Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Tác dụng của dầu dừa cho sức khỏe thai nhi mẹ có biết

Dầu dừa là một sản phẩm thiên nhiên không chỉ nổi tiếng trong việc chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ mà còn có nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Giảm rụng tóc cho bà bầu
Rụng tóc khi mang thai cũng là một trong những nỗi ám ảnh về sắc đẹp đối với chị em. Loại mỹ phẩm thiên nhiên mang tên dầu dừa từ lâu đã được biết đến với công dụng nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, giúp tóc ít rụng hơn nhờ hàm lượng vitamin E cao. Mẹ có thể trộn dầu dừa với dầu gội để dùng như bình thường hoặc ủ tóc với dầu dừa đều sẽ đem lại những kết quả bất ngờ cho mái tóc đấy nhé.

Xem thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Chuan bi mang thai
An uong khi mang thai 3 thang dau?

Hình ảnh

Phòng ngừa và cải thiện rạn da khi mang thai
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước và kiểm soát mức tăng cân, việc sử dụng các sản phẩm phù hợp sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng rạn da khi mang thai và dầu dừa là một trong những lựa chọn hàng đầu. Vì sao ư? Lý do đầu tiên là vì đây là sản phẩm tự nhiên nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn, không hề sợ ảnh hưởng tới con yêu đâu nhé. Bắt đầu từ giai đoạn thứ hai của thai kỳ, mẹ có thể massage các vùng dễ bị rạn da như ngực, bụng, mông, đùi với dầu dừa 1-2 lần mỗi ngày rồi đấy.
Hạn chế bệnh di truyền và khiếm khuyết giác quan ở thai nhi
Không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với sắc đẹp của mẹ, dầu dừa còn mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của em bé trong bụng. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ sử dụng dầu dừa để nấu ăn sẽ giúp ngăn ngừa việc sản xuất prostaglandin và gốc tự do, hai tác nhân gây ra ung thư và đột biến. Nói cách khác, chế độ ăn uống hợp lý với dầu dừa có thể bảo vệ tế bào và các cơ quan của cả mẹ và thai nhi khỏi những tác nhân gây hại nói trên. Chưa kể các axit trong dầu dừa còn có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại, chống nấm, cho mẹ bầu một sức khỏe tốt hơn.
Dưỡng ẩm da
Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa thay cho kem dưỡng ẩm để chăm sóc da khi mang thai an toàn và hiệu quả. Dầu dừa cũng có hiệu quả cao trong việc trị khô, nẻ cho mẹ bầu những ngày mùa đông hoặc kết hợp với đường để thành hỗn hợp tẩy tế bào chết thiên nhiên. Chỉ có một lưu ý nho nhỏ cho mẹ bầu là khi massage với dầu dừa hay bất cứ loại dầu nào khác, bạn cần thao tác nhẹ nhàng với các đầu ngón tay để tránh vô tình kích thích sự co thắt của tử cung gây động thai nhé. Khả năng này tuy rất thấp nhưng cẩn thận vẫn hơn phải không các mẹ?
Nguồn: Anmum Việt Nam

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Thức uống nào tốt cho phụ nữ mang thai?

Bên cạnh nước lọc luôn được biết đến là cần thiết cho bà bầu, còn có nhiều món uống thơm ngon và giàu dinh dưỡng khác. Dưới đây là 3 món uống mà chị em không nên bỏ qua khi mang thai.
Nước dừa
Loại thức uống với vị ngọt thanh này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng cho cả mẹ và bé. Nước dừa chứa nhiều acid amin và vitamin nhóm A, B cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie nên được xem là loại thức uống giàu dinh dưỡng cũng như có khả năng bổ sung chất điện giải tuyệt vời khi mẹ bầu chẳng may bị tiêu chảy. Axit lauric trong nước dừa có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đang ở thời kỳ nhạy cảm của các mẹ bầu.

