Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Cách chọn sữa bột tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ Quyết định sử dụng loại sữa công thức nào phù hợp bạn cần dựa trên những tiêu chí sau: sức khỏe của trẻ, tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, giá cả. Sau đây Blog Nuôi Dạy Con - Quà Tặng Mẹ Và Bé chia sẻ một số kiến thức cơ bản giúp bạn chọn sữa cho trẻ. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn chọn cho bé yêu loại sữa phù hợp nhất, để chăm sóc bé được tốt nhất.

I. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

1. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: ví dụ như Frisolac Premature, Enfalac Premature, Dumex Premature… nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ. – Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non. – Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml) Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất như Enfamil Human Milk Fortifier, Similac Natural Care Human Milk Fortifier, Similac Human Milk Fortifier…

2. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: ví dụ như Similac, Enfalac, SMA, Dielac1, cô gái Hà Lan step1, Lactogen1, Dumex 1, Guigoz 1, NAN 1 … – Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi. – Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.

3. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: ví dụ như Enfapro, Gain, cô gái Hà Lan step 2, Dielac 2… Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.

Cách chọn sữa bột tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

II. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Ví dụ như cô gái Hà Lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+…… Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.

III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt

1. Nhóm không có đường lactose: Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: – Gốc động vật: ví dụ như Dumex lacto-free, Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free.. – Gốc thực vật: ví dụ như Prosobee, Nursoy, Isomil….

2. Sữa thủy phân: Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì cũng tiêu chảy, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét. Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.

3. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).

4. Nhóm sữa không chất béo: Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.

Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau: – Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.

– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.

– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.

– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.

– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.

Không nên:

– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.

– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.

– Dùng nước rau để pha sữa.

Chúc Mẹ và Bé luôn khỏe mạnh!


Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Điều trị biếng ăn bằng thuốc ở trẻ và những điều cần biết


Nuôi con đã cực khổ, khi con mắc bệnh gì lại cực hơn. Khi trẻ mắc chứng biếng ăn, cả nhà chạy đôn chạy đáo để chữa trị. Việc dùng thuốc để điều trị trẻ biếng ăn có điều gì cần lưu ý?

Quá mệt mỏi vì con biếng ăn, được đồng nghiệp mách nước một loại thảo dược giúp trẻ ăn ngon, ngủ khỏe, chị Minh liền mua về cho bé Mai dùng thử. Nhờ có thảo dược hỗ trợ, 3 tháng nay, bé ăn uống rất ngon miệng, đi tiêu cũng đều đặn, da dẻ hồng hào hơn. Tuy nhiên hễ chị Minh dừng cho con uống thuốc là bé lại biếng ăn như cũ.

Tin liên quan:

Có thể bạn quan tâm đến bé biếng ăn chậm tăng cân

Những bài viết liên quan về trẻ biếng ăn phải làm sao

Những thông tin về giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn

Những kiến thức về trẻ 1 tuổi biếng ăn



Tại một phòng khám dinh dưỡng ở TP HCM, chị Trà kéo con gái lại chỉ những biểu hiện bụng to, mặt hơi sưng phù, tay chân gầy gò, ốm yếu. Trước đây, cứ mỗi bữa ăn là bé ngậm thức ăn không chịu nuốt, 2 tháng liền không tăng cân. Chị nghe lời giới thiệu của người quen, mua thuốc chán ăn về cho bé dùng. Ban đầu, bé ăn ngủ tốt hơn, sau một thời gian thì bắt đầu có biểu hiện như trên.

Bác sĩ cho biết loại thuốc bổ mà bé gái nhà chị Trà đang uống có trộn lẫn thuốc ngủ và một số loại chất gây thèm ăn, vì thế gây rối loạn hệ tiêu hóa của bé và sẽ có nhiều tác hại nếu tiếp tục dùng lâu dài. Khi dùng những loại thuốc này, bé dễ dàng tăng cân một phần còn là do tính chất tích nước, giữ nước trong thuốc.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người lớn không nên tự ý mua các loại thuốc, thảo dược khi trẻ biếng ăn. Cơ thể trẻ, đặc biệt là các cơ quan thải loại còn rất non nớt, mong manh. Việc dùng các loại thuốc bổ, thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn rất dễ dẫn đến những rối loạn, tổn thương cho một số bộ phận trong cơ thể bé.

Bổ sung thảo dược có thể tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể trẻ. Nếu dùng lâu dài, hệ thống tiêu hóa dễ bị trì trệ. Một khi lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động nhiều, bộ phận sản xuất các men tiêu hóa của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn, phụ thuộc vào sự hỗ trợ tiêu hóa từ bên ngoài.

