Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nếu mang thai là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với người phụ nữ thì sảy thai lại là một trong những trải nghiệm khủng khiếp nhất. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sảy thai và biện pháp phòng tránh.
Người mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng đau khổ nếu bị sảy thai. Tiếc thay, hiện tượng sảy thai lại khá phổ biến với tỉ lệ từ 20 đến 30% trong tổng số phụ nữ mang thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra vào thời kì đầu của thai kì và có khi xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình mang thai. Nhưng dù xảy ra lúc nào đi nữa, nó cũng khiến người ta đau lòng. Vậy một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai là gì? Có thể phòng tránh sảy thai hay không?

Tin liên quan về mang thai 3 tháng đầu:
Sua danh cho ba bau
Thức ăn tốt cho sức khỏe bà bầu

Hình ảnh

1. Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bất thường về nhiễm sắc thể
Để quá trình mang thai diễn ra cần phải có 23 nhiễm sắc thể từ người cha và người mẹ. Một bào thai bình thường sẽ có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể. Lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn hoặc ít hơn đều dẫn đến sảy thai do thai nhi phát triển bất bình thường.
Vấn đề về nhau thai
Nhau thai là một cơ quan vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Nhau thai đóng vai trò là nguồn thức ăn của thai nhi vì nó nối thai nhi với nguồn máu của người mẹ. Nếu nhau thai bất thường, thai nhi cũng phát triển không ổn định và dẫn đến sảy thai.
2. Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường gây vô sinh nhưng nếu phụ nữ có thai khi bị hội chứng này, tỷ lệ sảy thai rất cao. Lí do là vì buồng trứng của những người này thường lớn hơn so với bình thường dẫn đến sự mất cân bằng trong tử cung.
Phụ nữ mang thai không yếu đuối
Người phụ nữ mang thai có thể làm việc, tập thể thao và ân ái bình thường mà không phải lo lắng bị sảy thai. Điều duy nhất mà một chị em cần nhớ khi mang thai là luôn đảm bảo mình khỏe mạnh và không bị tổn thương. Phụ nữ mang thai có thể gắt gỏng, buồn bực và thay đổi thất thường nhưng họ vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường như những phụ nữ khác.
Bệnh tật
Các bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, tiểu đường không được kiểm soát, tăng huyết áp nghiêm trọng và lupus làm tăng cao nguy cơ sảy thai.
Đối mặt với sảy thai
Những phụ nữ bị sảy thai được khuyến khích đi khám để đảm bảo cơ thể họ đang hồi phục và sức khỏe vẫn bình thường. Nếu phát hiện biến chứng, phải tiến hành điều trị ngay lập tức, đặc biệt nếu họ có ý định mang thai lần nữa.
Những người bị sảy thai vì những nguyên nhân kể trên không nên từ bỏ hi vọng, đặc biệt nếu như họ chỉ mới sảy thai lần đầu. Dù bị sảy thai bao nhiêu lần đi nữa, vẫn có rất nhiều phương pháp hiện đại có thể hỗ trợ. Bạn có phải đối mặt với những nguyên nhân dẫn đến sảy thai kể trên hay không? Bạn đã làm gì để đảm bảo mẹ tròn con vuông? Chia sẻ với MarryBaby nhé.
Nguồn: Anmum Việt Nam

Những triệu chứng cần biết về đau bụng khi mang thai

Thai nhi đang lớn dần trong bụng làm cho các cơ, khớp và mạch máu phải chịu một áp lực rất lớn. Điều này làm cho bạn cảm thấy không thoải mái xung quanh vùng bụng.
Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ nhất?
Cơn đau vùng bụng thường không phải là điều lo lắng trong những tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu bạn có các dấu hiệu khác đi kèm, bạn nên cẩn thận vì một trong các vấn đề bên dưới có thể xảy ra.
Thai ngoài tử cung: Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Đây là tình huống rất nguy hiểm và bạn cần được can thiệp y tế ngay. Triệu chứng của thai ngoài tử cung là những cơn đau thường bắt đầu ở một bên và lan rộng ra khắp vùng bụng. Ngoài ra, thai phụ có thể bị chảy máu sẫm màu. Tình trạng này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Gọi cho bác sĩ hoặc đến thẳng phòng cấp cứu ngay lập tức vì thai ngoài tử cung không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.

