Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển thể chất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển thể chất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Những thông tin sau cho biết về sự phát triển của bé yêu và những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem sự phát triển thể chất, trí tuệ của bé yêu từ 1 tuổi đến 3 tuổi như thế nào nhé.

Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về những bước tiến của bé, có thể các mẹ sẽ phải thốt lên kinh ngạc.

Bé 12 tháng tuổi: Ghi nhận mọi thứ

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện


Sự bùng nổ về từ vựng. Trẻ em hiểu được ngôn ngữ trước cả khi biết nói khá lâu. Khoảng 1 tuổi, con bạn có thể hiểu được khoảng 70 từ nhưng nói vẫn là việc quá khó khăn với bé. Khi được 18 tháng tuổi, vốn từ vựng của các bé ở tuổi chập chững thường phát triển đến mức đáng kinh ngạc, thậm chí là phát triển theo từng giờ. Khi được 6 tuổi, bé đã có thể hiểu được khoảng 13.000 từ (so với khoảng 60.000 từ của người lớn), mặc dù bé không thể vận dụng hết tất cả vốn từ của mình.

Tay trái và tay mặt của bé

Hầu hết các bé 1 tuổi đều thuận cả hai tay, hoặc sử dụng cả hai tay ngang bằng nhau. Khi được 2 hoặc 3 tuổi, các bé sẽ thể hiện rõ mình thuận tay phải hay tay trái – có đến 90% trẻ em thuận tay phải. Tại sao có nhiều trẻ em thuận tay phải đến như vậy? “Không ai có thể biết chắc về điều này. Gien di truyền đóng một vai trò quan trọng (cha mẹ thuận tay trái thì nhiều khả năng con cái cũng thuận tay trái), bên cạnh đó là tiêu chuẩn của xã hội, ở một số nơi, việc thuận tay trái không được chấp nhận ngay từ các trường học phổ thông.

Ngoài ra, có một giả thuyết giải thích vì sao con bạn có xu hướng sử dụng tay phải nhiều hơn từ rất sớm, đó là trong tuần cuối của thai kỳ, khoảng 75% số bào thai có xu hướng xếp cánh tay phải bên ngoài nên có thể di chuyển tự do hơn. Một lý giải khác cho rằng vì các em bé thường hay quay đầu về phía bên phải hơn là bên trái (nhưng có vẻ lời giải thích này không rõ ràng). Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng điều này đơn thuần chỉ là một hành vi được học hỏi – phụ huynh thường đưa các đồ vật cho con mình bằng tay phải, và các bé sẽ học theo điều đó.

Bé 1 tuổi: Những bước tiến của bộ não đáng kinh ngạc

Mặc dù chức năng cơ bản của bộ não của trẻ nhỏ đã hình thành từ lúc mới sinh, nhưng vỏ não của các bé – một phần của bộ não có chức năng tư duy, lưu giữ ký ức và điều khiển hoạt động của các cơ – chỉ kích hoạt khi các bé thực sự trải nghiệm thế giới bên ngoài.

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Khoảng từ 1 đến 2 tuổi, cứ mỗi giây vỏ não của bé sẽ có thêm hơn 2 triệu khớp thần kinh mới – đây chính là những mối nối giữa các tế bào não. Lên hai tuổi, con bạn sẽ có hơn 100 tỉ khớp thần kinh – cao nhất trong suốt cuộc đời một con người, đó chính là lý do giải thích vì sao trong giai đoạn này các bé có một năng lực học hỏi đáng kinh ngạc.

Giai đoạn đỉnh cao của năng lực tiếp thu kiến thức có thể kéo dài đến khi bé được 8 tuổi, nhưng thực ra các bé vẫn không hề sử dụng hết toàn bộ các khớp thần kinh của minh. Khi con bạn thực sự trưởng thành, có đến hơn 50% số lượng khớp thần kinh sẽ mất đi.

Sự phát triển về thể chất của bé 1 tuổi đến 3 tuổi

Sau rất nhiều những sự phát triển về thể chất của bé như biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đi… các mẹ lại tiếp tục chờ đón những cột mốc phát triển khác.

