Hiển thị các bài đăng có nhãn chuan bi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuan bi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong thai kì

Giai đoạn mang thai là thời điểm các bà mẹ tương lai thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, cuộc sống xung quanh không dừng lại mà vẫn tiếp tục vận động. Các mẹ vẫn phải đi làm, nấu ăn, xử lý các việc lặt vặt cũng như chuẩn bị sẵn sàng để chào đón em bé. Có rất nhiều mẹo vặt mà phụ nữ mang thai cần biết để giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn trong những tháng bầu bí.
Nghỉ trưa trong giờ ăn: Sử dụng khoảng thời gian ăn trưa để nghỉ ngắn, chỉ cần 20 phút đã là một khoảng thời gian tuyệt vời.
Tập thể dục để tăng năng lượng: Một chút thể dục nhẹ nhàng có thể làm tăng năng lượng nhiều hơn bất kỳ giấc ngủ ngắn nào.

Bài viết về sữa dành cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Duy trì mối quan hệ tốt với sếp: Nên trao đổi với sếp về tình trạng mau bầu hiện tại. Có thể mẹ sẽ bị chậm đi đôi chút trong công việc. Thời gian nghỉ xả hơi ngắn sẽ giúp ích rất nhiều đấy. Do đó, mẹ cần có sự cảm thông và chia sẻ của sếp và đồng nghiệp.
Chăm sóc bản thân: Cắt móng tay, tắm trong bồn có nhỏ vài giọt tinh dầu hoặc chăm sóc da mặt tại spa có thể giúp lấy lại sức sống cho tinh thần của bạn trong quãng đường dài phía trước.
Tìm hiểu các quyền lợi tại nơi làm việc: Cần phải tìm hiểu về quyền lợi của thai phụ trong công ty. Trong trường hợp bạn bị suy nhược, ốm nghén trầm trọng, một số công ty cho phép nghỉ để qua giai đoạn khó khăn này và có thể trở lại làm việc vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng.
Đầu tư vào một cái gối đầu xịn: Mẹ sẽ ngủ tốt hơn nếu có một cái gối tốt. Có thể cuộn gối lại để kê khi nằm nghiêng. Một chồng gối cũng có thể giúp chống đỡ cơ thể cho những đêm bị ợ nóng.
Nhờ giúp đỡ để chuẩn bị phòng cho bé: Sao mẹ không nhờ bạn bè đến giúp sắp xếp phòng trẻ, sơn phết và lắp ráp đồ nội thất? Chỉ cần là người yêu con nít, bạn bè của bạn sẽ rất hào hứng được giúp một tay đấy.
Mượn quần áo bầu: Mẹ có thể mặc những bộ quần áo bầu mà bạn bè tặng hoặc cho mượn. Như thế sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc chi một khoảng lớn vào loại quần áo mà mẹ không mặc lâu dài.
Ghi chép: Có khả năng mẹ sẽ hay quên trong suốt thai kỳ như thể mẹ là người ngốc nhất quả đất. Vì vậy, mẹ nên ghi chú vào một cuốn sổ tay, viết vào đó từ những điều vụn vặt nhất. Điều này sẽ thật sự hữu ích đấy.
Sử dụng đồ dùng một lần: Vào đầu tam cá nguyệt thứ ba, mẹ có thể sử dụng dĩa giấy, ly giấy và dao kéo loại dùng một lần. Vào ngày mẹ lâm bồn, mẹ có thể ăn uống với các vật dụng này, giống như tổ chức dã ngoại ngay tại bàn ăn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng vì mẹ sẽ không phải lau dọn và rửa chén sau đó. Đây cũng là cách hay khi mẹ có em bé.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Địa điểm nào sẽ phù hợp khi du lịch trong thai kì?

Cụm từ mỹ miều này có thể còn lạ tai với các mẹ Việt nhưng đã rất phổ biến ở các nước phương Tây. Cùng MarryBaby tìm hiểu về xu hướng mới này và những gì cần biết để có chuyến trăng mật thai kỳ thật mỹ mãn nhé.
Thế nào là “trăng mật thai kỳ”?
Hiểu đơn giản, “trăng mật thai kỳ” là chuyến đi dành cho những ông bố bà mẹ tương lai trước khi em bé chào đời. Đây là cách hay để mẹ bầu thư giãn và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho ngày vượt cạn. Đó là chưa kể tới việc bạn sẽ không biết được khi nào mới lại có cơ hội để đi du lịch riêng hai vợ chồng một khi đã có con. Nếu tuần trăng mật thật ngọt ngào và lãng mạn với các cặp đôi mới cưới thì trăng mật thai kỳ lại mang hương vị hạnh phúc đong đầy khi gia đình nhỏ sắp có thêm thành viên mới. Sao có thể bỏ qua trải nghiệm thú vị này được nhỉ?

