Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Những chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai

Axit folic (folate), kẽm, sắt, canxi,...là những chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai.

Bài viết sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đầy đủ và thiết thực nhất về dinh dưỡng cho bà bầu hay chế độ ăn cho bà bầu.



Một trong những dưỡng chất thiết yếu: Folate

Dĩ nhiên, mỗi bà mẹ đều mong muốn đứa con của mình sinh ra được khoẻ mạnh. Folate, hay còn được gọi là vitamin B9, có vai trò giúp làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTDs), các khuyết tật bẩm sinh khác như sứt môi, hở hàm ếch, và các khuyết tật về tim mạch cho trẻ. Trong chế độ ăn cho bà bầu, bạn nên cung cấp cho cơ thể 400 microgram folate từ các loại thực phẩm bổ sung hoặc các loại thực phẩm tăng cường ít nhất là 3 tháng trước khi thụ thai ngoài những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu chất folate như: măng tây, củ cải xanh và bông cải xanh.

Các dưỡng chất quan trọng khác

Đừng quên bổ sung các dưỡng chất sau đây vào thực phẩm hàng ngày của bạn:

Sắt – Đảm bảo lượng hồng cầu khỏe mạnh ở mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nên bổ sung 18 mg sắt một ngày. Tuy nhiên, nếu bạn là người ăn chay, ban sẽ cần uống thêm viên uống bổ sung sắt và hãy thận trọng với nguồn bổ sung này để hấp thụ tối ưu lượng sắt. Bổ sung vitamin C (như từ nước cam) sẽ giúp hấp thụ sắt có trong các loại thực phẩm chay.

Các nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm: Sò huyết tươi, cá cơm (nguyên con), gan, thịt nạc đỏ, thịt gà, trứng

Canxi – Giúp xương chắc khỏe. Canxi là một khoáng chất, cần bổ sung (1.000 mg mỗi ngày) trong suốt thời kỳ trước khi mang thai, khi đang mang thai và thời kỳ cho con bú.

Các nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: Sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại cá có thể ăn cả xương (cá mòi, cá bống đóng hộp) và các loại đậu đỗ

Kẽm – Giúp thai nhi và nhau thai phát triển bình thường. Thiếu kẽm có thể làm hạn chế quá trình mở rộng tử cung.

Các nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm: Thịt, cá, sò, hạnh nhân, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt (đặc biệt là cám).

Hãy luôn nhớ, dinh dưỡng cho bà bầu là tối quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý nhé.

Nguồn: Chế độ ăn và dinh dưỡng cho bà bầu

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Nên ăn thực phẩm nào khi muốn mang thai

Thực phẩm giàu vitamin E, B,....là những loại nên ăn khi người phụ nữ muốn mang thai.



Trước hết cần phải tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh, dinh dưỡng cân bằng trong các bữa ăn hàng ngày, không quá kén chọn, ăn các loại thực phẩm đa dạng và dinh dưỡng phong phú, chuẩn bị đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trước và sau khi thụ thai. Ngoài kiến thức thông thường như chế độ ăn gồm nhiều rau xanh và trái cây, các loại ngũ cốc giàu protein, vitamin bổ sung, nói không với thực phẩm đóng gói, các mẹ bầu tương lai cần quan tâm bổ sung những loại thực phẩm như sau:

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Thức ăn tốt cho các chị em chuẩn bị mang thai chứa nhiều sắt là các loại thịt đỏ, các loại đậu, cá, các loại hạt và rau xanh. Những thực phẩm này vừa giàu sắt, vừa giàu protein. Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt tự nhiên tốt nhất do các tế bào đỏ có trong thịt làm tăng khối lượng máu trong thai kỳ. Ngoài ra, các loại hạt và rau xanh còn có chất chống viêm tự nhiên giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin E

Để tốt cho quá trình thụ thai, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm dầu ô liu, trái bơ, các loại hạt. Những loại thức ăn này chứa nhiều Vitamin E tốt cho giai đoạn hình thành nang trứng. Các chị em chuẩn bị mang thai nên “nạp” vào cơ thể các loại hạt, cây họ đậu, cá và trứng.

