Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Bà mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết dùng nên kiêng thực phẩm nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn sức khỏe trẻ mới sinh. Để nguồn sữa mẹ luôn đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, những thực phẩm nào em nên kiêng và nên có chế độ ăn thế nào?

Bà mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Để sữa mẹ đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé, mẹ cần biết chế độ dinh dưỡng đúng và kiêng ăn một số thực phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú cần: Ngũ cốc, trứng các loại, đậu và chế phẩm từ đậu, cá và thịt các loại, sữa bò, rau xanh, trái cây, đường, dầu ăn

Nên

- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.

- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.

- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú… để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh…

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Không nên:

Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh

Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú.

- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

- Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.

- Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.

Nguồn:

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Những cách đặt tên cho con đẹp sinh năm 2015

Những cách đặt tên cho con đẹp sinh năm 2015 mang nhiều ý nghĩa nhất các cặp vợ chồng cần tham khảo

Những cách đặt tên cho con đẹp sinh năm 2015


Những cách đặt tên đẹp cho con sinh năm 2015 mang nhiều ý nghĩa nhất. Ngày nay, việc đặt tên cho con cái rất quan trọng, không chỉ nghe hay tai mà còn phải mang nhiều ý nghĩa, hợp với vận mệnh của bé. Vậy đặt tên cho con sao thật hay và ý nghĩa là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng BlogNuoiDayCon tham khảo những cách đặt tên đẹp cho con sinh năm 2015 dưới đây để có thêm nhiều sự lựa chọn tên hay cho bé chuẩn bị chào đời nhé!

1. Những tên nên đặt cho con

Chữ thích hợp có bộ Khẩu:
Khả: Có thể
Tư: Sở quan
Danh: Tiếng tăm
Dung: Bao dung
Đồng : Giống nhau
Trình: Tỏ rõ
Đường: Nước Đường
Phẩm: Phẩm cách
Chữ thích hợp có bộ Miên:
Định: Quyết định
Hựu: Rộng lớn
Cung: Nơi ở
Quan: Quan lại
An: Yên ổn
Nghi: Thích hợp
Bảo: Quý giá
Phú: Giàu có

Những tên nên dùng như:
Mộc: Cây
Bản: Gốc rễ
Kiệt: Hào kiệt
Tài: Gỗ
Lâm: Rừng
Tùng: Cây tùng
Cách: Khuôn phép
Sâm: Sâu
Nghiệp: Sự nghiệp
Thụ: Cây

Nên chọn những chữ có bộ chỉ sự tô điểm như: Sam, Mịch, Thị, Y, Thái, Cân, để có thể chuyển hóa thành Rồng, có ý nghĩa thăng cách.

Những chữ có bộ Sam:

Hình: Dáng vẻ
Ngạn: Kẻ sĩ
Thái: Rực rỡ
Bành: Mạnh mẽ
Chương: Rực rỡ
Ảnh: Bóng
Những chữ có bộ Mịch:
Ước: Cuộc hẹn
Phân: Bối rối
Tố: Tơ trắng
Tử: Màu tím
Luân: Dây thao xanh
Duyên: Mối duyên
Thông: Họp lại
Chữ có bộ Y:
Biểu: Bề ngoài
Quần: Cái quần
Sơ: Ban đầu
Sam: Vạt áo
Thường: Cái xiêm
Chữ có bộ Cân:
Hi: ít
Tịch: Cái chiếu
Thị: Thành thị
Đế: Vua
Sư: Thầy
Thường: Bình thường
Phàm: Cánh buồm
Tổ: Tổ tiên
Tường: May mắn
Phúc: Tốt lành
Lộc: Lợi lộc
Trinh: Tốt lành
Kì: Tốt lành
Chữ có bộ Thái:
Thái: Rực rỡ
Thích: Lựa chọn

Nên chọn những tên có chữ: Dậu, Sửu. Chữ Dậu nghĩa là gà, cho nên có những chữ thích hợp như:

Chữ có nghĩa là Dậu

Tây: Phía tây
Kim: Vàng
Phượng: Chim phượng
Dậu: Chi Dậu
Y: Bác sĩ
Bằng: Chim bằng
Yếu: Quan trọng
Phi: Bay
Chữ có nghĩa là Sửu – Ngọ:
Sinh: Sự sống
Mục: Chăn nuôi
Đặc: Đặc biệt
Mâu: Cướp lấy
Tường: May mắn
Địch: Lông trĩ
Hàn: Lông cánh chim

Những chữ có bộ Mã:
Mã: Con ngựa Đằng Phi lên
Khiên: Thiếu
Dịch: Ngựa trạm
Ly: Ngựa ô
Những chữ có bộ Dương:
Quần: Tập hợp
Nghĩa: Nhân nghĩa
Tường: May mắn
Tường: May mắn
Khương: Họ Khương
Muội: Em gái

