Hiển thị các bài đăng có nhãn sua danh cho ba bau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sua danh cho ba bau. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Làm thế nào tránh biến đổi cơ thể phụ nữ khi mang thai (P.1)

Những thay đổi ở cơ thể phụ nữ mang thai có thể gây sốc tâm lý thay vì vui mừng: tăng cân, ngực to hơn, đau lưng, và làn da trở nên xấu xí do tác động của hoóc môn! Để tiếp tục giữ vẻ xinh tươi, 11 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn thích nghi với những thay đổi/ chăm sóc cơ thể và cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ.
1/ Rạn da khi mang thai
Rạn da xuất hiện ở 8/10 phụ nữ khi mang thai do tăng cân nhanh và do tác dụng của hoóc môn.
>> Cách phòng tránh:
Dưỡng ẩm cho da hàng ngày bằng loại kem trị rạn da như Derma Mum hoặc bơ cocoa của Plamers.
Nhẹ nhàng bôi một lớp kem lên bụng và đùi, mát-xa sau khi tắm với nước ấm.
Tránh ánh nắng và không nên chạy nhảy, va chạm mạnh vào bất cứ vật gì khi mang thai vì những hoạt động này khiến rạn da nhiều hơn.

Tham khảo thêm bài viết sữa dành cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Dinh duong cho ba bau



2/ Cân nặng hợp lý
Với phụ nữ mang thai, tăng cân là chuyện bình thường nhưng nếu tăng quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe (tuần hoàn kém, rạn da, đau lưng…).
Để dễ dàng tự theo dõi và kiểm soát cân nặng, bạn có thể dùng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI) bên dưới để hỗ trợ nhé:
-BMI thấp (< 19.8) tổng cân nặng cần tăng thêm từ 12.5 – 18kg
-BMI trung bình (khoảng 19.8-26) tổng cân nặng cần tăng thêm từ 11.5 – 16kg
-BMI cao (> 26) tổng cân nặng cần tăng thêm từ 7 – 11.5kg
Nếu có bất cứ nghi ngại gì trong thời kỳ mang thai, các mẹ đừng do dự hỏi ý kiến bác sĩ.
3/ Ngủ đúng cách
Trong suốt thai kỳ, điều bạn cần là thư giãn và giấc ngủ thật ngon.
Vào buổi tối, bạn nên đi ngủ sớm dù có thể cảm thấy khó ngủ một lúc. Nếu phải làm việc, bạn nên sắp xếp ngủ một giấc ngắn và cho phép bản thân ngủ thật “đã” vào cuối tuần để bù lại.
>> Ngủ như thế nào:
Theo ý kiến chuyên gia, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, một chân duỗi thẳng, chân kia gập lại. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chèn thêm gối nhỏ phía dưới đầu gối để bụng không bị đèn nén.
Tư thế ngủ phụ nữ mang thai
Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ được khuyến khích cho phụ nữ mang thai
4/ Nạp 2.500 kcal mỗi ngày
Cách tốt nhất để bạn tránh việc tăng cân không cần thiết là xem xét cẩn trọng xem mình nên ăn gì khi mang thai.
Trung bình, bạn cần 2.000-2.500 kcal mỗi ngày và chia làm 4 bữa: sáng, trưa, xế, tối.
Nếu không thuộc tuýp thường xuyên vận động, bạn nên điều chỉnh lượng calo nạp ít hơn để tránh tăng cân ngoài ý muốn.
>>Những chất cần có trong bữa ăn:
- Vitamin: Vitamin C (có trong trái cây thuộc họ cam chanh, rau xanh…), vitamin A (cà rốt, cà chua, vv), và vitamin B (sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt).
- Sắt: Bạn cần bổ sung thịt đỏ, cá, đậu lăng, rau bina, v.v
- Acid folic: có trong măng tây, hạnh nhân… giúp chất sắt hoạt động hiệu quả trong cơ thể.
- Canxi: giúp ích cho sự hình thành xương của bé, có trong các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua…
- Uống từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể uống thêm nước ép trái cây, trà thảo mộc, nước có ga…
5/ Vận động
Các dạng bài tập có thể sử dụng khi mang thai:
-Đi bộ
-Thể dục dưới nước
-Yoga
-Bơi
Tập thể dục làm tăng cường khớp, cải thiện tuần hoàn máu ở chân, kích thích hô hấp và giúp cơ thể “đối phó” với những thay đổi trong thai kỳ.
Mẹ nên tránh tập những môn nguy hiểm như đạp xe, cưỡi ngựa, trượt tuyết… và chỉ nên tập rất điều độ. Nếu không thường xuyên vận động, bạn nên đi bộ và tập yoga trước và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập bơi hoặc thể dục dưới nước nhé.
Nguồn: Việt Nam Anmum