Tin tức về dinh dưỡng cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Chon sua danh cho ba bau hop khau vi

Hình ảnh

Thời điểm nào là lý tưởng?
Ba tháng giữa của thai kỳ, tức tuần thai thứ 13 tới 27, được xem là giai đoạn tuyệt vời nhất của 9 tháng 10 ngày mang thai vì các cơn ốm nghén đã lùi xa, mẹ cũng không còn quá nhạy cảm và dễ xúc động như ở tam cá nguyệt đầu tiên và quan trọng nhất là bạn sẽ vỡ òa sung sướng khi cảm nhận được cú đạp đầu tiên của con yêu trong bụng! Với tất cả những thay đổi tích cực nói trên, đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng cho thai phụ đi du lịch.
Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể đi du lịch trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ nhưng nếu đi du lịch trong hai khoảng thời gian này, bạn sẽ cần cân nhắc rất nhiều về vấn đề an toàn cho bé yêu và cho cả mẹ nữa. Ba tháng đầu là giai đoạn thai mới thành hình nên rất nhạy cảm với tác nhân môi trường và nguy cơ sảy thai sớm là rất cao. Còn ba tháng cuối lại là thời gian mà bụng bầu đã lớn gây cản trở việc đi lại và bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào.
Dù bạn muốn du lịch khi mang thai ở thời điểm nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe để chắc chắn rằng bạn hoàn toàn ổn định và thai nhi phát triển bình thường trước khi lên kế hoạch cho chuyến đi. Bác sĩ có thể kê cho bạn vài loại thuốc chống co thắt, thuốc bổ hoặc các loại thuốc khác mà bạn có thể sẽ cần khi đi du lịch xa đấy nhé.
Địa điểm nào sẽ phù hợp? 
Bạn có thể chọn bất cứ điểm đến nào bạn muốn miễn là đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây:
- Điểm đến có dịch vụ y tế đầy đủ và quan trọng nhất là bạn biết cách nào để đến được bệnh viện hoặc phòng khám địa phương gần nhất khi cần.
- Thời gian di chuyển không quá 6 tiếng. Nếu bạn đi du lịch bằng máy bay, nhớ kiểm tra quy định của hãng hàng không đối với hành khách là phụ nữ mang thai.
- Bạn có thể duy trì các nguyên tắc ăn uống khi mang thai của mình tại nơi mà bạn sắp đến. Do đó, bạn sẽ cần loại ra khỏi danh sách các vùng biển hoang sơ chưa được khai thác du lịch một cách bài bản. Lý do là tuy chúng rất đẹp nhưng hầu như bạn chỉ có thể tìm thấy các loại hải sản tươi sống được chế biến tại chỗ.
- Với mục đích giúp mẹ bầu thay đổi không khí, giải tỏa căng thẳng và “refresh” cả thể chất lẫn tinh thần, những khu nghĩ dưỡng tiện nghi bên bờ biển hoặc có hồ bơi lớn là điểm đến được nhiều chị em lựa chọn. Dù đi đâu và vào thời gian nào, sức khỏe của mẹ và bé phải luôn được đặt lên hàng đầu các mẹ nhé. Có như vậy thì chuyến đi mới mang đến niềm vui cho bố mẹ được phải không nào?
Nguồn: vnanmum.com‏

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Bà bầu cần lưu ý khi sử dụng điện thoại di động

Sử dụng điện thoại trong xã hội ngày nay là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người, tuy nhiên bên cạnh những lợi ích nhất định, việc sử dụng điện thoại thường xuyên và liên lục cũng có tác động không tốt đến sức khỏe của con người, như làm giảm trí nhớ, giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng tới thị lực và thính lực. Bên cạnh đó, bức xạ điện thoại còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể con người như bộ phận sinh sản của nam giới cũng như tác động tiêu cực đến não, tim… Riêng đối với phụ nữ mang thai, bức xạ điện thoại có thể làm tổn thương phôi thai, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai trong bụng mẹ.