Thực phẩm giàu vitamin B

Cơ thể bạn cần nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng khác trong giai đoạn rụng trứng. Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai bạn cần bổ sung vitamin B có trong rau xanh, trứng, các loại đậu, thịt, cá hoặc dầu cá. Vitamin B cũng rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Vitamin B12 có trong các cây họ đậu giúp phát triển não và gan cho bé. Vitamin B6 có trong chuối, khoai tây, cà chua đảm bảo cho sự phát triển trí não hệ thần kinh của thai nhi.

Thực phẩm chứa beta carotene

Những thực phẩm chứa beta carotene giúp duy trì lượng hormone và giảm nguy cơ sẩy thai. Khi chuẩn bị mang thai các chị em nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa beta carotene như rau xanh, các thực phẩm màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô. Ngoài ra, để tăng khả năng thụ thai, bạn cần ăn những thực phẩm làm tăng nhiệt độ cơ thể như súp và các món hầm và tránh xa các thực phẩm lạnh như kem, yogurt. Cần tránh ăn những loại trái cây như nhãn, vải, đào thường xuyên vì đây là những loại quả ngọt, có tính nóng dễ gây xuất huyết.

Thực phẩm giàu folate

Chắc chắn các mẹ bầu đã biết folate rất cần thiết trong quá trình mang thai vì folate tham gia vào quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Nhưng mẹ có biết rằng folate cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn trước và đầu thai kì, giúp hạn chế khiếm khuyết trong quá trình hình thành ống thần kinh của bé. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung Folate ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai để hệ thần kinh của bé phát triển hoàn thiện.

Ngoài việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu folate như măng tây, súp lơ, rau chân vịt, đậu tương…, mẹ bầu có thể uống sữa để hấp thu Folate một cách thuận tiện và hữu hiệu. Hai ly sữa Anmum Materna mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung 100% hàm lượng Folate cần thiết theo khuyến nghị dinh dưỡng năm 2012 của Bộ Y Tế.

Nguồn: Những thực phẩm tốt cho giai đoạn chuẩn bị mang thai

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Phòng bệnh phụ khoa khi chuẩn bị mang thai

Cùng nhận biết một số bệnh phụ khoa thường gặp để phòng tránh nhằm giúp bà mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong 40 tuần thai kỳ.

Tại sao mẹ cần phải giữ vệ sinh phụ khoa trong giai đoạn chuẩn bị mang thai


Trên thực tế, các mẹ chuẩn bị mang thai đều đồng ý rằng đã xem nhẹ và ít chú ý đến vấn đề này. Vì thế, khi bước vào thai kỳ và sau khi sinh, mẹ và con có thể gặp phải một số bệnh mà nguyên nhân đến từ sự chủ quan đối với vấn đề vệ sinh vùng kín.

Nếu mẹ bị viêm nhiễm vùng kín thì có khả năng truyền sang con như trường hợp ở bệnh sùi mào gà. Các mẹ chuẩn bị mang thai mắc bệnh này do vệ sinh vùng kín không đúng cách, từ đó không kịp chữa trị trong quá trình mang thai do e sợ sẽ thương tổn đến thai nhi. Đến khi sinh thì nấm tràn vòm họng con và con không thể ăn được. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác còn để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cho mẹ và con như ảnh hưởng đển khả năng rụng trứng và thụ thai của bố mẹ, viêm màng ối, đẻ non, hoặc sảy thai. Vì thế trong thời gian chuẩn bị mang thai, các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến cách vệ sinh vùng kín để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh phụ khoa

Trong thời gian mẹ chuẩn bị mang thai, mẹ nên chú ý một số dấu hiệu của bệnh phụ khoa sau để kịp thời đến tư vấn bác sĩ. Nếu những mẹ nào bắt đầu đi tiểu thường xuyên và cảm thấy xót ở vùng kín thì đây cũng là dấu hiệu đáng chú ý đấy. Ngoài ra, âm đạo cũng bị sưng tấy, nổi sần sùi và đỏ tấy phía bên ngoài, gây cảm giác ngứa ngấy, khó chịu và đau rát thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra ngay nhé. Thậm chí khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến dịch nhờn tiết ra từ vùng kín, nếu quá nhiều và dịch có màu trắng ngà và mùi khó chịu hơn bình thường thì cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại có liên quan đến bệnh phụ khoa.

Vệ sinh đúng cách để bước vào thai kỳ

Vệ sinh vùng kín trong thời gian chuẩn bị mang thai rất cần thiết để chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh khi mang thai. Các mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:

-          Giữ vùng kín được khô ráo và thoáng mát. Không mặc đồ bó quá sát. Nên mặc đồ lót bằng cotton.

