Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Khi trẻ bị trái rạ, nên kiêng những gì ?

Thủy đậu là một loại bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ trẻ nhỏ thường hay gặp ,mùa bệnh thường vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 mỗi năm. Tuy đây là một bệnh có thể tự lành nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ đang mắc phỏng rạ thì sẽ làm bệnh ngày càng trở nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc khác cũng như đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh đến các thành viên trong gia đình. Mời các vị phụ huynh tham khảo những thông tin sau đây để có thể trang bị  đầy đủ kiến thức phỏng rạ đặc biệt là những điều cần kiêng cử khi con bạn mắc phải bệnh phỏng rạ.

Đầu tiên, bạn cần biết bệnh thủy đậu là gì? Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh đó là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh. Thời kì ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày, và chưa xuất hiện các triệu chứng khác thường. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các hồng ban với đường kính vài milimet, sau một vài ngày sẽ thành nốt đậu, đi kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,…) Khi mà nốt đậu nổi càng nhiều thì bệnh tình có thể sẽ diễn tiến nặng hơn.
Nếu không chữa trị và chăm sóc đúng cách, nhiễm trùng nốt đậu sẽ ăn sâu và lan rộng gây ra các nốt sẹo rỗ trên da suốt đời. nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não.
Khi trẻ nhà bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn nên thực hiện đúng theo những hướng dẫn sau:
-          Bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da khi trẻ ngứa và gãi gây ra các vết xước tại các vết đậu.
-          Bạn nên dùng dung dịch Milian ( xanh Methylene) bôi lên các nốt đậu phổng để sát trùng khi các nốt phổng đã vỡ.
-          Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn cần sử dụng các thuốc hạ sốt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes-một căn bệnh nặng có thể gây tử vong.
-          Nếu trẻ liên tục cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức để nắm được bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì từ đó giúp bé mau khỏi bệnh. Nếu bé của bạn đã không may mắc bệnh thủy đậu, bạn nên:
-Kiêng chỗ đông người: vì do tính chất bệnh dễ lây cho người xung quanh nên trong thời gian mắc bệnh thủy đậu ( khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên hạn chế lại chỗ đông người.
-Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân vì rất dễ lây truyền bệnh cho người khác.
- Không gãi và làm vỡ nốt đậu: bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, giự cho da luôn khô và sạch. Đồng thời cho trẻ mặc các loại quần áo mềm mại tránh cọ sát vào da. Những nốt đậu khi vỡ sẽ để lại sẹo rỗ suốt đời và làm cho bệnh sẽ lây lan qua những vùng da chưa bị bệnh.
- Kiêng các loại thực phẩm tanh: Bạn không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò mà nên cho ăn các thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép nhưng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam chanh vì sẽ tăng thêm lượng axit trong cơ thể gây ra cảm giác ngứa ở các nốt đậu.
-Giữ vệ sinh thân thể: Bệnh nhân bị thủy đậu cần tránh tiếp xúc với nước và gió nhiều vì các chất bẩn trên da sẽ dễ dàng thấm sâu vào cơ thể qua các vết loét và gây ra nhiêm trùng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ đặc biệt nên lưu ý là bạn phải lau rửa thật nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt đậu. sau khi lau, bạn sẽ sử dụng khăn mềm để thấm khô người trẻ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây, bạn đã có thể trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ và giúp bé mau hồi phục khi trẻ mắc bệnh thủy đậu.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Bệnh hen suyễn ở trẻ em – những thông tin ba mẹ nên tìm hiểu


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một loại bệnh mãn tính ở đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ và nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong nếu nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh hen suyễn trẻ em còn rất chậm trễ nhất là đối với các trẻ sơ sinh. Đây là khoảng thời gian sẽ tồn tại các dấu hiệu của các bệnh khác gần giống bệnh hen suyễn, khiến cho việc kiểm tra chức năng phổi của trẻ trở nên khó khăn. Nếu ba mẹ sớm nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen suyễn  và biết cách phòng tránh sớm các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, có thể phòng ngừa cho bé những đau đớn khó chịu do bệnh này gây ra. Mời các bạn cùng theo dõi  bài viết bổ ích về bệnh hen suyễn  dưới đây:


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây có thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng phế quản gây khó thở và biến chứng của bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn:
Nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều yếu tố gây nên, là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ địa và môi trường chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính:
         Hen do khởi phát vận động: Xảy ra khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao. Trẻ cần thở nhiều hơn nên sẽ dử dụng miệng để thở. Vì vậy sẽ làm đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.
         Hen do dị ứng: Có thể, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt hoặc các sản phẩm vệ sinh như nước lau nhà, nước xả vải, hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm dễ dị ứng như thịt bò, hải sản… Phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.
         Hen do virus: hen do virus thường hiện xuất hiện khi trẻ trải qua một đợt nhiểm trùng đường hô hấp do virus phổ biến là RSV hay parainfluenza virus.
Các triệu chứng sớm của bệnh hen suyễn:
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
         Có cảm giác nặng ngực..
         Xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài ngày càng nặng hơn đặc biệt là về đêm
         Khó thở hoặc thở khò khè
         Khi trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp thì sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
         Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.
         Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin.
         Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.
Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn:
         Khi trẻ được chẩn đoán hen suyễn, bên cạnh việc cho điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng cần để trẻ tránh những nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ như:
         Không để thú vật như chó mèo trong nhà, diệt gián thường xuyên
         Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và gần trẻ
         Tránh dùng các nước xịt hoa hồng, xịt muỗi, côn trùng và các chất nặng mùi trong nhà.
         Tránh mùi nhang, mùi khói.
         Ngoài ra, bạn cần dọn dẹp nơi ở của bé thật sạch sẽ, ngăn nắp.  Bạn nên thường xuyên giặt khăn, mền, bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng,…Tuyệt đối không cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Bạn nên làm gì khi trẻ lên cơn hen:
Khi trẻ lên cơn hen cấp: Bạn cần đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.
Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi trẻ lên cơn hen nặng với các triệu chứng như nói năng khó nhọc, đã dùng thuốc cắt cơn nhưng không có tác dụng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nếu thấy môi hay đầu ngón tay bị tím tái thì tình trạng của trẻ đã rất nguy kịch.

