Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh duong cho ba bau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh duong cho ba bau. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm

Có những nếp sinh hoạt tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cùng điểm qua 4 lưu ý khi mang thai mà nhiều mẹ thường không để tâm đến nhé.
Dọn chất thải của mèo
Các mẹ bầu đang nuôi mèo làm thú cưng nhớ lưu ý không nên tự mình dọn chất thải của mèo nhé. Lý do là trong nước tiểu của mèo có ammonia là một hóa chất bay hơi nhanh có hại cho thai nhi và phân mèo chứa một loại ký sinh trùng có thể gây ra toxoplasmosis, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai. Với những mẹ bầu có sức đề kháng yếu hoặc cơ địa nhạy cảm, chỉ riêng việc đứng gần chất thải của mèo cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc đấy.

Tin tức về sữa dành cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Kiểm tra sức khỏe cho bà bầu

Hình ảnh

Lười tập thể dục
Rất nhiều bà bầu có suy nghĩ rằng khi mang thai thì phải luôn đi đứng nhẹ nhàng, nói chi đến việc tập thể dục. Đây quả là một quan niệm sai lầm vì các bài tập thể dục thật sự rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bạn chỉ cần chọn hình thức phù hợp là sẽ đảm bảo được an toàn cho bé yêu trong bụng. Với những mẹ chưa có thói quen tập thể dục, mẹ có thể làm quen với các môn bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe. Ngược lại, với một số mẹ vốn thích vận động ngoài trời từ trước, mẹ cần lưu ý xem lại cường độ luyện tập của mình có quá sức hay không vì khi mang thai, cơ thể bạn không chỉ là của bạn mà còn là “cái tổ” cho thai nhi phát triển. Không nên bắt đầu các môn thể thao đòi hỏi nhiều kỹ thuật hoặc vận động mạnh ở giai đoạn này.
Uống nhiều cà phê
Các tác hại của việc tiêu thụ caffeine khi mang thai vẫn đang được nghiên cứu và chưa có một kết luận rõ ràng rằng lượng caffein bao nhiêu là an toàn nhưng mức đang được hầu hết bác sĩ trên thế giới đề nghị cho phụ nữ mang thai là dưới 200mg/ngày. Nếu mẹ có thể dùng ít hơn mức này thì càng tốt. Tuy nhiên, với những mẹ có thói quen uống cà phê mỗi sáng, chắc hẳn giai đoạn đầu “cai” cà phê sẽ vô cùng khó khăn. Mẹ không nên cắt lượng caffeine đột ngột vì sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải ngay. Thay đổi một thói quen luôn cần phải có thời gian, mẹ nhé. Và lưu ý rằng caffein không chỉ có trong cà phê mà cũng có trong trà, coca hoặc chocolate đen nữa đấy.
Tiếp xúc với các loại hóa chất
Có hai “nguồn” hóa chất mà bạn cần để ý đến khi mang thai, một là các chất tẩy rửa trong nhà và hai là các sản phẩm làm đẹp của chính bạn. Bình xịt muỗi, thuốc tẩy, sơn tường cũng như keo xịt tóc hay sơn móng tay đều chứa các chất hóa học có tính tẩy mạnh và dễ bay hơi nên có thể xâm nhập cơ thể bạn qua đường hô hấp, sau đó theo đường máu ảnh hưởng không tốt đến bé, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cuối cùng, bạn cần cẩn thận nếu ông xã hoặc người nhà của bạn có hút thuốc lá vì hút thuốc thụ động cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi mang thai.
Nguồn: Anmum VN

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Những món bà bầu bị nghén cần tránh xa

Trong các cách trị ốm nghén khi mang thai, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng vì những gì bạn ăn uống sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng bị nghén của bạn. Danh sách các loại thực phẩm dưới đây sẽ có ích cho những bà bầu bị nghén đấy nhé.

