Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Thông tin người lớn phải nhớ về bệnh tăng động ở trẻ em

Bệnh tăng động là một loại bệnh tâm lý thường gặp ở trẻ em. Nếu bậc phụ huynh không quan tâm để ý, chắc chắn sẽ không nhận ra bệnh tăng động ở bé và xem đó là sự hiếu động thông thường. Để sớm nhận ra các triệu chứng của bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp, cha mẹ cần chuẩn bị  đầy đủ kiến thức về bệnh tăng động ở trẻ em.

Bệnh tăng động ở trẻ em là gì?
Bệnh tăng động giảm chú ý có tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD). Đây là một rối loạn phổ biến ở trẻ. Trẻ khi mắc bệnh sẽ hiếu động quá mức, mất khả năng tập trung.  Bệnh này thường gặp ở trẻ có lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi và tỷ lệ bé trai mắc bệnh này sẽ nhiều bé gái từ 4 đến 10 lần.


Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng động:
  • Hiếu động  quá mức: triệu chứng đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là trẻ không chịu ngồi yên ở một vị trí mà thường hoạt động chạy nhảy liên tục không mệt mỏi. Nếu bị bắt ngồi yên thì chúng sẽ phản ứng và khi ngồi xuống, chúng sẽ liên tục làm ồn, cựa quậy.
  • Khả năng tập trung kém: trẻ bị tăng động có sự tập trung gần bằng 0. Chúng sẽ không lắng nghe hoặc làm đúng theo hướng dẫn. Thông thường chúng sẽ chuyển nhanh chóng từ việc này sang việc khác, không tập trung đối với công việc đang làm và nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những việc khác dẫn đến việc học tập sa sút.
  • Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính xung động tức thì, hay gây ồn ào, làm phiền người xung quanh
  • Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: trẻ sẽ gặp các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động:
  • Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động  vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh tăng động thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Ngoài ra còn một số yếu tố liên quan đến những tai biến lúc sinh  hoặc tiếp xúc với các chất như rượu, thuốc lá, ma túy,… khi ở trong bụng mẹ. Cũng có thể do trẻ bị rối loạn tâm thần khi bị lạm dụng  hoặc do gia đình tan rã cũng khiến trẻ có khả năng bị bệnh tăng động.

Cách chăm sóc trẻ bị tăng động
  • Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên bạn nên đưa trẻ đến khám các bác sĩ thần kinh để có các phương pháp trị liệu bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi.  Bên cạnh đó cha mẹ cần tìm cách giáo dục khuyến khích con đúng cách, khen ngợi trẻ để tránh trẻ bị trầm cảm, tự kỷ.
  • Trong lúc hướng dẫn, chỉ bảo con, cha mẹ cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, không nên quát nạt con và phải thường xuyên quan tâm để ý đến trẻ để hạn chế những tổn thương khi trẻ bị hiếu động.



Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Hội chứng tự kỉ trẻ em – những thông tin mọi người nên biết

Bên cạnh phát triển về chiều cao và cân nặng, một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh phải có sự phát triển tốt về trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Khi bạn quan sát một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, có hành động và sở thích lạ thường không giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì có khả năng đứa trẻ đang mắc hội chứng tự kỉ. Xin hãy theo dõi những tài liệu sau đây để có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỉ ở trẻ em cũng như cách điều trị phù hợp.