-          Vệ sinh ít nhất một ngày hai lần để phòng tránh vi khuẩn có hại gia tăng. Hoặc thay đồ lót cách nhau 4-5 tiếng trong ngày.

-          Khi đi vệ sinh, cần lưu ý làm sạch từ phía trước ra sau bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh mềm để tránh gây thương tổn và làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo.

-          Không sử dụng vòi nước mạnh và thụt quá sâu vào âm đạo khi vệ sinh. Điều này vô tình làm mất đi những vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập

-          Không nên sử dụng xà phòng mạnh để vệ sinh vùng kín. Chọn các loại dung dịch tẩy rửa có độ pH thích hợp, tuy nhiên không quá lạm dụng.

-          Các mẹ chuẩn bị mang thai cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ vợ chồng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm phụ khoa  định kì trong giai đoạn chuẩn bị mang thai để phòng tránh rủi ro viêm nhiễm vùng kín. Các mẹ cũng được khuyên nên thường xuyên vận động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch để bước vào giai đoạn mang thai một cách khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Giữ vệ sinh phụ khoa để chuẩn bị mang thai

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Những xét nghiệm cần thiết trước khi có con ở phụ nữ

Cả người vợ lẫn người chồng cần có những xét nghiệm để chắc chắn rằng cả hai đều khỏe mạnh, không bị một vấn đề gì làm ảnh hưởng đến việc mang thai.



Tiêm phòng ít nhất ba tháng trước khi mang thai

Trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Vì vậy, trước tiên mẹ nên thử máu để kiểm tra xem mình đã miễn nhiễm hay có mắc những chứng bệnh nguy hiểm cho thai kỳ hay không. Nếu chưa miễn nhiễm thì mẹ chuẩn bị mang thai nên tiêm ngừa một số bệnh phổ biến như quai bị, viêm gan B, thủy đậu và sởi. Các mẹ có thể tiêm cùng lúc các loại vắc-xin này.

Kể cả chồng khi chuẩn bị mang thai cùng mẹ cũng nên tiến hành kiểm tra tương tự để đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh trước khi thụ thai.

Thời điểm hai tháng trước khi mẹ mang thai

Bởi vì mẹ không thể tẩy giun trong giai đoạn thai kỳ nên vào thời gian chuẩn bị mang thai, bố cùng mẹ nên đến cơ sở y tế khám và tẩy giun. Giun sán sẽ gây hại cho sự phát triển và hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Do đó mẹ nên cùng các thành viên khác trong gia đình tẩy giun vào thời gian chuẩn bị mang thai này để ngăn ngừa khả năng lây chéo cho nhau.

Khi mẹ chỉ còn một tháng nữa là mang thai

Vào lúc này, cả hai vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Một số xét nghiệm bố mẹ chuẩn bị mang thai có thể làm trong lúc này là:

-          Các xét nghiệm về máu: mẹ có thiếu máuhay không, tiểu đường, chức năng gan thận, bệnh di truyền như máu không đông, HIV, viêm gan siêu vi B…

-          Xét nghiệm nước tiểu

-          Siêu âm ổ bụng giúp mẹ hiểu tình trạng và giúp phát hiện bất thường ở các nội tạng trong cơ thể mẹ như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

-          Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ chuẩn bị mang thai trong từng trường hợp cụ thể.

-          Đo điện tâm đồ giúp mẹ biết được các bệnh về tim nếu có.

-          Kiểm tra phụ khoa: điều này rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị mang thai vì nó quyết định đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng..

Ngoài những bước kiểm tra sức khỏe đã chia sẻ ở trên, các mẹ và bố cũng cần chú ý từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hay uống đồ có cồn trong giai đoạn mẹ chuẩn bị mang thai. Đồng thời, mẹ nhớ thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là bổ sung sắt từ sữa Anmum Materna để tạo nền tảng dinh dưỡng cho thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Những xét nghiệm, kiểm tra cần thiết trước khi mang thai

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Cẩn trọng với các đồ dùng trong nhà khi có bầu

Những đồ dùng trong nhà có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Vì thế các mẹ cần cẩn thận.
Đọc bài viết dưới đây để biết những loại đồ dùng nào cần cẩn trọng nhé!



