phát triển và thổ nhưỡng còn nồng độ độc tố luôn hiện diện trong các loại nấm.

Nấm là một thực phẩm giàudinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà ăn nấm quá nhiều gây đầy bụng, không tốt cho sức khỏe.

Khi sử dụng nấm, người dùng nên chọn các loại nấm thông dụng như: nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm mồng gà,… vì đây là các loại nấm rất an toàn lại bổ dưỡng. Ngoài ra, không nên mua các loại nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang… để tránh nguy cơ bị ngộ độc nấm, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Bà bầu nên bổ sung những loại chất dinh dưỡng nào?

Bà bầu nên bổ sung những chất dinh dưỡng nào? Đó là câu hỏi được nhiều bà mẹ mang thai đặt ra.
Để giải đáp câu hỏi trên, mời các mẹ theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tin liên quan:

Những kiến thức về dinh dưỡng trong 40 tuần thai
Những bài viết liên quan về sữa tốt nhất cho mẹ bầu
Có thể bạn quan tâm đến có thai nên ăn gì

Các nhóm bột, đạm, béo

Bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.


- Chất bột: Gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến.
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: Rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Canxi: Bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…

Axit folic: Có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…

Sắt: Tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…

Omega 3: Omega 3 giúp phát triển bộ não, hình thành võng mạc và phát triển hệ thần kinh.

Việc bổ sung DHA có thể thực hiện vào giai đoạn tuần thứ 21 trở đi. Khi mang thai 4 tuần đầu tiên chưa cần

Những gì bà mẹ mang thai không nên ăn?

Các chế phẩm từ thịt, các loại cá chứa thủy ngân, rượu,.... là những thứ mẹ bầu nên tránh. Vì sao mẹ bầu nên tránh?
Xem bài viết sau để cho mình câu trả lời nhé!
Tin liên quan:

Đồ uống có chứa caffeine

Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) bạn sẽ có thể bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu.

Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.


Các món ăn chưa được nấu chín kỹ

Các món ăn như sushi, các món gỏi và lấu là những món ăn mà bạn cần tránh trong thời kỳ mang thai. Gỏi và các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bạn cũng như đối với thai nhi. Chúng có thể làm bạn bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.

Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh

Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế loại thực phẩm này. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất là bạn hãy đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đã chế biến sẵn thường chứa quá nhiều dầu mỡ, cũng không tốt cho sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai.

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Cá là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe mang thai. Tuy nhiên, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi, cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.

Vì thế, bạn cần tránh sử dụng những loại cá này trong thực dinh dưỡng của bạn trong thời kỳ mang thai.

Gan động vật

Gan động vật cũng có khả năng gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu bạn ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Các chế phẩm từ thịt

Xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt sống cũng không tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn những thực phẩm này khi đã chúng đã được hâm nóng hay nấu chín lại.

Các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn

Những thực phẩm làm từ bơ, sữa thường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương cho bé yêu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những thực phẩm chưa qua quá trình diệt khuẩn vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể làm bạn và bé yêu bị ngộ độc thực phẩm.

Theo các chuyên gia, tốt nhất, bạn nên tránh xa bất cứ loại phomat nào làm từ sữa cừu hoặc sữa dê… vì chúng đặc biệt không tốt cho bé.

Thực phẩm gây dị ứng

Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, bạn sẽ dễ dàng tránh được những tác nhân gây bệnh cho mình trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng người, bạn cũng rất có thể bị dị ứng trong thai kỳ. Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩm đang dùng nếu có các dấu hiệu dị ứng (ngứa, mẩn đỏ, sưng phù…) và đi khám để được điều trị kịp thời.

Gia vị quá cay và quá nóng

Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gian mang thai, gây hiện tượng nóng trong và táo bón với các bà bầu.

Rượu

Phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú thì không nên uống rượu vì có thể gây nguy hại không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống vào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây dị tật ở thai nhi, sảy thai và sinh non.