Đầu tiên chúng sẽ tìm hiểu thế nào hội chứng tự kỉ trẻ em? Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời thường xuất hiện trước 3 năm đầu đời được biểu hiện ra bên ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và tương tác với những người khác, sở thích và hoạt động rất hạn chế và có khuynh hướng lặp đi lặp lại bất thường.
Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh:
Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng.
+Sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội: Bé rất ít khi cười mà nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình và ở trong một thế giới riêng, không để ý đến sự có mặt của bố mẹ và không có có sự tương tác với người chăm sóc, , rất ít kết bạn với những đứa trẻ khác
+Sự suy giảm khả năng giao tiếp: Không phản ứng ( trả lời hoặc quay lại) khi được gọi tên, chậm biết nói ( 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô, không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào, 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.)
Trong một số tường hợp, khi trẻ từ 14 đến 16 tháng tuổi, đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó mất hẳn ( thường là trải qua các sự kiện như té ngã, nằm viện,…)
+Hành vị lặp lại bất thường:
Các hành vi rập khuôn không có mục đích như quay đầu, vỗ tay, hay lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, quay đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
Các hành vi cứ lặp lại theo một quy tắc nào đó như xếp đồ chơi thành đường thẳng.
Các hành vi rất đơn điệu, thiếu sự đa dạng, và chống lại sự thay đổi ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay phản ứng mạnh mẽ  trước sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm bằng cách la khóc, cấu xé
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng thực đơn nhất định hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình
Nguyên nhân gây bệnh: chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh tự kỷ có liên quan đến các yếu tố sinh học hoặc môi trường bao gồm các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Cũng có giả thuyết cho rằng nguyên nhân la do các vấn đề bất thường của tuần hoàn não, hoặc sự phát triển không bình thường ngay từ thời kì bào thai.Nhiều học giả ủng hộ giả thuyết gen nhưng tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được gen nào. Tuy nhiên, hiện nay tất cả chỉ là giả thuyết chứ chưa có sự khẳng định nguyên nhân chính xác.
Cách phát hiện và  điều trị:
Vì các biểu hiện của bệnh tự kỉ của trẻ em rất đa dạng và khác nhau nên chỉ phát hiện khi quan sát hoạt động, sở thích, tương tác môi trường của trẻ để chuẩn đoán.
Việc phát hiện sớm từ các dấu hiệu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng để có thể hỗ trợ trẻ phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ cũng như nhận thức. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị tự kỉ thì nên đưa trẻ đi khám tâm lý tại các bệnh viện nhi. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn để chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ. Trẻ cũng có thể cần gặp các chuyên viên tâm vận động âm ngữ, hoạt động, hòa nhập cảm giác.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có cách nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc điều trị chỉ góp phần khống chế và giảm các triệu chứng.

Thiếu máu ở trẻ em ảnh hưởng như thể nào?

Trong số các bệnh ở trẻ em, thiếu máu là một trong những bệnh khó nhận biết nhất, bởi vì nó hầu như không thể hiện ra ngoài. Bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của bé, đồng thời làm trẻ không thể vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần phải để ý trẻ để nhận ra bệnh kịp thời. Bệnh thiếu máu ở trẻ em và cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em
Bệnh thiếu máu ở trẻ em là tình trạng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn bình thường. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể để đưa máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Do đó, khi số lượng hồng cầu ít thì việc thiếu máu sẽ xảy ra. Trong đó, có nhiều nguyên nhân dễn đến việc thiếu hồng cầu:
- Do sự bất thường trong huyết cầu tố: đây có thể là do di truyền hoặc do thể trạng của trẻ em quá yếu. Một số bệnh di truyền cũng khiến cho số lượng hồng cầu bị ảnh hưởng.
Bệnh thiếu máu
- Thiếu chất: có thể là thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các chất vitamin, khoáng, sắt,... Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em
Những triệu chứng sau đây sẽ thể hiện là bé nhà bạn đang mắc chứng thiếu máu:
- Da ở niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay có màu nhợt tái chứ không có màu hồng như bình thường.
- Trẻ không năng động như những bé đồng trang lứa, hoặc trẻ đột nhiên không muốn ra ngoài chơi đùa như bình thường. Người trẻ mệt mỏi và khó chịu.
- Bé nhỏ thì hay quấy khóc, khó chiều, dễ cáu gắt.
- Trẻ biếng ăn, hay bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng thấy có đốm sáng trước mắt.
- Nhịp tim trẻ khá nhanh, vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
- Tóc thưa và dễ gãy rụng. Móng tay và móng chân không cứng cáp, thậm chí hơi biến dạng.
Cách chữa trị và phòng ngừa chứng thiếu máu ở trẻ em
Nếu như thấy những biểu hiện trên, phụ huynh nên cho trẻ đi xét nghiệm lượng hồng cầu trong máu để có được kết quả tốt nhất. Tùy vào nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Trẻ quấy khóc
Nếu như thiếu máu vì thiếu chất sắt thì chỉ cần bổ sung chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày và uống thuốc sắt là được. Nên cho trẻ ăn những loại thức phẩm có màu đỏ như thịt bò, tim, cá, cua, đậu, rau xanh, trái cây chín,...
Nếu như vì những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ xem xét là có truyền máu hay không. Đôi khi, cơ thể trẻ không thể sinh ra hồng cầu nhanh chóng, vì vậy truyền máu cho trẻ là một giải pháp cần thiết.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Khi trẻ bị trái rạ, nên kiêng những gì ?