Ném và đá bóng (12 tháng tuổi)

Chẳng bao lâu sau khi đón sinh nhật đầu tiên của mình, con bạn sẽ tỏ ra rất thích chơi với bóng – đầu tiên là ném bóng, đến khoảng 2 tuổi thì đá bóng, và khi khoảng 3-4 tuổi bé sẽ có thể chụp, bắt lấy bóng. Để giúp con rèn luyện những kỹ năng này:

Ném bóng: đầu tiên bạn hãy lăn một quả bóng nhỏ, mềm giữa bạn và con. Sau một thời gian, bạn có thể tăng khoảng cách giữa hai mẹ con lên, và chẳng bao lâu con sẽ muốn ném bóng cho mà xem.

Đá bóng: tương tự như trên, có điều bạn hãy chỉ cho con cách dùng chân thay vì tay để lăn quả bóng.

Bắt bóng: hãy hướng dẫn con lăn bóng lên một đoạn dốc ngắn rồi bắt lại khi nó lăn xuống.

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Bé yêu biết ngồi xổm (12 đến 18 tháng)

Cho đến giờ, con vẫn phải cúi hẳn người xuống mỗi khi muốn nhặt món đồ nào đó dưới đất. Từ cúi người đến biết ngồi xổm là cả một bước tiến lớn, để giúp con đạt được kỹ năng này:

Khi con chuẩn bị cúi xuống nhặt đồ, bạn hãy chỉ cho bé cách khuỵu đầu gối để ngồi xổm.
Để con luyện tập. Rải vài món đồ chơi nhỏ trên nền nhà và chơi trò “tìm kho báu” để con phải di chuyển từ món đồ này sang món đồ kia và nhặt chúng lên – thật là một trò quá hay để con dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong!

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện
Kéo và đẩy (12 đến 18 tháng tuổi)

Một khi đã có thể bước đi tự tin, con sẽ tiếp tục tìm thấy niềm vui qua trò kéo và đẩy các món đồ chơi. Khả năng phối hợp của con cũng nhờ đó mà phát triển, vì trong lúc kéo đồ chơi về phía trước, thỉnh thoảng con sẽ phải ngoái nhìn phía sau.

Vậy bạn hãy cho con vài món đồ chơi dạng kéo, đẩy, hoặc cũng có thể tự chế bằng cách buộc một sợi dây vào chiếc xe hơi đồ chơi của con. Bạn phải hết sức lưu ý: trông chừng con trong lúc chơi hoặc chỉ dùng đoạn dây dài tối đa 30cm nhằm tránh nguy cơ dây quấn vào cổ con, gây nghẹt thở.

Bé biết và thích leo trèo (12 đến 24 tháng)

Trẻ tuổi này rất “liều mạng” và thích leo trèo khắp nơi, từ giường ngủ đến bàn ghế, vì một lý do rất đơn giản: do chúng nằm ngay tầm mắt của con. Dĩ nhiên việc trèo lên bàn hay ghế với bạn chẳng đáng để gọi là thử thách gì cả, nhưng với con thì khác, vì khả năng lý luận của con không phát triển ngang hàng với khả năng vận động cũng như tính “liều”. Chuyện con bị ngã vì thế là điều sẽ phải xảy ra, nhưng bạn đừng vì thế mà tuyệt đối ngăn cản con; leo trèo là một bước tiến quan trọng về mặt thể chất, nó giúp con phát triển khả năng phối hợp để làm rất nhiều việc khác như bước lên bậc thang. Thay vào đó, bạn có thể giúp con bằng cách:
Tạo môi trường an toàn cho con leo trèo: Thả những cái gối tựa hoặc gối nằm xuống sàn nhà có trải thảm, hoặc để con được chơi thoải mái ở các khu vui chơi dành riêng cho trẻ nhỏ.

Neo chặt kệ sách và các đồ đạc khác vào tường, kể cả khi bạn nghĩ những món đồ đó quá nặng và không thể đổ được. Bạn cũng cần cất hết những món đồ trên kệ có thể rơi xuống đầu con hoặc có thể kích thích con trèo lên để lấy.