"Sử dụng thảo dược không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng bé dị ứng với các thành phần có trong thảo dược, hoặc một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ, như chậm lớn, bé bị phù, loãng xương," bác sĩ Diệp cho biết.

Trên thực tế, trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân: Bệnh tật, mọc răng, thay đổi thời tiết, chế độ và khẩu phần ăn uống không hợp lý, yếu tố tâm lý, bị dọa nạt, không được quan tâm… Do đó, người lớn không nên vội vàng cho trẻ uống các loại thảo dược, thuốc bổ, các loại men tiêu hóa, thuốc kích thích... mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ để có hướng khắc phục hợp lý. Trong trường hợp phải cần phải dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhất định phải có chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

5 việc cần chuẩn bị trước khi sinh con đầu lòng

Không có gì quý giá hơn thời gian bạn dành cho đứa con đầu lòng, nhưng bạn có thể khiến những khoảnh khắc đặc biệt này trở nên tuyệt vời hơn nữa bằng cách sinh hoạt có tổ chức và chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Dưới đây là 5 bí quyết chuẩn bị trước khi sinh để giúp nhà cửa, sức khỏe và tinh thần của bạn sẵn sàng chào đón thành viên mới.

5 việc cần chuẩn bị trước khi sinh con đầu lòng


Hãy đọc, lên danh sách và quan trọng nhất là giữ bình tĩnh! Đúng vậy, việc sinh con nghe có vẻ thật thách thức nhưng cũng rất thú vị. Sau chín tháng đằng đẵng, cuối cùng bạn cũng sẽ có thể ôm phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mình vào lòng. Còn gì có thể tuyệt hơn?

1. Gói ghém những gì cần mang đến bệnh viện vào một cái túi
Danh sách những món đồ cần chuẩn bị không thể không có các giấy tờ y tế, kẹo để bổ sung một chút năng lượng, cùng với điện thoại di động và bộ sạc. Hãy coi như bạn đang chuẩn bị cho kì nghỉ cuối tuần. Nhớ sắp xếp sẵn các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ ngủ, áo ngực cho bú và miếng lót thấm sữa. 

2. Thiết lập không gian nhà bạn
Bạn đã mua cũi hoặc nôi cho bé hay chưa? Và bạn đã chuẩn bị không gian cho bé ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ như thế nào?

Việc loại bỏ các yếu tố nguy hiểm cho bé cũng rất quan trọng. Mặc dù điều này chỉ thật sự cần thiết khi bé bắt đầu tập bò, nghĩa là khi bé được khoảng sáu tháng tuổi, nhưng bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gắn các song chắn cửa sổ, bịt các ổ điện và khóa tất cả các tủ có chứa vật sắc nhọn hay nguy hiểm ngay từ bây giờ.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bạn đã tìm được ai để giúp đỡ bạn tại nhà trong một hai tuần đầu sau khi sinh hoặc cho đến khi bạn không cần hỗ trợ nữa hay chưa?

Nếu bạn muốn thuê người giữ trẻ, nên bắt đầu từ một tháng trước khi có nhu cầu. Bằng cách này, bạn có thể cùng chăm sóc bé với người giữ trẻ trong tháng cuối cùng của thời gian nghỉ thai sản. Điều này sẽ cho phép mẹ có thêm thời gian rảnh cũng như đảm bảo rằng mình đã tìm được bảo mẫu phù hợp.

4. Luôn rõ ràng và ngăn nắp
Thói quen rõ ràng và ngăn nắp sẽ giúp cho cuộc sống thường nhật thoải mái hơn. Ngoài việc chuẩn bị không gian ngủ nghỉ, ăn uống và tắm rửa, bạn cũng cần ghi lại thông tin chi tiết về việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh… của bé để tiện cho việc theo dõi sức khỏe.

Có một đứa con chẳng khác nào một quả bom bị kích nổ. Trung tâm vụ nổ là cuộc sống của bạn. Một đứa bé xuất hiện chắc chắn sẽ kéo theo sự rối loạn, vì vậy bạn càng rõ ràng và ngăn nắp thì cuộc sống của bạn càng thoải mái.

5. Luôn linh động
Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn làm tốt công tác chuẩn bị, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều phiền toái nhưng chắc chắn vẫn sẽ có đủ loại rắc rối xuất hiện.

Hãy biết rằng khi bạn đưa bé về nhà thì nhiều biến số ngoài tầm kiểm soát của bạn cũng xuất hiện. Lý do khiến nhiều người thấy khó khăn sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Tóm lại, hãy bỏ qua những kỳ vọng của bạn về cuộc sống gia đình mới, về thói quen ngủ nghỉ bú mớm của bé… và ra sức tận hưởng cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ mất đi một khoảng thời gian tuyệt diệu.