Tin liên quan về sức khỏe cho bà bầu:
Sua danh cho ba bau
Thuc an tot cho ba bau trong mua he

Hình ảnh

Lưu ý khi uống nước dừa: Không uống nước dừa trước khi đi ngủ vì món uống này có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, sẽ khiến mẹ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh thường xuyên hơn dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, nước dừa có tính hàn nên bạn cũng không được uống nước dừa khi cơ thể đang cảm lạnh, mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi tập thể dục đâu nhé.
Nước mía
Với thành phần có tới hơn 70% là các loại đường, nước mía là loại thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nước mía còn có các chất khoáng, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Mẹ nào bị ốm nghén còn có thể pha nước mía với nước cốt gừng, chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý khi uống nước mía: Do chứa nhiều đường nên chị em sẽ dễ cảm thấy no bụng khi uống nước mía. Vì thế, uống quá nhiều nước mía có thể khiến bạn ăn ít lại, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và bé.
Trà bạc hà
Nếu bạn bị ốm nghén, ợ nóng, đầy hơi, trà bạc hà có thể là “cứu tinh” của bạn. Vị the mát của lá bạc hà còn giúp an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai. Nếu chẳng may mẹ bị cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc khó thở, trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ kích thích hoạt động của hệ hô hấp, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý khi sử dụng trà bạc hà: Do trà có chứa caffeine nên sẽ không tốt cho mẹ và bé nếu sử dụng nhiều, do đó, bạn không nên uống quá 2 ly trà mỗi ngày.
Đối với chuyện ăn uống khi mang thai, không chỉ “ăn gì” mà “ăn như thế nào” cũng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất và cân đối giữa bốn nhóm đạm, đường, béo và rau củ. Do đó, ăn quá nhiều một nhóm chất nào đó dù cho là bổ dưỡng cũng sẽ gây ra những tác động không tốt, các mẹ nhớ nhé!
Theo: http://vnanmum.com/

Thực phẩm không an toàn cho mẹ bầu cần biết

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mẹ không đơn thuần ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé mà còn có thể tác động tới sự an toàn của con yêu trong bụng. Cùng Vnanmum 'điểm mặt' 5 loại thực phẩm bạn cần nói 'Không' khi mang thai nhé.
Rau sống
Rau chắc chắn là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của bạn. Chỉ cần nhớ rửa rau thật sạch và chế biến cẩn thận trước khi ăn vì chúng có thể chứa các chất độc từ đất và gây ra hội chứng toxoplasmosis có thể gây dị tật thai nhi, trẻ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí là sảy thai.

Có thể bạn quan tâm mang thai 3 tháng đầu:
Thức ăn tốt cho bà bầu
Sua danh cho ba bau Anmum Materna

Hình ảnh

Phô mai tươi và phô mai mềm
Một số loại phô mai nhập khẩu được làm từ sữa tươi nông trại chưa qua tiệt trùng nên có thể chứa vi khuẩn listeria gây sảy thai sớm. Bạn cần xem kỹ nhãn mác hàng hóa để biết nguyên liệu chế biến phô mai có phải sữa tiệt trùng hay không. Vi khuẩn listeria sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt trong quá trình tiệt trùng sữa. Tuy nhiên, cách an toàn nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng phô mai.
Thịt chế biến sẵn (còn gọi là thịt deli)
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate, thực phẩm nhồi thịt… có chứa nhiều vi khuẩn listeria có thể gây ra sảy thai bất cứ lúc nào. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải loại bỏ các món thịt quay, nướng, hun khói,… mà bạn vốn rất yêu thích ra khỏi bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên đừng vội buồn nhé, bạn vẫn có thể nấu được nhiều món ăn với các loại thịt chế biến sẵn này miễn đảm bảo chúng đã chín kỹ.
Thịt và trứng sống
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thịt gia súc, gia cầm sống khi mang thai vì chúng có chứa vi khuẩn salmonella. Sự xâm nhập của loại vi khuẩn này vào cơ thể phụ nữ mang thai có thể khiến mẹ và bé gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng và suy giảm chức năng hệ miễn dịch của mẹ. Ở giai đoạn này, bạn cần cố gắng tăng cường khả năng đề kháng của bản thân hơn nữa vì đó cũng là hàng rào bảo vệ sức khỏe của con yêu trong bụng.
Trong trường hợp không có ai mà bạn có thể nhờ giúp và bạn vẫn phải tiếp xúc với thịt sống, nhớ đeo bao tay cẩn thận nhé. Đừng quên lau chùi khu vực bàn bếp có tiếp xúc với thịt sống bằng dung dịch diệt khuẩn sau mỗi lần chế biến.
Trứng sống cũng chứa vi khuẩn salmonella giống như thịt sống, do đó, nếu bạn ăn trứng, cần chế biến cho chín hẳn, không ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào.
Nguồn: VN Anmum