Bài viết về sức khỏe cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Kiem tra suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Những món bà bầu bị nghén cần tránh xa
- Cà phê và nước ngọt
- Các món ăn có bột ngọt (MSG)
- Các món ăn có nhiều gia vị
- Trứng chiên
- Các món chiên
- Tỏi
- Các món ăn nhiều dầu mỡ
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo
- Hành tây
- Xúc xích
- Bông cải xanh
- Bông cải trắng
- Bắp cải
Những món nên ăn cho bà bầu bị nghén
- Táo
- Mơ
- Bơ
- Bánh mì tròn
- Ngũ cốc
- Kẹo cao su
- Dấm táo
- Dưa leo
- Chà là
- Sữa chua kem (yogurt kem)
- Nước ép trái cây
- Gừng
- Nho
- Chanh
- Bạc hà
- Sữa tươi
- Bột kiều mạch
- Bạc hà
- Potato chip
- Khoai tây
- Bánh pudding
- Trà từ lá mâm xôi
- Bánh gạo
- Bánh qui giòn
- Sorbet
- Bánh mì nguyên hạt
- Sinh tố sữa chua
Dĩ nhiên không có “công thức ăn uống” nào đúng cho tất cả mọi người, vì thế, hãy thử từng món một để tìm ra những loại thực phẩm hiệu quả trong việc chữa ốm nghén cho bản thân nhé các mẹ.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Bảo vệ con trong bụng mẹ cùng 6 cách đơn giản

Hầu hết các bà mẹ mang thai đều được cảnh báo rằng uống rượu, hút thuốc lá và thậm chí là ăn các loại phô mai chưa tiệt trùng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, các bà mẹ mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ theo nhiều cách khác.
Dưới đây là 6 điều mà phụ nữ mang thai nên làm để bảo vệ những đứa con chưa ra đời.
1. Bổ sung vitamin D
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu “vitamin ánh nắng” khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và con. Hàm lượng vitamin D thấp có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, tiền sản giật và trẻ nhẹ cân. Do đó, sẽ là không thừa nếu bạn tiến hành kiểm tra hàm lượng vitamin D trước khi mang thai.

Tham khảo thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Dinh duong cho ba bau
Sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu

Hình ảnh

2. Giảm cân trước khi mang thai
Thai phụ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh non mà còn tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa trọng lượng người mẹ trước khi mang thai và nguy cơ bị suyễn của trẻ.
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện vấn đề này. Ngay cả trong trường hợp mẹ ít vận động trước khi mang thai, bạn cũng nên cố gắng đi bộ ít nhất 20 phút, bốn lần một tuần.
3. Uống cà phê vừa đủ
Chúng ta có thể đã nghe nhiều về việc hấp thu một lượng caffein cao khi mang thai có thể gây hại cho bào thai, nhưng bao nhiêu caffein mới được coi là cao thì vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
Đa số bác sĩ sản khoa khuyến cáo phụ nữ có thai mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 200 milligram caffeine. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang lo ngại rằng lượng caffein dù thấp vẫn có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
4. Tránh hút thuốc thụ động
Sống trong môi trường có nhiều khói thuốc từ lâu đã được chứng minh là nguồn gốc gây ra hen suyễn và các vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy thậm chí hút thuốc thụ động trong tử cung cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này.
Một nghiên cứu về bà mẹ và trẻ em ở Trung Quốc phát hiện rằng con của các bà mẹ thường tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ nhân đôi nguy cơ mắc các vấn đề về khả năng chú ý và cáu kỉnh khi được năm tuổi so với những đứa trẻ khác.
5. Chỉ ăn thịt đã nấu chín
Mặc dù nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria trong quá trình mang thai khá nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó có thể rất nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sinh non, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và thậm chí là chết non.
Các loại thịt chế biến như xúc xích hoặc cá hồi xông khói có thể nhiễm Listeria trước khi đóng gói. Do đó, bạn cần rửa sạch tất cả rau quả và nướng thịt đã chế biến trong lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất là 150 độ trước khi ăn.
6. Thảo luận về thuốc chống trầm cảm với bác sĩ
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai có thể gây tác động lâu dài lên bào thai đang phát triển, cụ thể là tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non và các vấn đề về hành vi, bao gồm bệnh tự kỷ.
Do đó, liệu pháp nhận thức hành vi với các hoạt động tư vấn nhưng không dùng thuốc nên là lựa chọn đầu tiên của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi điều trị chứng trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm lại có ích với phụ nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trước khi có thai.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Làm thế nào để vợ chồng thống nhất khi đặt tên cho con?