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Con sinh đôi mẹ đã biết bí quyết đặt tên

Đặt tên cho con vốn là một thử thách với các cặp vợ chồng và sẽ càng đau đầu hơn nếu mẹ sinh đôi! Nên đặt hai cái tên tương ứng với nhau hay là hai cái tên hoàn toàn khác biệt? Các ý tưởng dưới đây có thể giúp bạn sớm tìm được lựa chọn ưng ý để đặt tên cho bé sinh đôi đấy!
Đặt cùng tên lót
Dù các con của bạn là trai hay gái, bạn vẫn có thể đặt cho hai bé những cái tên “song hành” cùng nhau bằng cách chọn một tên lót giống nhau. Đây cũng là cách đặt tên bé sinh đôi được nhiều mẹ ưa chuộng vì sẽ giúp việc đặt tên được dễ dàng hơn. Tên lót này có thể là tên hoặc họ của bạn hoặc ông xã đều được.

Thông tin khác về dinh dưỡng cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Thuc an tot cho suc khoe ba bau

Hình ảnh

Tên cùng chủ đề
Chọn những cái tên cùng chủ đề là cách đặt tên con đơn giản và dễ dàng nhất nếu bạn mang đa thai. Cách chọn tên cho con này sẽ tạo nên mối liên hệ ngầm giữa những cái tên chẳng hạn như với hai bé sinh đôi là gái, bạn có thể chọn tên Lan và Huệ cùng là tên các loài hoa, hoặc với hai bé trai, Sơn và Tùng với chủ đề núi rừng là những cái tên cho bạn tham khảo. Ngay cả khi bạn sinh đôi một bé trai và một bé gái, vẫn có những sự lựa chọn khác như Xuân và Đông là tên các mùa trong năm.
Đặt theo tên bố mẹ
Nếu đây là lần đầu sinh con và bạn đã biết mình mang song thai, việc đặt tên cho một bé theo tên bố và bé còn lại theo tên mẹ cũng là một ý tưởng cho bạn tham khảo. Đơn giản nhất là dùng tên bố mẹ làm tên lót cho hai bé. Bằng cách này, bạn sẽ chọn được hai cái tên độc lập nhau nhưng lại có sợi dây liên kết vô hình và khẳng định con cái chính là kết tinh tình yêu của ba mẹ.
Đặt tên có vần giống nhau
Cách đặt tên này có ưu điểm là tạo cảm giác gắn bó cho hai bé sinh đôi ngay khi chào đời chẳng hạn như Tú Anh và Tuấn Anh (một trai một gái) hay Cao Đại và Quốc Đạt (hai bé trai). Tuy nhiên những cái tên có vần giống nhau quá cũng có thể gây ra những nhầm lẫn khi các bé được gọi tên nhất là khi hai trẻ song sinh cùng trứng lại giống nhau như hai giọt nước. Điều này cũng có thể vô tình, dù chỉ ở một mức độ rất nhỏ nào đó, ngăn cản sự phát triển độc lập của mỗi bé.
Theo: Anmum Việt Nam

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Thức uống nào tốt cho phụ nữ mang thai?

Bên cạnh nước lọc luôn được biết đến là cần thiết cho bà bầu, còn có nhiều món uống thơm ngon và giàu dinh dưỡng khác. Dưới đây là 3 món uống mà chị em không nên bỏ qua khi mang thai.
Nước dừa
Loại thức uống với vị ngọt thanh này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng cho cả mẹ và bé. Nước dừa chứa nhiều acid amin và vitamin nhóm A, B cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie nên được xem là loại thức uống giàu dinh dưỡng cũng như có khả năng bổ sung chất điện giải tuyệt vời khi mẹ bầu chẳng may bị tiêu chảy. Axit lauric trong nước dừa có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đang ở thời kỳ nhạy cảm của các mẹ bầu.