Những vấn đề bạn cần lưu ý khi mang thai

Mang thai là thời kỳ bạn sẽ chứng kiến nhiều thay đổi lớn của cơ thể mình ngoài chuyện bụng sẽ to hơn và chân sẽ sưng lên. Bạn có bao nhiêu trong số 8 thay đổi khi mang thai dưới đây?
Lượng máu tăng 50%
Trong thời gian bầu bì, cơ thể mẹ cần lượng máu nhiều hơn bình thường. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể bạn đã tăng lên 50% so với trước khi thụ thai. Lượng máu này có thể gây nên một số tác dụng phụ như giãn tĩnh mạch, trĩ và da hồng hào do nhận được nhiều máu lưu thông hơn. Ngoài ra, nó có thể tạo áp lực làm sưng màng nhầy, dẫn đến chảy máu cam và nghẹt mũi.

Thông tin khác về sữa dành cho bà bầu:
Suc khoe cho ba bau
Dinh duong cho ba bau trong 3 thang dau

Hình ảnh

Ợ chua
Triệu chứng này xuất hiện khi tử cung nở rộng, tạo áp lực và chèn ép hệ tiêu hóa. Thông thường, cơ vòng thực quản sẽ giúp hạn chế lượng axit trong dạ dày, khi áp lực trong ổ bụng tăng lên. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, các hormone progesterone làm giãn cơ vòng đó. Vì vậy, thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên ruột và dạ dày càng cao và mẹ phải đối mặt với chứng ợ chua lâu hơn.
Xương yếu đi
Phần đầu của bé sẽ chèn ép lên xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai, cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin giúp thư giãn, nới lỏng phần sụn nối liền các khớp xương. Nhờ vậy, việc mang thai thoải mái hơn nhiều. Tuy nhiên, relaxin cũng đồng thời tác động đến các khớp xương trong cơ thể vì hormone này cao gấp 10 lần trong giai đoạn này. Đây là nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị đau khớp, lưng và tăng kích cỡ giày suốt thời kì mang thai.
Hay buồn nôn
Không ai dám chắc tại sao phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn nhưng theo một nghiên cứu thì đây có thể là sự thích nghi của cơ thể để giúp phôi thai phát triển an toàn. Nghiên cứu cho thấy các cơn buồn nôn xuất hiện khi mũi và vị giác bị kích thích bởi những gì nặng mùi. Đây là dấu hiệu cho biết cơ thể đang cố gắng ngăn chặn việc hấp thụ những chất có thể nguy hiểm đến thai nhi.
Tay ngứa ran
Khi mang thai, không ít mẹ bầu mắc phải hội chứng ống cổ tay dù không phải ai cũng thường xuyên đánh máy hoặc chơi đàn. Biểu hiện dễ thấy nhất là tê hoặc ngứa ran ở tay. Chất dịch tăng lên, chiếm 25% tổng số cân nặng trong quá trình mang thai, có thể tích trữ ở bàn tay, mắt cá chân và làm chúng sưng lên. Ở cổ tay, chỗ sưng này có thể chèn ép các dây thần kinh làm tay có cảm giác ngứa, đau hoặc tê rần như có kiến bò. Tuy vậy, mẹ có thể phòng tránh bằng chế độ ăn cân bằng để tránh tăng cân quá nhanh.
Phát triển một cơ quan hoàn toàn mới
Cơ thể mẹ không chỉ mang thai bé mà còn phát triển một cơ quan mới hoàn toàn là nhau thai. Nhau thai được hình thành khi trứng được thụ tinh. Lúc này, một túi phôi đa bào sẽ xuất hiện ở thành tử cung khoảng một tuần sau khi thụ thai. Lớp ngoài của túi phôi được gọi là lá nuôi phôi, sẽ nuôi dưỡng và phát triển kích thước của nhau.
Nhau thai chỉ là một cơ quan tạm thời, đồng thời là cơ quan nội tiết, tiết ra các hormone từ gonadotropin đến estrogen và progesterone, rất quan trọng cho việc duy trì sức khoẻ thai kỳ và chuẩn bị hình thành tuyến vú.
Theo: Việt Nam Anmum