Tin tức về sữa dành cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Mang thai 3 tháng đầu

Hình ảnh

Tránh xa điện thoại trong lúc ngủ
Khi ngủ, các mẹ bầu không nên để điện thoại dưới gối hoặc gần ngay đầu nằm mà nên để điện thoại tránh xa một chút, tốt nhất là khi ngủ các mẹ nên tắt điện thoại để cho não được nghỉ ngơi hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện thoại, để cho mẹ và bé có giấc ngủ ngon. Trước khi đi ngủ các mẹ cũng nên tránh dùng điện thoại vì sóng bức xạ của điện thoại tác động lên não bộ sẽ làm cho mẹ khó ngủ hơn.
Không nên sử dụng điện thoại liên tục
Nhiều mẹ bầu có thói quen chơi game trên điện thoại nhưng lưu ý là các mẹ không nên dán mắt vào màn hình điện thoại liên tục trong nhiều giờ, mỗi lần chơi không nên quá 30 phút, sau đó nên để cho mắt nghỉ ngơi thư giãn, trong thời gian chơi thì các mẹ có thể tắt sóng điện thoại để hạn chế các tác động của bức xạ.
Nên hạn chế các cuộc đàm thoại dài, có thể chuyển sang hình thức nhắn tin hoặc nếu có nhiều chuyện để chia sẻ với người thân, bạn bè thì các mẹ có thể sử dụng điện thoại bàn thay vì điện thoại di động.
Tìm cách giảm thiểu bức xạ của điện thoại
Với mỗi cuộc gọi đến, sóng bức xạ khi nhấn nút nhận tín hiệu cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu, do đó cách tốt nhất để giảm bức xạ trong thời gian nhận tín hiệu điện thoại là để điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm, các mẹ bầu có thể mở loa ngoài hoặc dùng tai nghe có dây để trò chuyện thay vì áp sát điện thoại vào tai.
Những lúc không sử dụng điện thoại, các mẹ nên để điện thoại cách xa cơ thể chứ không nên mang theo bên mình để giảm tác động của bức xạ lên thai nhi cũng như lên não của mẹ.
Tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin vì lúc này các linh kiện nóng lên làm tăng bức xạ của điện thoại và đồng thời tăng các nguy cơ cháy nổ.
Các mẹ bầu cũng có thể đặt một vài chậu cây có khả năng hấp thụ bức xạ trong phòng như hoa thủy tiên, cây xương rồng hoặc đá thạch anh,… để bảo vệ sức khỏe của mình.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Tác dụng của dầu dừa cho sức khỏe thai nhi mẹ có biết

Dầu dừa là một sản phẩm thiên nhiên không chỉ nổi tiếng trong việc chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ mà còn có nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Giảm rụng tóc cho bà bầu
Rụng tóc khi mang thai cũng là một trong những nỗi ám ảnh về sắc đẹp đối với chị em. Loại mỹ phẩm thiên nhiên mang tên dầu dừa từ lâu đã được biết đến với công dụng nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, giúp tóc ít rụng hơn nhờ hàm lượng vitamin E cao. Mẹ có thể trộn dầu dừa với dầu gội để dùng như bình thường hoặc ủ tóc với dầu dừa đều sẽ đem lại những kết quả bất ngờ cho mái tóc đấy nhé.

Xem thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Chuan bi mang thai
An uong khi mang thai 3 thang dau?

Hình ảnh

Phòng ngừa và cải thiện rạn da khi mang thai
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước và kiểm soát mức tăng cân, việc sử dụng các sản phẩm phù hợp sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng rạn da khi mang thai và dầu dừa là một trong những lựa chọn hàng đầu. Vì sao ư? Lý do đầu tiên là vì đây là sản phẩm tự nhiên nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn, không hề sợ ảnh hưởng tới con yêu đâu nhé. Bắt đầu từ giai đoạn thứ hai của thai kỳ, mẹ có thể massage các vùng dễ bị rạn da như ngực, bụng, mông, đùi với dầu dừa 1-2 lần mỗi ngày rồi đấy.
Hạn chế bệnh di truyền và khiếm khuyết giác quan ở thai nhi
Không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với sắc đẹp của mẹ, dầu dừa còn mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của em bé trong bụng. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ sử dụng dầu dừa để nấu ăn sẽ giúp ngăn ngừa việc sản xuất prostaglandin và gốc tự do, hai tác nhân gây ra ung thư và đột biến. Nói cách khác, chế độ ăn uống hợp lý với dầu dừa có thể bảo vệ tế bào và các cơ quan của cả mẹ và thai nhi khỏi những tác nhân gây hại nói trên. Chưa kể các axit trong dầu dừa còn có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại, chống nấm, cho mẹ bầu một sức khỏe tốt hơn.
Dưỡng ẩm da
Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa thay cho kem dưỡng ẩm để chăm sóc da khi mang thai an toàn và hiệu quả. Dầu dừa cũng có hiệu quả cao trong việc trị khô, nẻ cho mẹ bầu những ngày mùa đông hoặc kết hợp với đường để thành hỗn hợp tẩy tế bào chết thiên nhiên. Chỉ có một lưu ý nho nhỏ cho mẹ bầu là khi massage với dầu dừa hay bất cứ loại dầu nào khác, bạn cần thao tác nhẹ nhàng với các đầu ngón tay để tránh vô tình kích thích sự co thắt của tử cung gây động thai nhé. Khả năng này tuy rất thấp nhưng cẩn thận vẫn hơn phải không các mẹ?
Nguồn: Anmum Việt Nam