Những cách đặt tên cho con đẹp sinh năm 2015


Nên chọn những chữ có hình dạng của rắn như: Xước, Cung, Kỷ, Tỵ, Trùng, Ấp

Những chữ có bộ Kỷ:

Nguyên: Ban đầu
Sung: Đầy đủ
Tiên: Đầu tiên
Khắc: Khắc chế
Căng: Lo sợ

Những chữ có bộ Xước:
Kiến: Xây dựng
Nghênh: Đón tiếp
Tuần: Đi tuần
Thông: Thông suốt
Đạo: Đạo lý
Tốc Độ: nhanh
Đạt Đi: đến
Tuyển: Chọn lựa

Những chữ có bộ Ấp
Bang: Đất nước
Bộ: Bộ phận
Đô: Thủ đô
Trịnh: Họ Trịnh
Đặng: Họ Đặng
Na: Cái kia
Quách Thành: quách
Thiệu: Họ Thiệu

Nên chọn những tên có chữ Tâm, Nhục

Những chữ có bộ Tâm:
Tất: Ắt hẳn
Tư: Suy nghĩ
Chí: Ý chí
Cung: Cung kính
Hằng: Vĩnh hằng
Huệ: Lòng nhân ái
Tình: Tình cảm
Hoài: Ôm ấp
Tuệ: Trí tuệ

Những chữ có bộ Nhục:
Dục: Dạy bảo
Khẳng: Bằng lòng
Hồ: Yếm cổ
Cao: Mỡ

Những tên nên dùng có bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch

Những tên nên dùng như:

Tiểu; Nhỏ
Thượng: Ưa chuộng
Sĩ: Kẻ sĩ
Tráng: Khoẻ mạnh
Thọ: Tuổi thọ
Thần: Bề tôi
Hiền: Người tài
Đa: Nhiều
Dạ: Ban đêm

Tên nên dùng có chữ Điền
Do: Lí do
Thân: Duỗi ra
Nam: Người đàn ông
Điện: Khu, cõi
Giới: Ranh giới
Lưu: Lưu lại
Phan: Lần lượt
Họa: Vẽ
Đương: Đang lúc
Phúc: Tốt lành
Tư: Suy nghĩ
Đơn: Đơn nhất
Huệ: Lòng nhân ái

2. Gợi ý tên đẹp và có ý nghĩa cho bé

Dựa vào bản mệnh, tam hợp hay tứ trụ, thì những chữ thuộc bộ bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền đem đặt tên cho người tuổi rắn sẽ đem lại may mắn. Do tập tính của rắn là thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Theo đó, những cái tên “hot” cho bé sẽ là: Gia Bảo, An Phú, Sơn Tùng, Thế Vinh, Vân Phong, Như Phong, Thanh Lâm, Tuấn Kiệt, Anh Tài, Đăng Lưu,… Đó là các tên dành cho bé trai. Còn tên cho bé gái sẽ là: Hạnh, Duyên, Kim, Huệ, Quyên, Oanh, Loan, Phượng, Trinh, …

3. Tên hay cho bé trai

Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết nên chọn tên nào cho con thì hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

1. An Phú: Cuộc sống của con luôn bình an và phú quý
2. Anh Minh: Con là người minh mẫn, sáng suốt
3. An Tường: Con sẽ sống an nhàn, vui sướng
4. Gia Bảo: Con là của để dành của bố mẹ đấy
5. Gia Hưng: Bé sẽ là người làm hưng thịnh gia đình, dòng tộc
6. Gia Huy: Bé sẽ là người làm rạng danh gia đình, dòng tộc
7. Sơn Tùng: Con hãy thật vững chãi, kiên cường và làm chỗ dựa tốt cho gia đình
8. Thế Vinh: Cuộc sống của con vinh hiển, vương giả
9. Vân Phong: Hãy năng động nhanh nhẹn nhé con
10. Thanh Lâm: Luôn thanh khiết, trung thực
11. Đăng Lưu: Thành công và lưu danh sử sách
12. Thành Công: Mong con luôn sống lạc quan và đạt được ước mơ của mình
13. Trung Dũng: Con là chàng trai dung cảm và trung thành
14. Thành Đạt: Mong con làm nên sự nghiệp lớn
15. Phúc Điền: Luôn làm điều thiện con nhé!
16. Tài Đức: Hãy là chàng trai tài đức vẹn toàn
17. Mạnh Hùng: Người đàn ông vạm vỡ, đáng tin
18. Chấn Hưng: Con ở đâu nơi đó sẽ thịnh vượng
19. Bảo Khánh: Con là chiếc chuông quý giá
20. Đăng Khoa: Hãy thi cử đỗ đạt để làm rạng danh gia tộc con nhé
21. Tuấn Kiệt: Mong con thành người xuất chúng trong thiên hạ
22. Hiền Minh: Con là người tài đức, sáng suốt
23. Thiện Tâm: Dù cuộc đời có thế nào, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng
24. Đình Trung: Con là điểm tựa của bố mẹ
25. Khôi Vĩ: Chàng trai đẹp và mạnh mẽ
26. Uy Vũ: Con có sức mạnh và uy tín
27. Huy Hoàng: Sáng suốt, thông minh và luôn tạo ảnh hưởng được tới người khác.
28. Mạnh Hùng: Mạnh mẽ, quyết liệt là những điều bố mẹ mong muốn ở bé
29. Hữu Nghĩa: Bé luôn là người cư xử hào hiệp, thuận theo lẽ phải
30. Khôi Nguyên: Đẹp đẽ, sáng sủa, vững vàng, điềm đạm
31. Tấn Phát: Bé sẽ đạt được những thành công, tiền tài, danh vọng