Nguồn tin: BlogNuoiDayCon.blogspot.com

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Hướng dẫn nấu cháo từ trái cây cho bé yêu

Cháo dinh dưỡng là món ăn cần thiết cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Mẹ cũng có thể thử món cháo từ trái cây cho bé yêu thưởng thức.

Cháo chuối, táo, quýt và bưởi



Nguyên liệu:

Gạo để nấu cháo

1 quả chuối tiêu chín

1ột múi bưởi

Vài múi quýt

1/2 quả táo tây

Đường phèn.

Cách làm:

- Hoa quả thái miếng hạt lựu. Trừ bưởi, quýt thì tách từng tép nhỏ.

- Gạo ninh thành cháo.

- Cho đường vào.

- Cho hoa quả, trừ quýt vào nồi cháo. Đun sôi.

- Bắc ra thì cho quýt lên trên.

Tin liên quan:

Tre bieng an

Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao

Bé biếng ăn phải làm sao

Cháo quả lê, thịt bò

Nguyên liệu:

Thịt bò

Quả lê

Hành; rau mùi

Gạo

Chút gừng, tỏi và hạt nêm.

Cách làm:

- Quả lê gọt vỏ, băm nhuyễn.

- Thịt bò ướp với chút hạt nêm, tỏi, gừng cho thơm.

- Cho chút dầu ăn, cho thịt bò vào đảo cho chín và thơm.

- Hành là phi thơm, cho lê vào xào.

- Cháo ninh nhừ thì cho thịt bò, lê vào. Chờ sôi lại.

- Cuối cùng cho hành lá và rau mùi băm nhỏ lên trên, đảo đều cho thơm là bắc xuống.

Cháo hoa quả hỗn hợp

Nguyên liệu:

Gạo

Một số hoa quả như xoài

Dưa hấu, dưa vàng

Một ít đường phèn.

Cách làm:

- Vo và ngâm gạo khoảng 30 phút cho hạt gạo mềm, nở.

- Cho gạo vào nồi, ninh nhừ. Múc cháo ra bát, để nguội bớt.

- Hoa quả xắt hoặc băm nhỏ. Cho vào bát cháo, thêm ít đường phèn tạo độ ngọt, đảo đều và cho bé ăn.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Mẹ có biết con đã lớn chừng nào trong bụng mẹ không?

trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, là chừng ấy thời gian con biết mẹ ngày đêm tò mò thắc mắc không biết con đã lớn bằng chừng nào rồi. Đây, để con kể cho mẹ nghe con đã lớn thế nào trong bụng mẹ nha!

Mẹ có biết con đã lớn chừng nào trong bụng mẹ không?


Ngày thứ 6 của thai kỳ: Các phôi được cấy vào tử cung ở giai đoạn này, con đang được thành hình trong bụng mẹ rồi ạ. Chào ba chào mẹ ạ!

Tuần thứ 3 của thai kỳ: Nhịp tim của con bắt đầu hình thành ở mức ban sơ: đó là sự hình thành của dòng máu. Mặc dù cha mẹ sinh ra con nhưng không hẳn con sẽ cùng nhóm máu với cha mẹ. Thường thì cha mẹ cùng nhóm máu sẽ sinh con đồng nhóm máu, nhưng cha mẹ khác nhóm máu thì có thể con sẽ không cùng nhóm máu với cha/mẹ đâu ạ. Đây cũng là thời gian con hình thành cột sống và ống thần kinh trung ương. Các cơ quan khác như gan, thận và ruột cũng đang hình thành. Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung acid folic từ rất sớm để hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho con đấy!

Tuần thứ 4 của thai kỳ: Mẹ biết không, con đã lớn gấp 10.000 lần kích thước của trứng khi được thụ tinh. Nói thế thôi, chứ con vẫn bé như hạt đậu. Từ lúc này, con bắt đầu phát triển và dễ bị tổn thương bởi các tác động vào sự can thiệp nên mẹ chú ý bảo vệ con thật an toàn nhé!

Tuần thứ 5 của thai kỳ: Tay và chân con bắt đầu phát triển. Lúc này mẹ nên bổ sung canxi để cung cấp thêm cho con phát triển xương và cũng để mẹ đỡ bị nhức mỏi người.