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai?

Viêm lợi không điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh nha chu ảnh hưởng xấu tới xương và các mô quanh răng. Trong khi đó, viêm lợi khi mang thai là tình trạng thường gặp ở hầu hết bà bầu. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều ngần ngại đi khám vì lo sợ kháng sinh hoặc thuốc tê sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa hoặc chữa viêm lợi khi mang thai từ sớm?
Tại sao mẹ bị viêm lợi khi mang thai?
Bệnh viêm lợi xuất hiện do các vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong mảng bám răng và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì các hormone thai kỳ đã làm suy giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn.

Bài biết khác về chuẩn bị mang thai:
Chuẩn bị mang thai
Mang thai - Dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi mang thai cũng như thói quen chăm sóc, vệ sinh răng của mẹ. Đây là một bệnh lý thường gặp ở bà bầu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm.
Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai?
- Hạn chế các thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước trái cây có đường. Sau khi ăn cần đánh răng và súc miệng kỹ lưỡng. Bạn nên thay nước trái cây bằng nước lọc nếu đang bị viêm lợi. Sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic cũng có tác dụng tốt trong việc chống lại bệnh viêm lợi.
- Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh răng miệng khi mới chớm. Bác sĩ sẽ giúp bạn cạo vôi răng, loại bỏ các mảng bám mà việc chải răng thông thường không thể xử lý triệt để. Nếu đang mang thai, bạn cần báo cho bác sĩ biết để có hướng điều trị phù hợp.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có flour. Lưu ý cần đánh răng cẩn thận và đúng cách: chải sạch mặt ngoài và mặt trong của hai hàm răng theo chiều dọc, sau đó chải mặt nhai. Với các kẽ răng khó thể làm sạch bằng bàn chải, bạn sẽ cần dùng chỉ nha khoa để có hiệu quả vệ sinh răng tốt nhất. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng chứa flour hoặc nước muối pha loãng. Tốt nhất nên thay bàn chải sau mỗi lần bị ốm vì vi khuẩn có thể vẫn còn trú ngụ trong bàn chải và gây bệnh cho bạn về sau.
Và bước cuối cùng cần làm khi chuẩn bị có thai là đi khám nha khoa tổng quát để trị dứt các bệnh răng miệng nếu có.
Theo: Anmum Việt Nam

Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?

Thai ngoài tử cung không chỉ đồng nghĩa với mất con mà tính mạng người mẹ cũng bị đe đọa. Do đó, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tình trạng nguy hiểm này để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để bảo vệ tính mạng cho chính mình.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào và làm tổ trong lòng tử cung. Tất cả các trường hợp trứng phát triển ở các vị trí khác ngoài lòng tử cung được gọi là mang thai ngoài tử cung. Tử cung là nơi duy nhất có chức năng đảm bảo cung cấp đủ không gian và dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường, do đó, các trường hợp thai ngoài tử cung thường sảy hoặc chết từ sớm.