Đặt tên cho con là một việc hệ trọng và không nên để nhiệm vụ tốt đẹp này trở thành nguyên nhân tranh cãi giữa vợ chồng bạn. Các bước dưới đây sẽ giúp hai bạn có thể vui vẻ đi tới thống nhất trong việc đặt tên cho con.
Danh sách riêng cho mỗi người
Bạn và anh ấy hãy viết tất cả những cái tên mà mình muốn đặt cho bé lên một tờ giấy, sau đó trao đổi hai danh sách này với nhau. Bạn có thể thích một cái tên nào đó trong những cái tên anh ấy chọn, và ngược lại. Hoặc hai người có thể có một cái tên chung trong cả hai danh sách.

Bài biết khác về sữa dành cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Hỏi han bạn bè của cả hai
Bạn có thể nhờ một vài người bạn thân thiết của gia đình, những người hiểu biết về hoàn cảnh gia đình bạn cũng như có chung sở thích với bạn hoặc ông xã, đến nhà chơi và gợi ý cho hai bạn một vài cái tên. Sự tương đồng trong suy nghĩ giữa bạn bè với nhau có thể giúp bạn và chồng cùng thích một cái tên nào đó do bạn của mình đưa ra.
Xác định chuẩn mực “được” và “không được”
Nếu ông xã liên tục phản đối những cái tên do bạn lựa chọn, anh ấy cần có lý do rõ ràng, cụ thể là cái tên này “không được” ở chỗ nào, đồng thời đưa ra đề xuất của mình. Bạn cũng nên biết anh ấy thích cái tên như thế nào: truyền thống hay hiện đại, có cần đặt tên cho bé theo tên của thành viên nào trong gia đình hay không, v.v… Chắc chắn hai bạn phải có ít nhất một điểm “được” giống nhau khi nghĩ đến tên của bé.
Luân phiên nhau
Chuyện đặt tên cho con sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu hai người thay phiên nhau nắm quyền quyết định. Nếu đây là con thứ hai và bạn là người đặt tên cho bé đầu, bạn nên để anh ấy chọn tên cho bé sau và ngược lại bạn có thể đặt tên cho thiên thần nhỏ sắp chào đời nếu tên của anh hoặc chị bé đã do chồng bạn chọn. Trong trường hợp hai bạn sắp đón con đầu lòng, trò thảy đồng xu chọn mặt sấp ngửa sẽ xác định ai là người được quyền chọn tên cho con lần này.
Còn các thành viên của VNanmum có bí quyết nào khác trong việc đặt tên cho con hay không? Cùng chia sẻ nguồn gốc cái tên của thiên thần nhỏ với các mẹ khác nhé.
Nguồn: VN Anmum

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Căng thẳng khi mang thai giải quyết thế nào?

Mang thai đem lại nhiều niềm vui nhưng cũng không ít áp lực. Bên cạnh đó là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dễ khiến bạn thường rơi vào tình trạng căng thẳng khi mang thai. Thử xem 5 mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn như thế nào nhé.
1. Nghỉ xả hơi
Tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể giảm bớt căng thẳng, làm máu huyết lưu thông và thúc đẩy việc sản sinh endorphins mang lại cho bạn cảm giác thoải mái. Nếu bác sĩ sản khoa cho phép bạn tập thể dục, bạn có thể đi bộ, bơi lội hay học một khóa yoga cho bà bầu.