Tin liên quan về sức khỏe cho bà bầu:
Sua danh cho ba bau
Thuc an tot cho ba bau trong mua he

Hình ảnh

Lưu ý khi uống nước dừa: Không uống nước dừa trước khi đi ngủ vì món uống này có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, sẽ khiến mẹ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh thường xuyên hơn dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, nước dừa có tính hàn nên bạn cũng không được uống nước dừa khi cơ thể đang cảm lạnh, mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi tập thể dục đâu nhé.
Nước mía
Với thành phần có tới hơn 70% là các loại đường, nước mía là loại thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nước mía còn có các chất khoáng, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Mẹ nào bị ốm nghén còn có thể pha nước mía với nước cốt gừng, chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý khi uống nước mía: Do chứa nhiều đường nên chị em sẽ dễ cảm thấy no bụng khi uống nước mía. Vì thế, uống quá nhiều nước mía có thể khiến bạn ăn ít lại, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và bé.
Trà bạc hà
Nếu bạn bị ốm nghén, ợ nóng, đầy hơi, trà bạc hà có thể là “cứu tinh” của bạn. Vị the mát của lá bạc hà còn giúp an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai. Nếu chẳng may mẹ bị cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc khó thở, trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ kích thích hoạt động của hệ hô hấp, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý khi sử dụng trà bạc hà: Do trà có chứa caffeine nên sẽ không tốt cho mẹ và bé nếu sử dụng nhiều, do đó, bạn không nên uống quá 2 ly trà mỗi ngày.
Đối với chuyện ăn uống khi mang thai, không chỉ “ăn gì” mà “ăn như thế nào” cũng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất và cân đối giữa bốn nhóm đạm, đường, béo và rau củ. Do đó, ăn quá nhiều một nhóm chất nào đó dù cho là bổ dưỡng cũng sẽ gây ra những tác động không tốt, các mẹ nhớ nhé!
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Giảm thiểu dùng thuốc khi mang thai cho mẹ

Bạn làm gì để đối phó với những “hiệu ứng đi kèm” không mấy dễ chịu của thai kỳ? Đúng là các bác sĩ có thể giúp bạn với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng trước khi tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn đã thử các cách tự chữa tại nhà dưới đây chưa?
Mệt mỏi
Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang phải hoạt động với công suất cao để tạo ra một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm mà thôi. Thay vào đó, bạn nên thử viên bổ sung vitamin B tổng hợp, hít thở nhiều không khí trong lành và tập luyện thể dục nhẹ. Đừng lo, một vài động tác thể dục sẽ không khiến bạn mệt mỏi hơn đâu mà còn cho bạn thêm năng lượng và sự tỉnh táo đó.

Tin liên quan về dinh dưỡng cho bà bầu:
Sua danh cho ba bau
Thuc an tot cho ba bau trong mua he

Hình ảnh

Ợ nóng
Đây cũng là một trong những triệu chứng thai kỳ quen thuộc và mức độ khó chịu sẽ khác nhau ở mỗi người. Có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể áp dụng tại nhà để bớt bị ợ nóng như ăn bánh qui mặn, uống nước gừng, ăn kẹo gừng hoặc các món ăn chế biến với gừng, uống trà bạc hà hoặc nhai kẹo bạc hà. Một ly nước lớn có pha một muỗng baking soda cũng có thể giúp đường tiêu hóa thông thoáng và bạn ít bị ợ nóng hơn.
Đau lưng
Trước khi tìm tới giải pháp cuối cùng là thuốc giảm đau, bạn nên thử qua những phương án sau: túi chườm nóng, tắm nước ấm, massage. Còn một điều cần lưu ý là bạn cố gắng ngồi đúng tư thế, thỉnh thoảng co duỗi chân tay, xoay qua trái, xoay qua phải cũng có thể hạn chế đau lưng. Yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ cho phụ nữ mang thai cũng là sự lựa chọn tốt giúp bạn ít bị những cơn đau lưng hành hạ.
Nôn và buồn nôn
Đây là tình trạng thường gặp nhất ở các bà bầu và có thể khiến những ai lần đầu làm mẹ vô cùng khó chịu. Bạn đã thử hạn chế các cơn buồn nôn của mình với vài chiếc bánh qui mỗi sáng ngay sau khi thức dậy, soda, gừng hoặc trà thảo mộc nhưng không có tác dụng? Vậy sao không thử với kẹo cao su mùi bạc hà nhỉ? Bạc hà có tác dụng xoa dịu cảm giác bồn chồn của dạ dày. Việc nhai kẹo cao su bạc hà không chỉ làm tăng tiết nước bọt, giúp cải thiện tình trạng nôn và buồn nôn, mà còn giúp đánh lạc hướng tâm trí bạn khỏi cảm giác chộn rộn, khó chịu vì có gì đó cứ chực trào ra khỏi cổ!
Theo: Anmum VN

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Những thói quen xấu bạn phải bỏ khi mang thai