Đồ dùng mỹ phẩm

Chất phthalate có mặt trong hầu hết các loại nước hoa và mỹ phẩm có mùi. Đây được chứng mình là hợp chất gây vô sinh và ung thư. Do đó các mẹ trong thời gian chuẩn bị mang thai nên chọn sử dụng loại mỹ phẩm không mùi hoặc tốt hơn là ngưng sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo sức khỏe và thai kỳ khỏe mạnh.

Chất tẩy rửa hóa học

Các mẹ chuẩn bị mang thai nên hạn chế tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa ở nhà như nước rửa chén, xà phòng giặt, chất tẩy nhà vệ sinh sàn nhà bởi vì thành phần độc hại trong đó có nguy cơ khiến cơ thể mẹ nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thụ thai của mẹ. Lời khuyên tốt nhất cho các mẹ trong thời gian này, nếu phải dọn dẹp nhà cửa, đó chính là sử dụng găng tay cao su và khẩu trang khi tiếp xúc những loại sản phẩm này.

Đồ dùng bằng nhựa

Các vật dụng bằng nylon hay hộp xốp dùng để đựng thức ăn và nước uống không được khuyến khích sử dụng vì chúng không tốt cho sức khỏe của những mẹ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Hóa chất chứa trong những dạng đồ nhựa này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt sớm vì hóc môn bị rối loạn, tệ hơn là mầm mống gây ung thư vú. Vì thế, các mẹ chuẩn bị mang thai nên tránh sử dụng những đồ nhựa này.

Sơn tường

Trong thời gian chuẩn bị mang thai thì các mẹ nên tránh trang trí và sơn quét lại nhà cửa. Dù biết các mẹ muốn chuẩn bị cho sự ra đời cho con thật tốt nhưng hóa chất trong sơn tường sẽ gây hại đến hệ hô hấp, mắt, gây đau đầu và buồn nôn. Sức khỏe của mẹ trong lúc này là quan trọng hơn cả.

Thú cưng mang vi khuẩn

Sức khỏe của các mẹ chuẩn bị mang thai cần được giữ gìn, thế nên trong giai đoạn này cần tránh tiếp xúc với thú cưng nuôi trong nhà như chó, mèo. Nếu bị thú cưng lây nhiễm vi khuẩn có hại sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai, nghiêm trọng hơn là dị tật ở thai nhi. Do đó, các mẹ nên hạn chế tiếp xúc với thú cưng trong giai đoạn quan trọng này.

Tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các mẹ chuẩn bị mang thai. Chính vì thế cần sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh một cách ngăn nắp. Không nên để thức ăn chín và sống lẫn lộn với nhau, che đậy kĩ đồ ăn khi cho vào tủ lạnh. Nếu vệ sinh không đúng cách thì nơi đây có thể sinh ra những vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của các mẹ.

Các thiết bị điện gia dụng và điện tử

Các mẹ cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng, kể cả các thiết bị điện tử khác như điện thoại, tivi, hay laptop. Các thiết bị này phát ra bước sóng điện từ có gây ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe của các mẹ trong thời kì này. Do đó, các mẹ cần tránh xa lò vi sóng hay tivi khi chúng đang hoạt động. Bên cạnh đó cũng hạn chế thời gian sử dụng laptop và điện thoại. Cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai các mẹ nhé, để đảm bảo khả năng thụ thai, đậu thai và thai nhi hình thành được khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Những nguy hiểm tiềm ẩn từ các vật dụng trong nhà đối với bà bầu

Danh sách những điều cần làm khi mang thai lần 2

Khi bước qua ngưỡng cửa của cái tuổi 30, nhiều bà mẹ một con hay e dè khi chồng muốn có thêm đứa nữa.
Hãy cùng xem bài viết dưới đây để yên tâm hơn khi mang thai lần hai nhé!

Thời điểm thích hợp để mang thai con thứ hai

Một số mẹ thích đợi vài năm hoặc lâu hơn mới có bé thứ hai. Như vậy, con đầu lòng sẽ có nhiều thời gian bên mẹ hơn, sẽ hiểu và thậm chí nói với mẹ cảm nhận của bé về việc có thêm em. Một số người khác lại cho rằng việc sinh con gần nhau sẽ khiến chúng gần gũi nhau hơn và có thật nhiều kỉ niệm đặc biệt khi lớn lên bên nhau.