Xem thêm bài viết thức ăn tốt cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Uống sữa dành cho bà bầu khi nào hiệu quả

Hình ảnh

2. Cho bản thân những khoảng lặng
Khi bạn cảm thấy buồn một chuyện gì đó, nên nghỉ ngơi một chút. Một vài phút ngồi thiền, đọc tạp chí, nói chuyện với một người bạn hoặc đi dạo là những gì bạn cần. Bạn có biết việc thả lỏng tâm trí trong năm phút có thể cải thiện nhịp tim, huyết áp, hô hấp và hệ thống miễn dịch?
3. Hít thở sâu
Nếu bạn cảm thấy mình căng thẳng, có thể bạn đang thiếu oxi mà không biết. Việc tăng nhịp tim, co thắt dạ dày và căng thẳng cơ bắp là cách cơ thể nói với bạn có điều gì đó không ổn. Một nhịp thở sâu có thể giúp được nhiều hơn bạn nghĩ. Hầu hết mọi người thở nông chỉ từ ngực trở lên khi họ đang đau đớn hay căng thẳng.
Thử cách này xem: Khi bạn hít vào, mở rộng bụng của bạn. Khi thở ra, thả lỏng hoàn toàn phần bụng và giải phóng mọi căng thẳng. Tập trung vào hơi thở có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Do đó, bạn có thể xử lý những tình huống khó chịu một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.
4. Bao bọc bản thân bằng bạn bè và các mối quan hệ tích cực
Làm cách nào để biết được đâu là bạn bè tốt cho bạn? Rất đơn giản, chỉ cần chú ý đến cảm nhận của bạn khi đi cùng họ. Nếu bạn cảm thấy tốt về bản thân khi đi cùng ai đó, đó là người sẽ mang lại niềm vui cho cuộc sống của bạn.
Thật không may, hầu hết chúng ta có một số bạn bè, người quen tiêu cực trong cuộc sống. Nếu một người bạn hoặc họ hàng làm bạn cảm thấy tệ, nên tránh gặp người này trong suốt quá trình mang thai. Đây không phải là tìm cách đổ lỗi cho người khác mà chỉ là cách chăm sóc bản thân bạn. Sau đó bạn có thể quyết định liệu có đáng để tiếp tục mối quan hệ bạn bè này hay nói thẳng với họ về cảm xúc của bạn.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

3 loại trái cây nên và không nên ăn khi mang thai

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, trái cây là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho chị em bầu. Cùng điểm qua 3 loại trái cây nên ăn và 3 loại trái cây không nên ăn dành cho phụ nữ mang thai nhé.
3 loại trái cây không nên ăn khi mang thai
Dưa hấu ướp lạnh
Đây là món ăn ngọt mát được ưa chuộng nhiều ở những xứ nóng như nước ta nhưng thật ra lại không hề tốt cho mẹ bầu. Dưa hấu có tính hàn nên dễ gây đau bụng, tiêu chảy cho phụ nữ mang thai vốn có đường tiêu hóa đang nhạy cảm. Vì thế, chị em bầu nên hạn chế ăn dưa hấu, đặc biệt là dưa hấu ướp lạnh.