Tuần thứ 6 của thai kỳ: Sóng não của con có thể được phát hiện. Môi, miệng và móng tay con cũng phát triển rồi. Lúc này con bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai; nếu nhìn thấy con lúc này mẹ sẽ thấy con giống như… con nòng nọc với chiếc đầu to và thân hình cong, có đuôi… Mẹ đã có thể lắng nghe nhịp tim của con (khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn). Nhịp tim là cách con báo với mẹ rằng con đang phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Tuần thứ 7 của thai kỳ: Lúc này con đã rất hiếu động rồi, dù mẹ không cảm nhận được nhưng ở trong túi ối, con đang tích cực bơi lội và đá, búng. Mí mắt, ngón chân và mũi của con có thể được nhìn thấy chứ không phải những đốm sẫm như ở tuần thứ 6 nữa.

Tuần thứ 8 của thai kỳ: Mẹ biết không, lúc này con dài khoảng 1,5 cm rồi đấy, con đã có mí mắt, mũi và đôi tai đàng hoàng rồi nha. Các xương sụn của con bắt đầu được thay thế, con sẽ cứng cáp hơn và cao lớn hơn. Mẹ thấy không, đôi tay và bàn chân con cũng đang được hình thành, các ngón tay và chân phát triển dài và dễ thấy rõ hơn. Đặc biệt, con có thể nghe thấy những thanh âm ồn ào ngoài bụng mẹ rồi đấy, mẹ có thể cho con nghe nhạc rồi. À, mẹ đừng quên uống canxi hàng ngày để tay chân con cứng cáp, chân dài như siêu mẫu nha!

Tuần thứ 9-10 của thai kỳ: Mẹ ạ, con đang tích cực phát triển. Mặc dù mãi 6 tháng sau sinh con mới mọc răng nhưng từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ là mầm răng con đã có rồi nhé, tức là hàm đã hình thành. Các móng tay và đốt ngón tay con cũng rõ ràng hơn. Con có thể quay đầu và con có thể cau mày rồi đấy!

Tuần thứ 10-11 của thai kỳ: Ồ, lúc này thì con có thể hít thở từ nước ối; con cũng biết đi tiểu rồi mẹ ạ. Ở tuần thứ 11, con đã có thể nắm bàn tay lại và như thể muốn cầm nắm thứ gì đó. Các bộ phận trên cơ thể con bắt đầu hoạt động đúng chức năng. Cấu trúc xương và hệ thần kinh của con cũng đã ổn định.

Tuần thứ 12-14 của thai kỳ: Con đã dài khoảng 5 cm rồi mẹ ạ, và con bắt đầu cử động nhiều hơn. Con đã biết mút tay rồi đấy, và nếu như mẹ làm con đau, con có thể cảm nhận được, con đã biết đau rồi mẹ ạ, nên mẹ đừng bao giờ có ý định bỏ con nha. Dây thần kinh, cột sống và đồi thị của con cũng được thành lập. Lúc này, con đã biết con là con trai hay con gái rồi, vì cơ quan sinh sản bắt đầu trở nên rõ hơn, nhưng mẹ thì chưa nhìn thấy được đâu!

Tuần thứ 15 của thai kỳ: Vị giác của con phát triển như người lớn rồi ạ, và con bắt đầu cảm nhận được món nào ngon, món nào dở. Mẹ cố gắng ăn ngon miệng vào nhé, để con cũng cảm thấy ngon miệng như mẹ.

Tuần thứ 16 của thai kỳ: Lúc này con dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram rồi ạ. Lúc này, khi mẹ dùng tay sờ vào vùng bụng dưới mẹ sẽ thấy con ở ngay bên dưới rốn khoảng 4,5 cm. Mắt con đã có thể chớp, các ngón tay và ngón chân của con cũng đã có vân tay rồi mẹ ạ. Tim con cũng làm việc hăng say, mỗi ngày bơm khoảng 24 lít máu rồi đấy.

Tuần thứ 17-20 của thai kỳ: Mẹ ơi, con đã có những giấc mơ khi ngủ, con có thể nhận ra giọng nói của mẹ nên thỉnh thoảng mẹ thấy con đang yên đang lành lại đạp mạnh vào bụng mẹ một cái. Đó là do con phấn khích quá thôi, hoặc con nằm mơ thấy mẹ chẳng hạn. Lúc này con đã lớn và biết cảm nhận, mẹ mà bỏ con lúc này con sẽ vô cùng đau đớn và khổ sở. Mẹ cũng sẽ gặp nhiều rủi ro khi bỏ con đấy mẹ ạ. Đừng bỏ con nhé, con yêu mẹ nhiều lắm…

Thai 5-6 tháng: Mẹ ơi, phổi của con phát triển rồi này và con có thể thở qua chất dịch ối. Con ở trong đây cũng vui hơn vì con có thể nắm dây rốn, đá vào bụng mẹ. Tuyến mồ hôi cũng phát triển và có thể cả con và mẹ sẽ nóng nực hơn ở thời điểm này.