Jeannie Kidwell, một giáo sư về các nghiên cứu gia đình tại Đại học Tennessee ở Knoxville cho biết khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị mang thai bé thứ hai là khi bé thứ nhất dưới 1 tuổi hoặc trên 4 tuổi. Trẻ con dưới 1 tuổi vẫn chưa ý thức được vị trí độc nhất của bản thân nên sẽ ít có khuynh hướng ghét bỏ em bé mới, còn những bé trên 4 tuổi thì đã có 1 khoảng thời gian nhận được sự quan tâm từ ba mẹ và bắt đầu tập tính tự lập.

Cơ thể người mẹ cần có thời gian để bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng trước khi mang thai lần nữa. Vì vậy, cho dù bạn đang mang thai, chuẩn bị mang thai, hoặc muốn chờ đợi, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để có được lời khuyên đúng đắn, một chế độ ăn uống cân bằng, và một cơ thể khỏe mạnh.

Một số điều cần chú ý khác khi đưa ra quyết định

Tài chính và công việc

Ngoài việc để dành ngân sách để chi cho những khoản như ăn uống, quần áo, chăm sóc sức khỏe cho bé con đầu lòng, bạn cũng nên có thêm 1 khoản dư trong ngân sách hàng tháng khi chuẩn bị mang thai con thứ hai. Việc xem xét tình hình công việc của bạn cũng là một điều quan trọng. Rất nhiều người mẹ cảm thấy khó khăn để theo kịp với công việc khi có thêm bé thứ hai hoặc thứ ba

Tuổi tác

Tuổi của ba mẹ khi chuẩn bị mang thai rất quan trọng, đặc biệt là người mẹ. Nếu bạn 38 tuổi và muốn có thêm 2 bé nữa thì không nên mang thai cách nhau đến 3 năm. Nhưng nếu bạn dưới 30 và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào gây khó khăn cho việc thụ thai, thời gian bạn mang thai bé thứ hai sẽ linh hoạt hơn.

Nguồn: Chuẩn bị mang thai con thứ hai

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Trị ho bằng thực phẩm cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ đề kháng rất yếu nên dễ mắc một số bệnh thời tiết, trong đó có ho. Hãy bổ sung một số loại thực phẩm trị ho để tránh dùng thuốc các mẹ nhé!

Tin liên quan:
Những kiến thức về dinh dưỡng khi mang bầu
Những kiến thức về sữa cho thai kỳ
Có thể bạn quan tâm đến bà bầu nên ăn gì

Quả cam

Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.


Giá đỗ luộc

Các mẹ cần chuẩn bị một ít giá đỗ (khoảng 100g), rồi đem luộc lấy nước uống. Cách này không những giúp bạn giảm được đau họng, giảm ho mà còn có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể.

Nho

Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

Chanh, quýt và quất

Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 - 15 phút.

Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng …

Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng chanh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.

Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.

Quả ổi

Nếu ho do dị ứng gây viêm tấy họng thì lấy 1 quả ổi đem nướng lên. Ăn ổi nướng ngày một lần, ăn 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy khác ngay. Rất đơn giản và sử dụng lâu dài cho người hay bị viêm họng dị ứng.

Quả lê

Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Có bầu ăn gì để con thông minh vậy các mẹ?

Chị Hương, người đang mang bầu tháng thứ 2, luôn thắc mắc khi mang bầu để con thông minh.
Chị Hương cùng các mẹ xem bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Tin liên quan:
Có thể bạn quan tâm đến dinh dưỡng cho bà bầu
Xem thêm bài viết về sữa cho thai kỳ
Có thể bạn quan tâm đến có bầu nên ăn gì

Chocolate

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chứng minh rằng, phụ nữ ăn socola trong thời gian sẽ sinh ra những em bé hay cười, hạnh phúc và linh hoạt hơn.

Theo các chuyên gia, chocolate có tác dụng cải thiện tâm trạng mẹ bầu cũng như thai nhi, vậy có lý do gì để chúng ta không ăn chocolate phải không? Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.


Táo tàu

Các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh rằng táo tàu rất có lợi cho dạ dày, bổ sung khí huyết, nhuận phổi. Thai nhi sẽ phát triển rất thuận lợi nếu các bà bầu khí huyết đầy đủ.