Tin tức về sức khỏe cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Dứa
Trong dứa có chứa bromelain là hoạt chất có khả năng làm mềm và gây co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt dứa xanh chứa hàm lượng bromelain cao hơn cả. Do đó, phụ nữ mang thai cần tránh ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ở các giai đoạn tiếp theo, chị em có thể ăn dứa với lượng vừa phải hoặc chế biến dứa với các món ăn được nấu chín vì chất bromelain sẽ bị mất đi khi đun nấu.
Nhãn
Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao với các hiện tượng như táo bón, miệng đắng, họng rát, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ hai. Trong khi đó, nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nặng hơn sẽ khiến chị em đau bụng dưới, xuất huyết, dễ dẫn đến động thai, sinh non, sảy thai.
3 loại trái cây nên ăn khi mang thai
Cam, quýt, bưởi
Được biết đến với hàm lượng vitamin C, axit folic và các khoáng chất cao, các loại quả thuộc họ cam quýt không chỉ có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai mà vị chua, mát của chúng còn có tác dụng hạn chế triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và thèm ăn không ngừng ở chị em bầu. Bên cạnh đó, các loại trái cây này còn chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.
Chuối chín
Loại quả quen thuộc và rẻ tiền này có hàm lượng kali cao giúp giảm phù nề cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều loại đường tự nhiên, khoáng chất và vitamin tốt cho phụ nữ mang thai, có khả năng hạn chế ốm nghén, ổn định đường huyết, giảm tình trạng chuột rút và táo bón. Đặc biệt trong chuối có thành phần giúp não sản xuất một loại hoạt chất có tính an thần, từ đó giúp chị em đẩy lùi tình trạng stress và trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý không ăn chuối khi đói vì sẽ làm phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu, gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Đu đủ chín
Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt,… lại không có tinh bột, giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón, ợ nóng, cung cấp dưỡng chất cho thai phụ và thai nhi mà không khiến mẹ bầu tăng cân nhanh. Đu đủ chín còn có tác dụng ổn định nhịp tim và huyết áp, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Những lí do khiến mẹ lo lắng khi mang thai (Phần 3)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
10. Lo lắng: Tôi sẽ phải sinh mổ vào phút cuối.
Sự thật: Chuyện sinh mổ sẽ không đáng lo nếu đã được bác sĩ chỉ định từ trước và bạn có sự chuẩn bị tinh thần như trong trường hợp bé không chịu xoay đầu hoặc thai phát triển quá lớn. Tuy nhiên, nếu có vấn đề xảy ra vào phút cuối và bạn cần phải được sinh mổ khẩn cấp thì sao? Sự thật là bạn có thể lo sợ khi bắt đầu bước vào ca phẫu thuật nhưng thường thì kết quả là cả mẹ và bé đều an toàn.

Có thể bạn quan tâm sữa dành cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Biến đổi cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu

