Hiển thị các bài đăng có nhãn giai doan mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giai doan mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ảnh hưởng của folate trong 40 tuần thai

Ảnh hưởng của folate trong 40 tuần thai là rất lớn. Nếu thiếu folate, mẹ bầu thiếu thành phần này trong thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh là rất lớn.

Folate (hay axít Folic) là vitamin B9. 




Đây là một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B hòa tan trong nước. Folate có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh…), các loại ngũ cốc và đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan…). Loại vitamin này không những rất cần thiết cho quá trình tạo và duy trì tăng trưởng của mọi tế bào mà còn rất cần thiết để tạo DNA và RNA (các khối xây dựng của tế bào) và ngăn ngừa những thay đổi DNA có thể dẫn đến ung thư.

Phụ nữ mang thai rất cần Folate.

Dù cả người lớn và trẻ em đều cần Folate để đảm bảo lượng hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu nhưng theo các nghiên cứu khoa học, phụ nữ mang thai (hoặc dự định mang thai) luôn cần lượng Folate nhiều gấp 1,5 lần so với lúc bình thường. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia thực hiện năm 2005, 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam có hàm lượng Folate trong máu thấp dưới mức tối ưu để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi là 905 nmol/L. Điều này cho thấy nguy cơ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh (NTD) sẽ vào khoảng 12 trẻ/10.000 trẻ được sinh ra. Đó là chưa kể việc thiếu Folate ở phụ nữ mang thai còn khiến thiếu máu hồng cầu ở mẹ, dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và sẩy thai.

Folate ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới chuyên về Folate và các vitamin nhóm B đến từ Đại Học Otago (New Zealand) cho biết: “Thiếu hụt Folate trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển não bộ của trẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức và hệ thần kinh vận động của trẻ sau này”. Đặc biệt trong giai đoạn từ ngày thứ 21 – 27 sau khi thụ thai, nếu không cung cấp đủ hàm lượng Folate dẫn đến ống thần kinh đóng không hoàn thiện, trẻ sẽ có nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh. Do đó, trước khi có thai hoặc trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ, các thai phụ nên bổ sung Folate đầy đủ thể giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ.

Chính vì thế, các mẹ hãy chú ý dinh dưỡng cho bà bầu để bổ sung Folate.

Folate giúp phát triển trí não trẻ từ trong bụng mẹ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ bị thiếu máu ít tương tác tích cực với con cái của họ, do đó ảnh hưởng xấu đến phát triển nhận thức của bé. Điều này xuất phát từ việc thiếu Folate, bởi đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến cách người mẹ tương tác với em bé sau khi sinh. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì cần bổ sung 600mcg Folate mỗi ngày, còn đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai thì cần bổ sung 400mcg Folate mỗi ngày từ 24 tuần trước mang thai thay vì 16 tuần như trước đây.

Bổ sung Folate – không chỉ bằng ăn uống.

Chế độ ăn uống thông thường khó đảm bảo cung cấp đủ lượng Folate cần thiết cho cơ thể, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thường được bổ sung các loại thực phẩm có bổ sung Folate với hàm lượng Folate cao. Hiện nay, sản phẩm Anmum Materna™ là sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng giúp làm tăng hàm lượng Folate cùng 30 dưỡng chất quan trọng khác như DHA, Ganglioside, FOS… giúp cơ thể và trí não bé phát triển hoàn thiện. Với hai ly sữa Anmum Materna™ mỗi ngày, mẹ và bé sẽ được cung cấp 680mcg Folate (đáp ứng đủ 100% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y Tế), 80% nhu cầu can-xi, 30% nhu cầu sắt và các dưỡng chất cần thiết khác, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tròn vẹn.

Nguồn: 5 điều chưa biết về Folate

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Phòng bệnh phụ khoa khi chuẩn bị mang thai

Cùng nhận biết một số bệnh phụ khoa thường gặp để phòng tránh nhằm giúp bà mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong 40 tuần thai kỳ.

Tại sao mẹ cần phải giữ vệ sinh phụ khoa trong giai đoạn chuẩn bị mang thai


Trên thực tế, các mẹ chuẩn bị mang thai đều đồng ý rằng đã xem nhẹ và ít chú ý đến vấn đề này. Vì thế, khi bước vào thai kỳ và sau khi sinh, mẹ và con có thể gặp phải một số bệnh mà nguyên nhân đến từ sự chủ quan đối với vấn đề vệ sinh vùng kín.