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng táo tàu lại rất nóng vì vậy không nên ăn quá 3 quả một ngày.

Táo tàu có chứa lượng vitamin C và vitamin E phong phú. Các loại vitamin này giúp cho làn da của phụ nữ mang bầu tươi sáng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp chống lại sự hình thành các vết nám.

Táo

Táo không chỉ giàu kẽm và các nguyên tố vi lượng, mà còn giàu chất béo, carbohydrate, các vitamin và chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất xơ phong phú có lợi cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này.
Phụ nữ mang thai nên ăn 1-2 quả táo mỗi ngày để bổ sung kẽm. Bên cạnh việc bổ sung táo làm, bà bầu cũng cần ăn thêm hạt hướng dương, nấm, hành tây, chuối, bắp cải và các loại hạt cũng giàu kẽm.

Đừng bỏ qua trứng

Ăn trứng trong thời gian mang thai có thể cải thiện được trí nhớ của bé và giúp chống ung thư vú cho người mẹ. Dưỡng chất choline được tìm thấy trong trứng giúp não trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt tuy nhiên, theo khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trứng đã được nấu chín và chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần.

Nhân hồ đào

Nhân hồ đào có lợi cho gan và thận, bổ sung khí huyết, nhuận phổi.

Phụ nữ mang bầu thường xuyên ăn nhân hồ đào, em bé khi sinh ra không những thông minh mà tóc sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều bởi nhân hồ đào có chứa nhiều chất béo. Nhân hồ đào đặc biệt rất thích hợp cho những bà bầu thường xuyên bị chứng táo bón.

Lạc

Các bác sỹ về đông y cho rằng lạc có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Tuy nhiên mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng trướng bụng.

Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ rất thông minh. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn.

Ăn nhiều thực phẩm thuộc họ đậu

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau củ quả thuộc họ đậu làm tăng khả năng kích thích sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Các loại quả, hạt thuộc họ đậu có chứa axit béo chưa bão hòa, canxi và vitamin B giúp cho sự phát triển của bộ não được thăng bằng và ổn định.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu nành, hay dầu đậu nành.

Thưởng thức cá

Sử dụng dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Thời gian này rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua những loại dầu cá có lợi như dầu cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích, cá thu và cá mòi. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn với 1-2 bữa ăn với cá mỗi tuần, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì trong một số loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Cá còn dồi dào omega-3 – rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.

Nghệ tây

Tiêu thụ hỗn hợp sữa và nghệ tây trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm bớt đau bụng thận và đau dạ dày cũng như giúp các em bé có xương chắc khỏe và trở nên thông minh hơn.

Hạt óc chó

Hạt óc chó giàu chất dinh dưỡng, trong đó chất béo chiếm 63% – 65%, protein chiếm 15% – 20%, đường chiếm khoảng 10%. Với 500 gram quả óc chó tương đương với 2,5 kg trứng gà, hay 4,5kg sữa tươi.

Đặc biệt canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2 cũng khá cao, rất tốt cho các tế bào thần kinh lớn.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ rất giàu chất sắt và các loại dinh dưỡng khác, ăn mộc nhĩ giúp máu lưu thông tốt từ mẹ sang bào thai, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Rong biển, hải sản

Tảo bẹ, rong biển, hải sản rất giàu canxi, iốt, phốt pho, sắt, muối vô cơ và các nguyên tố khác kích thích sự sinh trưởng và phát triển đại não của thai nhi; chống suy nhược thần kinh và tốt cho sức khỏe bà mẹ.

Vừng đen

Hạt vừng đen đặc biệt rất giàu canxi, phốt pho, sắt, và 19,7% protein chất lượng cao với gần 10 loại axit amin quan trọng, mà các axit amin là thành phần chính tạo thành các tế bào não.

Hạt sen

Hạt sen rất giàu canxi, đạm, photpho có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, cố tinh, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí. Với những lợi ích này, bà bầu đừng nên bỏ qua hạt sen vì chúng rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não thai nhi.

Bên cạnh việc ăn thường xuyên những loại thức ăn cho bà bầu để bé thông minh, bà bầu cũng cần bổ sung đủ những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai như axit folic, sắt, vitamin A, vitamin B, canxi… để thai nhi phát triển tốt nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Những điều cần biết về tâm lý trước khi mang thai lần 2

Vợ chồng tôi tính có em bé thứ hai. Tôi cần chuẩn bị gì về tâm lý cho vợ khi mang thai lần thứ hai?

