Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Thông tin về bệnh chàm ở trẻ em các bậc phụ huynh nên biết

Bệnh chàm ở trẻ em là một bệnh dị ứng da phổ biến ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh ở giai đoạn bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu người lớn không chăm sóc đúng cách sẽ làm tình trạng của trẻ nhỏ ngày càng nặng hơn và rất khó để bệnh chàm thuyên giảm. Mời bạn theo dõi những thông tin bổ ích về bệnh chàm dị ứng ở trẻ em sau đây để biết nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng cũng như các biện pháp  chăm sóc da cho trẻ thích hợp

Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất đạ dạng và phức tạp được tổng hợp thành 3 nguyên nhân chính như sau:
·         Do cơ địa cơ thể mỗi người:
          Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
          Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.
          Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…
·         Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,... hoặc ăn phải các thức ăn lạ ( không hợp cơ địa) như cá biển,tôm cua.
·         Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin,dư thừa các chất đạm…
Các triệu chứng của bệnh chàm:
·         Khi trẻ mắc bệnh thì các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và khô hơn vùng da bình thường. Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì vùng da này sẽ bị viêm tấy trở nên đỏ hơn và ứa nước.  Vùng da này sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các loại hóa chất trong nước hoa, xà bông, bột giặt. Khi đó các vết đỏ sẽ trở nên rất ngứa ngáy nhưng nếu gãi thì càng làm cho vùng da đó càng ngứa và đỏ.
·         Đối với trẻ sơ sinh, khu vực da thường xuất hiện chàm đó là trên mặt, trán hoặc da đầu… hoặc có thể bắt đầu từ chân, tay trước rồi lan rộng khắp cơ thể. Đối với các trẻ lớn hơn, thì bệnh thường xuất hiện trên mặt sau đầu gối, trong khủy tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Các hoạt động gãi khi ngứa sẽ gây trầy xước da và khiến vùng da bị bệnh trở nên dày hơn, khô hơn và trở nên xẫm màu.
Biện pháp chăm sóc da phù hợp:
·         Khi trẻ có các triệu chứng trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm đặc biệt để chăm sóc da nhằm hạn chế các nguy cơ trẻ nhỏ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.
·         Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và tắm rửa  cho bé:
          Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh những tổn thương cho vùng da khi bé gãi.
          Tránh tắm cho bé trong bồn tắm quá 5 đến 10 phút. Khi sử dụng nước ấm để tắm cho bé thì nên để nước ở khoảng 36oC. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phồng và hương liệu để tắm cho bé.
-       Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại khăn 100% cotton để làm khô da bé. Tuyệt đối không được lau quá mạnh.
-       Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
·         Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên quét dọn trong phòng của bé để tránh bụi và vụi vải và để phòng bé thật thoáng khí, hạn chế để bé trong căn phòng đầy khói.
·         Bạn  nên lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.
·         Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì sửa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên ( hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng).

Lưu ý: Vì tính chất bệnh rất dễ bị tái phát nên bạn nên đưa trẻ đi tái khám sau mỗi đợt điều trị để dứt điểm cho bé!

Làm mát cho con yêu trong những ngày khô nóng

Những ngày mùa hè oi ả hay ngày mùa khô hanh nóng mang đến một thử thách không nhỏ đối với các bà mẹ: Làm thế nào để con luôn thoải mái, mát mẻ, không "bốc mùi" với mồ hôi và bứt rứt vì nổi rôm sảy?