Đồ ngọt

Trong thời kỳ mang thai, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh và đồ ăn vặt... vì chúng có thể gây hiện tượng tăng cân quá nhanh. Ngoài ra, hàm lượng đường khá lớn chứa trong các loại thực phẩm này cũng có thể gây nguy cơ tiểu đường cho bé yêu.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Ăn gì để cải thiện mệt mỏi khi mang thai

Để cải thiện mệt mỏi khi mang thai, các mẹ bầu nên sử dụng các loại thức ăn sau đây để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Tin liên quan:
Tổng hợp thông tin liên quan đến dinh dưỡng trong thai kỳ
Những bài viết liên quan về mang thai ba tháng đầu
Tổng hợp thông tin liên quan đến sữa nào tốt nhất cho mẹ bầu
Những bài viết liên quan về sức khỏe mẹ bầu
Những thông tin về chuẩn bị có thai nên làm gì
Những kiến thức về có thai nên ăn gì

1. Hải sản

Hải sản là nguồn giàu chất béo omega3 và chất chống oxy hóa cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa hải sản mỗi tuần để giảm mức thủy ngân mà cơ thể phải hấp thụ có trong hải sản. Nhiều thủy ngân sẽ gây hại cho thai.

2. Sữa chua

Sữa chua rất giàu canxi và vitamin. Chưa hết, các men vi sinh có trong sữa chua còn giúp xua tan mệt và làm sạch hệ tiêu hóa.

3. Rau xanh

Rau xanh, đặc biệt là rau bina là nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, chất khoáng và protein cần thiết. Loại rau này cũng giàu axit folic – chất giúp mẹ bầu chống mệt.

4. Chuối

Chuối có các folate – dạng tự nhiên của axit folic là chất không thể thiếu cho người mẹ trước khi sinh. Thực phẩm giàu folate làm tăng số lượng hemoglobin có tác dụng làm giảm đau cơ thể và phòng dị tật khi sinh.

5. Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt khỏe mạnh có nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất, kiểm soát sự thèm ăn và tăng cường vitamin cho thai nhi.

6. Cam

Cam và hoa quả họ cam quýt giàu vitamin và axit folic. Để chống lại mệt mỏi, thai phụ đừng quên uống nước cam.

7. Đậu

Hầu hết người mẹ đều bị chứng thiếu máu trong thai kỳ. Đậu rất giàu sắt, giúp mẹ bầu tránh mệt do thiếu sắt. Đỗ còn là thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh.

8. Đậu phụ

Đậu phụ ít kalo, ít chất béo nên là thực phẩm lành mạnh cho mẹ bầu. Ngoài ra, đậu phụ cũng rất giàu canxi. Mẹ bầu nên ăn đậu phụ để giảm mệt mỏi và tăng canxi cho cơ thể.

9. Lúa mạch

Lúa mạch rất giàu chất sắt. Lúa mạch là một trong số những thực phẩm chống lại mệt mỏi khi mang thai.

10. Cà rốt

Cà rốt rất giàu vitamin A và axit folic tốt cho người mẹ. Mẹ bầu có thể ăn cà rốt sống hoặc dùng cà rốt ép lấy nước uống.

11. Củ cải

Thiếu canxi có thể gây ra những rối loạn về sức khỏe, trong đó có mệt mỏi khi mang thai. Củ cải có thể giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi.

12. Quả lựu

Loại quả có hạt màu trắng hay màu đỏ này giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và cũng làm tăng trao đổi chất.

13. Súp lơ

Súp lơ giàu protein và các vitamin quan trọng nên là loại thực phẩm hiệu quả trong việc chống mệt khi mang bầu.

Mang bầu ăn dưa hấu có sao không?

Mang bầu ăn dưa hấu có sao không? Đó là băn khoăn của nhiều bà bầu. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tin liên quan:
Những thông tin về dinh dưỡng cho mẹ bầu
Bài viết về mang bầu 3 tháng đầu tiên
Những kiến thức về sữa nào tốt dành cho bà bầu
Xem thêm bài viết về sức khỏe mẹ bầu
Bài viết về chuẩn bị có bầu nên làm gì
Những thông tin về mang thai ăn gì tốt nhất

Lợi ích của việc ăn dưa hấu trong thai kỳ



Nếu còn đang băn khoăn bà bầu có nên ăn dưa hấu, bạn nên tham khảo ngay những lợi ích loại quả này mang lại trong thai kỳ:

-Món ăn vặt ít calorie nhưng nhiều dưỡng chất: Ngoài các bữa ăn chính, mẹ bầu cần nạp thêm dinh dưỡng và năng lượng từ món ăn vặt lành mạnh. Trái cây, đặc biệt là dưa hấu có thể là gợi ý lý tưởng. Mẹ bầu có thể ăn hoặc ép dưa hấu lấy nước uống, nhớ đừng thêm đường. Hàm lượng dinh dưỡng trong dưa hấu cao nhưng lại ít cholesterol, calorie và chất béo nên mẹ bầu có thể yên tâm ăn để chống nghén.