Trên đây là một số thông tin bạn cần lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy chú ý nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn để giúp con bạn có hướng điều trị thích hợp. 

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Bệnh quai bị ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh

Bệnh quai bị là bệnh hay xuất hiện vào dịp cuối năm và đầu năm sau, khi không khí dần chuyển ẩm ướt và thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Quai bị có tên khoa học là Paramyxovirus, thường lây qua đường hô hấp do nước bọt nhiễm trùng khi trò chuyện với nhau, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi. Bệnh không phải bệnh khó chữa, nhưng nếu trẻ không được để ý và điều trị đúng cách thì di chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh những suy nghĩ sai khi trẻ bị mắc bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bịCó những dấu hiệu của bệnh quai bị, điển hình như sau:
- Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
- Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
- Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
Trẻ mắc bệnh quai bị
Tuy nhiên, nếu khi không chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị có thể phát triển theo hướng xấu và có những biến chứng sau:
- Viêm buồng trứng (đối với nữ)
- Viêm tinh hoàn (đối với nam)
- Viêm màng não, thần kinh bị tổn thương
- Đối với phụ nữ mang thai: có thể dẫn tới sẩy thai, sinh con dị dạng,...
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em
Đầu tiên, khi có những dấu hiệu dù là nhẹ của bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng. Hiện nay bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ như sau:
- Cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
- Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
Hạ sốt cho trẻ
- Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp... để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
- Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả.... để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Khi trẻ đã mắc bệnh, thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.
Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 bệnh: quai bị, sởi, rubela.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho những bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Chúng tôi rất mong góp sức phần nào để chăm sóc sức khỏe con của bạn.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Thông tin về bệnh chàm ở trẻ em các bậc phụ huynh nên biết

Bệnh chàm ở trẻ em là một bệnh dị ứng da phổ biến ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh ở giai đoạn bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu người lớn không chăm sóc đúng cách sẽ làm tình trạng của trẻ nhỏ ngày càng nặng hơn và rất khó để bệnh chàm thuyên giảm. Mời bạn theo dõi những thông tin bổ ích về bệnh chàm dị ứng ở trẻ em sau đây để biết nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng cũng như các biện pháp  chăm sóc da cho trẻ thích hợp

Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất đạ dạng và phức tạp được tổng hợp thành 3 nguyên nhân chính như sau:
·         Do cơ địa cơ thể mỗi người:
          Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
          Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.
          Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…
·         Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,... hoặc ăn phải các thức ăn lạ ( không hợp cơ địa) như cá biển,tôm cua.
·         Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin,dư thừa các chất đạm…
Các triệu chứng của bệnh chàm:
·         Khi trẻ mắc bệnh thì các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và khô hơn vùng da bình thường. Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì vùng da này sẽ bị viêm tấy trở nên đỏ hơn và ứa nước.  Vùng da này sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các loại hóa chất trong nước hoa, xà bông, bột giặt. Khi đó các vết đỏ sẽ trở nên rất ngứa ngáy nhưng nếu gãi thì càng làm cho vùng da đó càng ngứa và đỏ.
·         Đối với trẻ sơ sinh, khu vực da thường xuất hiện chàm đó là trên mặt, trán hoặc da đầu… hoặc có thể bắt đầu từ chân, tay trước rồi lan rộng khắp cơ thể. Đối với các trẻ lớn hơn, thì bệnh thường xuất hiện trên mặt sau đầu gối, trong khủy tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Các hoạt động gãi khi ngứa sẽ gây trầy xước da và khiến vùng da bị bệnh trở nên dày hơn, khô hơn và trở nên xẫm màu.
Biện pháp chăm sóc da phù hợp:
·         Khi trẻ có các triệu chứng trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm đặc biệt để chăm sóc da nhằm hạn chế các nguy cơ trẻ nhỏ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.
·         Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và tắm rửa  cho bé:
          Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh những tổn thương cho vùng da khi bé gãi.
          Tránh tắm cho bé trong bồn tắm quá 5 đến 10 phút. Khi sử dụng nước ấm để tắm cho bé thì nên để nước ở khoảng 36oC. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phồng và hương liệu để tắm cho bé.
-       Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại khăn 100% cotton để làm khô da bé. Tuyệt đối không được lau quá mạnh.
-       Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
·         Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên quét dọn trong phòng của bé để tránh bụi và vụi vải và để phòng bé thật thoáng khí, hạn chế để bé trong căn phòng đầy khói.
·         Bạn  nên lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.
·         Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì sửa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên ( hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng).

Lưu ý: Vì tính chất bệnh rất dễ bị tái phát nên bạn nên đưa trẻ đi tái khám sau mỗi đợt điều trị để dứt điểm cho bé!