Thai 7-9 tháng: Ồ, thật tuyệt vời, con có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và ngửi được mùi, tức là các giác quan của con phát triển vượt trội rồi mẹ ạ. Trái tim của con rất khỏe mạnh: nó có thể bơm 300 lít máu mỗi ngày. Da dẻ con cũng hồng hào và căng hơn do chất béo được lưu trữ dưới da. Tất cả là nhờ mẹ đã chăm sóc con đấy! Một tuần trước khi sự ra đời, con sẽ không tăng trưởng nữa để có thể tự mình chui ra khỏi bụng mẹ. Con cũng quay đầu xuống dưới và vị trí đỉnh đầu nằm yên ở khoang chậu của mẹ. Bụng mẹ lúc này chật chội lắm mẹ ạ, và con thì sẵn sàng ra chào mẹ rồi đây!


Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

9 lời khuyên cho con bú đúng cách

1. Bắt đầu cho con bú từ 30 phút – một giờ sau sinh

9 lời khuyên cho con bú đúng cách


Nếu như bạn sinh em bé thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Nếu bạn sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng sau sáu giờ vì bạn phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ thì thời gian ngắn hơn.

Đa số các mẹ thường chờ “sữa xuống” tức là 1-2 ngày sau sinh mới cho bú. Đây là quan niệm sai lầm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ bởi bú muộn, trẻ không nhận được sữa non. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da. Ngược lại, cho trẻ bú muộn, sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút vú mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin ở não mẹ. Đó là chất làm cho sữa trong vú chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh.

Ngoài ra, bạn nên tích cực ăn uống hằng ngày và sữa của bạn sẽ về trong một vài ngày tới.

2. Bế con bạn ở vị trí thích hợp khi cho bú

Bạn nên chú ý để đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng, bụng bé áp sát với bụng mẹ. Mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú. Sau đó, đỡ đầu, thân và mông bé.

Nếu như bạn nhận thấy có những dấu hiệu sau thì chứng tỏ bé đã bắt đầu ngậm bắt vú tốt và bạn đã bế con bú ở vị trí đúng cách:

Miệng bé mở rộng
Cằm bé chạm vào vú mẹ
Môi dưới đưa ra ngoài.
Bé ngậm cả quầng vú, quầng vú còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới.
Má bé phồng ra

Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và bạn có thể nghe tiếng nuốt “ực” của bé.

Khi cho bé bú ở vị trí thích hợp, trẻ vừa cảm thấy thoải mái khi bú lại vừa giúp giảm thiểu đau nhức núm vú cho mẹ.

3. Cho con bú theo giờ

Sai khi sinh, bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt. Tuy lượng sữa lúc đó chỉ rất ít nhưng việc cho con bú lúc đó sẽ giúp vú của bạn được kích thích để sản xuất hiều sữa hơn.
Trong vài tuần đầu tiên sau sinh, bạn có thể cho con bú từ 8-12 lần/ngày. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, tùy theo cách nhận biết của bạn với thói quen đòi ăn của trẻ mà bạn có thể cho em bú nhiều hơn hay ít lần hơn trong ngày.

4. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không cần ăn bổ sung bất cứ thứ gì khác

Ngoài sữa mẹ, những tháng đầu sau sinh, bạn không nên cho trẻ ăn bất cứ loại thức ăn bổ sung khác như sữa bột, nước đường, nước cam thảo… Các thức uống này dễ nhiễm khuẩn, khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy. Nước cam thảo làm xuất tiết nhiều đàm nhớt nên dễ làm trẻ nghẹt thở.

Khi ăn thức ăn bổ sung khác ngoài sữa mẹ, trẻ dễ hình thành khả năng không dung nạp chất protein trong sữa mẹ nên dễ bị dị ứng, chàm. Trẻ sẽ mất cảm giác thích thú sữa mẹ vì không còn cảm thấy đói. Điều này sẽ khiến bạn dần dà không tiết ra sữa và dẫn đến mất sữa.

5. Nói không với núm vú nhân tạo

Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với trẻ trong thời kỳ sơ sinh. Nếu muốn cho trẻ làm quen với núm vú nhân tạo, bạn nên chờ đợi ít nhất sau ngày đầy tháng của trẻ.
Núm vú nhân tạo đòi hỏi phải có những hạnh động hút, bú khác với khi trẻ bú mẹ tự nhiên. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm bắt vú mẹ sau này. Trẻ không mút vú tốt sẽ làm mẹ bị căng tức vú, gây cho mẹ gặp nhiều khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ và dễ dẫn đến việc ngừng cho con bú sớm.