Mang thai quả là một giai đoạn nhiều niềm vui nhưng cũng đầy thử thách khi mà có những việc bạn tưởng chừng vô hại lại có thể ảnh hưởng không tốt đến bé. Cùng điểm xem mẹ có “dính” thói quen xấu nào dưới đây không nhé!
Để cơ thể bị nóng
Khi mang thai, việc giữ nhiệt độ cơ thể ổn định là rất quan trọng. Đừng quên rằng bé sống nhờ vào bạn nên khi cơ thể bạn bị nóng, bé là người sẽ bị ảnh hưởng lây. Do đó, ở giai đoạn bầu bì này, bạn không nên đi tắm suối nước nóng, tắm hơi, mở máy nước nóng nhà tắm ở nhiệt độ quá cao hoặc đi ngoài trời nắng quá lâu.

Bài viết về chuẩn bị mang thai:
Sữa dành cho bà bầu
Dinh duong chuan bi mang thai

Hình ảnh

Tự ý dùng thuốc
Bạn có biết rằng aspirin, một loại thuốc kháng viêm và giảm đau phổ biến, được các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng với phụ nữ mang thai? Không chỉ aspirin mà còn một số loại thuốc bán không cần đơn khác cũng có thể không tốt với bà bầu. Do đó, khi bị bệnh, mẹ cần đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc an toàn và hiệu quả.
Căng thẳng khi mang thai
Dĩ nhiên chuyện tránh né tất cả những vấn đề gây stress cho bạn là không thể. Tuy nhiên bạn nên cố gắng hạn chế nó một cách tối đa. Lượng hormone tăng kèm theo tâm lý căng thẳng của mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé. Đó là lý do vì sao bạn nên tích cực giao tiếp với những người lạc quan, vui vẻ, tránh những người thường lo lắng thái quá và trầm uất. Một điều quan trọng nữa là không được tham công tiếc việc để tránh bị quá tải nhé.
Mang giày cao gót
Các cô nàng công sở có thể sẽ không đồng ý với điều này. Dĩ nhiên có nhiều lý do khiến bạn muốn mang giày cao gót ngay cả khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ tác động của nó tới sức khỏe của bạn và cân nhắc lợi hại trước khi quyết định. Giày cao gót vốn là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng và đau hông ở phụ nữ và tình trạng sẽ càng tệ hơn khi bạn mang thai. Bên cạnh đó, trọng tâm cơ thể thay đổi khi bụng bầu ngày một lớn sẽ đưa giày cao gót trở thành mối nguy tiềm ẩn cho những cú trượt ngã.
Ăn vặt quá nhiều 
Đây hẳn nhiên là một ham muốn khó kiềm chế đối với các bà bầu. Thậm chí có những món ăn bạn chưa từng chú ý đến nay lại trở thành nỗi thèm khát của bạn. Và khi đã bắt đầu ăn, bạn dường như không thể dừng lại! Nhớ cẩn thận với những loại đồ ngọt và thức ăn nhanh bạn nạp vào. Đừng quên nhiệm vụ của bạn lúc này là duy trì chế độ ăn hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Nguồn: Việt Nam Anmum

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng khi mang thai: Nên và không nên

‘Ăn được ngủ được là tiên’ là câu nói đặc biệt đúng với các bà bầu. Tuy nhiên mẹ đã biết hết những gì nên và không nên ăn khi mang thai hay chưa? Cùng tham khảo các nguyên tắc ẩm thực dành cho phụ nữ mang thai bên dưới nhé.
1. Đồ uống
Không nên uống:
- Nước uống có cồn
- Sữa chưa tiệt trùng
- Nước ép trái cây chưa tiệt trùng
- Hơn 200 mg caffeine một ngày

Xem thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Chuan bi mang thai can biet