Xem thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Mang thai - Dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Mang thai ngoài tử cung có làm que thử thai lên 2 vạch?
Nguyên tắc hoạt động của que thử thai là dựa trên nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của thai phụ do nhau thai tiết ra chứ không liên quan tới vị trí làm tổ của phôi thai, do đó, dù bạn mang thai trong hoặc ngoài tử cung, kết quả que thử thai vẫn là dương tính. Tuy nhiên do thai không vào trong lòng tử cung nên khi đi siêu âm thai sẽ không thấy được.
Thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Lý do là thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. 95-97% trường hợp thai ngoài tử cung là tại vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, nơi có hai mạch máu lớn của cơ thể.
Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?
Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, chị em vẫn có thể mang thai lại nhưng nguy cơ tái phát sẽ cao hơn người chưa từng gặp thai ngoài tử cung khoảng trên 10%. Tùy thuộc vào nguyên nhân thai ngoài tử cung, ảnh hưởng của lần mang thai trước và phương pháp điều trị, khả năng có thai lại bình thường sẽ khác nhau. Trong các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, viêm nhiễm làm tắc hẹp vòi trứng là có nguy cơ cao nhất nên phụ nữ gặp phải tình trạng này cần theo dõi cẩn thận trong lần mang thai tiếp theo.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung khi chưa vỡ rất khó phát hiện do các triệu chứng không mấy rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn như : trễ kinh, đau bụng, chảy máu âm đạo, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện sớm thai ngoài tử cung là đến bệnh viện để siêu âm ngay khi nghi ngờ có thai hoặc đau bụng và ra máu bất thường. Trong tình huống thai đã vỡ sẽ có các dấu hiệu kể trên kèm theo đau đầu dữ dội, chuột rút một bên, đau lưng, chóng mặt, choáng, ngất… Lúc này cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Giữ lửa ‘chuyện ấy’ khi mang thai

Khi mang thai, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, nhiều cặp vợ chồng thường kiêng dè chuyện “chăn gối”, đặc biệt là những gia đình đang mong con lại càng chú trọng hơn chuyện bảo vệ và giữ gìn thai nhi. Có người còn kiên quyết kiêng “chuyện ấy” trong suốt cả 9 tháng thai kỳ. Liệu đây có phải là một giải pháp tốt?Các mẹ bầu đều hiểu rằng giữ lửa được “chuyện ấy” cũng chính là giữ lửa được hạnh phúc gia đình. Vậy làm thế nào để giữ lửa “chuyện ấy” trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hết sức quan trọng của thai kỳ?
Cùng nhau thử những cảm giác mới
Thay vì cứ khư khư thực hiện theo kiểu “truyền thống” mà kiểu này sẽ tác động ít nhiều đến thai nhi, sao các mẹ không cùng chồng thử những tư thế mới nhỉ? Cùng thảo luận với chồng về chuyện này để cả hai cùng tìm ra một tư thế hoặc cách thức làm “chuyện ấy” tốt nhất cho cả ba.

Bài viết về chuẩn bị mang thai:
Chuan bi mang thai
Giai phap dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Có rất nhiều cặp vợ chồng vẫn luôn giữ được sự “thỏa mãn” lẫn nhau trong suốt thai kỳ mà không hề làm ảnh hưởng đến em bé. Quan hệ tình dục bằng miệng hay oral sex là cách hay được áp dụng, bên cạnh đó còn có tư thế cạnh mép giường cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh mà mỗi vợ chồng đều có những cách rất riêng để có thể giúp nhau cùng “lên đỉnh”. Đừng ngần ngại mà hãy trao đổi thẳng thắn với chồng để anh ấy hiểu và giúp bạn tìm ra giải pháp. Không có người chồng nào lại không cảm thấy vui và hạnh phúc khi được vợ chia sẻ những vấn đề tế nhị như thế cả, các mẹ bầu hãy tự tin lên nhé! Chúc các mẹ sẽ luôn duy trì được ngọn lửa hạnh phúc của gia đình!
Chia sẻ với chồng cảm xúc của bạn
Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi nội tiết để thích ứng với việc có một bào thai trong tử cung, chính vì thế sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Có nhiều mẹ bị nghén trong giai đoạn này, cảm xúc của các mẹ cũng bị ảnh hưởng nhiều, hay xúc động và suy nghĩ vu vơ. Do đó nhiều chị em cảm thấy không mấy hứng thú trong chuyện quan hệ khi mang thai, một phần vì sợ ảnh hưởng đến em bé, một phần vì cơ thể thay đổi khiến các mẹ không còn muốn quan tâm đến vấn đề gì khác nên lơ là luôn ông xã.
Dĩ nhiên trong giai đoạn này, các mẹ bầu cẩn thận là đúng nhưng thiết nghĩ các mẹ nên chia sẻ với chồng những cảm xúc mà mình đang trải qua, những thay đổi của cơ thể, những suy nghĩ cũng như mong muốn của bản thân để chồng có thể hiểu và cảm thông với các mẹ, để các mẹ cảm thấy không đơn độc trong hành trình này.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên thẳng thắn trao đổi với chồng về việc duy trì “chuyện ấy” trong giai đoạn này như thế nào, vẫn biết cả hai đều muốn tốt cho em bé, nhưng “nhu cầu” mà bị kìm nén quá lâu chắc chắn sẽ gây ra tác dụng phụ. Dĩ nhiên các mẹ đều không muốn chồng mình giải quyết “nhu cầu” bằng cách “ăn vụng” phải không nào? Thế nên các bố sẽ rất cảm kích nếu các mẹ cùng chia sẻ với các bố những trăn trở này và cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất.
Theo: vnanmum.com‏