6. Thời gian bú trung bình từ 10-20phút

Nếu bé bú chậm thì cũng chỉ ngừng cho bú khi bé muốn ngừng, không ngừng sớm vì bé sẽ không nhận đủ sữa. Mẹ nên thường xuyên cho bú và nên cho bú đêm, nếu bé đòi, vì sữa xuống nhiều và nhanh hơn.

Bạn cũng nên cho trẻ bú hết vú này rồi hãy cho bú sang vú kia. Không nên cho bú một nửa vú này rồi một nửa vú kia vì như vậy bé sẽ không nhận được sữa cuối. Sữa cuối giàu chất béo giúp trẻ mau lớn. Ngoài ra, lượng sữa còn tồn đọng trong vú sẽ ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Nếu bé bú không hết bầu sữa thì mẹ phải vắt hết sữa để tiếp tục tạo sữa.

7. Chăm sóc núm vú của bạn khỏe mạnh, sạch sẽ

Trước và sau khi cho bé bú, bạn có thể dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú. Mỗi khi cho trẻ bú xong, bạn hãy nhớ rửa sạch ngay sau đó hoặc sau mỗi lần tắm. Sau đó lau núm vú cho thật khô. Tuyệt đối, không nên bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.

Hãy nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu bạn thấy vùng này da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao xung quanh vùng quầng vú và núm vú.

Bạn hãy để cho núm vú của mình được tiếp xúc nhiều với không khí. Việc dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp sẽ gây thoát khí kém. Tốt nhất là bạn hãy chọn cho mình một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu. Một cái áo lót quá chật có thể làm tắc các ống dẫn sữa.

8. Đi khám bác sĩ để theo dõi

Bác sĩ hoặc bà đỡ của bạn sẽ là những người nhìn thấy em bé của bạn trong tuần đầu tiên sau sinh. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cơ hội để có thể hỏi và nhận được câu trả lời mà bạn có thể cần trong việc chăm sóc em bé. Hãy gọi cho họ trong thời gian đó, nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hoặc câu hỏi nào về việc cho con bú.

9. Chú ý đến những dấu hiệu trẻ đã bú đủ sữa?

Bạn đã cho trẻ bú từ 10-20 phút sau mỗi hai giờ đồng hồ.
Trẻ có vẻ buồn ngủ sau một thời gian cho bú
Trẻ tè dầm ít nhất sáu chiếc tã/ngày
Trẻ phải tăng cân. Hầu hết trẻ sẽ sút một vài lạng trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh nhưng sau đó trẻ sẽ bắt đầu tăng cân trở lại.


Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Những thông tin sau cho biết về sự phát triển của bé yêu và những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem sự phát triển thể chất, trí tuệ của bé yêu từ 1 tuổi đến 3 tuổi như thế nào nhé.

Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về những bước tiến của bé, có thể các mẹ sẽ phải thốt lên kinh ngạc.

Bé 12 tháng tuổi: Ghi nhận mọi thứ

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện


Sự bùng nổ về từ vựng. Trẻ em hiểu được ngôn ngữ trước cả khi biết nói khá lâu. Khoảng 1 tuổi, con bạn có thể hiểu được khoảng 70 từ nhưng nói vẫn là việc quá khó khăn với bé. Khi được 18 tháng tuổi, vốn từ vựng của các bé ở tuổi chập chững thường phát triển đến mức đáng kinh ngạc, thậm chí là phát triển theo từng giờ. Khi được 6 tuổi, bé đã có thể hiểu được khoảng 13.000 từ (so với khoảng 60.000 từ của người lớn), mặc dù bé không thể vận dụng hết tất cả vốn từ của mình.

Tay trái và tay mặt của bé

Hầu hết các bé 1 tuổi đều thuận cả hai tay, hoặc sử dụng cả hai tay ngang bằng nhau. Khi được 2 hoặc 3 tuổi, các bé sẽ thể hiện rõ mình thuận tay phải hay tay trái – có đến 90% trẻ em thuận tay phải. Tại sao có nhiều trẻ em thuận tay phải đến như vậy? “Không ai có thể biết chắc về điều này. Gien di truyền đóng một vai trò quan trọng (cha mẹ thuận tay trái thì nhiều khả năng con cái cũng thuận tay trái), bên cạnh đó là tiêu chuẩn của xã hội, ở một số nơi, việc thuận tay trái không được chấp nhận ngay từ các trường học phổ thông.