Thời tiết khô nóng không chỉ khiến các khó chịu, bức bối trong những lớp quần áo mà còn dễ bị hăm, rôm sảy và gia tăng khả năng cháy nắng, say nắng. Đối với bé mới sinh, ngủ sâu trong thời tiết nóng bức cũng dễ có nguy cơ bị mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hơn. Chính vì vậy, các mẹ nên chú ý hơn đến việc chăm sóc bé trong những ngày nóng.
Chọn đúng loại quần áo
Nếu đang ở trong nhà, hãy cho con mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ và được làm từ những chất liệu tự nhiên như cotton chẳng hạn. Những loại vải như cotton sẽ thấm hút mồ hôi tốt hơn vải dệt từ sợi nhân tạo. Nếu ra ngoài trời, bố mẹ có thể cho bé mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vành để che đầu và mặt, đồng thời tránh để da bé tiếp xúc với ánh nắng khi mặt trời đã lên cao vì các tia sáng có hại có thể xuyên qua các đám mây và gây nguy hiểm cho làn da của bé. 
Luôn để bé ở nơi thoáng khí
Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của bé không tốt như người trưởng thành nên bé rất dễ bị tăng nhiệt độ khi trời nóng bức. Đó là lý do các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bố mẹ không nên để bé ở một mình ở những nơi không thoáng khí như xe hơi hay phòng kín, chỉ một vài phút trôi qua, bé có thể phát sốt hoặc bị nguy hiểm đến tính mạng.
Sử dụng địu và xe đẩy loại mỏng, nhẹ
Trong khí hậu nhiệt đới, bố mẹ nên chọn những loại đai, địu hay xe đẩy bằng chất liệu mỏng và thông thoáng. Ngay khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu nóng bức ở bé như mặt đỏ, đổ mồ hôi, bứt rứt và quấy khóc, hãy cho bé ra khỏi địu hay xe đẩy ngay.
Cho bé uống đủ nước
Khi chăm sóc bé, bố mẹ nên chú ý, dù cho không có mồ hôi chảy ra trên trán bé, nhiệt độ cao vẫn có thể khiến con mất nước. Những dấu hiệu báo động tình trạng mất nước bao gồm da ửng đỏ, nóng, bồn chồn, bứt rứt, thở nhanh. Ngay lúc này, bé cần được bù nước bằng cách cho bú, uống sữa hoặc nước. Lưu ý, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước mà chỉ dùng sữa. Trong mùa hè hoặc ngày nóng, bé cần được uống nhiều hơn bình thường khoảng 50%.
Vui chơi ngoài trời một cách khôn ngoan
Nếu có dự định đi chơi ngoài trời, bố mẹ hãy tránh khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đây là lúc ánh sáng mặt trời có sức “công phá” làn da cao nhất.

Làm mát cho con yêu trong những ngày khô nóng
Mặc dù việc vui chơi ngoài trời rất tốt cho sự phát triển của bé, bố mẹ nên chọn lựa giờ giấc hợp lý để tránh tổn hại sức khỏe của con nhé
Tìm những bóng râm
Khi bố mẹ và bé vui chơi ở bãi biển hay công viên, hãy tìm nơi “trú ẩn” an toàn khỏi ánh nắng gay gắt như bóng cây, ô dù, hay một chiếc chòi. Nếu thường xuyên đi du lịch, sao bố mẹ không tự sắm cho mình một chiếc lều vải để cả nhà cùng thoải mái ngồi trong đó nghỉ xả hơi và tránh bị nắng làm phiền nhỉ? Và nhớ tìm “bóng râm” cho đôi mắt, đó là những cặp kiếng mát thích hợp với độ tuổi của từng thành viên trong gia đình nhé.
Dùng kem chống nắng
Kem chống nắng là lá chắn bảo vệ làn da mỏng manh của bé trước những tác động tiêu cực từ các tia trong ánh nắng mặt trời. Đối với các bé dưới 6 tháng, một lượng nhỏ nhất theo hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng kích ứng da.
Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại sản phẩm làm dịu da trong trường hợp bé bị nổi sảy, nhưng với trường hợp da bị cháy nắng thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Sử dụng quạt và máy lạnh hợp lý
Quạt máy và máy lạnh là hai thiết bị cần thiết để giảm bớt sức nóng nhưng liệu bố mẹ đã sử dụng chúng hợp lý chưa?
Đối với quạt:
-Không để quạt thổi trực tiếp liên tục vào người bé mà nên để quạt quay.
-Không để quạt thổi vào người bé khi đang ra mồ hôi
-Hạn chế dùng quạt hơi nước vì độ ẩm quá cao có thể gây ẩm mốc
Đối với máy lạnh:
-Không nên đưa bé vào phòng máy lạnh đột ngột ngay sau khi ở ngoài trời nóng vào nhà.
-Không để bé nằm điều hòa quá 4 tiếng.
-Tránh để máy lạnh phả thẳng vào đầu hay mặt bé
-Nên để một chậu nước dưới điều hòa để làm không khí trong phòng bớt khô.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.


Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Cách làm bánh da lợn thật ngon, thật mát

Bánh da lợn là một kiểu bánh ngọt, dẻo mềm được rất nhiều người dân đất Nam Bộ thích ăn. Chỉ cần ngắm nghía một chiếc bánh nhỏ xinh này, chắc bạn sẽ trầm trồ hâm mộ những người biết cách làm bánh da lợn đậu xanh bởi cách trang trí hấp dẫn, nhiều tầng màu sắc của loại bánh dẻo mềm này. Ngoài kiểu mẫu bánh ngon miệng ‘khó thể cưỡng được’, bánh da lợn còn mang mùi vị thơm ngọt, thanh mát của đậu xanh, lá dứa và nước cốt dừa nên mới đượm đúng chất miền Nam.

Vào ngày nắng nóng, tại sao chúng ta lại không vào bếp bắt tay vào làm loại bánh thú vị này để cả nhà cùng kết mê chứ? Mời bạn tham khảo về cách làm bánh da lợn đậu xanh dưới đây nhé.


Chuẩn bị nguyên liệu


- 150g đậu xanh không vỏ chừng
- 300g bột năng
- 100g bột gạo
- 600ml nước cốt dừa
- 250ml nước lạnh
- 100ml nước lá dứa (bạn có thể say lá dứa tươi và lọc lấy nước cốt nhé)
- 500g đường
- ½ thìa muối

Cách làm bánh da lợn đậu xanh đơn giản tại nhà

Làm vỏ bánh xanh

- Bạn đun sôi 200g đường phèn cùng với 100ml nước lạnh đến khi đường tan chảy thì tắt bếp.
- Sau đó, bạn hòa tan bột năng cùng với bột gạo, nước cốt dừa, nước lá dứa, muối cùng với nước đường hòa tan vào một chiếc âu to. Tiếp đến, bạn nên rây hỗn hợp bột bánh để bột được sánh mịn hơn, và không bị vón cục.


Chế biến vỏ bánh màu vàng

- Đun sôi đường phèn cùng với nước lạnh cho tan chảy hết (giống như trên).
- Nấu chín đậu xanh cho mềm (bạn có thể ngâm đậu xanh với nước lạnh qua đêm cho đậu nở và chín nhanh hơn). Sau đó, bạn xay min tất cả đậu xanh cùng nước đường, nước cốt dừa, muối, bột năng và chút bột gạo cùng vào máy xay. Để hỗn hợp bột thêm mịn, và không bị vón cục, bạn nên rây bột kỹ càng trước khi chuyển sang bước kế tiếp.


Cách đổ bánh da lợn

- Bắc nồi nước lên bếp, rồi cho vào nồi một cái xửng có chứa khuôn để hấp bánh. Bạn bật bếp và đun khoảng chừng 5 phút để khuông được nóng, rồi sau đó mới múc một muôi bột màu xanh đổ vào khuôn (chỉ đổ một lớp bột mỏng nhé) và hấp chừng 3 – 4 phút.
- Sau đó, bạn tiếp tục đổ thêm một muôi bột màu vàng lên trên lớp trước và hấp chừng 5 phút, rồi lại đổ thêm một lớp bột màu xanh lên trên và hấp.
- Bạn làm lần lượt như vậy đến khi bánh chín hẳn thì bắc ra để nguội, cắt miếng theo kiểu tùy thích nhé. Thế là bạn đã hoàn thành xong chiếc bánh da lợn thơm ngon mà rất mềm mịn rồi đó.


Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu về cách làm da lợn đậu xanh thơm ngát, đậm đà chất Nam Bộ. Chúc bạn chế biến món bánh này thành công nhé.

Mẹ bầu có nên ăn yến?

Tổ yến (hay còn gọi là yến sào) là loại thực phẩm cao cấp, nổi tiếng trong ẩm thực Việt Nam từ xa xưa với nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Nhiều người nghi vấn về chuyện cách ăn tổ yến cách, và đặc biệt là việc bà bầu có nên ăn yến hay không. Tuy tổ yến rất bổ dưỡng, tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó, do vậy mà nhiều người có bầu mới để ý nghi vấn về việc yến sào có lợi cho sức khỏe bà bầu hay không.

Để giúp các bạn trả lời vấn đề trên, mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.

Lời bàn tán về chuyện bà bầu có nên ăn yến không?

- Dễ sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu
- Con sinh ra bị di ứng hay mắc bệnh hen suyễn
- Tổ yến hiện nay hay bị làm giả, làm kém chất lượng mà giá lại quá cao.
Và còn nhiều suy nghĩ tiêu cực về tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe bà bầu. Nhưng thực sự tổ yến tốt như thế nào?

Lợi ích của tổ yến đối với bà bầu


Yến sào có rất nhiều lợi ích tuyệt vời, trong số đó có 3 điều đặc biệt dành cho các mẹ yêu như sau:

- Ăn tổ yến để tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu: để em bé được phát triển khỏe mạnh, cơ thể người mẹ cần đảm bảo có đủ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài những loại thực phẩm khuyên dùng cho bà bầu, các mẹ đừng bỏ qua món yến sào nhé. Tổ yến sẽ giúp cho bà bầu có sức đề kháng cao và tăng khả năng chống lại bệnh tật đó.
- Giảm các triệu chứng ốm nghén, và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khi mẹ bầu bị biếng ăn do ốm nghén.
- Hạn chế vết rạn nứt trên da khi đang mang bầu: khi thai nhi dần lớn lên thì bụng của mẹ cùng to hơn và kèm theo đó là nhiều vết rạn nứt. Những vết rạn này khó tránh khỏi khi bạn mang thai, và khó xóa mờ sau sinh nếu bạn không biết cách chăm sóc làn da ngay từ ngày đầu có bầu: như chế độ dinh dưỡng, cách mát xa,... Và tổ yến lại có khả năng làm hạn chế những vết rạn nứt đó nhờ collagen có trong yến sào giúp làn da của mẹ được trơn làng và mềm mại hơn.

Bà bầu nên ăn yến như nào cho an toàn?

- Không nên dùng quá 3gr tổ yến trong một ngày, và nên ăn 3 lần/tuần.
- Nên hỏi tư vấn bác sỹ để biết thể trạng của mình nên dùng yến sào như nào cho phù hợp.
- Nên ăn yến còn nóng để dễ hấp thu hơn, và nên thêm vài lát gừng lúc chế biến để cân bằng tính mát của tổ yến.
- Tốt nhất nên ăn tổ yến chưng với đường phèn.

Trên đây, chúng ta vừa đi tìm giải đáp cho việc bà bầu có nên ăn tổ yến không. Hy vọng rằng những kiến thức trên hữu ích với bạn đọc.