Những cách đặt tên cho con đẹp sinh năm 2015


4. Các nguyên tắc đặt tên đẹp cho con

“Phú quý sinh lễ nghĩa”: khi cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ hơn thì những yếu tố tinh thần cũng phải nâng lên để cho xứng với những giá trị vật chất con người đã tạo được. Cái tên cho con cũng như vậy bởi nó gửi gắm những yếu tố tâm linh & tinh thần trong đó, rất nhiều bậc cha mẹ mong mỏi một cái tên hay, nhiều may mắn, giàu tài lộc và tất nhiên là phải hỗ trợ cho vận mệnh của đứa con mình. Vậy đặt tên như thế nào được cho là tốt?

“Tên hay thời vận tốt”, đó là câu nói quen thuộc để đề cao giá trị một cái tên hay và trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu (cả phương Đông lẫn phương Tây) chỉ ra rằng một cái tên “có ấn tượng tốt” sẽ hỗ trợ thăng tiến trong xã hội nhiều hơn. Vậy nhiệm vụ của cha mẹ đã rõ ràng hơn rồi đấy bởi một cái tên hay và mang ý nghĩa tốt đẹp chính là niềm mong mỏi và gửi gắm xứng đáng dành cho bé yêu của bạn:

– Hãy bắt đầu bằng một số cái tên chỉ sự thông minh tài giỏi như: Anh, Thư, Minh, Uyên, Tuệ, Trí, Khoa…
– Những cái tên chỉ vẻ đẹp như: Diễm, Kiều, Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt, Quang, Minh, Khôi…
– Những cái tên chỉ tài lộc: Ngọc, Bảo, Kim, Loan, Ngân, Tài, Phúc, Phát, Vượng, Quý, Khang, Lộc, Châu, Phú, Trâm, Xuyến, Thanh, Trinh…
– Những cái tên chỉ sức mạnh hoặc hoài bão lớn (cho bé trai): Cường, Dũng, Cương, Sơn, Lâm, Hải, Thắng, Hoàng, Phong, Quốc, Việt, Kiệt (tuấn kiệt), Trường, Đăng, Đại, Kiên, Trung…
– Những cái tên chỉ sự nữ tính, vẻ đẹp hay mềm mại (cho bé gái): Thục, Hạnh, Uyển, Quyên, Hương, Trinh, Trang, Như, An, Tú, Hiền, Nhi, Duyên, Hoa, Lan, Diệp, Cúc, Trúc, Chi, Liên, Thảo, Mai…

Vậy với một xuất phát điểm từ ý nghĩa cái tên, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để lựa cho con mình những cái tên “trong tầm ngắm”.

Cùng yếu tố vận mệnh

Nếu như bạn thuộc mẫu người hiện đại và không quan tâm lắm tới mối tương tác giữa bản mệnh và cái tên của con thì lựa chọn theo ý nghĩa hay mong muốn hoặc sở thích của bạn là đã quá đủ. Nhưng cái gốc Á Đông của chúng ta thú vị ở chỗ con người luôn nằm trong mối tương tác vận động với vũ trụ, với vật chất và với “đại diện” của vật chất là yếu tố Ngũ Hành bản mệnh. Một cái tên phù hợp bản mệnh con người dường như có một cái gì đó tương hỗ giúp cho nó vững vàng hơn và về yếu tố tâm linh thì đó là điều may mắn.