Hình ảnh

11. Lo lắng: Chuyện đáng xẩu hổ gì sẽ xảy ra khi sinh?
Sự thật: Chắc hẳn bạn đã nghe không ít những câu chuyện “kinh khủng” xảy ra trong phòng sinh, về người thai phụ đi tiêu ngay trên bàn sinh, ném mọi thứ trong tầm với về phía bác sĩ hoặc nổi trận lôi đình với chồng ngay trước mặt mọi người. Không cần phải lo lắng về những điều này. Các bác sĩ hộ sinh và y tá đã đỡ đẻ cho bao nhiêu người và thấy bao nhiêu trường hợp sinh nở khác nhau. Mà dù sao đi nữa, ở thời điểm đau đẻ, bạn sẽ chẳng còn chú ý được gì khác nữa. Điều duy nhất bạn bận tâm là sinh bé ra và nhìn thấy bé an toàn.
12. Lo lắng: Tôi không thể là một người mẹ tốt.
Sự thật: Bạn biết chính xác bạn là người thế nào vào thời điểm này với vai trò một người vợ, một nhân viên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn có thêm một em bé? Bạn có thể cân bằng những nhu cầu của cuộc sống mới với cuộc sống trước đây không? Chưa kể đến việc bạn nên dạy con như thế nào, có nên thiết lập kỷ luật cho con và có nên giúp con xây dựng lòng tự trọng? Nếu bạn băn khoăn về việc trở thành một người mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến bé và nếu bạn quan tâm bé, bạn sẽ là một người mẹ tốt.
13. Lo lắng: Tôi không kịp vào viện để sinh
Sự thật: Chuyện này hiếm khi xảy ra nhưng một khi nó xảy ra, thông tin sẽ được đăng lên toàn địa phương: một người mẹ vừa sinh bé trong taxi trên đường đến bệnh viện và người tài xế taxi trở thành bà mụ bất đắc dĩ. Sự thật, thời gian từ lúc có dấu hiệu ban đầu đến lúc nghe được tiếng khóc của bé là rất dài. Thời gian trung bình từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh vào khoảng từ 12-21 tiếng. Các mẹ sinh con đầu lòng thường sẽ lâu hơn. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc giáo viên hướng dẫn lớp học sinh con để đảm bảo bạn hoàn toàn nắm rõ mọi thứ và biết khi nào cần phải vào viện. Nên tập dợt thử để biết bạn phải mất bao lâu mới có thể tới được bệnh viện.
14. Lo lắng: Việc sinh nở quá khó và quá đau, tôi sẽ không bao giờ vượt qua được.
Sự thật: Ở những tuần gần tới ngày dự sinh, bạn có thể lo lắng về những thứ khác nhau có thể xảy ra khi lâm bồn: sinh bé sẽ đau như thế nào và cơn đau sẽ kéo dài bao lâu? Đầu tiên, bạn có thể nhìn lại thời của ông bà, cha mẹ ta trước đây và nhận thấy nhiều phụ nữ đã làm được điều này, vì thế bạn cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều cách giúp bạn giảm đau.
Nếu bạn thuộc tuýp người khi căng thẳng càng muốn thêm nhiều thông tin, cách tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ về một vài vấn đề cụ thể, sau đó chờ cho tới lúc mọi việc thật sự xảy ra. Còn nếu bạn thuộc tuýp người ngược lại, nên tham gia các lớp học hậu sản, thu thập kinh nghiệm từ bạn bè, vẽ ra kế hoạch sinh bé và trao đổi với bác sĩ. Bất kể bạn lo lắng như thế nào, điều quan trọng là hãy tìm một bác sĩ có thể nói chuyện cởi mở về những gì bạn lo sợ và mong muốn khi bước vào phòng sinh. Đó là người có thể nói cho bạn biết điều gì thật sự xảy ra.
Theo: Anmum VN

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Ăn vặt ở văn phòng trong giai đoạn mang thai không thể tùy tiện

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị nhạt miệng và mau đói, nhất là các chi em đang làm công sở. Khi đó là lúc cơ thể bạn cần nạp thêm dưỡng chất bởi nhu cầu dinh dưỡng khi có thêm em bé đã thay đổi.
Ăn vặt ở văn phòng trong giai đoạn mang thai không thể tùy tiện
Chị Hồng Hoa, là nhân viên kế toán (làm việc tại TP HCM), lắc đầu ái ngại nhắc lại chuyện lúc mang thai của mình: “Ngày ấy, lúc chị đang mang thai 4 tháng, đột nhiên thèm ngủ và thèm chua kinh khủng.” Trước khi đến công ty, chi hay ghé chợ mua vài kg me dốt, có khi xoài xanh, cũng có khi khế chua… mang đến công ty nhâm nhi liên tục. Và hậu quả là sau 1 tháng răng chị bắt đầu ê buốt và chị bị chứng đau bao tử hành đến phải nhập viện và bác sĩ cho là thành phần acid trong các món chua ấy khiến dạ dày bị bào mòn.