Xem thêm bài viết dinh dưỡng cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Benh phu khoa anh huong den suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ hai?
Cơn đau bụng ở tam cá nguyệt thứ hai cơ bản không phải điều đáng lo ngại. Chỉ khi nào bạn bị đau bụng cùng với chảy máu, bạn mới cần lo lắng đến chuyện sảy thai.
Sảy thai muộn ít phổ biến hơn sảy thai sớm, chỉ khoảng 1%. Các dấu hiệu của sảy thai muộn là đau cơ, chảy nhiều máu ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn.
Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ ba?
Vào tam cá nguyệt thứ 3, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó. Đôi lúc, ngay cả khi nước ối vỡ, đó vẫn chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả.
Nếu bạn sắp sinh non, bạn sẽ cảm thấy đau ở hông hoặc bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Bạn có thể cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, tuy nhiên thường không gây đau đớn. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong khoảng giữa tuần thai thứ 24 đến 37.
Nếu những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, rất có thể bạn sắp chuyển dạ. Tại thời điểm này, các cơn co thắt là một phần của cơ thể chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm thấy đau lưng nhẹ gây ra bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.
Cơn đau chuyển dạ thường ít dữ dội hơn những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Việc nghỉ ngơi trên ghế sofa hay đi bộ có thể giúp bạn giảm đau.
Theo: http://vnanmum.com

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và những hậu quả cho đứa bé?

Cùng kiểm tra xem bạn đã hiểu biết hết về những loại thức ăn, thức uống cần tránh khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của bé và của chính bạn trong hơn 9 tháng thai kỳ không nhé.
5 loại thức ăn và thức uống cần tránh khi mang thai
Cà phê và các loại thức ăn, thức uống chứa caffein: Caffein đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Thức ăn mặn: Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi đối với các khớp xương của chị em phụ nữ. Một số khớp xương mới hình thành nhanh chóng so với trước khi mang thai.
Quá trình này sẽ giải phóng ra các kim loại nặng đã được tính lũy trong hệ xương nhiều năm qua, trong đó có chì.

Tham khảo thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Chuan bi mang thai
Bien doi co the khi mang thai 3 thang dau

Hình ảnh

Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, hàm lượng chì trong máu sẽ tăng cao. Khi bạn tiêu thụ nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này, đồng nghĩa với một lượng canxi trong cơ thể sẽ được đào thải theo natri. Đây là tình trạng hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn, vừa để bảo tồn lượng canxi có trong hệ xương vừa bảo vệ con yêu khỏi sự xâm hại của chì. Chất chì, dù ở hàm lượng rất nhỏ trong hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Kiêng các thức ăn có thể chứa nấm hoặc vi khuẩn: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thức ăn có thể không an toàn cho mẹ và thai nhi.
Tránh xa thức ăn có hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác: Các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi ở trẻ trong những năm sau này. Acrylamide có thể xuất hiện trong các thực phẩm được chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ như khoai tây chiên giòn. Do đó, chị em nên hạn chế ăn nhiều các món này. Khi chế biến thức ăn cũng không nên chiên, nướng quá lâu.
Các loại viên uống bổ sung cho thai phụ khác với qui định của bác sĩ, đặc biệt là những loại chứa hàm lượng cao: Không phải cứ ăn nhiều, uống nhiều chất dinh dưỡng là tốt. Quá nhiều một thành phần nào đó cũng có thể gây hại cho bé.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp có thể gây ra những hậu quả nào cho đứa bé?
Dị tật bẩm sinh
Trẻ sinh nhẹ cân
Chậm phát triển
Rối loạn phát triển nhận thức
Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim,…
Nguồn: Việt Nam Anmum

Những điều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Bạn chắc hẳn đã nghe nhiều lời khuyên không được làm cái này, nên kiêng cái kia từ những người lớn tuổi trong nhà. Tuy nhiên, còn có những điều khác trong cuộc sống hiện đại mà bạn có thể chưa từng được khuyến cáo. Tham khảo bài viết dưới đây để tích lũy thêm kinh nghiệm cho một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nhé!
1. Sử dụng các sản phẩm trị mụn trứng cá chứa BHA
BHA, viết tắt của Beta Hydroxy Acid, là một hình thức của axit salicylic, có khả năng thẩm thấu vào da và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bạn cũng cần kiểm tra nhãn chai nước hoa hồng hoặc dung dịch tẩy trang hiện đang dùng xem có chứa axit salicylic hay không, nếu có, bạn nên ngừng sử dụng ngay.