Vậy hãy quan tâm tới con bạn sinh năm nào và bản mệnh là gì. Chẳng hạn 2012 và 2013 là mệnh Thủy, 2014-2015 là mệnh Kim thì trong 4 năm này các tên gắn với hành Kim hoặc Thủy đều là những cái tên có thể đặt được. Ví dụ: Kim, Ngân, Cương, Hà, Thủy, Giang, Triều, Uyên, Thanh, Linh, Bảo, Vân, Nguyệt… Các chữ đặt tên ẩn chứa trong nó yếu tố Ngũ Hành sẽ là một trong những yếu tố tương tác với Ngũ Hành của bản mệnh để tạo thế tương sinh thuận lợi cho cuộc đời của con sau này. Nếu bạn quan tâm tới các tên hợp Ngũ Hành bản mệnh –> Phần mềm đặt tên của Mẹ Yêu Con sẽ hỗ trợ bạn phần nào…
Và cả yếu tố con giáp (Địa Chi)

Địa Chi, tuổi hay Con giáp đại diện (Tí Sửu Dần Mão…) như một yếu tố nói về tính cách, sự thể hiện bề nổi và cách tương tác với môi trường xã hội của con người. Yếu tố này cũng rất được quan tâm khi trong làm ăn, cưới hỏi… cũng nhiều người tránh “Tứ Hành Xung”, “Lục Xung”, “Lục Hại” v.v… khiến yếu tố tâm linh có phần hơi nặng nề. Việc đặt tên cho con dựa theo yếu tố này từ đó cũng được coi là một phần cần thiết để “kiêng kỵ” với mong muốn đem lại càng nhiều may mắn cho con càng tốt.

Để chọn một cái tên phù hợp với Địa Chi thì tất nhiên yếu tố “Tam Hợp”, “Lục Hợp” được ưu tiên hàng đầu, thậm chí Ngũ Hành đại diện cho Địa Chi cũng được xét đến một cách kỹ lưỡng. Ví dụ: Tuổi Thìn hợp với tuổi Tí và Thân, nhưng lại không hợp với chính tuổi Thìn (tự hình), do vậy những cái tên hợp với tuổi Tí, Thân sẽ là hợp Địa Chi, trong khi đó tên Long lại không phải là tên tốt cho tuổi Thìn.
Các yếu tố khác

Còn có những yếu tố phụ được nhiều người nhắc đến khi chọn đặt một cái tên cho con như âm luật, Tứ Trụ, thuận Thiên Địa Nhân hay dựa cả vào Tử Vi. Tuy nhiên các yếu tố phụ này chỉ như những “gia vị nêm nếm” để bổ sung cho cách đặt tên. Nếu đầy đủ thì tất nhiên là tốt, nhưng không có nó thì cái tên hay vẫn cứ là cái tên hay, cũng không cần thiết phải quá hoàn hảo mà khiến cho sức sáng tạo của bạn bị hạn chế nhé.

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đặt tên đẹp cho con thật ý nghĩa, hài hòa với đất trời và bản mệnh để bé có một cuộc sống an lành, tốt đẹp sau này. Mong rằng với những gợi ý cách đặt tên đẹp cho con sinh năm 2015 trên sẽ giúp cho các bạn có sự lựa chọn tốt nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc. Hãy luôn ủng hộ và đồng hành cùng mecuti để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Đặt tên cho bé và những sự tranh cãi của người lớn

Đặt tên cho con, chuyện tưởng dễ mà lại vô cùng phức tạp đôi khi cả gia đình rối tung rối mù lên vì nó. Anh Linh muốn đặt tên cho con trai đầu lòng là Quang Anh. Trong khi bố đẻ anh nhất định muốn tên cháu là Quang San, còn mẹ anh lại thích tên Quang Minh.

Vợ anh Linh không có ý kiến gì về cái tên con. Vì thế, 3 người trong nhà anh Linh (gồm anh và bố mẹ đẻ) bữa cơm nào cũng… gay gắt vì chưa thống nhất được cái tên cho bé. Bố anh chê tên Quang Anh thường, Quang Minh thì quá phổ biến, Quang San mới là… độc, lại có ý nghĩa (chỉ người có tài, chí lớn sẽ có cả giang san (giang sơn) trong tay). Hai mẹ con anh Linh nhất mực phản đối vì đọc được tên con thì mồm cũng… trẹo.