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Tập thể dục khi mang thai cần thật cẩn trọng và nhẹ nhàng

Luyện tập thể dục vốn là cách thức tốt để cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người. Với các bà bầu, những bài tập nhẹ nhàng thường xuyên lại càng mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, các mẹ bầu cũng cần có những lưu ý nhất định.
Lợi ích của việc tập thể dục trước khi sinh
Nếu bạn đã có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, nên tiếp tục thực hiện trong ba tháng đầu thai kỳ, miễn là bạn đã hỏi ý kiến và nhận được sự chấp thuận từ bác sĩ. Nếu chưa có một kế hoạch tập thể dục từ trước, đây chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.

Tin tức về sữa dành cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Thuc an tot cho ba bau giup dep da

Hình ảnh

Để đối mặt với những cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong khi mang thai như: buồn nôn, chuột rút, sưng bàn chân, giãn tĩnh mạch, táo bón, mất ngủ, đau lưng, các mẹ bầu thường có tâm lý nghỉ ngơi thay vì nghĩ đến việc tập thể dục. Tuy nhiên, thực tế là nghỉ ngơi càng nhiều sẽ càng khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Chính những vận động nhẹ nhàng mới là cách tốt để tái tạo năng lượng và xóa tan những triệu chứng mỏi mệt trên. Bên cạnh đó, vận động cũng mang đến cho mẹ bầu giấc ngủ ngon và cảm giác thư thái khi tỉnh dậy.
Tập thể dục khi mang thai cần thật cẩn trọng và nhẹ nhàng
Ngoài tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai, tập thể dục còn giúp các mẹ bầu cảm thấy tự tin hơn trước những thay đổi của cơ thể. Không những vậy, việc sản sinh endorphins, chất tạo cảm giác hứng khởi, trong quá trình tập thể dục cũng giúp cải thiện tâm trạng và giải tỏa những cảm giác lo lắng, buồn phiền hay trầm cảm.
Tập thể dục là lúc mẹ bầu đang cùng con vận động. Nhờ vậy mà em bé sinh ra sẽ có cân nặng và sức đề kháng tốt hơn. Cuối cùng, việc siêng năng tập thể dục còn giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chẳng những thế, thời gian phục hồi sau khi sinh cũng sẽ được rút ngắn. Khi đã quyết định tập thể dục, bạn chỉ cần tuân theo một vài quy tắc đơn giản dưới đây:
Không nên:
Không cố gắng tập luyện quá sức.
Tránh tập thể dục trong môi trường nóng hoặc ẩm ướt.
Không tham gia các môn thể thao nguy hiểm như: trượt tuyết hoặc cưỡi ngựa.
Nếu bạn có tiền sử co giật hoặc sinh non, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
Nên:
Thực hiện một vài bài tập khởi động để cơ bắp ấm lên trước khi bắt đầu.
Tập trung vào các bài tập ở phần lưng, vai, ngực và hông. Đặc biệt là học cách hít thở đều đặn trong khi tập thể dục.
Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng cải thiện đường ruột và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn hẳn.
Mặc trang phục thoải mái, không nên quá bó hoặc quá rộng. Chọn giày phù hợp cho phụ nữ mang thai muốn tập thể dục.
Nếu tập luyện ngoài trời, cần thoa kem chống nắng vì khi mang thai da của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Thay vì cố tập luyện đến mức kiệt sức hay đốt cháy quá nhiều năng lượng, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và an toàn như:
Vài động tác co giãn nhẹ nhàng mọi lúc mọi nơi cũng sẽ mang đến sự thoải mái cho cơ thể, ngăn ngừa chuột rút và làm giảm các cơn đau cơ bắp.
Các lớp học aerobic nhẹ nhàng hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn phù hợp, giúp giảm căng thẳng và khiến cơ thể trở nên mềm dẻo, khỏe mạnh hơn. Bơi lội cũng là một hình thức tốt mà mẹ bầu có thể cân nhắc. Nước sẽ giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, điều mà chị em nào cũng mong muốn khi mang thai.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên cố gắng uống nước càng nhiều càng tốt. Điều này thật sự cần thiết cho cả mẹ và bé. Trong khi luyện tập, nên chuẩn bị một chai nước lọc để bên cạnh để bổ sung thường xuyên.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Những lí do khiến mẹ lo lắng khi mang thai (Phần 2)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
6. Lo lắng: Con tôi bị sinh non
Sự thật: Với sự phát triển của y học, rủi ro bé bị những biến chứng nghiêm trọng hoặc những vấn đề về phát triển khi sinh non đã giảm xuống mức rất thấp. Đây là những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ sinh non: không hút thuốc hoặc uống rượu, khám thai định kỳ và bổ sung đầy đủ axit folic mỗi ngày. Axit folic có thể ngăn ngừa gen hoạt động sai chức năng và đó là nguyên nhân gây sinh sớm.