Tin tức về thức ăn tốt cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Thuc an tot cho suc khoe ba bau

Hình ảnh

2. Thức uống có caffein
Chỉ cần không tiêu thụ nhiều hơn 200 mg caffein mỗi ngày, bạn sẽ không phải lo lắng về nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Tốt nhất là bạn chỉ nên uống một ly cà phê mỗi ngày. Tốt nhất là uống cà phê sữa vì cà phê đen khá đậm đặc, đồng thời có thể làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng.
3. Dọn phân mèo
Ký sinh trùng Toxoplasmosis có trong phân mèo có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi mặc dù không ảnh hưởng gì đến người mẹ. Do đó, nếu nhà bạn có nuôi mèo, bạn nên nhờ người khác dọn dẹp phân mèo hộ bạn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất bạn không bao giờ đến gần chất thải của tất cả các loại vật nuôi.
4. Ăn cho hai người
Rất nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi có em bé, bản thân họ phải ăn nhiều gấp đôi bình thường. Trong thực tế, bạn chỉ cần bổ sung thêm 200-400 calories mỗi ngày, tùy vào cân nặng của bạn trước khi mang thai cũng như giai đoạn của thai kỳ.
5. Massage trong 3 tháng đầu thai kỳ
Massage rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên việc này nên được thực hiện từ 3 tháng giữa thai kỳ trở đi. Ngay cả khi bạn thực hiện massage sau tam cá nguyệt thứ nhất, bạn vẫn cần thận trọng với địa chỉ và phương pháp massage mà bạn lựa chọn. Lời khuyên cho bạn là nên tìm đến các spa dành riêng cho phụ nữ mang thai để được phục vụ chu đáo và an toàn với các trang thiết bị và liệu pháp chuyên biệt. Bên cạnh đó, hầu hết các spa thông thường sẽ từ chối chị em bầu để tránh những phát sinh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và uy tín của spa.
Nguồn: VN Anmum

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể cho mẹ bầu vào mùa đông

Mùa đông năm nay, thời tiết có vẻ lạnh hơn, người dân Sài Gòn phải co ro khi ra đường vào sáng sớm, tuyết rơi kéo dài ở Sapa, người dân miền Bắc đang khó khăn chống chọi với cái lạnh, đây cũng là thời điểm đặc biệt khó khăn đối với chị em bầu khi mà thời gian mang thai là thời gian mà hệ miễn dịch của các mẹ bầu thường bị suy giảm.
Vì thế nên việc giữ ấm cho cơ thể để vượt qua mùa đông giá rét là rất quan trọng, các mẹ có thể tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn như massage, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài,… để luôn giữ cho tinh thần thư thái, quên đi cái lạnh của mùa đông.

Bài viết về mang thai 3 tháng đầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu

Hình ảnh

Giữ thói quen vận động và thư giãn
Mùa đông thường không phải là mùa được yêu thích trong năm bởi sự khắc nghiệt của nó, tuy nhiên các mẹ bầu cũng đừng quá để tâm vào cái lạnh mà bỏ quên những thói quen tốt của mình nhé. Nếu chị em đang có thói quen đi bộ hoặc tham gia các lớp thể dục như Yoga, thiền dành cho bà bầu, các mẹ nên tiếp tục vì những hoạt động này không những tốt cho mẹ và bé mà còn giúp cho cơ thể của mẹ thích ứng tốt với thời tiết lạnh giá của mùa đông nữa đó.
Những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể
Mùa đông các mẹ bầu nên ăn đồ ăn nóng, tránh ăn đồ nguội, lạnh để giữ ấm cho bao tử, các loại thực phẩm như rau xanh, các loại củ đều là những thực phẩm không những bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp giữ ấm rất tốt.
Các đồ ăn cay, nóng như tiêu, ớt, sa tế… cũng được coi là các thực phẩm giúp “ấm người”, tuy nhiên các mẹ bầu nên sử dụng với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến bao tử.
Các thực phẩm giàu sắt cũng là những thực phẩm giúp các mẹ bầu ổn định thân nhiệt, do đó các mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như thịt, trứng, ngũ cốc, đậu phụ,… vừa giúp cơ thể chống lại nguy cơ thiếu máu, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho thai nhi, lại giúp cơ thể giữ ấm mùa đông.
Mặc đủ ấm
Đồng ý rằng khi mang thai, thân nhiệt của các mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường, nhưng không nên vì thế mà các mẹ bầu xem thường nhiệt độ bên ngoài, sẽ rất nguy hiểm nếu các mẹ để cơ thể mình bị nhiễm lạnh, vì thế hãy luôn mặc đủ ấm cho bản thân mình.
Các mẹ bầu nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì mặc một chiếc áo quá dày, vì như thế sẽ làm cho cơ thể khó thấm mồ hôi nếu như bị nóng, mặc nhiều lớp áo sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng điều chỉnh nếu cảm thấy cơ thể nóng lên.
Nếu các mẹ bầu phải ra ngoài trong thời tiết quá lạnh, nên đội nón len dài để giữ ấm cho đôi tai, đeo bao tay và đeo khăn quàng cổ. Các mẹ cũng cần đeo khẩu trang để giữ ấm cho mũi, tránh để khí lạnh bay vào mũi sẽ dễ gây cảm cúm.
Một bộ phận rất quan trọng trên cơ thể là đôi chân, bởi vì nó phải vận động nhiều và chứa sức nặng của toàn bộ cơ thể, do đó các mẹ bầu nên giữ ấm cho đôi chân để giúp máu luôn lưu thông tốt. Giữ cho đôi chân khoẻ mạnh và ấm áp chính là cách để bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông.
Nguồn: Việt Nam Anmum

Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng máu trong thai kì như thế nào?

Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về máu và viêm não hay viêm màng não ở trẻ nhỏ. Điều đặc biệt chị em cần lưu ý là bệnh cần được phòng ngừa từ khi mang thai.
Nguyên nhân

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của trẻ và phát triển trong đó gây nên những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng máu có thể xảy ra trước hoặc sau khi sinh từ 1 đến 2 tuần. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng trên hết là do việc vệ sinh không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bài viết về thức ăn tốt cho bà bầu:
Chuan bi mang thai
Dinh dưỡng cho giai đoạn mang thai 3 tháng đầu

Hình ảnh

Trường hợp nhiễm trùng máu trong khi sinh có thể do vi khuẩn xâm nhập vào màng ối sau đó nhiễm vào bào thai hoặc qua nước ối, thai nhi nuốt phải dẫn đến viêm phổi hoặc viêm dạ dày và biến chứng thành nhiễm trùng máu. Trong quá trình sinh nở, việc khử trùng các dụng cụ không đảm bảo tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng máu.
Nếu bị nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua niêm mạc da, hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc khi dây rốn chưa lành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng khi bé bị nhiễm trùng máu
Khi bé sơ sinh có những biểu hiện sau, có thể bé đã bị nhiễm trùng máu:
- Sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp dưới 35 độ C
- Không có sức nuốt hoặc nuốt yếu, không muốn uống sữa
- Phản ứng chậm với tiếng động, tiếng khóc yếu
- Ngủ li bì kéo dài nhiều ngày
- Nhịp tim, nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường
- Da có màu vàng hoặc tím tái, màu xám hoặc xanh xao
- Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bú sữa mẹ như nôn, tiêu chảy, trướng bụng…
Sự xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn vào máu của trẻ có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm màng não mũ, một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ.
Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng máu như thế nào?
Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ khi mang thai, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, chị em cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bạn nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của con để kịp thời phát hiện bệnh. Thông thường những biểu hiện bên ngoài của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống từ bào thai ra bên ngoài. Phát hiện sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.
Nguồn: Anmum VN

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Bà bầu có nên uống sữa đậu nành?

Sữa đậu nành là một thực phẩm thiên nhiên chế biến từ đậu tương, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống và dễ hấp thu. Nó cũng là một thức uống quen thuộc, được nhiều người ưa thích do những công dụng tuyệt vời như phòng ngừa ung thư đại tràng, giảm đường huyết tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Không ít phụ nữ có thai thường lo sợ hoạt tính estrogen trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng và những lưu ý khi uống sữa đậu nành để giải đáp cho những thắc mắc bấy lâu nay nhé!

Tin liên quan về chuẩn bị mang thai:
Sức khỏe cho bà bầu
Dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Thành phần chất dinh dưỡng của sữa đậu nành
- Axit béo không no trong sữa ngăn ngừa mỡ bám vào mạch máu và giảm lượng cholesterol trong máu.
- Trong sữa đậu nành còn có các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, vitamin A… giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.
- Trong sữa đậu nành còn có các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm triệu chứng táo bón cho các bà bầu.
- Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết tương đương các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt,…rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe.Lượng estrogen trong sữa đậu nành vô cùng thấp nên không ảnh hưởng gì đến giới tính thai nhi. Hơn nữa, cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói đến việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng giới tính thai nhi. Do đó, các mẹ có thể yên tâm khi uống sữa đậu nành rồi nhé.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành
- Chỉ nên uống 1 ly sữa đậu nành/ ngày.
- Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển.
- Không nên uống sữa đậu nành pha trứng gà làm cho cơ thể khó hấp thụ, giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi.
- Cần đun sôi kỹ trước khi uống vì nếu uống sữa đậu nành không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài hay ngộ độc.
- Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây ra hiện tượng kết tủa ở ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.
Nguồn: http://vnanmum.com