Hình ảnh

Nên uống:
- Cẩn thận với chất caffeine trong trà, nước ngọt, nước tăng lực, sô cô la và kem cà phê .
- Rửa trái cây thật kỹ trước khi ép lấy nước
2. Trứng
Không nên ăn:
- Trứng rữa hoặc trứng nấu chưa chín
- Bánh có chứa trứng sống
- Món tráng miệng tự làm hoặc nước sốt có chứa trứng sống như: kem, sữa trứng, mousse, mayonnaise,…
Nên ăn:
- Trứng nấu cho đến khi lòng đỏ trứng đặc lại, nấu các món ăn khác có chứa trứng ở 75°C.
- Sử dụng sản phẩm trứng tiệt trùng khi làm các món ăn chứa trứng sống.
3. Cá
Không nên ăn:
- Cá sống, cá chưa nấu chín kỹ hoặc các loại hải sản thân mềm có vỏ như nghêu, sò
- Cá với hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu, và cá kình loại thịt vàng hoặc trắng
- Cá đông lạnh hun khói hoặc cá ngâm chưa được tiệt trùng, trừ khi được đun nóng đến chín
- Hơn 170 gram cá ngừ trắng đóng hộp trong một tuần
Nên ăn:
- Cá đã nấu chín hẳn cho đến khi phần thịt cá trở nên đục.
- Khoảng 350 gram loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá hồi, tôm và các loại cá biển khác, chia làm hai bữa trong một tuần
4. Thịt và gia cầm
Không nên ăn:
- Các loại thịt và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín tới
- Bất kỳ loại thịt đông lạnh nào như giăm bông, gà tây, bò nướng, xúc xích hun khói, pa tê, … trừ khi được đun nóng đến 75°C
- Xúc xích khô chưa qua đun nấu, như xúc xích salami hay pepperoni, trừ khi được hấp chín
Nên:
- Sử dụng thiết bị đo nhiệt độ thực phẩm. Nấu thịt bò, thịt bê và thịt cừu ở 65oC. Nấu thịt lợn và các loại thịt khác ở 70oC. Nấu thịt gia cầm ở 75°C.
5. Các loại thực phẩm khác
Không nên ăn:
- Các món rau trộn được làm sẵn, đặc biệt các loại có chứa trứng, thịt gà, thịt nguội hoặc hải sản
- Tiệc buffet hoặc thực phẩm để ngoài không khí trong hơn hai giờ nếu trời lạnh hoặc một giờ cho những ngày trời nóng
- Thực phẩm nhồi bên trong chim hoặc gà, trừ khi được đun nóng đến 75°C
- Rau sống, các loại rau chưa rửa, đặc biệt là rau diếp và bắp cải
Nên ăn:
- Hâm nóng thức ăn thừa cho đến khi sôi
- Thực phẩm lạnh được trữ trong ngăn đá và thức ăn nóng được hâm kỹ.
- Trái cây gọt vỏ và rau quả được rửa kỹ
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Phòng ngừa thai ngoài tử cung thế nào hiệu quả

Thai ngoài tử cung không chỉ khiến mẹ mất con mà còn đe dọa tính mạng của người mẹ. Dưới đây là những điều chị em cần biết về thai ngoài tử cung để có thể phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị kịp thời.
Thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển trong lòng tử cung, đây là môi trường lý tưởng nhất cho thai “làm tổ”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm với tỷ lệ 0,5-1% ca mang thai, trứng đã thụ tinh không tới được lòng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, thường gặp nhất là vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, chiếm tới 95% hoặc ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.