Bài biết khác về mang thai 3 tháng đầu:
Chuan bi mang thai
Thuc an tot cho ba bau giai nhiet

Hình ảnh

7. Lo lắng: Chuyện chăn gối của vợ chồng tôi không còn được như trước.
Sự thật: Sau khi em bé chào đời, thật khó để tưởng tượng mọi thứ sẽ quay trở lại như cũ ra sao. Tuy nhiên, chắc chắn điều đó sẽ xảy ra! Bạn chỉ cần cho cơ thể một ít thời gian để hồi phục và tạo cơ hội để hâm nóng lại sinh lực. Cho bé bú có thể khiến ham muốn tình dục của bạn giảm trong thời gian đầu. Trong những tháng đầu sau khi sinh, dù sao bạn và chồng cũng nên tránh quan hệ.
Một khi bác sĩ bảo bạn có thể quan hệ bình thường trở lại, cần khởi đầu thật chậm rãi bởi vì nó có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu trong những lần đầu. Thời điểm này, sự bôi trơn là điều cần thiết. Đừng lo lắng! Cơ thể con người là một thế giới thú vị với khả năng không thể tin được đó là hồi phục một cách nhanh chóng. Hầu hết phụ nữ cho biết mọi thứ trở lại như cũ chỉ 6 tháng sau khi sinh và một khi thời điểm khó khăn đã bắt đầu qua đi và cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn, nhiều mẹ thật sự cảm nhận đời sống tình dục của họ được cải thiện hơn rất nhiều so với lúc chưa có con. Họ quan hệ thường hơn và tìm được nhiều tư thế để thỏa mãn hơn trước đây.
8. Lo lắng: Tôi bị những triệu chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
Sự thật: Nguy cơ tiền sản giật thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi, cũng như là những phụ nữ bị cao huyết áp đang mang thai. Tiền sản giật sẽ không phát triển cho tới giai đoạn thứ 2 của thai kỳ và trong một số trường hợp, bệnh phát sinh muộn đến nỗi có một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không có cách nào để giảm nguy cơ phát sinh bệnh này. Tuy nhiên, ít nhất cần đảm bảo bạn đi khám thai thường xuyên và báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào như là sưng mặt hoặc tay, nhìn mờ hoặc thường xuyên đau đầu, để giúp bác sĩ phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu.
Đối với bệnh tiều đường thai kỳ, bệnh phát sinh khi cơ thể bạn không thể xử lý lượng đường một cách hợp lý, gây tắc mạch máu. Thay đổi chế độ ăn, hạn chế dùng những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột là cách đơn giản nhất để kiểm soát bệnh này. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tiều đường, nên xét nghiệm đường huyết vào khoảng tuần thai 24-28.
9. Lo lắng: Tôi sẽ không bao giờ giảm hết số cân dư thừa khi mang thai.
Sự thật: Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều lo lắng việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Đầu tiên, cố gắng tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tăng cân trong suốt thai kỳ, khoảng từ 11-16 kg đối với phụ nữ có cân nặng trung bình trước khi mang thai. Một cách giảm cân quan trọng là cho bé bú mẹ. Đây được xem là cách làm tăng quá trình chuyển hóa trong cơ thể và giúp các mẹ giảm cân một cách tự nhiên.
Một khi bác sĩ cho phép bạn tập thể dục, nên tích cực vận động cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ăn kiêng và tập thể dục sau khi sinh sẽ giảm được một số cân đáng kể so với những phụ nữ chỉ ăn kiêng. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú cần nhớ rằng không nên giảm cân quá nhiều bởi vì các mẹ vẫn cần khoảng 2000 calories một ngày để cân bằng tốt và đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho bé.
Có một cách để tập thể dục dễ hơn bạn nghĩ cả khi bạn mới sinh xong, đó là: đi vòng vòng trong nhà hoặc mở DVD hướng dẫn tập thể dục và tập nhanh vài động tác sau khi bạn cho bé đi ngủ vào buổi tối. Cuối cùng, thử nghe theo lời khuyên của ông bà ta từ xa xưa “ngủ khi bé ngủ”. Theo một nghiên cứu gần đây, những mẹ mới sinh nếu ngủ ít hơn 5 tiếng một ngày giảm cân ít hơn 3 lần so với những phụ nữ ngủ đủ giấc.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Mang thai những thực đơn giàu dinh dưỡng mẹ không nên bủ qua