Hạn chế các chỗ đặt chân lên để leo trèo, luôn chú ý đẩy ghế vào dưới gầm bàn…
Lắp cửa chặn ở đầu và cuối cầu thang, đó là cách duy nhất ngăn con không trèo cầu thang một mình. Bạn hãy nắm tay con để hướng dẫn con học cách lên và xuống cầu thang an toàn.

Chạy (18 đến 24 tháng)

Nhiều đứa trẻ dường như từ bò chuyển luôn sang chạy chỉ trong tích tắc, trong khi những bé khác cần nhiều thời gian hơn. Vì sao? Bởi vì khi học chạy, chuyện té ngã sẽ xảy ra thường xuyên, và một số bé thích liều hơn những bé khác. Để khuyến khích con, bạn có thể:

Chơi đuổi bắt với con ở những nơi ngã không đau lắm như bãi cỏ hay bãi cát, bạn có thể đuổi theo con, rồi đổi vai để con đuổi theo bạn.

Chơi chạy đua, trò này sẽ càng vui nếu có những trẻ lớn hơn tham gia cùng.

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện

Tập bỏ tã (24 đến 36 tháng)

Dạy con đi vệ sinh (không cần dùng tã nữa) là một trong những bước phát triển mà bố mẹ mong chờ nhất! Nhưng hãy nhớ rằng độ tuổi thích hợp để dạy rất khác nhau ở từng trẻ, sau đây là những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc thích hợp:

Con cúi xuống săm soi cái tã, nắm lấy hoặc cố gắng cởi ra khi tã bị bẩn; con ngồi xổm hoặc bắt chéo hai chân khi muốn đi vệ sinh. Những hành động này cho thấy con đã đủ lớn để hiểu hơn về cơ thể của mình.
Bé học và thích nhảy (24 đến 36 tháng)

Từ 2 đến 3 tuổi, con bắt đầu học cách nhảy khi đang ở tư thế khom người, và sau đó từ tư thế đang đứng. Bạn nghĩ rằng nhảy chồm chồm là “năng khiếu bẩm sinh” của bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng thật ra đây lại là một việc rất phức tạp. “Nhảy” đòi hỏi khả năng phối hợp hai phía, hay khả năng sử dụng cả hai phần bên trái và bên phải của cơ thể để thực hiện một hành động nào đó. Bạn có thể giúp con bằng các trò chơi sau:
Nhảy từng bước: bạn đứng bên cạnh con trên lề đường hoặc trên một bậc thấp, nắm tay của con và nói, “Một, hai, ba, nhảy!” sau đó cùng nhảy xuống.

Tập nhảy cóc: đây là một bước đệm để con tập nhảy từ tư thế đứng – một động tác phức tạp hơn nhảy từng bước. Dạy con tư thế khom người và vung tay khi nhảy tới, rồi dần dần con sẽ học được kỹ năng này và khiến bạn càng phải để mắt trông coi hơn nữa.

Con quan tâm đến những thứ liên quan đến bô, muốn theo bố mẹ vào nhà vệ sinh hoặc nói chuyện đi tè, đi ị…

Sự phát triển của trẻ thật đáng kinh ngạc đúng không nào. Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của bé, cha mẹ sẽ biết cách tạo điều kiện cho con mình tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nhất.


Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Phát triển thể chất của trẻ cuối 4 tuổi

Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm, trẻ ở độ tuổi này tăng được khoảng 5cm chiều cao, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. 

Cân nặng và chiều cao

Trẻ trai: Cân nặng đạt 14,4 → 23,5 kg
Chiều cao đạt 100,7 →119,1 cm
Trẻ gái: Cân nặng đạt 13,8 →23,2 kg
Chiều cao đạt 99,5 → 117,2 cm

Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ tuổi tăng được khoảng 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn.

Chiều cao và cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng trong quá trình nuôi hoặc yếu tố bệnh tật. Trường hợp không có sự chênh lệch lớn so với trẻ cùng lứa tuổi thì không cần bận tâm, nhưng nếu có thì cần cho trẻ đi khám để có cách xử trí với trường hợp của trẻ.