-Phục hồi năng lượng, giảm mệt mỏi: Các chuyên gia cho rằng dưa hấu có tác dụng ổn định nhịp tim khi tập thể dục và giảm mệt mỏi cơ bắp, nhất là với các vận động viên. Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, cần phục hồi năng lượng, nên ăn dưa hấu để làm dịu cơn nhức mỏi, cải thiện lưu thông máu.

-Ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai và tiền sản giật: Dưa hấu chứa nhiều chất khoáng trong thành phần, do đó có thể giúp bà bầu chống lại hiện tượng chuột rút khi mang thai. Ngoài ra, những dưỡng chất khác như kali, sắt, canxi, mangan, kẽm, chất chống ô-xy hóa, vitamin A, B, C, sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết giúp ngăn ngừa chứng tiền sản giật nguy hiểm.

-Tốt cho bệnh tim mạch: Với bà bầu mắc bệnh tim mạch, để duy trì sức khỏe, nên ăn dưa hấu. Lycopene chứa trong thành phần quả làm giảm viêm các mạch máu dẫn đến đột quỵ. Ăn hoặc uống nước ép dưa hấu cũng giúp giảm huyết áp cao và bệnh tiểu đường thai kỳ

-Củng cố hệ xương chắc khỏe: Chứa hàm lượng canxi nhất định, vì vậy, dưa hấu còn có tác dụng ngăn chặn nhiều bệnh liên quan đến hệ xương như viêm khớp. Để củng cố hệ xương chịu nhiều áp lực trong thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung thêm dưa hấu vào thực đơn ăn uống.

Cách ăn dưa hấu khoa học cho mẹ bầu

Với dưa hấu, mẹ bầu có thể gọt vỏ ăn ngày hoặc dùng làm sinh tố. Thông thường, đây là loại trái cây được các mẹ cực ưa chuộng trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, ngoài lo lắng bà bầu có nên ăn dưa hấu, bạn cũng nên cân nhắc khi nào nên hay không nên ăn. Một số trường hợp sau bà bầu nên tránh:

-Bị cảm: Ăn nhiều dưa hấu trong thời gian bị cảm sẽ làm chậm quá trình giải độc của cơ thể. Kết quả là bệnh sẽ lâu khỏi, đôi khi còn kéo dài hơn bình thường. Nếu muốn tìm món nào đó mát họng, bạn vẫn có thể ăn vài lát dưa hấu, nhưng tuyệt đối không nên ăn nhiều.

-Mắc bệnh tiểu đườngthai kỳ: Tuy ít năng lượng, nhưng lượng đường trong dưa hấu cũng đủ để làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường thai kỳ

-Rối loạn tiêu hóa: Với những mẹ bầu có hệ tiêu hóa nhạy cảm, ăn nhiều dưa hấu có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, tiêu chảy, làm tổn thương ruột và dạ dày. Nếu hay tiểu đêm, mẹ lại càng nên hạn chế ăn nhiều dưa hấu, tốt nhất không ăn sau 8 giờ tối.

-Thận yếu: Nước là thành phần chủ yếu trong dưa hấu, vì vậy nếu ăn nhiều, có thể gây quá tải cho hệ bài tiết, làm suy yếu chức năng của thận.

- Loét miệng: Mẹ bầu nên tránh ăn dưa hấu khi bị loét miệng, bởi dứa hấu có thể làm vết loét trong miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vitamin C từ cam - da sáng dáng sinh cho mẹ bầu

Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, nhưng mẹ có biết rằng loại quả này còn chứa rất rất nhiều các chất dinh dưỡng khác giúp mẹ và em bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng? Mẹ có thể cắt miếng, ép lấy nước, làm mứt hay sốt cam... và nhiều cách khác nữa để đưa cam trở thành món ngon quen thuộc trong chế độ ăn uống của mình. Dưới đây sẽ là một số những lợi ích tuyệt vời từ trái cam mẹ cần biết khi chuan bi mang thai can biet hoặc đang mang thai. Mẹ hãy 'tận dụng' loại 'siêu thực phẩm' rất phổ biến này trong và sau thời kỳ mang thai để luôn tràn đầy năng lượng nhé! 
 
