Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Những Bài Tập Yoga Đơn Giản Cho Bà Bầu

30 phút yoga cho bà bầu

Những Bài Tập Yoga Đơn Giản Cho Bà Bầu

Tập luyện hàng ngày bài yoga này chỉ sau một tuần, hiệu quả đã đến với các phụ nữ mang bầu, mang lại những cảm giác nhẹ nhõm và hạnh phúc.



Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?

Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần 24 này, các sắc tố da của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Hiện tại, làn da của bé yêu có vẻ vẫn còn nhăn nheo. Hiện tượng này là di lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy nhiều hơn với tốc độ khá nhanh.

Lúc này chị em có thể cảm nhận được các cử động của bé yêu một cách thường xuyên. Sau 24 tuần, bé yêu có cân nặng khoảng 450-650 gam. Trong trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó chị em bắt buộc phải sinh non, hoặc chuyển dạ sớm, thì một đứa bé có cân nặng nằm trong khoảng từ 500 – 550gam vẫn có khả năng sống bằng sự can thiệp đặc biệt của y tế.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này, tâm trạng của chị em bắt đầu cảm thấy lo lắng. Càng lo lắng chị em càng thấy khó chịu, cáu gắt, sự lo lắng này cũng ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, để tâm trạng được thoải mái hơn chị em hãy thư giản cơ thể bằng cách ngâm mình trong nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ hoặc những bài hát mà chị em yêu thích hàng ngày và uống một cốc trà thảo dược vào buổi tối để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

Để không cản trở quá trình lưu thông máu đến bánh nhau thì lúc ngủ chị em nên nằm nghiêng, tránh nằm ngữa hoặc sấp. Nếu như chị em không thích ngủ với tư thế này chị em có thể thử kẹp một cái gối mềm ở giữa hai đầu gối. Cách này có thể giúp chị em giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể khi chị em nằm nghiêng.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?
Thai nhi 24 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25

Quá trình phát triển của thai nhi:

Mặc dù phổi của bé đã được phát triển hoàn thiện, tuy nhiên phổi chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình khi bé yêu được sinh ra. Vì thế lúc này bé vẫn nhận phải nhận oxy từ bánh nhau. Tai trong của bé có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, đây cũng chính là lý do tại sao khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước mà bé lại có thể giữ được cơ thể luôn thăng bằng.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, chị em sẽ được xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường huyết trong máu, kết quả của xét nghiệm này cho biết chị em có bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu chị em bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ phải được mổ để đưa bé yêu a ngoài ngay, vì bệnh này có thể tác động đến các hormon tăng trưởng làm cho thai nhi có kích thước lớn một cách bất thường. Xét nghiệm chỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con, nên chị em đừng quá lo lắng nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26

Quá trình phát triển của thai nhi:

Một điều tuyệt vời ở tuần này là, hai bàn tay của thai nhi đã phát triển đầy đủ. Vì vậy thai nhi có thể tự mình cảm nhận những vậy xung quanh mình bao gồm làn da, đầu, thậm chi cả ổn nữa.

Để có thể cảm nhận rõ những cử động của bé yêu một cách rõ ràng chị em hãy ngồi xuống và cảm nhận. Lúc này khả năng nghe của bé cũng đã được phát triển hơn trước, vì vậy bé có thể nghe thấy những gì chị em hoặc người thân nói chuyện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, hệ tiêu hóa của chị em sẽ gặp một chút khó khăn. Bởi vì, các hormon progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hoá, mà việc kích thước tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên ruột của chị em. Điều này có thể khiến chị em không có cảm giác muốn ăn, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy các món mình rất thích trở thành ác mộng. Để cải thiện tình trạng này chị em nên ăn uống một cách chậm rãi hoặc là chị em nên ăn nhiều bữa, quan trọng là nên tránh ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và đặc biệt là chứa nhiều dầu mỡ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, mắt của bé yêu đã có thể mở ra và bé đã có thể bắt đầu chớp mắt được rồi đấy các mẹ ạ. Có nhiều chị em thắc mắc không hiểu tại sao khi sinh ra mắt cua bé yêu lại có màu khác nhau như màu nâu, đen, xanh đó là do yếu tố sắc tộc các mẹ ạ.