Cũng náo loạn cả nhà vì cái tên của con là Mai Anh (quận 1, TP HCM). Từ trước khi mang bầu, Mai Anh đã thích sau này sinh con gái sẽ đặt tên là Cát Tường, còn con trai là Tuấn Nam. Tuy nhiên, bố chồng người miền Bắc của Mai Anh lại kịch liệt phản đối. Ông thích cháu nội tên Kim Ngân (hàm ý là tiền) hoặc vẫn tên Ngân nhưng đêm khác như Giang Ngân (dòng sông tiền), Vân Ngân (đám mây tiền) hay Hoa Ngân (là bông hoa tiền)… Chẳng đồng ý với bố chồng nhưng Mai Anh cũng ngại phản đối nên đành im lặng. May mà chồng Mai Anh “cãi” hộ: “Con không thích tên cháu là Ngân gì đâu. Cứ đặt tên là Thu Lan hay Ngọc Lan là đẹp”. Bố chồng một ý, chồng một đằng, Mai Anh chẳng biết ủng hộ ai vì muốn giữ nguyên ý kiến của mình.

“Lần chần mãi con sắp đầy tháng mà chưa làm khai sinh được vì ông nội với bố còn bàn cãi chuyện… cái tên. Nếu không thống nhất được chắc phải đem ra… bốc thăm thôi” – Mai Anh chia sẻ.

Đặt tên cho bé và những sự tranh cãi của người lớn


Còn nhà Huế (Hà Đông, Hà Nội) lại cãi nhau vì đòi đổi khai sinh cho con. Ban đầu, mẹ chồng Huế thích đặt tên cháu nội là Tuấn Anh (bà bảo ngày xưa định đặt tên cho chồng Huế là Tuấn Anh nhưng ông nội lại đặt là Hoàng Phú). Bố chồng Huế xem nhiều sách lại thích cháu có tên là Hoàng Thịnh, trong khi chồng Huế chỉ thích tên con là Nam. Còn Huế thích đặt tên cho con là Gia Bảo. Mỗi người mỗi ý, cuối cùng cả nhà Huế thống nhất cùng xem tên cho con trong cuốn sách của ông nội rồi mới đi khai sinh. Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng bé nhà Huế mang tên Hoàng An.

“Bà chị chồng làm trên phường nên bà ấy bảo sẽ đi khai sinh cho cháu. Đến lúc cầm giấy khai sinh của con, cả nhà mới ngã ngửa vì chị chồng đã tự ý đổi tên cho cháu thành Hoàng Tiến và bảo tên đó mới đẹp” – Huế tâm sự.

Chuyện ông bà, bố mẹ mỗi người mỗi ý khi đặt tên cho con khá phổ biến. Ai cũng mong con (cháu) mình có cái tên đẹp, ý nghĩa, có phúc về sau. Do đó, không ít ông bà, bố mẹ thích đọc sách để chọn tên cho con, có người còn chọn tên con theo “phong thủy” của bố mẹ (tức năm sinh và theo mệnh thủy hay hỏa của bố mẹ)…. Vì thế, để đặt cho con một cái tên sao cho đẹp, cho hay, hàm ý nhiều nghĩa thì càng gian nan.

Có bố mẹ dễ tính thì giao luôn quyền đặt tên con cho ông bà, ông bà quyết thế nào, nếu thấy hay, có nghĩa thì nghe theo. Có ông bà thì lại chiều theo ý con cái, nghĩa là tên nào đẹp, có nghĩa thì chấp nhận nên không xảy ra xung đột. Ngược lại có không ít gia đình đang… rối vì chọn tên con. Có không ít bố mẹ càng tham khảo sách, càng xem gợi ý đặt tên ở nhiều nguồn thì càng rối. Cuối cùng, mãi vẫn chưa nghĩa ra được cái tên nào hay.

Với từng cái tên được đề xuất, bố mẹ, ông bà hay các thành viên khác trong nhà có thể trao đổi, từ đó dễ đi tới thống nhất hơn. Đặt tên cần đảm bảo có nghĩa, phù hợp với văn hóa Việt Nam, không thô tục, đọc không trúc trắc…

Cách đặt tên cho con gái

Có rất nhiều cách để chọn một cái tên đẹp và giàu ý nghĩa cho cô công chúa nhỏ đáng yêu của bạn. Nhưng quan trọng nhất là tên đó phải toát lên sự dịu dàng, nữ tính của “phái đẹp”.

Theo truyền thống, việc lấy tên các loại hoa quý, thanh thoát như: Mai, Lan, Trúc, Cúc, Quế, Chi… để đặt tên cho con gái là rất phổ biến. Để bé yêu của bạn có được tên gọi độc đáo từ các loài hoa quý này, bạn cần chú ý tìm từ đệm đặc sắc và phù hợp với tên loài hoa mà mình đã chọn.

Cách đặt tên cho con gái


Những tên có gắn với từ nói nói về vật quý dùng làm trang sức đẹp như: Ánh Hà, Thái Hà, Đại Ngọc, Ngọc Hoàn, Linh Ngọc, Ngọc Liên, Trân Châu… cũng đã được các bậc cha mẹ hai thác nhiều với dụng ý con mình quý giá như chính các vật phẩm ấy.