Phát triển thể chất của trẻ cuối 4 tuổi

Sự phát triển các thao tác

Trẻ cuối 4 tuổi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn…

Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân, nhưng phần lớn trẻ 4 tuổi đã có thể thực hiện các động tác nắn, vẽ hay bóp một cách thành thạo. Mặc hoặc cởi áo, thường bé gái thành thạo hơn bé trai. Các ngón tay của trẻ không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn.

Lúc này trong quá trình chạy chơi trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định.

Các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có nhiều dịp tốt để rèn luyện đôi tay và ngón tay, cho trẻ tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khéo, tâm trí mới linh lợi, ví như các hoạt động về nặn đất, gấp giấy và đan lát…

Giai đoạn phát triển từ 1 - 2 tuổi

Bé cao hơn thay vì mập, và bắt đầu bước những bước đầu tiên

Giai đoạn phát triển từ 1 - 2 tuổi

Nửa chặng đầu trong năm này, hầu hết các bé đã biết đi, nhiều trẻ bắt đầu trò chuyện. Khi bé được 2 tuổi, hầu hết các bậc cha mẹ đều không nhận ra rằng bé đã cao hơn thay vì đầy đặn hơn. Ðừng ngạc nhiên khi tốc độ phát triển nhanh trong năm đầu tiên lại tạm ngưng lại. Con bạn sẽ thay đổi ở rất nhiều phương diện. Nên chụp hình và lưu ảnh của cháu lại để nhớ xem trước đây cháu như thế nào.

Giai đoạn phát triển từ 1 - 2 tuổi

Con tôi phát triển như thế nào?

Suốt năm thứ hai trong cuộc đời, đứa bé bắt đầu đi chập chững có thể nặng gấp 3 lần so với khi mới sanh. Bạn sẽ chú ý đến sự thay đổi dáng điệu bề ngoài của bé hơn là sự phát triển thật sự. Thay vì bụng tròn, tay và chân mềm thích hợp cho việc bò bằng cả tay chân, suốt năm thứ hai này, con bạn gần như sạch sẽ, gọn gàng hơn, trở nên cứng cáp hơn do hoạt động nhiều hơn và bắt đầu ra dáng một đứa trẻ chuẩn bị vào trường hơn là một em bé như trước đây.

Tôi có nên lo lắng quá không?

Cũng giống các em bé, những đứa trẻ bắt đầu thay đổi vóc dáng cơ thể. Kích thước bình thường cũng tăng lên khi trẻ lớn hơn. Ðiều này tiếp tục đánh dấu sự phát triển của bé.

Bác sĩ nhi khoa sẽ giúp bạn trong những lần bạn khám định kỳ cho bé. Nhìn một đứa bé, bạn thường xem nó có quá gầy hay có sổ sữa không. Nếu kích thước cơ thể của trẻ tăng lên đều đặn trong suốt 2 năm đầu thì bạn yên tâm là con bạn đang phát triển bình thường.

Nếu con bạn vui vẻ, năng động và thích chú ý đến thế giới xung quanh, cháu sẽ đòi ăn đủ lượng thức ăn mà cơ thể cháu đòi hỏi. Bạn hãy cho cháu ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, làm cho bữa ăn vui vẻ, và cho phép cháu ăn những thức ăn tráng miệng mà cháu thích. Qua giai đoạn này, trẻ em thường lấy đủ chất dinh dưỡng chúng cần, một đứa bé nặng hơn bình thường cũng không nên ăn theo chế độ hạn chế lượng năng lượng mà không có một lời khuyên đặc biệt về y tế hay sự giám sát nào.

Tiếp theo thì sao?

Bạn có thói quen so con mình với những trẻ em khác: cao bao nhiêu, tập đi sớm thế nào, biết tập đếm ra sao. Mặc dù điều đó là quan trọng, nhưng hãy nhớ con bạn là con bạn, duy nhất, và hướng dẫn cháu biết chấp nhận những gì cơ thể cháu có. Chiều cao và cân nặng của cháu chỉ là tạm thời.