Thủy đậu là một loại bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ trẻ nhỏ thường hay gặp ,mùa bệnh thường vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 mỗi năm. Tuy đây là một bệnh có thể tự lành nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ đang mắc phỏng rạ thì sẽ làm bệnh ngày càng trở nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc khác cũng như đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh đến các thành viên trong gia đình. Mời các vị phụ huynh tham khảo những thông tin sau đây để có thể trang bị  đầy đủ kiến thức phỏng rạ đặc biệt là những điều cần kiêng cử khi con bạn mắc phải bệnh phỏng rạ.

Đầu tiên, bạn cần biết bệnh thủy đậu là gì? Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh đó là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh. Thời kì ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày, và chưa xuất hiện các triệu chứng khác thường. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các hồng ban với đường kính vài milimet, sau một vài ngày sẽ thành nốt đậu, đi kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,…) Khi mà nốt đậu nổi càng nhiều thì bệnh tình có thể sẽ diễn tiến nặng hơn.
Nếu không chữa trị và chăm sóc đúng cách, nhiễm trùng nốt đậu sẽ ăn sâu và lan rộng gây ra các nốt sẹo rỗ trên da suốt đời. nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não.
Khi trẻ nhà bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn nên thực hiện đúng theo những hướng dẫn sau:
-          Bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da khi trẻ ngứa và gãi gây ra các vết xước tại các vết đậu.
-          Bạn nên dùng dung dịch Milian ( xanh Methylene) bôi lên các nốt đậu phổng để sát trùng khi các nốt phổng đã vỡ.
-          Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn cần sử dụng các thuốc hạ sốt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes-một căn bệnh nặng có thể gây tử vong.
-          Nếu trẻ liên tục cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức để nắm được bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì từ đó giúp bé mau khỏi bệnh. Nếu bé của bạn đã không may mắc bệnh thủy đậu, bạn nên:
-Kiêng chỗ đông người: vì do tính chất bệnh dễ lây cho người xung quanh nên trong thời gian mắc bệnh thủy đậu ( khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên hạn chế lại chỗ đông người.
-Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân vì rất dễ lây truyền bệnh cho người khác.
- Không gãi và làm vỡ nốt đậu: bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, giự cho da luôn khô và sạch. Đồng thời cho trẻ mặc các loại quần áo mềm mại tránh cọ sát vào da. Những nốt đậu khi vỡ sẽ để lại sẹo rỗ suốt đời và làm cho bệnh sẽ lây lan qua những vùng da chưa bị bệnh.
- Kiêng các loại thực phẩm tanh: Bạn không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò mà nên cho ăn các thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép nhưng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam chanh vì sẽ tăng thêm lượng axit trong cơ thể gây ra cảm giác ngứa ở các nốt đậu.
-Giữ vệ sinh thân thể: Bệnh nhân bị thủy đậu cần tránh tiếp xúc với nước và gió nhiều vì các chất bẩn trên da sẽ dễ dàng thấm sâu vào cơ thể qua các vết loét và gây ra nhiêm trùng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ đặc biệt nên lưu ý là bạn phải lau rửa thật nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt đậu. sau khi lau, bạn sẽ sử dụng khăn mềm để thấm khô người trẻ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây, bạn đã có thể trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ và giúp bé mau hồi phục khi trẻ mắc bệnh thủy đậu.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Bệnh hen suyễn ở trẻ em – những thông tin ba mẹ nên tìm hiểu