Nếu chọn cho con gái mình một cái tên dễ gợi liên tưởng đến màu sắc đẹp, trang nhã, quý phái như: Yến Hồng, Bích Hà, Thục Thanh, Hoàng Lam, Thùy Dương… thì hẳn cô công chúa của bạn sẽ có được sắc đẹp của những sắc màu đó.

Dùng những chữ thể hiện phẩm hạnh đạo đức, dung mạo đẹp đẽ để đặt tên như: Thục Phương, Thục Lan, Thục Trinh, Thục Đoan, Thục Quyên, Đoan Trang… cũng rất được ưa chuộng.

Ai cũng yêu thích những mùi hương ngọt ngào, quý phái. Vì vậy, dùng những từ gợi mùi hương quyến rũ như: Quỳnh Hương, Thục Hương, Hương Ngọc, Thiên Hương… là một gợi ý hay để đặt tên cho con gái của bạn.
Chọn tên cho con như thế nào?

Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời.
Đặt tên theo tuổi

Để đặt tên theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau:

* Thân – Tí – Thìn
* Tỵ – Dậu – Sửu
* Hợi – Mão – Mùi
* Dần – Ngọ – Tuất

Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp. Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung:

* Tí – Dậu – Mão – Ngọ
* Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
* Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Đặt tên theo bản mệnh

Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc:

Cách đặt tên cho con gái



Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau:

* Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ
* Dần, Mão cung Mộc
* Tỵ, Ngọ cung Hỏa
* Thân, Dậu cung Kim
* Tí, Hợi cung Thủy

Bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ:

* Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
* Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài)
* Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát)
* Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)
* Mậu Tuất (2018), Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)

Như vậy, nếu con bạn mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.

Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết

Thời gian 9 tháng mang nặng đã sắp kết thúc và thời điểm “khai hoa nở nhụy” đến với mẹ bầu. Sẽ có rất nhiều lo lắng nhất là đối với các bà bầu lần đầu tiên được làm mẹ. Để giúp các bạn có kiến thức cơ bản về những dấu hiệu sắp sinh, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin quan trọng bạn cần biết.

Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết

Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết
Hãy lưu ý các dấu hiệu sắp sinh và trao đổi với bác sĩ của bạn

Xuất hiện nhiều những cơn co thắt

Nếu thấy các cơn co thắt xuất hiện liên tục, đều đặn thì nhiều khả năng là bạn sắp sinh, ngoài ra, một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu…

Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến gần, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, cứ 10 – 15 phút một lần.

Thở dễ dàng hơn

Khi có dấu hiệu sắp sinh, bạn sẽ có cảm giác thai bị tụt xuống, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, áp lực của thai lên lồng ngực cũng được giảm đáng kể. Vì vậy, nếu thấy thở dễ dàng hơn thì nghĩa là bạn nên chuẩn bị tinh thần sớm.

Cảm giác thai ‘tụt’ xuống

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra). Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.

Nhóm phụ nữ sinh con lần 2 không cảm nhận được rõ ràng giai đoạn bé bị “rơi” xuống, trừ thời điểm sắp sinh. Nguyên nhân là vì các cơ vùng xương chậu của mẹ đã bị giãn mạnh nên cảm giác “tụt” xuống của bé khá mơ hồ.

Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.

Đau lưng dưới

Các cơn đau lưng dưới và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra.

Ra máu

Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.

Vỡ nước ối

Thường thì bạn sẽ thấy tử cung co thắt nhiều lần, sau đó nước ối mới bị vỡ, nhưng cũng có một số trường hợp nước ối bị vỡ bất ngờ. Nếu nước ối vỡ bất ngờ thì bạn nên nhập viện ngay.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông.!

Bạn sắp sinh đôi?

Khi có mang đơn thai thì bạn đã có rất nhiều điều phải lo lắng về việc sinh nở rồi. Vậy nên khi bạn mang song thai, những sự lo lắng này sẽ càng bộn bề hơn. Bạn sẽ phải lo lắng vì sự nguy hiểm thường cao hơn, việc chăm sóc 2 đứa trẻ sẽ vất vả hơn…

Thực tế của nghiên cứu khoa học cho thấy, rõ ràng việc bạn sinh đôi cũng mang lại cho bạn một số vấn đề nhất định. Chẳng hạn, việc mang song thai dễ xảy ra nguy hiểm vì nó dễ xảy ra những biến chứng so với việc bạn sinh một. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì điều này chỉ gặp khi bạn có những dấu hiệu bất thường. Còn nếu không có bất thường đặc biệt, quá trình sinh nở các cặp song sinh cũng không có gì khác với những cuộc sinh nở một con. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến việc bạn sẽ đẻ một cặp song sinh.