Xem thêm bài viết mang thai 3 tháng đầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Dinh duong cho giai doan mang thai 3 thang dau

Hình ảnh

Cũng may là con của chị vẫn khỏe mạnh, nên việc điều trị này không ảnh hưởng nhiều đến con. Từ ngày ấy, khi chị thèm chua thì chị chỉ dùng sữa chua không đường hoặc các loại kẹo trái cây có vị chua ít đường…. Và bé yêu của chị chào đời khỏe mạnh”.
Chị Bình mới mang thai bé đầu lòng cũng tâm sự rằng: “Cách đây hai tháng, tôi thường xuyên mang xúc xích, khô bò, chà bông… những món đồ khô đặt trên bàn làm việc để dùng những khi đói và thèm ăn. Tôi ăn liên tục như thế, có khi 1 ngày hết 1kg thịt khô ấy. Chiều tan tầm về nhà nhìn mâm cơm đã ngán ngược, không thể ăn được, nhưng cứ nghĩ mình đã ăn rồi nên chắc cũng không sao”. Và ngày khám thai gần đây, bác sĩ siêu âm bảo thai nhi bị đứng cân, có tình trạng suy dinh dưỡng và bảo chị phải ăn uống đủ chất hơn, ăn thêm rau xanh, hoa quả… Lúc đó chị Bình mới sực nhớ ra cả tháng qua chẳng đụng đến các món rau nào, toàn ăn thực phẩm đã chế biến. Thế là phải nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn của mình ổn định 1 ngày 3 bữa chính, những món ăn vặt trong công sở được thay thế bằng các loại hạt: hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí… giàu đạm, chất béo, vitamim nhưng không gây no hơi”.
Còn kinh nghiệm ăn vặt của chị Minh cũng rất đáng kể: Chị có thể ăn rất nhiều bánh kẹo ngọt và chè, thậm chí chị mang vào sở làm rất nhiều loại bánh ngọt và 1 hộp sữa đặc có đường. Tuy nhiên các loại ấy chỉ có đường và chất béo là thành phần chính. Cũng như các món có nhiều chất đạm thịt như chị Bình vừa kể, các loại bánh kẹo ngọt cũng gây no dai dẳng và gây thiếu chất dinh dưỡng, không tốt cho thai kỳ. Cuối cùng, chị Minh phải thay các món nhâm nhi ở văn phòng bằng một số thực phẩm có lợi cho cơ thể và bé yêu của mình như ổi xá lị, táo, chuối, nho khô và phô mai….
Các chị đều có kết luận chung rằng: “Đừng để bụng đói và đừng kiềm chế sự thèm ăn của bản thân, vì khi bạn thèm gì là cơ thể bạn đang thiếu chất đó. Tuy nhiên, hãy lựa chọn thực phẩm ăn vặt một cách đúng đắn, các món ăn có lợi cho bản thân và thai nhi. Hãy mang đến công sở những món ăn vặt theo ý thích của riêng mình, nhưng bạn hãy thay đổi đa dạng thực phẩm theo từng ngày để bạn và bé yêu có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất!”
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Bí quyết giúp bạn vẫn hạnh phúc trọn vẹn khi mang thai ngoài ý muốn

Đôi khi bạn biết mình mang thai vào thời điểm ít mong đợi nhất. Cho dù tình huống của bạn như thế nào, bạn thật sự có thể chuyển tình trạng không mong đợi thành một điều thật tuyệt vời.