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Giảm thiểu dùng thuốc khi mang thai cho mẹ

Bạn làm gì để đối phó với những “hiệu ứng đi kèm” không mấy dễ chịu của thai kỳ? Đúng là các bác sĩ có thể giúp bạn với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng trước khi tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn đã thử các cách tự chữa tại nhà dưới đây chưa?
Mệt mỏi
Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang phải hoạt động với công suất cao để tạo ra một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm mà thôi. Thay vào đó, bạn nên thử viên bổ sung vitamin B tổng hợp, hít thở nhiều không khí trong lành và tập luyện thể dục nhẹ. Đừng lo, một vài động tác thể dục sẽ không khiến bạn mệt mỏi hơn đâu mà còn cho bạn thêm năng lượng và sự tỉnh táo đó.

Tin liên quan về dinh dưỡng cho bà bầu:
Sua danh cho ba bau
Thuc an tot cho ba bau trong mua he

Hình ảnh

Ợ nóng
Đây cũng là một trong những triệu chứng thai kỳ quen thuộc và mức độ khó chịu sẽ khác nhau ở mỗi người. Có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể áp dụng tại nhà để bớt bị ợ nóng như ăn bánh qui mặn, uống nước gừng, ăn kẹo gừng hoặc các món ăn chế biến với gừng, uống trà bạc hà hoặc nhai kẹo bạc hà. Một ly nước lớn có pha một muỗng baking soda cũng có thể giúp đường tiêu hóa thông thoáng và bạn ít bị ợ nóng hơn.
Đau lưng
Trước khi tìm tới giải pháp cuối cùng là thuốc giảm đau, bạn nên thử qua những phương án sau: túi chườm nóng, tắm nước ấm, massage. Còn một điều cần lưu ý là bạn cố gắng ngồi đúng tư thế, thỉnh thoảng co duỗi chân tay, xoay qua trái, xoay qua phải cũng có thể hạn chế đau lưng. Yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ cho phụ nữ mang thai cũng là sự lựa chọn tốt giúp bạn ít bị những cơn đau lưng hành hạ.
Nôn và buồn nôn
Đây là tình trạng thường gặp nhất ở các bà bầu và có thể khiến những ai lần đầu làm mẹ vô cùng khó chịu. Bạn đã thử hạn chế các cơn buồn nôn của mình với vài chiếc bánh qui mỗi sáng ngay sau khi thức dậy, soda, gừng hoặc trà thảo mộc nhưng không có tác dụng? Vậy sao không thử với kẹo cao su mùi bạc hà nhỉ? Bạc hà có tác dụng xoa dịu cảm giác bồn chồn của dạ dày. Việc nhai kẹo cao su bạc hà không chỉ làm tăng tiết nước bọt, giúp cải thiện tình trạng nôn và buồn nôn, mà còn giúp đánh lạc hướng tâm trí bạn khỏi cảm giác chộn rộn, khó chịu vì có gì đó cứ chực trào ra khỏi cổ!
Theo: Anmum VN

Bảo vệ con trong bụng mẹ cùng 6 cách đơn giản

Hầu hết các bà mẹ mang thai đều được cảnh báo rằng uống rượu, hút thuốc lá và thậm chí là ăn các loại phô mai chưa tiệt trùng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, các bà mẹ mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ theo nhiều cách khác.
Dưới đây là 6 điều mà phụ nữ mang thai nên làm để bảo vệ những đứa con chưa ra đời.
1. Bổ sung vitamin D
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu “vitamin ánh nắng” khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và con. Hàm lượng vitamin D thấp có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, tiền sản giật và trẻ nhẹ cân. Do đó, sẽ là không thừa nếu bạn tiến hành kiểm tra hàm lượng vitamin D trước khi mang thai.