Bệnh ban đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là bệnh sốt phát ban, là một bệnh tương đối phổ biển ở trẻ em ở những nước nhiệt đới. Tuy bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, việc trang bị kiến thức và thông tin về bệnh ban đỏ ở trẻ em là một việc cần thiết.
Triệu chứng của bệnh ban đỏ ở trẻ em
Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ từ 6 tới 36 tháng tuổi. Nguyên nhân là virus gây bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh có 4 thời kỳ cụ thể:
Thời kỳ bị lây bệnh: kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Trong thời gian nay, trẻ vừa bị lây bệnh và hầu như không có triệu chứng của bệnh. Đây còn gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ phát bệnh kéo dài 3 tuần với các triệu chứng như sau:
- Sốt cao, mệt nguời, biếng ăn và bỏ ăn vì đau miệng. Trẻ còn bị ớn lạnh và nôn mửa.
- Chảy nước mắt, sưng mắt, phù mi mắt, mắt đỏ và nhìn mờ.
- Ho, sỗ mũi. Đặc biệt ho kéo dài và tiếng ho khá nặng.
Trẻ phát ban
- Miệng khô, đỏ rộp. Nếu để ý phía trong má có một vài vết loét đỏ hồng xung huyết có đốm trắng (dấu Koplik). Ðó là dấu hiệu đặc biệt của bệnh ban đỏ. Dấu hiệu này xảy ra trước khi phát ban khoảng nửa ngày.
Thời kỳ phát ban: Đầu tiên ban đỏ sẽ mọc trên mặt, trán, rồi lan xuống cổ, ngực, bụng và chạy dần xuống phía dưới, xuống hai chân. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 ngày.
Thời kỳ sởi bay: Ban đỏ bắt đầu lặn. Nếu như trẻ bị nổi nhiều, dày đặc thì lúc này có thể da bị bóc vảy. Tuy lúc này gần khỏi bệnh nhưng cũng là lúc cơ thể trẻ yếu nhất. Cần phải chăm sóc trẻ thật kỹ vào thời gian này để tránh bị bội nhiễm.
Cách chăm sóc trẻ em bị mắc bệnh ban đỏ
Khi trẻ bị mắc bệnh ban đỏ, những bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được chuẩn đoán bệnh và cho thuốc phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ còn cần chăm sóc trẻ như sau:
- Hạ sốt cho trẻ: có thể dùng những loại thuốc theo bác sĩ để trẻ được hạ sốt. Nếu như trẻ sốt quá cao, chườm khăn lạnh cho trẻ hạ nhiệt.
Hạ sốt cho trẻ
- Giảm đau họng cho trẻ: ngoài thuốc kháng sinh, bạn có thể dùng thêm những phương thức trị đau họng truyền thống như: chưng mật ong với lá húng chanh, hoặc lá hẹ, hoặc tắc rồi cho trẻ uống. Cổ họng của trẻ sẽ giảm sưng.
- Vệ sinh mũi cho trẻ: thường xuyên thông mũi, rửa mũi bằng khăn sạch và nước muối pha loãng. Việc làm này giúp trẻ dễ thở và dễ bú mẹ hơn.
- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng nhưng vẫn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa,... Chia nhỏ bữa để trẻ dễ hấp thu chất.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để hạ sốt. Có thể uống thêm nước trái cây tươi để tăng sức khỏe.
- Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm rồi lau người cho trẻ.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Bà bầu có nên uống nước mía để làm đẹp cho mình không?

Nước mía là một thứ đồ uống cung cấp nhiều năng lượng do mía có chứa 70% các loại đường, và còn các chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin,...  Nước mía có vị ngọt, thanh mát, uống thích nhất vào ngày hè và được nhiều người ưa chuộng.  Tuy nhiên, nhiều chị em lại thắc mắc không biết liệu Bà bầu có nên uống nước mía để giải nhiệt không và nên dùng như nào để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhất.

Do vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề Bà bầu có nên uống nước mía không nhé.

Bà bầu có nên uống nước mía không?


Mặc dù mía có chứa hàm lượng đường lớn, nhưng có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nên việc uống nước mía không ảnh hưởng xấu như các nguyên liệu đường khác.

Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng mang thai đã chứng minh: việc uống nước mía trong những tháng đầu mang thai không chỉ giúp mẹ bầu có đủ năng lượng chăm sóc cho thai nhi, mà còn làm đẹp da và hạn chế các dấu hiệu lão hóa trên thai và tóc.

Tuy nhiên, nếu các chị em có dấu hiệu nghén thèm đồ ngọt, thì nên hạn chế uống nước mía vì nồng độ đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Lợi ích của nước mía cho người mẹ


- Cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu: bên cạnh lượng đường tự nhiên lớn thì nước mía còn cung cấp nhiều chất khoáng như canxi, đồng, kali, sắt..., các loại vitamin A, B, C và gần 30 loại axit hữu cơ khác nên rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Giảm triệu chứng ốm nhén bằng cách hòa một ly nước mía cùng với một ít bột gừng, hay gừng tươi giã nhỏ.
- Bảo vệ da của người mẹ: khi đang mang thai, các chị em khó thể tránh được hiện tượng dạn da, nổi mụn, nhăn da và thâm quầng da. Nước mía lại có chứa chất axit alpha hydroxyl giúp hạn chế các vến đề về da như này.
- Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể: Nước mía có chứa một lượng chất chống oxy hóa và từ đó có khả năng thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh cho cả mẹ và bé yêu.
- Hạn chế tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày của mẹ.

Bà bầu uống nước mía nên chú ý điều gì?

Các chị em không nên uống nhiều nước mía hằng ngày vì điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nước mía là một trong những ‘thủ phạm’ khiến các mẹ tăng cân, ảnh hưởng đến vóc dáng và làm mẹ kém tự tin hơn.

Quan trọng hơn, bà bầu không nên uống nhiều nước mía lạnh vì nó làm thai nhi kích ứng với mẹ, và có thể gây co bóp cổ tử cung, dẫn đến hiện tượng động thai.

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Bà bầu có nên uống nước mía hay không. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ


Sốt xuất huyết là một loại bệnh thường hay gặp phải vào mùa mùa mưa. Trẻ em với sức đề kháng còn yếu sẽ rất dễ mắc bệnh này. Nếu cha mẹ không nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến những biến chứng tổn hại sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy mà hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em để các bậc phụ huynh có cách điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp

Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Loại mũi vằn này sinh sống ở khắp nơi thương là ở các nơi ẩm thấp trong nhà, các góc tối tăm và các nơi ẩm và những nơi nước đọng.

Triệu chứng  sốt xuất huyết ở trẻ em

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em nhưng do trẻ em từ 3 đến 10 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh. Sốt xuất huyết ở trẻ có những dấu hiệu sau :
• Trẻ sốt cao đột ngột, từ 38 đến 39 độ nhưng không có các triệu chứng của cảm như ho, sỗ mũi trong 7 ngày trở lại. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong vài giờ
• Trên da mặt và cơ thể, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt và da.
• Chảy máu cam
• Nôn mửa
• Đi ngoài ra máu màu đen
• Đau dữ dội ở vùng sườn bên phải.
• Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của cơn sốt sẽ có các triệu chứng như tay chân lạng, người lừ đừ, mệt mỏi, gây ra trụy tim mạch.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết :

Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh cần :

• Theo dõi sát
• Cho trẻ uống nhiều nước
• Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C thì bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol. Tuyệt đối không dùng aspirin vì aspirin tăng nguy cơ chảy máu.
• Khi thấy các triệu chứng của trẻ ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như chảy máu cam, lừ đừ, đau bụng thì cần đưa trẻ vào viện ngay lập tức.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ :

•  Ngủ màn khi ngủ cả ban ngày để tránh mũi, buổi tối nên cho trẻ mặc áo dài tay để tránh mũi
• Không cho trẻ hoạt động ở các nơi tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng vì đây là nơi sinh sống của rất nhiều loại muỗi.
• Đậy kín các lu hồ chứa nước để muỗi vằn không thể sinh sôi.
• Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, loại bỏ các bụi râm.