Bài viết về sữa dành cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu

Hình ảnh

Tài chính khiến bạn lo lắng
Trong một tình huống khác, Mai Hoa, nhà ở Quận 3, biết mình mang song thai trong lúc đang nợ hơn 50 triệu và cô ấy cũng vừa mua trả góp một chiếc xe máy mới. Không lâu sau, cô ấy lại chia tay với chồng khi các con vẫn còn trong bụng. “Tôi đã nghĩ làm sao tôi có thể nuôi con trong vòng 18 năm tới, không kể đến việc dạy dỗ hai đứa nên người”, Hoa nhớ lại.
Để biết bước kế tiếp mình nên làm thế nào, bạn phải cải thiện thói quen tiêu dùng theo hướng tích cực hơn, sau đó biến thói quen này thành thói quen sống hàng ngày cũng giống như việc bạn uống bổ sung vitamin khi mang thai. Đầu tiên, bạn cần tính xem tổng thu nhập trong tháng của gia đình mình và đâu là những khoảng chi cần thiết. Sau đó, xem thử bạn có thể cắt giảm những khoản nào. Ví dụ, Hoa đã vui vẻ mua đồ ăn về nhà nấu thay vì đi ăn ngoài, điều này hoàn toàn không gây ngạc nhiên cho bất kì ai.
Dĩ nhiên, bạn có thể gặp vài khủng hoảng nhưng đó cũng là động lực để bạn nỗ lực hơn. Hoa đã phải chuyển về sống cùng với mẹ trong vòng 2 năm khi ngân sách cạn kiệt. Hiện giờ tình hình đã khá hơn, cô đã có thể tự trả những hóa đơn hàng tháng và cô vui vì những gì mình đã làm được.
Từ bỏ giấc mơ
Ngọc Minh, nhà ở Gò Vấp, biết mình mang thai khi cô mới bắt đầu được nhận làm giáo viên, đó là công việc mà cô luôn mơ ước. “Tôi hoàn toàn bối rối khi biết mình mang thai”, Minh chia sẻ.
Nếu bạn cũng giống như Minh, bạn lo rằng việc mang thai có thể khiến công việc của bạn trượt khỏi quỹ đạo, nên nhớ rằng bạn vẫn còn vài tháng để chứng tỏ cho sếp và đồng nghiệp thấy bạn vẫn làm tốt mọi việc. Hãy hoàn thành khối lượng công việc như bình thường miễn là cơ thể bạn vẫn cho phép cho đến khi bạn nghỉ thai sản.
Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, Minh đã nhờ giáo viên đứng lớp thay cho cô cập nhật tình hình lớp học của cô và cô vẫn thường xuyên liên lạc với những giáo viên khác trong trường.
Có thể bạn sẽ không còn thời gian cho bản thân hay cho những thú vui khác của thời trẻ, nhưng làm gì khác được khi bạn vừa có con lại vừa muốn giữ công việc. Hãy dần chấp nhận điều đó để vượt qua quãng thời gian khó khăn cùng con nhỏ. Minh cho biết cô đã phải phớt lờ mọi thứ có thể khiến cô xao nhãng khi chăm sóc con: “Khi ở bên con vào buổi tối, tôi thậm chí không trả lời điện thoại”.
Mối quan hệ của bạn sẽ thay đổi
Yến, nhà ở quận Tân Bình, vừa mới ly dị khi cô biết mình đã có thai.” Tôi rất sợ việc tự mình nuôi lớn một em bé nên tôi đã muốn quay lại với chồng cũ mặc dù chúng tôi không hợp tính nhau. Tôi hy vọng rằng đứa bé này sẽ giúp chúng tôi gần gũi nhau hơn”, Yến thổ lộ.
Cô và chồng cũ quyết định tìm gặp chuyên gia tâm lý để tìm giải pháp và họ được khuyên nên giữ một tinh thần hợp tác bởi con cái bây giờ là điều quan trọng hàng đầu. Có thể người đàn ông của bạn không phải là một người chồng tốt nhưng như thế không có nghĩa là anh ấy sẽ tiếp tục thất bại khi làm cha.
Yến trở nên cởi mở hơn trong suy nghĩ và đề nghị chồng cùng làm các việc chuẩn bị cho đứa con yêu dấu như đọc sách dành cho bố mẹ, tham gia các lớp học tiền sản và lên kế hoạch chăm sóc khi con chào đời. Thật không dễ dàng gì để làm chung nhưng nó rất đáng để bạn bạn cố gắng.
“Chúng tôi đang chứng tỏ cho con gái thấy bố mẹ của bé đang cố gắng xây dựng quan hệ cho dù nó không đúng với truyền thống và việc này cần thiết cho một cuộc sống tươi đẹp hơn về sau của con.”, Yến giãi bày.
Theo: http://vnanmum.com/