Tham khảo thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Dinh duong cho ba bau
Sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu

Hình ảnh

2. Giảm cân trước khi mang thai
Thai phụ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh non mà còn tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa trọng lượng người mẹ trước khi mang thai và nguy cơ bị suyễn của trẻ.
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện vấn đề này. Ngay cả trong trường hợp mẹ ít vận động trước khi mang thai, bạn cũng nên cố gắng đi bộ ít nhất 20 phút, bốn lần một tuần.
3. Uống cà phê vừa đủ
Chúng ta có thể đã nghe nhiều về việc hấp thu một lượng caffein cao khi mang thai có thể gây hại cho bào thai, nhưng bao nhiêu caffein mới được coi là cao thì vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
Đa số bác sĩ sản khoa khuyến cáo phụ nữ có thai mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 200 milligram caffeine. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang lo ngại rằng lượng caffein dù thấp vẫn có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
4. Tránh hút thuốc thụ động
Sống trong môi trường có nhiều khói thuốc từ lâu đã được chứng minh là nguồn gốc gây ra hen suyễn và các vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy thậm chí hút thuốc thụ động trong tử cung cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này.
Một nghiên cứu về bà mẹ và trẻ em ở Trung Quốc phát hiện rằng con của các bà mẹ thường tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ nhân đôi nguy cơ mắc các vấn đề về khả năng chú ý và cáu kỉnh khi được năm tuổi so với những đứa trẻ khác.
5. Chỉ ăn thịt đã nấu chín
Mặc dù nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria trong quá trình mang thai khá nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó có thể rất nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sinh non, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và thậm chí là chết non.
Các loại thịt chế biến như xúc xích hoặc cá hồi xông khói có thể nhiễm Listeria trước khi đóng gói. Do đó, bạn cần rửa sạch tất cả rau quả và nướng thịt đã chế biến trong lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất là 150 độ trước khi ăn.
6. Thảo luận về thuốc chống trầm cảm với bác sĩ
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai có thể gây tác động lâu dài lên bào thai đang phát triển, cụ thể là tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non và các vấn đề về hành vi, bao gồm bệnh tự kỷ.
Do đó, liệu pháp nhận thức hành vi với các hoạt động tư vấn nhưng không dùng thuốc nên là lựa chọn đầu tiên của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi điều trị chứng trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm lại có ích với phụ nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trước khi có thai.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

8 lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Các bà mẹ mới sinh con hoặc sinh con lần đầu thường gặp 8 lỗi sai sau đây khi chăm sóc trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cố định tư thế ngủ cho trẻ

Nghe nói trẻ nằm nghiêng sẽ làm cho đầu bẹp, nằm sấp dễ gây nghẹt thở, vì vậy mỗi lần trẻ ngủ say trong lòng mình, nhiều bà mẹ đều nhẹ nhàng đặt con xuống giường và chỉnh thẳng đầu của trẻ và dùng gối nhỏ chắn hai bên.

Cách làm chuẩn: Khi trẻ ở trong bào thai mẹ luôn giữ tư thế tay chân cuộn tròn, sau khi chào đời, trong 24 giờ sau trẻ vẫn nằm ở tư thế nghiêng. Nếu nằm ngửa trong thời gian dài sẽ làm cho đầu trẻ bị bẹt. Tốt nhất các bà mẹ nên thường xuyên trở người cho trẻ, lần này nằm nghiêng bên trái, lần sau nằm ngửa, lần tiếp theo nghiêng bên phải, như vậy mới làm cho đầu trẻ tròn đều.

Nếu mới uống sữa xong các bà mẹ cần chú ý cho trẻ nằm nghiêng, không được nằm ngửa để tránh bị nghẹn, sặc sữa. Khi nằm nghiêng chú ý không chèn vào vành tai của trẻ, nếu không tai trẻ sẽ bị gập lại rất xấu.

8 lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Đánh thức thay tã khi trẻ tè

Sợ trẻ tè dầm, cách một vài tiếng các bà mẹ lại thay tã ngay cho trẻ vì sợ trẻ bị bẩn, ngứa ngáy và ngủ không say giấc. Nhưng khi trẻ đang ngủ bị đánh thức thay tã đã khóc toáng lên, khó chịu.

Cách làm chuẩn: Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, nếu chỉ vì trẻ tè dầm mà hy sinh giấc ngủ của trẻ thì không đáng. Hãy dùng loại tã thấm hút chất lượng để không làm ướt mông của trẻ, nếu trẻ tè ướt khó chịu, trẻ sẽ khóc nhắc nhở mẹ thì mẹ mới thay tã, không nhất thiết phải đánh thức trẻ để thay tã.

Để đèn khi ngủ

Nhiều bà mẹ để thuận tiện chăm sóc trẻ lúc đêm và để cho trẻ có cảm giác an toàn cho nên ban đêm toàn sử dụng đèn ngủ.