Ăn gì, uống gì để tốt cho em bé trong bụng là câu hỏi thường trực của bất cứ người phụ nữ mang thai nào. Thế nhưng việc nghĩ ra thực đơn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của chế độ dinh dưỡng khi mang thai có thể là thách thức với nhiều chị em. Thực đơn đầy đủ từ món khai vị tới món tráng miệng dưới đây có thể là một gợi ý dành cho bạn.
Khai vị: Salad cá ngừ với táo xanh và hành tím
Loại cá nhiều dầu như cá ngừ rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai vì chứa nhiều DHA, một dưỡng chất quan trọng đối với quá trình phát triển não bộ và mắt của bé. Tất cả các món ăn dành cho phụ nữ mang thai cần được nấu chín kỹ, do đó, bạn sẽ phải từ bỏ món cá ngừ sống. Thay vào đó, bạn cần làm chín cá ngừ bằng cách bỏ lò trong 10 phút ở nhiệt độ 70oC. Nếu ở nhà không có lò vi sóng, bạn có thể chiên cá ngừ trên chảo với chút dầu và để lửa lớn. Trộn táo xắt hạt lựu, hành tím thái mỏng với mayonnaise, sau cùng cho thêm một ít nước sốt cam. Bày hỗn hợp này ra đĩa và đặt cá ngừ lên trên là bạn đã có món salad ngon tuyệt mà lại rất bổ dưỡng.

Bài viết về dinh dưỡng cho bà bầu:
Chuan bi mang thai
Bien doi co the khi mang thai 3 thang dau

Hình ảnh

Món chính: Gà cuộn rau chân vịt và rau cải xanh với sốt nấm
Rau cải xanh và rau chân vịt sau khi rửa sạch và cắt nhỏ, đem bỏ lò hoặc hấp cách thủy cho chín, trộn với nấm rơm sốt rựợu vang, nêm thêm ít muối cho vừa ăn. Đem phần nhân này cuộn chặt tay trong thịt ức gà với lớp nilon bọc ngoài, sau đó đem luộc cho chín hẳn. Món này hơi kì công một chút nhưng đảm bảo bạn sẽ thích thú khi thưởng thức.
Món phụ: Súp cá và há cảo nhân tôm xay
Nhiều phụ nữ mang thai có thói quen uống thêm súp vào mỗi bữa ăn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cũng như cho em bé đang thành hình. Món súp cá và há cảo nhân tôm là sự lựa chọn lý tưởng cho chị em vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Chị em cũng nên duy trì thói quen này trong thời gian đầu sau khi sinh bé vì lúc này cơ thể dễ bị suy nhược do mất sức sau những đêm thức trắng trông chừng bé. Chọn món cá bạn yêu thích đem luộc, nhớ cho thêm chút muối để thành nước dùng nấu súp. Nếu bạn không thích hoặc không có thời gian làm há cảo, bạn có thể thay bằng hoành thánh bọc tôm xay nhuyễn.
Món uống: Sinh tố dâu với mật ong và sữa bầu
Bạn có bị ngán sữa bầu? Nếu câu trả lời là có, đây là giải pháp dành cho bạn: dùng sữa bầu thay cho sữa tươi hoặc sữa đặc trong việc pha chế món uống, ví dụ cụ thể ở đây là món sinh tố dâu. Hương vị của dâu tươi sẽ giúp át đi mùi vị béo ngậy của sữa từng làm bạn phát ngán. Bạn cũng có thể cho thêm mật ong để tạo độ ngọt và giúp món uống thêm thơm ngon.
Tráng miệng: Bánh chocolate với mứt dâu
Một nguyên tắc cần nhớ trong chuyện ăn uống khi mang thai là bạn cần ăn đủ chất và ăn ngon. Thiếu một trong hai yếu tố này đều sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Do đó, thỉnh thoảng bạn có thể “phá lệ” để thưởng thức một vài món ăn ưa thích mà bạn không được ăn mỗi ngày, ví dụ các món bánh ngọt, bánh kem chẳng hạn. Chocolate và dâu là hai vị bánh ưa thích của nhiều chị em phụ nữ đúng không nào?
Theo: VN Anmum