Nếu mẹ bị viêm nhiễm vùng kín thì có khả năng truyền sang con như trường hợp ở bệnh sùi mào gà. Các mẹ chuẩn bị mang thai mắc bệnh này do vệ sinh vùng kín không đúng cách, từ đó không kịp chữa trị trong quá trình mang thai do e sợ sẽ thương tổn đến thai nhi. Đến khi sinh thì nấm tràn vòm họng con và con không thể ăn được. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác còn để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cho mẹ và con như ảnh hưởng đển khả năng rụng trứng và thụ thai của bố mẹ, viêm màng ối, đẻ non, hoặc sảy thai. Vì thế trong thời gian chuẩn bị mang thai, các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến cách vệ sinh vùng kín để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh phụ khoa

Trong thời gian mẹ chuẩn bị mang thai, mẹ nên chú ý một số dấu hiệu của bệnh phụ khoa sau để kịp thời đến tư vấn bác sĩ. Nếu những mẹ nào bắt đầu đi tiểu thường xuyên và cảm thấy xót ở vùng kín thì đây cũng là dấu hiệu đáng chú ý đấy. Ngoài ra, âm đạo cũng bị sưng tấy, nổi sần sùi và đỏ tấy phía bên ngoài, gây cảm giác ngứa ngấy, khó chịu và đau rát thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra ngay nhé. Thậm chí khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến dịch nhờn tiết ra từ vùng kín, nếu quá nhiều và dịch có màu trắng ngà và mùi khó chịu hơn bình thường thì cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại có liên quan đến bệnh phụ khoa.

Vệ sinh đúng cách để bước vào thai kỳ

Vệ sinh vùng kín trong thời gian chuẩn bị mang thai rất cần thiết để chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh khi mang thai. Các mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:

-          Giữ vùng kín được khô ráo và thoáng mát. Không mặc đồ bó quá sát. Nên mặc đồ lót bằng cotton.

-          Vệ sinh ít nhất một ngày hai lần để phòng tránh vi khuẩn có hại gia tăng. Hoặc thay đồ lót cách nhau 4-5 tiếng trong ngày.

-          Khi đi vệ sinh, cần lưu ý làm sạch từ phía trước ra sau bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh mềm để tránh gây thương tổn và làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo.

-          Không sử dụng vòi nước mạnh và thụt quá sâu vào âm đạo khi vệ sinh. Điều này vô tình làm mất đi những vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập

-          Không nên sử dụng xà phòng mạnh để vệ sinh vùng kín. Chọn các loại dung dịch tẩy rửa có độ pH thích hợp, tuy nhiên không quá lạm dụng.

-          Các mẹ chuẩn bị mang thai cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ vợ chồng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm phụ khoa  định kì trong giai đoạn chuẩn bị mang thai để phòng tránh rủi ro viêm nhiễm vùng kín. Các mẹ cũng được khuyên nên thường xuyên vận động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch để bước vào giai đoạn mang thai một cách khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Giữ vệ sinh phụ khoa để chuẩn bị mang thai

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Những xét nghiệm cần thiết trước khi có con ở phụ nữ

Cả người vợ lẫn người chồng cần có những xét nghiệm để chắc chắn rằng cả hai đều khỏe mạnh, không bị một vấn đề gì làm ảnh hưởng đến việc mang thai.



Tiêm phòng ít nhất ba tháng trước khi mang thai

Trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Vì vậy, trước tiên mẹ nên thử máu để kiểm tra xem mình đã miễn nhiễm hay có mắc những chứng bệnh nguy hiểm cho thai kỳ hay không. Nếu chưa miễn nhiễm thì mẹ chuẩn bị mang thai nên tiêm ngừa một số bệnh phổ biến như quai bị, viêm gan B, thủy đậu và sởi. Các mẹ có thể tiêm cùng lúc các loại vắc-xin này.

Kể cả chồng khi chuẩn bị mang thai cùng mẹ cũng nên tiến hành kiểm tra tương tự để đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh trước khi thụ thai.

Thời điểm hai tháng trước khi mẹ mang thai

Bởi vì mẹ không thể tẩy giun trong giai đoạn thai kỳ nên vào thời gian chuẩn bị mang thai, bố cùng mẹ nên đến cơ sở y tế khám và tẩy giun. Giun sán sẽ gây hại cho sự phát triển và hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Do đó mẹ nên cùng các thành viên khác trong gia đình tẩy giun vào thời gian chuẩn bị mang thai này để ngăn ngừa khả năng lây chéo cho nhau.

Khi mẹ chỉ còn một tháng nữa là mang thai

Vào lúc này, cả hai vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Một số xét nghiệm bố mẹ chuẩn bị mang thai có thể làm trong lúc này là:

-          Các xét nghiệm về máu: mẹ có thiếu máuhay không, tiểu đường, chức năng gan thận, bệnh di truyền như máu không đông, HIV, viêm gan siêu vi B…

-          Xét nghiệm nước tiểu

-          Siêu âm ổ bụng giúp mẹ hiểu tình trạng và giúp phát hiện bất thường ở các nội tạng trong cơ thể mẹ như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

-          Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ chuẩn bị mang thai trong từng trường hợp cụ thể.

-          Đo điện tâm đồ giúp mẹ biết được các bệnh về tim nếu có.

-          Kiểm tra phụ khoa: điều này rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị mang thai vì nó quyết định đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng..