Sau 27 tuần, bé có cân nặng khoảng 800-950 gram, tuy nhiên lúc này trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, bé sẽ tiếp lúc tăng cân cho đến lúc được sinh ra.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc bé còn trong bụng mẹ, bé sẽ được tử cung của mẹ bảo vệ. Nhưng lúc được sinh ra thì sao? Có rất nhiều nguy hiểm mà chị em không thể lường trước được, chính vì vậy ngay từ bây giờ chị em hãy cũng ông xã dọn dẹp lại nhà cửa một chút nhé! Chị em hãy cất gọn những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bé lên cao, dán hết các ổ điện, chất tây rửa và mỹ phẩm cũng phải được cất ngăn nắp tránh trừng hợp bé cầm được, lúc được sinh ra bé yêu của bạn sẽ rất hiếu động đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này là tuần đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối, lúc này nhìn bé yêu không khác mấy so với lúc bé yêu được sinh ra sau này. Các bộ phận trong hệ hô hấp và tiêu hóa của bé vẫn còn cần phải phát triển hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó chị em buộc phải sinh non thì lúc này có đến trên 80 % cơ hội sống sót với sự tác động của y tế đặc biệt.

Lúc này bé yêu của bạn đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ và bố rồi đấy, bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé yêu để gắn kết tình cảm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi quan sát sự thay đổi của cơ thể chị em sẽ thấy những vết rạn da bắt đầu xuất hiện, hoặc thinh thoảng có cảm giác ợ chua, lúc ngủ thì mơ thấy mình sinh con… đừng quá lo lắng vì đây là những biểu hiện hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì đến cả hai mẹ con cả.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình lâm bồn cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất khi bé được sinh ra, chị em học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước như mẹ, chị gái.., hoặc là đăng ký tham gia các khóa học về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chị em còn có thể nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa nhi. Hãy chứng tỏ mình là bà mẹ tuyệt với trong mắt con yêu nhé!

Chúc các bạn đang trong quá trình có mang sinh em bé được Mẹ Tròn Con Vuông!


Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi

Tùy từng độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ của các bé cũng sẽ khác nhau. Thiếu ngủ có thể làm ảnh hưởng tâm trạng của bé, dẫn đến những hành vi tiêu cực. Hơn nữa, theo các chuyên gia, những bé được ngủ đủ giăc sẽ thông minh hơn những bé khác. Blog Nuôi Dạy Con mách mẹ thời gian ngủ "tiêu chuẩn" của con nhé!

Thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi
Độ tuổi khác nhau, bé sẽ có khoảng thời gian ngủ lý tưởng khác nhau
1/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi

Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn.

Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ.

2/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối.

3/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi

Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường.

Các bé sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian của mình để ngủ. Giống như một robot được lập trình sẵn, bé sẽ có những giấc ngủ ngắn từ 2 đến 3 tiếng giữa các bữa ăn kể cả ngày lẫn đêm. Vì vậy mẹ đừng quá lo ngại nếu như thấy bé cưng cứ ngủ suốt mà chẳng chịu chơi đùa gì nhé!

4/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng.

5/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày.

6/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi

Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian bé ngủ ở tuổi này cũng sẽ khác nhau. Trẻ em ở độ tuổi này cần được khuyến khích ngủ 10-11 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, hầu hết chỉ ngủ khoảng 9 tiếng mỗi ngày.

7/ Thời gian cần cho trẻ từ 12 trở lên

Thanh thiếu niên cần ngủ để được khỏe mạnh và duy trì một trạng thái tinh thần tối ưu, do đó con thực sự cần giấc ngủ nhiều hơn giai đoạn trước. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ 8-9 tiếng mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh thường không hoàn toàn tuân theo sự định hướng chăm sóc do người lớn đề ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhẹ nhàng áp dụng một số quy tắc giúp cả bé lẫn mẹ được thư giãn và tận hưởng khoảng thời gian đầu đời đáng yêu này. Mỗi khi cảm thấy lo lắng vì bé ngủ quá ít, ăn quá nhiều hay bé...

8/ Bí quyết giúp con ngon giấc

- Vừa chào đời

Ở độ tuổi này trẻ có thể ngủ bất cứ lúc nào nhưng vẫn phải cho trẻ ăn và thay tả đầy đủ. Một số trẻ sẽ rất quấy khi chúng mệt trong khi những trẻ khác sẽ ngủ rất nhanh. Mẹ nên lưu ý dấu hiệu khi bé mệt mỏi, và dỗ bé đi ngủ khi thấy bé có vẻ buồn ngủ. Cố gắng dỗ trẻ ngủ đêm bất cứ khi nào có thể.

- Trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm trong khi có 1-4 giấc ngủ trưa một ngày. Điều quan trọng ở giai đoạn này là khuyến khích các bé ngậm núm vú giả là để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ một mình. Xây dựng một lịch trình ngủ ngày và ngủ đêm thường xuyên. Tạo cho bé một thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp con ngủ ngon hơn.

Một không gian thoải mái sẽ giúp bé ngủ ngon hơn

- Trẻ tập đi

Trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu có biểu hiện sụt giảm về số lượng và độ dài của giấc ngủ trưa. Ở tuổi này, ác mộng và các vấn đề giấc ngủ có thể trở nên phổ biến hơn dẫn đến việc ngủ ngày và các vấn đề hành vi tiêu cực.

Tập cho trẻ các thói quen lên giường và đi ngủ đúng giờ. Thiết lập giới hạn phù hợp được quy định rõ ràng nếu con của bạn liên tục thức dậy hoặc đi ra khỏi giường. Khuyến khích việc sử dụng một món đồ chơi tạo cảm giác an toàn cho trẻ hay lo sợ.

- Trẻ mẫu giáo

Ở lứa tuổi này, trẻ em có thể bị khó ngủ và thường thức dậy vào ban đêm. Nỗi sợ hãi bóng đêm cũng có thể trở nên phổ biến hơn khi trí tưởng tượng phát triển. Mẹ nên tạo cho trẻ cảm giác thoải mái vào ban đêm và giữ lịch trình giấc ngủ thích hợp nhất với trẻ.

- Tuổi đi học

Tiếp xúc với các yếu tố kích thích như internet hoặc các loại nước ngọt có ga cũng có thể hạn chế giấc ngủ của trẻ. Dạy cho trẻ về thói quen ngủ lành mạnh và tiếp tục giữ cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và không gian thích hợp. Tránh để các yếu tố kích thích như caffeine, TV hoặc máy tính trên giường hoặc trong phòng của trẻ.


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Cách phát hiện con bị suy dinh dưỡng

Nhiều mẹ đau đầu khi con ngày càng gây guộc và xanh xao nhưng không biết là bé bị bệnh gì hay bị suy dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để phát hiện con bị suy dinh dưỡng?
Con em 17 tháng tuổi chỉ nặng 10 kg, có bị suy dinh dưỡng không, cần bổ sung thuốc gì cho bé ăn ngon và tăng cân nhanh? (Mỹ Thoa)

Những thông tin về trẻ lười ăn chậm tăng cân
Những thông tin về trẻ biếng ăn thì phải làm sao
Những kiến thức về giải pháp cho bé biếng ăn chậm tăng cân
Xem thêm những bài viết bổ ích về trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trả lời:

Chào bạn,

Để biết bé có suy dinh dưỡng hay không, bạn nên theo dõi cân nặng theo biểu đồ tăng trưởng suốt từ lúc sinh đến số tháng tuổi hiện tại của con bạn. Trong bất kỳ sổ khám sức khỏe nào của bé cũng đều có biểu đồ tăng trưởng này.

Bằng cách chiếu trên biểu đồ tăng trưởng có trục dọc là cân nặng theo kg, trục ngang là tuổi tính theo tháng, nhìn vào điểm giao nhau giữa hai trục trên thì chúng tôi thấy con bạn vẫn nằm trong kênh sức khỏe bình thường. Từ đó suy ra con bạn 17 tháng tuổi nặng 10 kg là bình thường.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất, sao cho cân bằng giữa các nhóm chất. Ở lứa tuổi này bé nên được ăn 3 bữa cháo và 2 bữa sữa mỗi ngày. Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày của bé như sau:

- Gạo: 100-150 g.

- Đạm (thịt, cá, tôm): 100-120 g.

- Dầu: 20-30 g.

- Rau xanh: 50-60 g.

- Trái cây: 100-150 g.

- Sữa: 500 ml (nếu không bú mẹ).

Chúc bạn và cháu luôn mạnh khỏe.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Dung

Khoa Nội Tổng hợp Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Cách chọn sữa bột tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ Quyết định sử dụng loại sữa công thức nào phù hợp bạn cần dựa trên những tiêu chí sau: sức khỏe của trẻ, tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, giá cả. Sau đây Blog Nuôi Dạy Con - Quà Tặng Mẹ Và Bé chia sẻ một số kiến thức cơ bản giúp bạn chọn sữa cho trẻ. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn chọn cho bé yêu loại sữa phù hợp nhất, để chăm sóc bé được tốt nhất.

I. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

1. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: ví dụ như Frisolac Premature, Enfalac Premature, Dumex Premature… nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ. – Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non. – Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml) Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất như Enfamil Human Milk Fortifier, Similac Natural Care Human Milk Fortifier, Similac Human Milk Fortifier…

2. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: ví dụ như Similac, Enfalac, SMA, Dielac1, cô gái Hà Lan step1, Lactogen1, Dumex 1, Guigoz 1, NAN 1 … – Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi. – Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.

3. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: ví dụ như Enfapro, Gain, cô gái Hà Lan step 2, Dielac 2… Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.

Cách chọn sữa bột tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

II. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Ví dụ như cô gái Hà Lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+…… Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.

III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt

1. Nhóm không có đường lactose: Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: – Gốc động vật: ví dụ như Dumex lacto-free, Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free.. – Gốc thực vật: ví dụ như Prosobee, Nursoy, Isomil….

2. Sữa thủy phân: Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì cũng tiêu chảy, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét. Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.

3. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).

4. Nhóm sữa không chất béo: Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.

Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau: – Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.

– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.

– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.

– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.

– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.

Không nên:

– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.

– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.

– Dùng nước rau để pha sữa.

Chúc Mẹ và Bé luôn khỏe mạnh!


Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Điều trị biếng ăn bằng thuốc ở trẻ và những điều cần biết


Nuôi con đã cực khổ, khi con mắc bệnh gì lại cực hơn. Khi trẻ mắc chứng biếng ăn, cả nhà chạy đôn chạy đáo để chữa trị. Việc dùng thuốc để điều trị trẻ biếng ăn có điều gì cần lưu ý?

Quá mệt mỏi vì con biếng ăn, được đồng nghiệp mách nước một loại thảo dược giúp trẻ ăn ngon, ngủ khỏe, chị Minh liền mua về cho bé Mai dùng thử. Nhờ có thảo dược hỗ trợ, 3 tháng nay, bé ăn uống rất ngon miệng, đi tiêu cũng đều đặn, da dẻ hồng hào hơn. Tuy nhiên hễ chị Minh dừng cho con uống thuốc là bé lại biếng ăn như cũ.

Tin liên quan:

Có thể bạn quan tâm đến bé biếng ăn chậm tăng cân

Những bài viết liên quan về trẻ biếng ăn phải làm sao

Những thông tin về giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn

Những kiến thức về trẻ 1 tuổi biếng ăn



Tại một phòng khám dinh dưỡng ở TP HCM, chị Trà kéo con gái lại chỉ những biểu hiện bụng to, mặt hơi sưng phù, tay chân gầy gò, ốm yếu. Trước đây, cứ mỗi bữa ăn là bé ngậm thức ăn không chịu nuốt, 2 tháng liền không tăng cân. Chị nghe lời giới thiệu của người quen, mua thuốc chán ăn về cho bé dùng. Ban đầu, bé ăn ngủ tốt hơn, sau một thời gian thì bắt đầu có biểu hiện như trên.

Bác sĩ cho biết loại thuốc bổ mà bé gái nhà chị Trà đang uống có trộn lẫn thuốc ngủ và một số loại chất gây thèm ăn, vì thế gây rối loạn hệ tiêu hóa của bé và sẽ có nhiều tác hại nếu tiếp tục dùng lâu dài. Khi dùng những loại thuốc này, bé dễ dàng tăng cân một phần còn là do tính chất tích nước, giữ nước trong thuốc.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người lớn không nên tự ý mua các loại thuốc, thảo dược khi trẻ biếng ăn. Cơ thể trẻ, đặc biệt là các cơ quan thải loại còn rất non nớt, mong manh. Việc dùng các loại thuốc bổ, thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn rất dễ dẫn đến những rối loạn, tổn thương cho một số bộ phận trong cơ thể bé.

Bổ sung thảo dược có thể tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể trẻ. Nếu dùng lâu dài, hệ thống tiêu hóa dễ bị trì trệ. Một khi lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động nhiều, bộ phận sản xuất các men tiêu hóa của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn, phụ thuộc vào sự hỗ trợ tiêu hóa từ bên ngoài.

"Sử dụng thảo dược không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng bé dị ứng với các thành phần có trong thảo dược, hoặc một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ, như chậm lớn, bé bị phù, loãng xương," bác sĩ Diệp cho biết.