Thông tin khác về sữa dành cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Che do an cho phu nu chuan bi mang thai

Hình ảnh

Tất cả các môi trường khác ngoài buồng tử cung đều không có đủ không gian và chức năng để thai nhi phát triển bình thường, do đó việc sảy thai là không thể tránh khỏi. Yếu tố nguy hiểm nhất của thai ngoài tử cung là có thể vỡ bất cứ lúc nào gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng dẫn tới tử vong do mất máu quá nhiều nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung
Theo lý thuyết, trứng sẽ được thụ tinh ở phía ngoài của vòi trứng, sau đó di chuyển vào “làm tổ” và phát triển trong buồng tử cung. Do đó, những vấn đề bất thường xảy ra với vòi trứng và tử cung làm cản trở quá trình nói trên đều có thể gây ra thai ngoài tử cung. Cụ thể là các tình trạng như tắc ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng, dính tử cung, sẹo ở cổ tử cung, khối u ở buồng trứng hoặc đường sinh dục, v.v… Các vấn đề bất thường này có thể do dị tật bẩm sinh, do viêm nhiễm phụ khoa, do phẫu thuật liên quan tới vòi trứng, tử cung và ổ bụng như thắt ống dẫn trứng, nạo phá thai, sinh mổ, điều trị lộ tuyến cổ tử cung,…
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Đây là một tình trạng bất thường rất khó phòng ngừa nhưng chị em có thể cố gắng hạn chế nguy cơ thai ngoài tử cung bằng cách giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, khám phụ khoa định kỳ để điều trị sớm và dứt điểm các bệnh viêm nhiễm nếu có, sử dụng các biện pháp tránh thai ít rủi ro như dùng bao cao su.
Khi thử thai tại nhà cho kết quả dương tính, chị em nên nhờ bác sĩ kiểm tra vị trí khối thai để phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường, đặc biệt nếu có tiền sử thai ngoài tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục hoặc có dấu hiệu đau bụng, ra máu bất thường ở những tuần đầu của thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung chưa vỡ rất khó nhận biết vì có các dấu hiệu giống với tình trạng rối loạn kinh nguyệt thông thường, bao gồm trễ kinh hoặc rong huyết và đau âm ỉ vùng bụng dưới, thường chỉ đau một bên, thỉnh thoảng có cơn đau nhói, đặc biệt khi đi vệ sinh. Hiện nay chỉ có phương pháp nội soi ổ bụng có thể chẩn đoán nhanh chóng và chính xác thai ngoài tử cung khi chưa vỡ. Việc định lượng HCG, thăm khám bên ngoài hoặc siêu âm có thể phát hiện ra dấu hiệu bất thường nhưng khó xác định có phải thai ngoài tử cung hay không.
Với trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, bên cạnh các dấu hiệu kể trên, thai phụ sẽ thấy đau bụng dữ dội kèm theo đau vai, huyết áp hạ, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch yếu, choáng, ngất do mất máu nhiều và đột ngột. Đây là tình trạng cấp cứu cần can thiệp y tế ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng người mẹ.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Bạn đã biết cách lập kế hoạch sinh con?