Ngoài những bước kiểm tra sức khỏe đã chia sẻ ở trên, các mẹ và bố cũng cần chú ý từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hay uống đồ có cồn trong giai đoạn mẹ chuẩn bị mang thai. Đồng thời, mẹ nhớ thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là bổ sung sắt từ sữa Anmum Materna để tạo nền tảng dinh dưỡng cho thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Những xét nghiệm, kiểm tra cần thiết trước khi mang thai

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Vitamin C từ cam - da sáng dáng sinh cho mẹ bầu

Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, nhưng mẹ có biết rằng loại quả này còn chứa rất rất nhiều các chất dinh dưỡng khác giúp mẹ và em bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng? Mẹ có thể cắt miếng, ép lấy nước, làm mứt hay sốt cam... và nhiều cách khác nữa để đưa cam trở thành món ngon quen thuộc trong chế độ ăn uống của mình. Dưới đây sẽ là một số những lợi ích tuyệt vời từ trái cam mẹ cần biết khi chuan bi mang thai can biet hoặc đang mang thai. Mẹ hãy 'tận dụng' loại 'siêu thực phẩm' rất phổ biến này trong và sau thời kỳ mang thai để luôn tràn đầy năng lượng nhé! 
 
 

1. Nước và độ ẩm.
Duy trì độ ẩm cơ thể rất cần được chú ý khi mẹ đang mang bầu và cam là thực phẩm cung cấp cho mẹ một lượng lớn nước vì thành phần chính của nó là nước, chiếm tới 88% và kali cùng một lượng nhỏ natri trong cam có tác dụng tuyệt vời trong việc giữ cân bằng độ ẩm của cơ thể.
Nếu mẹ chán với những miếng cam thông thường, hãy đổi sang một món mới xem. Gọt vỏ 3 quả cam, vắt lấy nước 2 quả, quả còn lại cắt nhỏ, sau đó mẹ xếp vào khuôn làm kem, đổ nước ép vào khuôn sau đó để lạnh qua đêm là mẹ đã có những que kem cam tuyệt ngon rồi.
2. Vitamin C - rất cần thiết với sức khỏe mẹ mang thai
Nhắc đến cam chắc hẳn chị em nào cũng nghĩ ngay đến vitamin C. Trong cam có hàm lượng vitamin C tương đối lớn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cũng như tăng khả năng hấp thu sắt và kẽm trong thực phẩm, đây là hai chất rất quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là một trong những tác dụng của cam. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vitamin C có trong cam giúp cho em bé của mẹ luôn khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bổ sung nhiều vitamin C trong quá trình mang thai sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng, thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng như hỗ trợ tối đa cho sự phát triển não bộ của bé.
Vitamin C là loại vitamin tan trong nước. Nếu đưa quá nhiều vitamin C vào cơ thể, lượng dư thừa sẽ được thải ra qua đường nước tiểu. Vì thế mẹ đừng nên ăn quá nhiều cam cùng một lúc rồi hôm sau không ăn quả nào. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ăn cam thường xuyên để hấp thu được hoàn toàn các dưỡng chất từ cam.
3. Và sau khi bé yêu được sinh ra...
...Mẹ cũng đừng ngừng ăn cam. Đây vẫn là một nguồn giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp giữ làn da của mẹ khỏe mạnh và bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa. ""Siêu trái cây"" này có chứa carotenoid, hỗ trợ việc hình thành và sửa chữa các tế bào da và polyphenol giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra quá trình lão hóa. Vitamin C trng cam cũng giúp tổng hợp collagen, cung cấp độ đàn hồi và hỗ trợ cho làn da của mẹ.
Ngoài ra, cam và các loại quả thuộc họ cam là thực phẩm cung cấp sữa mẹ tuyệt vời. Đây là một thực phẩm tuyệt vời nhất để bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh. Vì phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần cung cấp nhiều vitamin C thậm chí hơn cả những mẹ đang mang thai. Mẹ không cần tốn thời gian ngồi xuống để ăn bữa ăn nhẹ. Hãy uống một ít nước cam, chắc chắn mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin C cho một ngày và thậm chí còn được bổ sung một lượng canxi từ loại thức uống này.
Cam cũng là thực phẩm rất tốt cho những mẹ muốn nhanh lấy lại dáng sau sinh. Cam không có chất béo và chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều nước và ít calo. Thêm vào đó, cam có chứa lượng đường thấp hơn các loại trái cây khác nhưng lại nhiều chất xơ, sẽ giúp mẹ no lâu hơn.
Lưu ý khi ăn cam
Cam rất tốt cho mẹ nhưng có một số điều mẹ nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Mẹ nên sử dụng cam tươi là tốt nhất, vắt lấy nước uống và có thể pha đường tùy theo sở thích của mỗi người, cách này vừa nhanh, đơn giản mà mẹ vẫn thấy ngon miệng. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói, tức sau khi ăn từ 1-2 tiếng. Nếu uống nước cam khi vừa ăn sáng xong sẽ rất dễ bị tức bụng, còn nếu mẹ bầu uống vào buổi tối muộn thì dễ bị đi tiểu đêm.
Các mẹ nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng dễ pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể dễ bị nhiễm khuẩn, nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ bầu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu mẹ bị tiêu chảy thì nên pha loãng nước cam nguyên chất với nước và uống từng chút một thôi nhé. - Theo Anmum Việt Nam