 

1. Nước và độ ẩm.
Duy trì độ ẩm cơ thể rất cần được chú ý khi mẹ đang mang bầu và cam là thực phẩm cung cấp cho mẹ một lượng lớn nước vì thành phần chính của nó là nước, chiếm tới 88% và kali cùng một lượng nhỏ natri trong cam có tác dụng tuyệt vời trong việc giữ cân bằng độ ẩm của cơ thể.
Nếu mẹ chán với những miếng cam thông thường, hãy đổi sang một món mới xem. Gọt vỏ 3 quả cam, vắt lấy nước 2 quả, quả còn lại cắt nhỏ, sau đó mẹ xếp vào khuôn làm kem, đổ nước ép vào khuôn sau đó để lạnh qua đêm là mẹ đã có những que kem cam tuyệt ngon rồi.
2. Vitamin C - rất cần thiết với sức khỏe mẹ mang thai
Nhắc đến cam chắc hẳn chị em nào cũng nghĩ ngay đến vitamin C. Trong cam có hàm lượng vitamin C tương đối lớn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cũng như tăng khả năng hấp thu sắt và kẽm trong thực phẩm, đây là hai chất rất quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là một trong những tác dụng của cam. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vitamin C có trong cam giúp cho em bé của mẹ luôn khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bổ sung nhiều vitamin C trong quá trình mang thai sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng, thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng như hỗ trợ tối đa cho sự phát triển não bộ của bé.
Vitamin C là loại vitamin tan trong nước. Nếu đưa quá nhiều vitamin C vào cơ thể, lượng dư thừa sẽ được thải ra qua đường nước tiểu. Vì thế mẹ đừng nên ăn quá nhiều cam cùng một lúc rồi hôm sau không ăn quả nào. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ăn cam thường xuyên để hấp thu được hoàn toàn các dưỡng chất từ cam.
3. Và sau khi bé yêu được sinh ra...
...Mẹ cũng đừng ngừng ăn cam. Đây vẫn là một nguồn giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp giữ làn da của mẹ khỏe mạnh và bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa. ""Siêu trái cây"" này có chứa carotenoid, hỗ trợ việc hình thành và sửa chữa các tế bào da và polyphenol giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra quá trình lão hóa. Vitamin C trng cam cũng giúp tổng hợp collagen, cung cấp độ đàn hồi và hỗ trợ cho làn da của mẹ.
Ngoài ra, cam và các loại quả thuộc họ cam là thực phẩm cung cấp sữa mẹ tuyệt vời. Đây là một thực phẩm tuyệt vời nhất để bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh. Vì phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần cung cấp nhiều vitamin C thậm chí hơn cả những mẹ đang mang thai. Mẹ không cần tốn thời gian ngồi xuống để ăn bữa ăn nhẹ. Hãy uống một ít nước cam, chắc chắn mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin C cho một ngày và thậm chí còn được bổ sung một lượng canxi từ loại thức uống này.
Cam cũng là thực phẩm rất tốt cho những mẹ muốn nhanh lấy lại dáng sau sinh. Cam không có chất béo và chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều nước và ít calo. Thêm vào đó, cam có chứa lượng đường thấp hơn các loại trái cây khác nhưng lại nhiều chất xơ, sẽ giúp mẹ no lâu hơn.
Lưu ý khi ăn cam
Cam rất tốt cho mẹ nhưng có một số điều mẹ nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Mẹ nên sử dụng cam tươi là tốt nhất, vắt lấy nước uống và có thể pha đường tùy theo sở thích của mỗi người, cách này vừa nhanh, đơn giản mà mẹ vẫn thấy ngon miệng. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói, tức sau khi ăn từ 1-2 tiếng. Nếu uống nước cam khi vừa ăn sáng xong sẽ rất dễ bị tức bụng, còn nếu mẹ bầu uống vào buổi tối muộn thì dễ bị đi tiểu đêm.
Các mẹ nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng dễ pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể dễ bị nhiễm khuẩn, nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ bầu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu mẹ bị tiêu chảy thì nên pha loãng nước cam nguyên chất với nước và uống từng chút một thôi nhé. - Theo Anmum Việt Nam

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

10 sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh

Sợ con lạnh nên quấn kín trẻ, cắt tỉa để mi được dài và cong, cho bé nằm cùng bố mẹ là những sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải

Quấn trẻ thật kín vì sợ bé lạnh

Nhiều phụ huynh thấy trẻ còn non nớt, sợ bé bị cảm lạnh nên sử dụng tã quấn quá kín hoặc dùng khăn quấn chặt cơ thể bé, tuy nhiên theo các bác sĩ Hội Chu sinh - sơ sinh TP HCM, đây là điều không nên làm.

10 sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Quấn trẻ quá kín không tốt cho sự phát triển của da và dễ gây nhiễm trùng. Ảnh: Thiên Chương

Theo các bác sĩ, việc quấn trẻ quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da bởi bao bọc quá kín khiến những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát ra ngoài, trong đó, thành phần chính của chất thải chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi. 