Bạn vừa mang thai? Xin chúc mừng! Vậy tiếp theo bạn nên làm gì để chuẩn bị cho kỳ sinh nở? Nào là đi khám thai, lựa chọn một bệnh viện tốt, lên thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Nhưng trước khi làm tất cả những việc đó, bạn cần lập ra một kế hoạch sinh con. 
Kế hoạch sinh con là gì?
Kế hoạch sinh con là một bản mô tả mà các bà mẹ mang thai viết về tất cả những mong muốn liên quan đến việc sinh nở, giống như danh sách những ước mơ của các mẹ. Khi mẹ viết về những mong muốn và nguyện vọng của mình vào bản kế hoạch, mẹ sẽ có cơ hội chủ động tham gia vào việc chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Tin tức về chuẩn bị mang thai:
Sua danh cho ba bau
Benh phu khoa anh huong den suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Tại sao mẹ cần có kế hoạch sinh con?
Tất cả mọi việc xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con đều không thể lường trước, có một bản kế hoạch đảm bảo việc mẹ đã chuẩn bị kỹ các lựa chọn. Khi mẹ vào phòng sinh, bản kế hoạch sẽ giúp các bác sỹ và y tá biết được mẹ cần loại thuốc nào và sự hỗ trợ nào trong lúc lâm bồn, đặc biệt khi mẹ ở trong tình trạng chẳng thể nói chuyện rõ ràng. Ngay cả trong trường hợp mọi việc có thể đi chệch so với kế hoạch, mẹ vẫn có thể phần nào kiểm soát việc sinh nở với các lựa chọn đã có sẵn.
Viết bản kế hoạch nháp
Lý tưởng nhất là mẹ nên bắt đầu soạn thảo kế hoạch sinh nở khi vừa phát hiện ra mình mang thai. Mặc dù mẹ vẫn có thể ngồi xuống và viết các lựa chọn cho lúc lâm bồn trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng viết càng sớm càng tốt. Dưới đây là những điều mẹ nên nhớ khi soạn thảo bản kế hoạch sinh con:
Tìm hiểu thông tin: Nắm rõ về các lựa chọn sinh con khác nhau, ưu điểm và nhược điểm của các phương án này, thói quen và cách thức, các biện pháp can thiệp y tế cần thiết trong quá trình chuyển dạ. Tìm hiểu tường tận về cách sinh con mà mẹ mong muốn: sinh thường hay sinh mổ,… Cần linh hoạt và đưa ra các lựa chọn trong trường hợp phát sinh các biến chứng.
Sử dụng một văn phong thân thiện: Bởi vì tài liệu này sẽ thay mẹ giao tiếp với bác sĩ và y tá, cần làm cho nó có giọng văn tích cực. Sử dụng cụm từ “Tôi muốn được” tốt hơn là “Tôi không muốn”. Điều này gửi đi thông điệp rằng đây là bậc cha mẹ biết quan tâm và hiểu biết đang tìm kiếm giải pháp an toàn và hài lòng nhất cho việc sinh nở.
Cá nhân hóa bản kế hoạch: Kế hoạch sinh con có thể dài hay ngắn nhưng chúng đòi hỏi tất cả những gì mẹ dự định thực hiện trong lúc chuyển dạ. Mẹ có thể tìm thấy các bản kế hoạch sinh con mẫu trên mạng nhưng kế hoạch của mẹ cần được cá nhân hóa. Trong bản kế hoạch, mẹ nên đảm bảo đã đề cập đến việc sinh nở sẽ diễn ra như thế nào.
Đề cập đến người thân: Nếu mẹ chọn phòng sinh gia đình, mẹ nên viết tên người thân mà mẹ muốn ở cùng trong lúc lâm bồn. Tốt hơn nên là chồng, mẹ ruột, một người bạn hoặc họ hàng. Nhớ nói rõ với người thân trước để chuẩn bị khi gần tới ngày dự sinh, đề phòng cả trường hợp chuyển dạ lúc nửa đêm.
Nêu rõ cách đối phó với cơn đau: Mẹ có lẽ sẽ không được giảm đau cho đến khi đường sinh mở rộng ra. Tuy nhiên, việc nói trước về cách giảm đau sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng thực hiện hơn khi mẹ chuyển dạ. Mẹ cũng nên tìm hiểu trước khi viết vào bản kế hoạch xem thử bệnh viện mà mẹ sẽ sinh có cung cấp những dịch vụ này hay không.
Về việc chăm sóc trẻ sơ sinh: Mẹ có muốn cho con bú sau khi sinh? Hay muốn để bé tìm núm vú? Hoặc muốn ông xã kẹp dây rốn? Mẹ có muốn trích máu cuống rốn cho bé? Mẹ có muốn cho bé cắt bao qui đầu nếu đó là con trai? Những điều này có vẻ dài dòng nhưng nên nhớ mẹ sẽ không có được giây phút này trở lại lần nữa trong cuộc đời.
Không phải ở quốc gia và tỉnh thành nào, các bác sĩ cũng chấp nhận một bản kế hoạch sinh nở. Nhưng không nên để việc đó ngăn cản mẹ viết một bản kế hoạch. Cần thảo luận cởi mở với bác sĩ sản khoa về kế hoạch sinh con của mẹ. Để chắc chắn bác sĩ hiểu được, luôn mang kế hoạch sinh con trong mỗi lần đến khám thai. Thảo luận về các điều bổ sung và lựa chọn mới của mẹ. Kẹp kế hoạch và hồ sơ y tế để nó là một phần của tất cả các tài liệu quan trọng và nhân viên bệnh viện cùng bác sĩ của mẹ được biết trước.
Theo: vnanmum.com‏