Tin liên quan:
Xem thêm bài viết về mang thai 3 tháng đầu tiên
Những thông tin về sức khỏe mẹ bầu
Những thông tin về chuẩn bị mang bầu nên làm gì
1/ Tình yêu nhân đôi

Khi chuẩn bị mang thai lần 2, nhiều mẹ lo lắng mình sẽ không có thời gian chăm sóc bé đầu, làm bé tủi thân, thiếu hụt tình thương của mẹ. Bớt lo đi mẹ nhé, trái tim mẹ không bị chia nhỏ, ngược lại còn tăng gấp đôi. Hai con sẽ đều cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mẹ như nhau.

2/ Chuẩn bị tâm lý cho bé đầu




Sự xuất hiện của một thành viên mới có thể gây không ít xáo trộn cho gia đình nhỏ của bạn. Hầu hết mọi sự chú ý của ba mẹ đều dành hết cho “thành viên nhí” và điều này có thể khiến bé cưng không thoải mái. Nhiều bé thậm chí còn ghen tỵ và thấy ghét người em chưa sinh của mình. Chuẩn bị tâm lý bé...

Dạy cho bé đầu tính tự lập ngay từ khi bé thứ 2 còn trong bụng là phương án lý tưởng để mẹ không phải đau đầu vì cuộc chiến của 2 bé sau này. Những khi bé mè nheo, nhõng nhẽo, mẹ nói với con rằng: “Con lớn rồi, cùng mẹ chăm em nhé”. Từ từ, bé sẽ ý thức được vai trò mới của mình và biết cách tự lập hơn.

3/ Làm mẹ là bản năng

Bạn có thể đã quên hết những kinh nghiệm của lần sinh trước, ngay cả cảm giác đau đẻ cũng không hình dung nổi đã diễn ra như thế nào, chỉ nhớ rằng rất kinh khủng. Chuẩn bị mang thai lần 2, bạn gần như phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, cứ yên tâm, bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả, hơn nữa còn chăm con khéo léo và thông thái gấp nhiều lần trước.

4/ Giữ vững sự lạc quan

Nếu con đầu chưa được 2 tuổi, bạn nên chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt cho quãng thời gian trường kỳ phía trước. Bạn sẽ vừa phải chăm sóc thai kỳ, vừa hỗ trợ cho bé đầu tập đi, tập ăn, tập nói. Khoảng thời gian này sẽ rất bận rộn, vì vậy đừng ôm đồm tất cả một mình. Thay vào đó, chịu khó chia sẻ bớt công việc nhà cửa với anh xã, người thân.

Nếu bé lớn 3 tuổi và bắt đầu đi nhà trẻ, mẹ nên dạy con quen dần với kỷ luật trường lớp, nếp ăn, nếp uống. Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, thói quen của cả gia đình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Đừng quá cầu toàn, suy nghĩ đơn giản và lạc quan sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

5/ Chia sẻ với anh xã

Khi bạn mang thai và sinh con đầu lòng, anh xã đóng vai trò chăm sóc 2 mẹ con. Giờ số thành viên đã tăng thêm một, bắt buộc trách nhiệm của chồng phải tăng lên. Để anh ấy phụ bạn quan tâm và chăm sóc bé đầu trong thời gian mang thai bé thứ 2. Thời gian sau sinh, khi mẹ chăm đứa nhỏ, ba sẽ chơi và dạy bé lớn học; hoặc ngược lại ba trông đứa nhỏ để mẹ dành thời gian cho con đầu.

6/ Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy

Đừng cảm thấy áy náy vì bạn sẽ không có thời gian nhiều cho bé đầu, hay cả thời gian cho anh xã. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thêm thành viên là thêm tiếng cười. Gia đình bạn sẽ ngập tràn yêu thương và hạnh phúc khi bé thứ 2 chào đời.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Những điều kiêng kị sau khi ăn ở bà mẹ mang thai

Những điều kiêng kị sau khi ăn ở bà mẹ mang thai sẽ giúp bà bầu phòng tránh được những nguy cơ liên quan đến sức khỏe cho mình và thai nhi.