Một số trường hợp do người lớn quấn trẻ quá kín đã khiến da của bé bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng. 

Đặt con nằm cùng bố mẹ

Khảo sát tại các trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh tại TP HCM cho thấy, rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ với lý do có thể dễ quan sát và chăm sóc, tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ.

Trẻ sẽ khó thở vì không lấy được ôxy, ngoài ra lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm. 

Dùng chất tẩy và nước giặt để giặt quần áo cho trẻ

Đây là điều cần hạn chế bởi theo các bác sĩ, trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Nếu giặt xả không sạch, thành phần hóa học này có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng.

Cắt tỉa lông mi cho bé để mi dài và cong

Từ lời truyền miệng trong dân gian, khi thấy bé có lông mi quá ngắn hoặc thẳng, nhiều phụ huynh chọn cách cắt lông mi cho bé với hy vọng sau khi cắt, lông mi có thể mọc dài và cong hơn. Tuy nhiên đây là suy nghĩ không đúng.

Theo các bác sĩ, lông mi chỉ tồn tại trong khoảng 3 tháng và trong quá trình lông bị "chết đi" sẽ có lông mới mọc lên thay thế. Việc mi dài hay ngắn, cong hay thẳng chủ yếu phụ thuộc vào thể chất của từng bé chứ không liên quan đến việc cắt bỏ cho mọc mới.

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ bởi lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.

Mặc ngay quần áo mới mua chưa qua giặt xả

Đây là việc không nên làm bởi trẻ có thể bị dị ứng da và tổn thương vì chất vải mới. Đối với những loại quần áo bông, nên mua cỡ lớn hơn vì rất có thể sau khi giặt, quần áo sẽ co lại và nhỏ hơn so với ban đầu khiến trẻ bứt bối.

Một lưu ý khác, khi chọn mua quần áo cho trẻ, nhất là áo len, phụ huynh cần chọn bằng cách áp mặt hoặc vùng da nhạy cảm vào mặt len để kiểm tra độ ma sát. Nhiều loại len xấu dày có thể khiến trẻ bị ngứa, thậm chí trầy xước và nhiễm trùng nếu trẻ gãi.

Mang tất và găng tay không qua kiểm tra

Cần lộn trái để kiểm tra các loại tất, găng tay, vì bên trong có thể có các vật lạ còn sót lại, hoặc các sợi chỉ có thể quấn ngón tay ngón chân của trẻ, hoặc thậm chí các loại côn trùng có thể chui vào bên trong.

Trùm mặt trẻ bằng vải the khi chở trẻ bằng xe máy

Các bệnh viện Nhi tại TP HCM từng tiếp nhận bé bị ngạt chỉ vì bố mẹ sợ bụi nên trùm mặt trẻ bằng tấm vải the khi chở bé đi tiêm phòng hoặc đi khám bệnh bằng xe máy. Nguyên nhân dẫn đến ngạt là do gió tấp vải the vào mũi ngăn ôxy trong khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể dùng tay tháo tấm che ra.

Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ

Trẻ rất nhạy cảm cho nên rất dễ bị dị ứng với các loại hóa chất trong đó có phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào, hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương.

Một điều cần lưu ý khác là tuyệt đối không đặt trẻ trong căn phòng vừa xịt thuốc diệt muỗi. Các loại thú cưng như chó mèo cũng không nên cho trẻ tiếp xúc gần.

Không nên tắm quá kỹ cho trẻ

Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng, chính vì thế dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.

Phơi nắng kéo dài để trị bệnh vàng da

Theo các bác sĩ, phơi nắng sớm cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng điều trị vàng da. Với trẻ sơ sinh, vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không cần phơi nắng. Riêng vàng da bệnh lý thì biện pháp phơi nắng không đủ để điều trị khỏi bệnh. Khi thấy trẻ vàng da kéo dài, thay vì phơi nắng, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được điều trị.

Thiên Chương


Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn

Bình thường, hiểu được vợ đã khó, huống chi khi vợ mang thai, “trò chơi đoán ý” này lại càng khó hơn. Hãy cùng làm rõ những ý muốn của mẹ bầu để thấy rằng mọi vấn đề bầu bí đều có cách giải quyết của nó!