Cách làm chuẩn: Tắt hết đèn khi đi ngủ. Ánh đèn ở đầu giường không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thị lực. Chính nguồn ánh sáng đèn sẽ gây ra một loại áp lực ánh sáng yếu nhẹ cho cơ thể, loại áp lực ánh sáng này tồn tại lâu dài sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, căng thẳng, khó chìm vào giấc ngủ.

Ngoài ra, thời gian dài ngủ trong ánh đèn còn ảnh hưởng đến hệ kích hoạt võng mạc, làm rút ngắn thời gian giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ bị đánh thức. So sánh với trẻ ngủ trong bóng tối, trẻ để đèn khi ngủ có tỉ lệ bị cận thị cao hơn 4 lần.

Khi ngủ mặc quần áo quá nhiều

Sợ trẻ khi ngủ bị lạnh, nhiều bà mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo giữ ấm cho trẻ, để trẻ không bị lạnh người và bụng.

Cách làm đúng: Không nên cho trẻ mặc quá nóng khi ngủ. Độ ẩm trong chăn khá cao, khi ngủ sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ cũng mạnh và dễ gây ra “chứng nóng nhiệt tổng hợp”, làm cho trẻ ướt đẫm mồ hôi, thậm chí gây ra kiệt sức. Ngoài ra, mùa đông sử dụng thảm điện cũng sẽ làm cho nhiệt độ quá cao dẫn đến mất nước mức độ nhẹ từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sữa pha quá đặc

Nhiều phụ huynh cho rằng khi pha sữa cho trẻ nên pha đặc một chút, như vậy mới đảm bảo đủ dinh dưỡng và giúp trẻ ăn no, đặc biệt sẽ giúp trẻ gầy gò to lớn mập mạp hơn.

Cách làm chuẩn: Sữa bột không nên quá đặc hay quá loãng. Hàm lượng natri trong sữa đặc cao gấp đôi cơ thể, nồng độ sữa càng cao lượng natri càng nhiều, như vậy dễ làm cho nồng độ natri trong máu của trẻ tăng cao, gây ra các triệu chứng điển hình như táo bón, huyết áp tăng cao hay co giật, hôn mê v.v…

Uống nước hoa quả quá sớm

Có bà mẹ, trẻ mới 2-3 tháng đã bắt đầu cho uống nước hoa quả, nghĩ rằng như vậy sẽ bổ sung đủ lượng nước và vitamin cho trẻ.

Cách làm chuẩn: Ít nhất phải đến 4 tháng mới cho trẻ uống nước hoa quả. Sữa mẹ có thể cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và cũng là nước uống dinh dưỡng thiên nhiên hoàn mỹ nhất. Ngoài ra còn bao gồm nước và đại bộ phận vitamin. Vì vậy, trong vòng 4 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ là đủ, không cần thêm nước và các loại đồ uống khác bên ngoài.
lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Cho trẻ ăn trứng quá sớm

Sau 4 tháng, có bà mẹ nấu súp từ trứng gà cho trẻ ăn bởi cho rằng súp trứng gà dễ tiêu hóa, dinh dưỡng toàn diện.

Cách làm chuẩn: Dưới 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng và bên ngoài vỏ trứng có chất gây dị ứng, cho trẻ ăn trứng quá sớm dễ gây ra các bệnh liên quan đến dị ứng như chàm, nổi mề đay vv. Nếu trẻ bị phát ban và nấm ngoài da, sau khi ăn canh trứng sẽ làm cho triệu chứng nặng thêm và phát sinh trở lại.

Sử dụng bình sữa cho trẻ ăn thức ăn rắn

Một số ông bố, bà mẹ lo lắng trẻ ăn quá ít hoặc quá bận rộn, sợ phiền phức nên cho phở, bún, đồ ăn dặm vào trong bình sữa, như vậy giúp trẻ hút nhanh hơn.

Cách làm chuẩn: Dùng thìa đút cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn thức ăn dặm qua bình sữa sẽ tăng thêm lượng thức ăn cho trẻ và có thể làm cho trẻ nặng nề và béo phì, đồng thời làm trẻ mất đi cơ hội luyện tập hàm nhai. Trên thực tế, mục đích quan trọng cho trẻ ăn thức ăn đó là cho trẻ hiểu quá trình thức ăn vào trong bụng.

Theo – VTC