Đẻ thường hay đẻ mổ?

Khi các bà mẹ không có vấn đề sức khỏe và song thai đang ở vị trí ngôi thai thuận lợi thì các bác sỹ sẽ không chỉ định cho bạn đẻ mổ mà vẫn đẻ thường qua đường âm đạo. Việc yếu tố nào quyết định đến vấn đề đẻ mổ hay đẻ thường? Điều này cũng hoàn toàn giống với việc bạn sinh một vậy.
Bạn sắp sinh đôi?

Bạn sắp sinh đôi?


Yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ là ngôi thai. Bình thường, quá trình sinh đôi cũng khá dễ dàng bởi vì kích thước của song thai lại thường nhỏ hơn bình thường với đơn thai. Nếu cả hai em bé cùng hướng đầu xuống phía dưới, âm đạo của sản phụ có thể dễ dàng đưa lần lượt từng em bé ra ngoài. Nhưng cũng có trường hợp chỉ một em bé hướng đầu xuống dưới và một lát sau em bé còn lại sẽ tự động chuyển hướng (quay đầu xuống dưới) để chui ra khỏi bụng mẹ. Khi đó tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn bác sĩ sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ, nếu bạn khỏe mạnh, em bé đầu ngôi thuận bác sỹ sẽ cho bạn sinh thường vì sau khi em bé đầu ra đời thì em bé thứ hai sẽ tự chuyển ngôi ngay sau đó và cuộc đẻ thường tiếp tục. Nhưng nếu trong quá trình thăm khám các bác sỹ phát hiện ra ngôi thai không thuận thì bạn sẽ được chỉ định sinh mổ.

Những lưu ý trong quá trình sinh đôi

Khi không có dự kiến sinh mổ, thì sự ra đời của cặp song sinh cũng xảy ra giống như một cuộc sinh nở bình thường.

Khi em bé đầu tiên được sinh ra, và sau khi cắt dây rốn, hoặc nữ hộ sinh chăm sóc bé thứ nhất thì bác sĩ tiếp tục đỡ đẻ bé thứ hai, nếu sau khi kiểm tra thấy ngôi thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định người mẹ tiếp tục rặn đẻ nếu thấy người mẹ kiệt sức hoặc ngôi không thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ bé thứ hai.

Hầu hết, các cặp song sinh thường ra đời khi được nằm trong bụng mẹ khoảng 37 tuần. Cân nặng của các em bé trong trường hợp này cũng thấp hơn trẻ bình thường (hầu hết các bé chỉ nặng từ 2,5 kg trở xuống). Ngoài ra, 40% những em bé song sinh cần được chăm sóc đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường, em bé thứ hai thường chui ra khoảng vài giây sau đó, nhưng bạn cũng không cần phải vội vàng vì nhiều trường hợp có thể lâu hơn. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều em bé sinh đôi ra đời cách nhau vài ngày nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.

Sau khi hai em bé được sinh ra, bác sĩ giám sát việc trục xuất của nhau thai và chảy máu âm đạo. Nhau thai và hiện tượng chảy máu âm đạo ở sản phụ sinh đôi

Để khỏe và đẹp được hài hòa khi mang thai

Đa số các chị em đều muốn mình luôn được xinh đẹp, kể cả lúc đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Chắc hẳn các bà bầu đã nghe về những tin đồn đáng sợ như nhuộm tóc gây dị tật cho thai nhi. Vậy nên, các bà mẹ cũng nên lưu ý đến những điều có thể gây hại cho thai nhi trước khi quyết định đến các địa điểm chăm sóc sắc đẹp.

Theo Karen Boyle, bác sĩ khoa tiết niệu, khoa sản thại bệnh viện Johns Hopkins, có quá nhiều lời truyền miệng về những thứ nên kiêng và cũng khó xác định xem nên tin vào điều gì.

Để khỏe và đẹp được hài hòa khi mang thai


Massage là điều tuyệt vời trong thai kì vì nó giúp giảm thiểu stress, tăng lượng tuần hoàn máu, xoa dịu các cơn đau. Nhưng điều quan trọng là nhà trị liệu phải am hiểu về các thay đổi của bà bầu trong thai kì. Nếu bạn không muốn nằm lên bụng bầu thì hãy chọn spa cung cấp loại bàn khoét tròn, để chỗ cho bụng bầu lọt qua. Hoặc nếu không thì bạn sẽ phải nằm nghiêng để massage nhưng tư thế này không được ưa chuộng cho lắm. Do bà bầu nhạy cảm trước mùi hương trong thai kì nên nhà trị liệu sẽ sử dụng loại dầu không có mùi hương.