Ngoài ra, có một giả thuyết giải thích vì sao con bạn có xu hướng sử dụng tay phải nhiều hơn từ rất sớm, đó là trong tuần cuối của thai kỳ, khoảng 75% số bào thai có xu hướng xếp cánh tay phải bên ngoài nên có thể di chuyển tự do hơn. Một lý giải khác cho rằng vì các em bé thường hay quay đầu về phía bên phải hơn là bên trái (nhưng có vẻ lời giải thích này không rõ ràng). Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng điều này đơn thuần chỉ là một hành vi được học hỏi – phụ huynh thường đưa các đồ vật cho con mình bằng tay phải, và các bé sẽ học theo điều đó.

Bé 1 tuổi: Những bước tiến của bộ não đáng kinh ngạc

Mặc dù chức năng cơ bản của bộ não của trẻ nhỏ đã hình thành từ lúc mới sinh, nhưng vỏ não của các bé – một phần của bộ não có chức năng tư duy, lưu giữ ký ức và điều khiển hoạt động của các cơ – chỉ kích hoạt khi các bé thực sự trải nghiệm thế giới bên ngoài.

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Khoảng từ 1 đến 2 tuổi, cứ mỗi giây vỏ não của bé sẽ có thêm hơn 2 triệu khớp thần kinh mới – đây chính là những mối nối giữa các tế bào não. Lên hai tuổi, con bạn sẽ có hơn 100 tỉ khớp thần kinh – cao nhất trong suốt cuộc đời một con người, đó chính là lý do giải thích vì sao trong giai đoạn này các bé có một năng lực học hỏi đáng kinh ngạc.

Giai đoạn đỉnh cao của năng lực tiếp thu kiến thức có thể kéo dài đến khi bé được 8 tuổi, nhưng thực ra các bé vẫn không hề sử dụng hết toàn bộ các khớp thần kinh của minh. Khi con bạn thực sự trưởng thành, có đến hơn 50% số lượng khớp thần kinh sẽ mất đi.

Sự phát triển về thể chất của bé 1 tuổi đến 3 tuổi

Sau rất nhiều những sự phát triển về thể chất của bé như biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đi… các mẹ lại tiếp tục chờ đón những cột mốc phát triển khác.

Ném và đá bóng (12 tháng tuổi)

Chẳng bao lâu sau khi đón sinh nhật đầu tiên của mình, con bạn sẽ tỏ ra rất thích chơi với bóng – đầu tiên là ném bóng, đến khoảng 2 tuổi thì đá bóng, và khi khoảng 3-4 tuổi bé sẽ có thể chụp, bắt lấy bóng. Để giúp con rèn luyện những kỹ năng này:

Ném bóng: đầu tiên bạn hãy lăn một quả bóng nhỏ, mềm giữa bạn và con. Sau một thời gian, bạn có thể tăng khoảng cách giữa hai mẹ con lên, và chẳng bao lâu con sẽ muốn ném bóng cho mà xem.

Đá bóng: tương tự như trên, có điều bạn hãy chỉ cho con cách dùng chân thay vì tay để lăn quả bóng.

Bắt bóng: hãy hướng dẫn con lăn bóng lên một đoạn dốc ngắn rồi bắt lại khi nó lăn xuống.

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Bé yêu biết ngồi xổm (12 đến 18 tháng)

Cho đến giờ, con vẫn phải cúi hẳn người xuống mỗi khi muốn nhặt món đồ nào đó dưới đất. Từ cúi người đến biết ngồi xổm là cả một bước tiến lớn, để giúp con đạt được kỹ năng này:

Khi con chuẩn bị cúi xuống nhặt đồ, bạn hãy chỉ cho bé cách khuỵu đầu gối để ngồi xổm.
Để con luyện tập. Rải vài món đồ chơi nhỏ trên nền nhà và chơi trò “tìm kho báu” để con phải di chuyển từ món đồ này sang món đồ kia và nhặt chúng lên – thật là một trò quá hay để con dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong!

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện
Kéo và đẩy (12 đến 18 tháng tuổi)

Một khi đã có thể bước đi tự tin, con sẽ tiếp tục tìm thấy niềm vui qua trò kéo và đẩy các món đồ chơi. Khả năng phối hợp của con cũng nhờ đó mà phát triển, vì trong lúc kéo đồ chơi về phía trước, thỉnh thoảng con sẽ phải ngoái nhìn phía sau.

Vậy bạn hãy cho con vài món đồ chơi dạng kéo, đẩy, hoặc cũng có thể tự chế bằng cách buộc một sợi dây vào chiếc xe hơi đồ chơi của con. Bạn phải hết sức lưu ý: trông chừng con trong lúc chơi hoặc chỉ dùng đoạn dây dài tối đa 30cm nhằm tránh nguy cơ dây quấn vào cổ con, gây nghẹt thở.