Trên thực tế, trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân: Bệnh tật, mọc răng, thay đổi thời tiết, chế độ và khẩu phần ăn uống không hợp lý, yếu tố tâm lý, bị dọa nạt, không được quan tâm… Do đó, người lớn không nên vội vàng cho trẻ uống các loại thảo dược, thuốc bổ, các loại men tiêu hóa, thuốc kích thích... mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ để có hướng khắc phục hợp lý. Trong trường hợp phải cần phải dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhất định phải có chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

5 việc cần chuẩn bị trước khi sinh con đầu lòng

Không có gì quý giá hơn thời gian bạn dành cho đứa con đầu lòng, nhưng bạn có thể khiến những khoảnh khắc đặc biệt này trở nên tuyệt vời hơn nữa bằng cách sinh hoạt có tổ chức và chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Dưới đây là 5 bí quyết chuẩn bị trước khi sinh để giúp nhà cửa, sức khỏe và tinh thần của bạn sẵn sàng chào đón thành viên mới.

5 việc cần chuẩn bị trước khi sinh con đầu lòng


Hãy đọc, lên danh sách và quan trọng nhất là giữ bình tĩnh! Đúng vậy, việc sinh con nghe có vẻ thật thách thức nhưng cũng rất thú vị. Sau chín tháng đằng đẵng, cuối cùng bạn cũng sẽ có thể ôm phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mình vào lòng. Còn gì có thể tuyệt hơn?

1. Gói ghém những gì cần mang đến bệnh viện vào một cái túi
Danh sách những món đồ cần chuẩn bị không thể không có các giấy tờ y tế, kẹo để bổ sung một chút năng lượng, cùng với điện thoại di động và bộ sạc. Hãy coi như bạn đang chuẩn bị cho kì nghỉ cuối tuần. Nhớ sắp xếp sẵn các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ ngủ, áo ngực cho bú và miếng lót thấm sữa. 

2. Thiết lập không gian nhà bạn
Bạn đã mua cũi hoặc nôi cho bé hay chưa? Và bạn đã chuẩn bị không gian cho bé ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ như thế nào?

Việc loại bỏ các yếu tố nguy hiểm cho bé cũng rất quan trọng. Mặc dù điều này chỉ thật sự cần thiết khi bé bắt đầu tập bò, nghĩa là khi bé được khoảng sáu tháng tuổi, nhưng bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gắn các song chắn cửa sổ, bịt các ổ điện và khóa tất cả các tủ có chứa vật sắc nhọn hay nguy hiểm ngay từ bây giờ.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bạn đã tìm được ai để giúp đỡ bạn tại nhà trong một hai tuần đầu sau khi sinh hoặc cho đến khi bạn không cần hỗ trợ nữa hay chưa?

Nếu bạn muốn thuê người giữ trẻ, nên bắt đầu từ một tháng trước khi có nhu cầu. Bằng cách này, bạn có thể cùng chăm sóc bé với người giữ trẻ trong tháng cuối cùng của thời gian nghỉ thai sản. Điều này sẽ cho phép mẹ có thêm thời gian rảnh cũng như đảm bảo rằng mình đã tìm được bảo mẫu phù hợp.

4. Luôn rõ ràng và ngăn nắp
Thói quen rõ ràng và ngăn nắp sẽ giúp cho cuộc sống thường nhật thoải mái hơn. Ngoài việc chuẩn bị không gian ngủ nghỉ, ăn uống và tắm rửa, bạn cũng cần ghi lại thông tin chi tiết về việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh… của bé để tiện cho việc theo dõi sức khỏe.

Có một đứa con chẳng khác nào một quả bom bị kích nổ. Trung tâm vụ nổ là cuộc sống của bạn. Một đứa bé xuất hiện chắc chắn sẽ kéo theo sự rối loạn, vì vậy bạn càng rõ ràng và ngăn nắp thì cuộc sống của bạn càng thoải mái.

5. Luôn linh động
Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn làm tốt công tác chuẩn bị, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều phiền toái nhưng chắc chắn vẫn sẽ có đủ loại rắc rối xuất hiện.

Hãy biết rằng khi bạn đưa bé về nhà thì nhiều biến số ngoài tầm kiểm soát của bạn cũng xuất hiện. Lý do khiến nhiều người thấy khó khăn sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Tóm lại, hãy bỏ qua những kỳ vọng của bạn về cuộc sống gia đình mới, về thói quen ngủ nghỉ bú mớm của bé… và ra sức tận hưởng cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ mất đi một khoảng thời gian tuyệt diệu.



Nguồn tin: BlogNuoiDayCon.blogspot.com