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn
 Ảnh minh họa từ Internet

Bố nghĩ: Ngủ riêng sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn

Nhưng mẹ muốn… bố luôn luôn bên cạnh để chăm sóc và hỏi han. Sự thật, chính những thay đổi trong thai kỳ khiến mẹ bầu trong thời gian đầu chưa kịp thích ứng nên dễ dẫn đến thức giấc vào buổi tối. Tuy nhiên quyết định ngủ riêng của bố dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mình không được chăm sóc và thông cảm. Tốt nhất là thay vì quyết định chọn ghế sofa làm giường ngủ, các ông bố có thể giúp vợ mát-xa tay chân, vùng lưng một cách nhẹ nhàng để vợ ngủ ngon hơn, đồng thời giúp bố lấy thêm điểm cộng trước vợ và thiên thần nhỏ trong bụng nữa!

Bố nghĩ: Mẹ cần tránh tập thể dục thay vào đó nghỉ ngơi thật nhiều

Những điều bố cần hiểu để chăm mẹ bầu tốt hơn


Nhưng mẹ muốn… kết hợp các bài luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cũng như độ dẻo dai. Trên thực tế đúng như vậy, các mẹ bầu luôn được bác sĩ khuyến khích vận động nhẹ thường xuyên. Bởi trong trường hợp thai phụ nằm nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cục huyết khối ở tĩnh mạch chân, khi các cục huyết khối này di chuyển lên phổi sẽ gây thuyên tắc phổi, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ bầu thiếu vận động dễ làm gia tăng mức đường huyết, vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Bố có thể yên tâm nếu mẹ duy trì được thói quen vận động nhẹ nhàng. Các hình thức luyện tập thích hợp mà bố có thể cân nhắc tham gia cùng mẹ chính là yoga và bơi lội.

Bố nghĩ: Xoa bụng mẹ bầu là cách tương tác tốt nhất

Nhưng mẹ muốn… bố thỉnh thoảng dành thời gian trò chuyện với con, đọc truyện cho con nghe nhưng đừng phấn khích mà thường xuyên đòi xoa bụng mẹ. Trên thực tế, việc xoa bụng bầu thường xuyên không mang lại kết quả tương tác tốt như bố nghĩ. Bởi vì, nếu không biết cách xoa thì sẽ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Cả bố và mẹ nên nhớ là không xoa bụng quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không quá 5 phút; khi xoa bụng cần nhẹ nhàng, chậm chạp, không siết mạnh tay vào bụng; không nên xoa bụng trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ. Hãy tương tác với con một cách khoa học để giúp con phát triển từ bên trong nhé!

Bố nghĩ: Mẹ cần ăn càng nhiều càng tốt để con có đủ chất

Nhưng mẹ muốn… ăn cho đến khi cảm thấy đúng và đủ, bởi cảm giác chướng bụng khi bị “ép” ăn không dễ chịu chút nào. Và trên thực tế thì chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó để đảm bảo con được hấp thu đủ chất và phát triển toàn diện ngay từ bên trong, bố và mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp sản phẩm dinh dưỡng phù hợp. Chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất là tiền đề để trí não của bé phát triển tốt. Có 3 dưỡng chất quan trọng bố cần bổ sung cho sức khỏe của mẹ bầu và cho thai nhi phát triển tối ưu não bộ gồm: 150 – 200 mg DHA (có nhiều trong cá hồi, trứng, thịt…), 450 mg Choline (có trong các loại rau xanh thẫm…), và 600 mcg Axit Folic (có trong ngũ cốc nguyên cám, bột mỳ, cam, bưởi…).

Chúc các ông bố bà mẹ thật nhiều sức khỏe!


Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Như một sự kiện thường niên vào dịp cuối năm, chương trình tư vấn nuôi dạy trẻ “Sukusuku Kosodate” của kênh truyền hình NHK sẽ mở cuộc thi tìm kiếm những ý tưởng hay trong việc nuôi dạy con để các bậc cha mẹ trên khắp nước Nhật tham gia. Cuộc thi năm nay quy tụ hơn 1300 ý tưởng, nhưng chỉ có 15 ý tưởng đạt giải ứng với 3 chuyên mục: vui chơi, sinh hoạt hàng ngày, ngôn ngữ. Có những ý tưởng đơn giản, nhưng rất hữu ích và thú vị mà không phải cha mẹ nào cũng nghĩ ra khi cần thiết.