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

14 điều các mẹ thường lo lắng khi mang thai (Phần 1)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
1. Lo lắng: Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh.
Sự thật: Bạn có lo lắng khi phải thực hiện các xét nghiệm thai kỳ và sau đó hy vọng kết quả cho thấy bé vẫn đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé. Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và nhớ uống bổ sung đầy đủ vitamin trong quá trình mang thai hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.

Tham khảo thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu

Hình ảnh

2. Lo lắng: Tôi quá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng đến bé.
Sự thật: Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng việc căng thẳng nhất thời sẽ có ảnh hưởng rất ít đến bé trong bụng vì cơ thể bạn đã quen với việc đó theo thời gian. Tuy nhiên, căng thẳng dữ dội như mất việc làm hoặc gia đình có tang có thể gây ra những rủi ro cho bé như sinh non. Các bác sĩ đều đồng ý rằng tất cả đều tùy thuộc vào cách bạn giải quyết tình huống. Chốt lại: nếu bạn biết bạn sắp bị căng thẳng cực độ, cần cố gắng giảm nhẹ mức độ và tìm cách lấy lại bình tĩnh vào cuối ngày. Bạn có thể trút bầu tâm sự vào những trang nhật ký hoặc đi ngủ sớm.
3. Lo lắng: Tôi sẽ bị sảy thai.
Thực tế: Rất ít khi xảy ra. Hầu hết thai phụ đều sinh ra em bé khỏe mạnh. Nên nhớ rằng hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và sẽ không biết nếu như không bị sảy thai. Sau khi các bác sĩ có thể nghe được nhịp tim của thai nhi, thường khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và cắt giảm lượng caffein hằng ngày còn khoảng 200 miligram hoặc ít hơn, tương đương với một tách cafe mỗi ngày.
4. Lo lắng: Tôi ăn hoặc uống những thức ăn không phù hợp làm ảnh hưởng đến bé.
Sự thật: Phụ nữ mang thai ngày nay chịu nhiều áp lực vì muốn mọi thứ đều thật hoàn hảo để chào đón con yêu. Ngoài những điều cơ bản như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vitamin, thai phụ ngày nay còn lo lắng về những câu hỏi như “Mình có nên làm thế không? Vậy có an toàn không?”. Nhưng nếu bạn băn khoăn về tất cả mọi thứ sẽ chỉ khiến bạn phát điên và điều đó là không cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ rõ những điều bạn không nên làm khi bạn đi khám thai lần đầu và bạn có thể hỏi bác sĩ về những gì bạn còn băn khoăn lúc đó.
Nên nhớ rằng, không ai có thể tuân thủ hết mọi luật lệ và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả những rủi ro liên quan đến những thứ như ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nhuộm tóc trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hai trong số những điều bác sĩ đề nghị thai phụ cần tránh, cũng chỉ có khả năng ảnh hưởng rất nhỏ đến bạn và bé. Do đó, không nên bực mình nếu bạn lỡ gọi một phần burger rồi nhớ ra mình không nên ăn đồ nguội hoặc đang nhâm nhi một ly nước ép nhưng sau đó lại nhận ra rằng nước uống này chưa được tiệt trùng.
5. Lo lắng: Tôi bị nghén rất nhiều! Con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng.
Sự thật: Bạn có biết rằng các bé có khả năng ký sinh rất giỏi? Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ các loại thực phẩm bạn cho bé ăn, vì thế nếu bạn chỉ ăn bánh và uống nước trái cây trong bữa ăn, điều đó cũng không có gì khiến bạn quá lo lắng. Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội hoặc cảm thấy tệ đến mức muốn gọi bác sĩ ngay lập tức, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.
Nguồn: Việt Nam Anmum

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Siêu âm thai bao nhiêu lần là tốt nhất?

Với siêu âm thai, các chị em bầu đã có thể nhìn thấy con từ khi mới tượng hình cho tới lúc sắp đón ánh mặt trời đầu tiên. Có lẽ vì thế mà không ít mẹ bầu rất thích siêu âm thai. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng siêu âm thai nhiều như thế sẽ không tốt cho con.
Siêu âm thai bao nhiêu lần là tốt nhất?
Trong hơn 9 tháng mang thai, hầu hết thai phụ sẽ được đề nghị siêu âm thai tối thiểu ba lần vào các thời điểm sau:
Từ tuần 11 – tuần 13: Xác định tuổi thai, tính ngày dự sinh, nghe tim thai, xác định thai đơn hay đa thai, tầm soát hội chứng Down thông qua các dấu hiệu của đột biến nhiễm sắc thể, kiểm tra các dị tật bẩm sinh, thoát vị cơ hoành.

Có thể bạn quan tâm mang thai 3 tháng đầu:
Sua danh cho ba bau
Thuc an tot cho ba bau giai nhiet

Hình ảnh

Từ tuần 21 – tuần 24: Kiểm tra tốc độ phát triển của các bộ phận như tay chân, cột sống, hộp sọ, tim, dạ dày, phổi… Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra các bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng nội tạng.
Từ tuần 30 – tuần 32: Rà soát các bất thường thai nhi với độ chính xác cao hơn, kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn, nhau thai,…để nhận định về tình trạng sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng siêu âm thai đúng 3 lần. Tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi mà các bác sĩ sẽ chỉ định số lần siêu âm thai phù hợp.
Siêu âm thai có thực sự an toàn?
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Một số nghiên cứu trên thế giới đang chỉ ra nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi của việc siêu âm thai nhiều lần. Ngược lại, nhiều nhà khoa học và bác sĩ cam đoan rằng cường độ sóng âm là quá thấp để có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc người mẹ.
Tỷ lệ dị tật thai nhi đang tăng lên trong những năm gần đây khiến chúng ta không thể không đặt nghi vấn tới tất cả những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như môi trường, di truyền và cả chế độ chăm sóc tiền sản, trong đó bao gồm việc siêu âm thai. Siêu âm thai thường xuyên không nhằm mục đích chẩn đoán bệnh có khả năng tác động đến chức năng sinh học của các bộ phận trong cơ thể.
Như vậy, trong quá trình mang thai, nếu bạn được bác sĩ chỉ định siêu âm thai nhiều lần do những nghi vấn về sức khỏe, bạn nên yên tâm làm theo. Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn được nhìn thấy con, bạn nên cân nhắc tới nguy cơ ảnh hưởng xấu tới bé, dù là rất thấp.
Theo: Anmum VN