Tin liên quan:
Những kiến thức về mang thai ba tháng đầu
Những kiến thức liên quan đến sức khỏe khi mang thai
Tổng hợp thông tin liên quan đến chuẩn bị mang bầu nên làm gì

Ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính

Nhiều người thường nghĩ rằng, ăn trái cây  ngay sau khi ăn bữa chính sẽ giúp hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên đây lại là cách ăn hoàn toàn phản khoa học. Sau khi ăn tối, thức ăn vào dạ dày phải cần từ 1 đến 2 giờ để tiêu hóa. Nếu bà bầu ăn nhiều trái cây ngay sau bữa chính thì thời gian thức ăn phải ở lại trong dạ dày sẽ lâu hơn dẫn đến chứng đầy hơi, tiêu chảy hoặc bị táo bón. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.

Thời gian ăn hoặc uống trái cây tốt nhất chính là trước bữa chính khoảng từ 20 đến 40 phút, điều này có thể giúp ngăn chặn bệnh béo phì. Trong trái cây hoặc nước ép rất giàu chất xơ và đường glucose. Những chất này sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thu, ngăn chặn chứng thèm ăn. Các chất xơ thô trong trái cây cũng giúp dạ dày được ổn định. Ngoài ra, ăn trái cây trước bữa ăn còn có thể ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể.

Uống trà ngay sau bữa ăn

Thói quen uống trà ngay sau bữa ăn là thói quen không tốt bởi nó sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, trong trà có chứa nhiều acid tannic, uống trà sau bữa ăn có thể khiến protein trong cơ thể kết hợp với chất này thành một chất không tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein. Quan trọng hơn là nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể và dẫn đến sự thiếu máu.

Tập thể dục

Sau khi ăn, rất nhiều bộ phận của cơ thể như tuyến tụy, gan, cơ quan tiêu hóa sẽ cùng hoạt động. Tập thể dục ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho lượng oxy và máu dồn đến cơ bắp nhiều hơn là dạ dày. Bởi vậy quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hơn.



Hơn nữa, sau khi ăn, tập thể dục  ngay sẽ gây kích thích dạ dày và khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, đau bụng. Tốt nhất là phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi một lúc, tốt nhất là chỉ nên tập thể dục khoảng 2 giờ sau khi ăn.

Tắm

Tắm ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Khi tắm, các mạch mãu giãn ra và có thể khiến chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa. Chính vì  những lý do đó mà mẹ bầu không nên đi tắm ngay sau khi ăn. Điều này có thể gây ra những cú sốc đối với cơ thể. Tốt nhất là chỉ nên tắm sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Đọc sách sau khi ăn

Đọc sách là một thói quen tốt nhưng nó không phải là gợi ý hay dành cho khoảng thời gian ngay sau bữa ăn. Khi đọc sách, máu dồn lên não sẽ nhiều và ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày. Nếu thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng và đầy hơi.

Uống nhiều nước ngay sau khi ăn

Uống nước ngay sau khi ăn có thể cuốn trôi các enzyme và pha loãng chất này. Kết quả là đôi khi ngay sau khi ăn bà bầu đã lại cảm thấy đói. Thói quen uống nước nhiều ngay sau bữa ăn còn có thể khiến mẹ bầu bị ợ hơi. Tốt nhất, thai phụ hãy uống nước sau khi ăn từ 20 đến 30 phút và uống thành từng ngụm nhỏ.

Đối với các loại nước trái cây và nước ép rau quả thì hãy uống sau bữa ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Bà bầu nên bổ sung những loại chất dinh dưỡng nào?

Bà bầu nên bổ sung những chất dinh dưỡng nào? Đó là câu hỏi được nhiều bà mẹ mang thai đặt ra.
Để giải đáp câu hỏi trên, mời các mẹ theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tin liên quan:

Những kiến thức về dinh dưỡng trong 40 tuần thai
Những bài viết liên quan về sữa tốt nhất cho mẹ bầu
Có thể bạn quan tâm đến có thai nên ăn gì

Các nhóm bột, đạm, béo

Bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.


- Chất bột: Gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến.
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: Rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Canxi: Bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…

Axit folic: Có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…

Sắt: Tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…

Omega 3: Omega 3 giúp phát triển bộ não, hình thành võng mạc và phát triển hệ thần kinh.

Việc bổ sung DHA có thể thực hiện vào giai đoạn tuần thứ 21 trở đi. Khi mang thai 4 tuần đầu tiên chưa cần