Chơi với con

1. Chiếc hộp bốc thăm trò chơi

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật


Để tăng thêm sự bất ngờ và tránh nhàm chán khi cùng chơi những trò quen thuộc với cô con gái 7 tháng tuổi, bà mẹ Yamaguchi Mami đã nghĩ ra ý tưởng bỏ các lá thăm có viết sẵn tên các trò chơi vào một cái túi. Mỗi ngày hai mẹ con sẽ bốc thăm, trúng trò chơi nào thì hai mẹ con cùng nhau chơi trò đó.

2. Đi đến đích thành công

Làm thế nào để con thích thú hơn với cuộc đi dạo hàng ngày? Chị Takagi Yuko, mẹ của một cậu bé 4 tuổi đã thay đổi lộ trình qua các địa điểm cố định trên đường. Cùng là quãng đường từ nhà tới siêu thị, nhưng hôm nay sẽ đi qua công viên trước, hôm sau lại vòng qua thư viện rồi mới đến siêu thị. Cách này sẽ giúp bé có cảm giác mới mẻ mỗi ngày.

3. Bong bóng xà phòng trong bóng tối

Bong bóng xà phòng vốn là trò chơi rất quen thuộc với các bé từ 3 tuổi trở lên. Ông bố Sugawara đã nghĩ ra ý tưởng tắt điện phòng tắm, chỉ chiếu sáng bằng đèn pin rồi cùng con thổi bong bóng xà phòng. Dưới ánh sáng đèn, bong bóng bay lên và in hình trên tường trông kì diệu như trong rạp chiếu bóng. Một trò chơi đơn giản nhưng khơi gợi cho trẻ sự sáng tạo và hứng thú vô hạn.

4. Xe đẩy kiêm chức năng lau nhà

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Vừa giúp con tập đi, đồng thời lại hoàn thành cả việc lau nhà, đó là ý tưởng của ông bố khéo léo Takahashi. Từ những hộp các tông và khung nhựa cứng, anh đã khéo léo làm thành chiếc xe đẩy tập đi, sau đó bọc quanh đế xe một lớp vải để lau nhà. Quả là một mũi tên trúng hai đích: vừa tập đi cho con, vừa giúp mẹ lau nhà.

5. Đọc ehon với nhân vật chính là bé

Làm thế nào để bé chăm chú lắng nghe đọc truyện ehon? Ông Sato đã nghĩ ra một ý tưởng, thay vì đọc nguyên như trong truyện, ông sẽ cắt hình búp bê bằng giấy và dán ảnh cô cháu gái, rồi cho búp bê thay lời nhân vật. Ý tưởng này đã khiến cháu ông yêu thích việc đọc ehon hơn, vì cảm giác như bé đang ở trong câu chuyện đó.

Sinh hoạt hàng ngày

6. Để bé không sợ khi cắt tóc mái

Mỗi lần đưa kéo định cắt tóc mái cho con là bé sợ nên ngọ nguậy không chịu ngồi yên, vì vậy chị Togawa Miho đã cắt file kẹp hồ sơ trong suốt thành một chiếc mặt nạ, buộc dây chun cho bé đeo ngang tầm trán, sao cho phần tóc mái phủ bên ngoài mặt nạ. Khi đó, mẹ có thể cầm kéo cắt tóc rất dễ dàng. Bé cũng sợ bị kéo đâm vào mắt nữa vì đã có mặt nạ trong suốt che chắn rồi.

7. Luyện thói quen đánh răng cho bé hơn 1 tuổi

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Nishikawa Tomoko khá vất vả khi muốn luyện thói quen đánh răng cho cô con gái hơn 1 tuổi của mình vì bé bướng bỉnh không chịu nằm yên. Cô bèn nhờ con gái lớn 5 tuổi ngồi bên cạnh hát cho em nghe. Cô chị đã tự sáng tác một bài hát về đánh răng cho cô em “Hana chan, có cái răng xinh. Mở miệng ra, mình cùng chải răng….”. Cô em nghe thấy vậy rất thích thú và nằm yên cho mẹ chải.

8. Đối phó với vết bẩn ở tay áo khi bé ăn bốc

Trong giai đoạn trẻ tập ăn bốc, cánh tay và cổ tay áo của bé rất dễ dính đồ ăn dầu mỡ. Bà ngoại Nakashima Michi đã cắt đôi chiếc tất dài, dùng phần ống luồn vào cánh tay cho cháu, thế là cánh tay áo không còn bị bẩn nữa.

9. Tái sử dụng đồ dùng cho bé ở khu dân cư

Đây là ý tưởng của bà Esumi sống tỉnh Nara. Bà gom góp những vật dụng liên quan đến việc nuôi dạy trẻ như xe đẩy, địu, quần áo, sách truyện, đồ chơi, bàn ăn… từ những người không dùng nữa để cho những người có nhu cầu mượn lại. Việc tái sử dụng hiệu quả này giúp ích không nhỏ cho những người mẹ có con nhỏ ở nơi bà đang sống.