Bé biết và thích leo trèo (12 đến 24 tháng)

Trẻ tuổi này rất “liều mạng” và thích leo trèo khắp nơi, từ giường ngủ đến bàn ghế, vì một lý do rất đơn giản: do chúng nằm ngay tầm mắt của con. Dĩ nhiên việc trèo lên bàn hay ghế với bạn chẳng đáng để gọi là thử thách gì cả, nhưng với con thì khác, vì khả năng lý luận của con không phát triển ngang hàng với khả năng vận động cũng như tính “liều”. Chuyện con bị ngã vì thế là điều sẽ phải xảy ra, nhưng bạn đừng vì thế mà tuyệt đối ngăn cản con; leo trèo là một bước tiến quan trọng về mặt thể chất, nó giúp con phát triển khả năng phối hợp để làm rất nhiều việc khác như bước lên bậc thang. Thay vào đó, bạn có thể giúp con bằng cách:
Tạo môi trường an toàn cho con leo trèo: Thả những cái gối tựa hoặc gối nằm xuống sàn nhà có trải thảm, hoặc để con được chơi thoải mái ở các khu vui chơi dành riêng cho trẻ nhỏ.

Neo chặt kệ sách và các đồ đạc khác vào tường, kể cả khi bạn nghĩ những món đồ đó quá nặng và không thể đổ được. Bạn cũng cần cất hết những món đồ trên kệ có thể rơi xuống đầu con hoặc có thể kích thích con trèo lên để lấy.

Hạn chế các chỗ đặt chân lên để leo trèo, luôn chú ý đẩy ghế vào dưới gầm bàn…
Lắp cửa chặn ở đầu và cuối cầu thang, đó là cách duy nhất ngăn con không trèo cầu thang một mình. Bạn hãy nắm tay con để hướng dẫn con học cách lên và xuống cầu thang an toàn.

Chạy (18 đến 24 tháng)

Nhiều đứa trẻ dường như từ bò chuyển luôn sang chạy chỉ trong tích tắc, trong khi những bé khác cần nhiều thời gian hơn. Vì sao? Bởi vì khi học chạy, chuyện té ngã sẽ xảy ra thường xuyên, và một số bé thích liều hơn những bé khác. Để khuyến khích con, bạn có thể:

Chơi đuổi bắt với con ở những nơi ngã không đau lắm như bãi cỏ hay bãi cát, bạn có thể đuổi theo con, rồi đổi vai để con đuổi theo bạn.

Chơi chạy đua, trò này sẽ càng vui nếu có những trẻ lớn hơn tham gia cùng.

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Tập bỏ tã (24 đến 36 tháng)

Dạy con đi vệ sinh (không cần dùng tã nữa) là một trong những bước phát triển mà bố mẹ mong chờ nhất! Nhưng hãy nhớ rằng độ tuổi thích hợp để dạy rất khác nhau ở từng trẻ, sau đây là những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc thích hợp:

Con cúi xuống săm soi cái tã, nắm lấy hoặc cố gắng cởi ra khi tã bị bẩn; con ngồi xổm hoặc bắt chéo hai chân khi muốn đi vệ sinh. Những hành động này cho thấy con đã đủ lớn để hiểu hơn về cơ thể của mình.
Bé học và thích nhảy (24 đến 36 tháng)

Từ 2 đến 3 tuổi, con bắt đầu học cách nhảy khi đang ở tư thế khom người, và sau đó từ tư thế đang đứng. Bạn nghĩ rằng nhảy chồm chồm là “năng khiếu bẩm sinh” của bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng thật ra đây lại là một việc rất phức tạp. “Nhảy” đòi hỏi khả năng phối hợp hai phía, hay khả năng sử dụng cả hai phần bên trái và bên phải của cơ thể để thực hiện một hành động nào đó. Bạn có thể giúp con bằng các trò chơi sau:
Nhảy từng bước: bạn đứng bên cạnh con trên lề đường hoặc trên một bậc thấp, nắm tay của con và nói, “Một, hai, ba, nhảy!” sau đó cùng nhảy xuống.

Tập nhảy cóc: đây là một bước đệm để con tập nhảy từ tư thế đứng – một động tác phức tạp hơn nhảy từng bước. Dạy con tư thế khom người và vung tay khi nhảy tới, rồi dần dần con sẽ học được kỹ năng này và khiến bạn càng phải để mắt trông coi hơn nữa.

Con quan tâm đến những thứ liên quan đến bô, muốn theo bố mẹ vào nhà vệ sinh hoặc nói chuyện đi tè, đi ị…

Sự phát triển của trẻ thật đáng kinh ngạc đúng không nào. Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của bé, cha mẹ sẽ biết cách tạo điều kiện cho con mình tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nhất.