Nhuộm tóc

Có rất nhiều hóa chất được sử dụng khi nhuộm tóc nhưng các nghiên cứu cũng chưa hề tìm ra các hóa chất này dẫn đến các dị tật thai nhi hay bệnh ung thư ở trẻ. Bà bầu nhuộm tóc một hay hai lần cũng không phải là vấn đề lớn lắm. Để an toàn hơn thì nên chờ đến quý thứ 2 và 3 của thai kì, khi các bộ phận chính của thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Có thể lựa chọn nhuộm tóc highlights vì thuốc không tiếp xúc trực tiếp với da đầu, và hóa chất sẽ không bị thẩm thấu vào máu của bà bầu.

Để khỏe và đẹp được hài hòa khi mang thai

Làm nails

Các chuyên gia cho rằng việc làm nails hoàn toàn vô hại với bà bầu. Móng tay, chân của các bà mẹ tương lai mọc nhanh hơn và cũng cứng, khỏe hơn nên bà bầu cần cắt móng thường xuyên hơn. Mặc dù sơn móng tay chứa nhiều hóa chất thì nó cũng không bị thẩm thấu qua móng vào máu và gây ra dị tật thai nhi được. Chỉ có vấn đề duy nhất là nếu salon kín gió thì bà bầu dễ buồn nôn do ngửi phải nhiều loại hóa chất khác nhau. Bà bầu nên ngồi cạnh cửa ra vào hoặc cửa sổ để sơn móng.

Waxing

Nếu bạn muốn mọi thứ trông thật hoàn hảo trước ngày trọng đại thì waxing là điều có thể làm nếu như bạn đã quen với nó. Waxing sẽ vô cùng đau, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kì, thậm chí còn làm co bóp dạ con. Điều này không tốt nếu bạn vẫn chưa qua tuần 37 của thai kì.

Làm trắng răng

Bạn muốn làm trắng răng để có được nụ cười rạng rỡ hơn nhưng hãy suy nghĩ lại. Làm trắng răng vẫn chưa được kiểm tra về độ an toàn trong thai kì nên các bác sĩ nha khoa cũng không biết được việc làm trắng răng có an toàn cho thai phụ hay không. Do đây là trị liệu không cấp thiết nên bà bầu có thể để sau khi sinh thực hiện. Ngoài ra, nướu răng và lợi của bà bầu cũng nhạy cảm cơn và dễ bị chảy máu do sự thay đổi hormone. Đối với một số thai phụ, làm trắng răng có thể kích thích những vùng nhạy cảm khác.

Chăm sóc da mặt

Bà bầu sẽ không thể đoán được làn da sẽ thay đổi như thế nào trong 9 tháng mang thai. Và massage da mặc sẽ giúp điều chỉnh được sự thay đổi về độ mịn màng và giữ ẩm cho da. Nhưng da của bà bầu nhạy cảm hơn trước rất nhiều nên bà bầu sợ dùng sản phẩm tẩy da chết mạnh như trước. Khi massage, người chăm sóc da cho bà bầu cần phải biết chắc là bà bầu có khó chịu với mùi hương nào không để tránh sử dụng các sản phẩm có mùi. Khi bước sang quý thứ hai, bà bầu nên được gối đầu, chứ không nên nằm trên cùng một đường thẳng vì tư thế này làm chậm sự lưu thông máu khiến bạn thấy chóng mặt.

Tắm nắng

Thói quen này nên bị loại bỏ ngay trong danh sách những việc nên làm với bà bầu. Việc phơi nắng sẽ làm tăng khả năng bị bệnh ung thư da và việc tiếp xúc với tia UV cũng làm da bà bầu dễ bị nám, tàn nhang trong thai kì. Bà bầu có thể bị nám do thay đổi hormone trong cơ thể, nếu phơi nắng nữa thì tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí khi phơi nắng, cơ thể bà bầu cũng bị nóng lên và gây hại cho thai nhi.

Tắm hơi

Nếu muốn ngâm mình trong nước để thư giãn thì bà bầu nên tránh xa phòng tắm hơi và nên ngâm mình vào trong bồn nước ấm thì hơn. Bởi nhiệt độ càng cao thì càng dễ gây ra dị tật thai nhi, đặc biệt ở ba tháng đầu tiên của thai kì. Hầu hết các phòng tắm đều để ở nhiệt độ rất cao, và bạn thường ngâm người trong nước từ cổ trở xuống. Còn tắm trong bồn thì nhiệt độ thấp hơn rất nhiều, ít nhất thì tay, đầu gối, vai không ngập trong nước và nhiệt độ toàn thân không lên cao đến mức gây nguy hiểm. Bà bầu nên tránh các phòng tắm xông hơi vì nhiệt độ và hơi nước ở đó có thể gây choáng váng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.