10. Dạy bé xì mũi

Dạy cho trẻ cách xì mũi là việc tưởng đơn giản mà lại không dễ chút nào. Cô giáo mầm non Shirakami Akiko đã nghĩ ra một cách rất độc đáo để dạy các em nhỏ ở trường mình xì mũi. Cô lấy một mẩu khăn giấy, cuốn nhỏ lại đủ nhét vừa lỗ mũi. Sau đó dùng một tay ấn lỗ mũi bên kia, rồi xì một cái sao cho chiếc khăn giấy phi ra ngoài như một chiếc tên lửa. Tất cả các em đều làm theo một cách khoái chí. Xì mũi chỉ đơn giản như các em xì cho tên lửa giấy phi ra từ mũi mình mà thôi.

Trò chuyện

11. Show trình diễn của anh trai

Khi các bé đến tuổi phải rèn thói quen đi vệ sinh, đi tắm, thay quần áo, cha mẹ thường rất vất vả vì các bé luôn loay hoay không chịu ngồi yên. Đặc biệt khi bé thứ hai ra đời thì bé lớn lại có xu hướng bướng bỉnh và thích làm theo ý mình hơn. Bà mẹ Kusano Eri đã dẫn dụ cậu anh, bằng cách bắt chước giọng của em bé để nịnh anh biểu diễn cho em xem những khi cần anh thay quần áo, dọn đồ chơi, ăn cơm… Khi ấy cậu anh rất ra dáng anh trai, làm rất nhanh để em xem.

12. Lấy âm nhạc làm nhạc hiệu để con nghe lời

Nếu con bạn yêu thích một ca khúc hay đoạn nhạc nào thì hãy khéo léo tận dụng nó để làm nhạc hiệu giúp bé nghe lời như bà mẹ Tateishi Keiko làm với cô con gái 3-4 tuổi của mình. Khi muốn bé dọn dẹp đồ chơi hay mặc quần áo sau khi tắm… mẹ cô bé chỉ cần bật đoạn nhạc bé rất thích lên là bé lập tức có hứng thú làm việc ngay, và làm mọi thứ rất nhanh nhẹn, gọn gàng.

13. Làm sao để cả lớp yên lặng nghe đọc ehon

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Tất cả các trường mẫu giáo ở Nhật đều có giờ đọc ehon cho trẻ. Nhưng làm thế nào để mấy chục bé cùng ngồi yên và lắng nghe? Khi tình nguyện đọc ehon ở trường của con, ông bố Sakamoto Kenichi đã nghĩ ra một ý tưởng. Trước khi bắt đầu đọc anh sẽ cùng các bé “Nào các em chúng ta cùng đếm nhé một, hai…ba…suỵt” rồi làm động tác đưa ngón tay chạm vào miệng ra hiệu im lặng. Thật bất ngờ là cách làm này vô cùng hiệu quả. Sau hành động đưa tay lên suỵt, tất cả các bé đều ngồi yên lặng chăm chú nghe anh đọc truyện.

14. Gọi bé quay lại bằng sợi dây vô hình

Nếu bạn có một cậu con trai 3 tuổi mỗi khi ra ngoài với mẹ lại thích la cà không chịu đi về ngay, hoặc thích đi theo ý mình thì ý tưởng của bà mẹ Omatsu Maki quả là hay. Cô tạo ra một sợi dây vô hình, hễ cậu con trai không chịu đi đúng hướng là mẹ sẽ giả vờ như đang kéo dây để cậu quay lại. Trò chơi của mẹ khiến cậu bé rất hứng thú và hưởng ứng nhiệt tình bằng cách giả vờ như đang bị kéo và chạy lại chỗ mẹ lúc nào không hay.

15. Khi bé không chịu ăn

15 ý tưởng nuôi dạy con của cha mẹ Nhật

Làm thế nào khi bé không chịu ăn cơm? Thay vì quát mắng, chị Sakurai Mayu, mẹ của cô con gái 3 tuổi đã đã giả vờ như đang gọi điện thoại cho bà ngoại, có khi là cho nhân vật nào đó bé rất thích để nói “alo alo, XYZ đấy à, A không ăn cơm. XYZ có gì muốn nói với A không…”, cô con gái thích thú và lại ngồi ăn ngon lành.