Con bạn sẽ còn phát triển tới kích thước mà gien của cháu quy định. Bạn cần giúp cháu nhận thức được điều đó.

Các tiêu chuẩn phát triển binh thường của trẻ 1 tuổi

Bé tự chơi không cần người lớn giúp đỡ

Các tiêu chuẩn phát triển binh thường của trẻ 1 tuổi

Những em bé tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là trẻ 1 tuổi. Ở lứa tuổi này, bé cần tăng trung bình mỗi tháng 200-300 g. Trẻ 12 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường nếu cân nặng gấp 3 lần lúc sinh.

Các tiêu chuẩn phát triển binh thường của trẻ 1 tuổi


Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng vì ở lứa tuổi này, tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1 tuổi. Nhưng nếu liên tục trong 2-3 tháng bé không tăng hoặc sụt cân thì nên đưa đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh dưỡng.

Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển khác ở trẻ 1 tuổi:

1. Chiều cao

Bé mới sinh thường có chiều dài 48-52 cm. Chiều cao trung bình của bé lúc tròn 12 tháng là 75 cm, lúc 24 tháng là 85 cm (chiều cao lúc trưởng thành thường gấp đôi so với lúc 2 tuổi). Trong 2 năm đầu đời, chiều cao của bé tăng rất nhanh: năm thứ nhất trung bình tăng 25 cm, năm thứ hai tăng khoảng 10 cm. Việc chăm sóc tốt trong thời gian này sẽ tạo được tiền đề tốt cho sự phát triển chiều cao của bé lúc trưởng thành.

2. Răng 

Bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Sau đó, số răng được tính bằng cách lấy số tháng tuổi trừ đi 4 (chẳng hạn, bé 18 tháng tuổi sẽ có 14 răng). Đến 24 tháng, bé có đủ bộ răng sữa 20 cái. Một số em bé chậm mọc răng, có thể do suy dinh dưỡng hay còi xương. Một số bé tuy mọc răng chậm (có thể do di truyền) nhưng vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường so với lứa tuổi.

Các bậc phụ huynh nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho bé (mỗi ngày 15-20 phút) để cơ thể tổng hợp vitamin D, đồng thời cho uống sữa ít nhất 500 ml/ngày để cung cấp đủ canxi. Chế độ ăn của bé cũng cần phù hợp với số răng; bé chỉ có thể ăn cơm khi răng nhai (răng hàm) đã mọc.

3. Vận động

Khi được 10-12 tháng, bé bắt đầu biết đứng chựng, 15 tháng biết đi bộ một mình và bò lên cầu thang. Lúc 18 tháng tuổi, bé biết chạy (nhưng dáng chạy chưa được uyển chuyển), có thể leo lên cầu thang nếu được người lớn dắt tay, tự ngồi được trên ghế nhỏ và rất thích lục lọi ngăn kéo hoặc giỏ rác.

Đến 24 tháng, bé chạy tốt, lên xuống cầu thang từng bước một, biết nhảy, biết tự leo lên bàn ghế và tự mở cửa.

4. Ngôn ngữ

Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi "ba", "mẹ" hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. Đến 18 tháng, bé nói được trung bình 10 từ, xác định một hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24 tháng, bé biết xếp 3 từ lại thành câu.

Bên cạnh những bé biết nói và nói sõi rất sớm, có một số bé lại rất chậm nói. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy bé phát âm được vài từ, hiểu và làm được hầu hết các yêu cầu của người lớn thì chắc chắn bé sẽ nói được.

5. Tâm lý và xã hội

Khi được 15 tháng, bé biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản, biết chỉ tay để biểu hiện các đòi hỏi của mình, biết ôm chặt ba hoặc mẹ để bày tỏ sự thương yêu.

Lên 18 tháng, bé thích tự ăn một mình hoặc tự làm một số việc, chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp rắc rối. Bé có thể giải thích khi bị ướt hoặc bị bẩn và đã biết ôm hôn ba mẹ.

Bé 24 tháng đã cầm thìa tốt, biết phụ mẹ cởi quần áo, biết nói về những điều vừa trải qua và lắng nghe các câu chuyện đơn giản.