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một loại bệnh mãn tính ở đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ và nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong nếu nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh hen suyễn trẻ em còn rất chậm trễ nhất là đối với các trẻ sơ sinh. Đây là khoảng thời gian sẽ tồn tại các dấu hiệu của các bệnh khác gần giống bệnh hen suyễn, khiến cho việc kiểm tra chức năng phổi của trẻ trở nên khó khăn. Nếu ba mẹ sớm nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen suyễn  và biết cách phòng tránh sớm các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, có thể phòng ngừa cho bé những đau đớn khó chịu do bệnh này gây ra. Mời các bạn cùng theo dõi  bài viết bổ ích về bệnh hen suyễn  dưới đây:


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây có thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng phế quản gây khó thở và biến chứng của bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn:
Nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều yếu tố gây nên, là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ địa và môi trường chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính:
         Hen do khởi phát vận động: Xảy ra khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao. Trẻ cần thở nhiều hơn nên sẽ dử dụng miệng để thở. Vì vậy sẽ làm đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.
         Hen do dị ứng: Có thể, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt hoặc các sản phẩm vệ sinh như nước lau nhà, nước xả vải, hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm dễ dị ứng như thịt bò, hải sản… Phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.
         Hen do virus: hen do virus thường hiện xuất hiện khi trẻ trải qua một đợt nhiểm trùng đường hô hấp do virus phổ biến là RSV hay parainfluenza virus.
Các triệu chứng sớm của bệnh hen suyễn:
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
         Có cảm giác nặng ngực..
         Xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài ngày càng nặng hơn đặc biệt là về đêm
         Khó thở hoặc thở khò khè
         Khi trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp thì sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
         Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.
         Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin.
         Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.
Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn:
         Khi trẻ được chẩn đoán hen suyễn, bên cạnh việc cho điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng cần để trẻ tránh những nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ như:
         Không để thú vật như chó mèo trong nhà, diệt gián thường xuyên
         Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và gần trẻ
         Tránh dùng các nước xịt hoa hồng, xịt muỗi, côn trùng và các chất nặng mùi trong nhà.
         Tránh mùi nhang, mùi khói.
         Ngoài ra, bạn cần dọn dẹp nơi ở của bé thật sạch sẽ, ngăn nắp.  Bạn nên thường xuyên giặt khăn, mền, bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng,…Tuyệt đối không cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Bạn nên làm gì khi trẻ lên cơn hen:
Khi trẻ lên cơn hen cấp: Bạn cần đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.
Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi trẻ lên cơn hen nặng với các triệu chứng như nói năng khó nhọc, đã dùng thuốc cắt cơn nhưng không có tác dụng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nếu thấy môi hay đầu ngón tay bị tím tái thì tình trạng của trẻ đã rất nguy kịch.

Trên đây là một số thông tin bạn cần lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy chú ý nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn để giúp con bạn có hướng điều trị thích hợp. 

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam là môi trường tốt cho loài muỗi sinh sôi, trong đó nổi bật là muỗi vằn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, và vì thế tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta là khá nhiều. Trong đó, trẻ em là thành phần dễ bị mắc bệnh và bệnh thường gây biến chứng cho trẻ nếu không chữa trị đúng cách. Vậy phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thế nào?
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây nên.
- Do bị muỗi vằn cắn, muỗi mang máu của người bị mắc bệnh đến người bình thường. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết cụ thể như sau:
- Trẻ thường bị sốt cao 38-39 độ một cách đột ngột, trong khi trước đó trẻ hoàn toàn bình thường. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Mặt đỏ phừng phừng, kèm theo đó là bị đau nhức toàn thân, đau đầu.
- Da nổi những nốt đỏ, những chấm xuất huyết, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
- Mắt đỏ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Trẻ bị sốt xuất huyết
Nếu nặng hơn, trẻ có thể bị những triệu chứng sau:
- Chảy máu cam
- Đi ngoài ra máu.
- Đau bụng dữ dội,...
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi trẻ mắc bệnh, cách tốt nhất là bạn đưa trẻ đi đến bệnh viện để được khám và đưa ra giải pháp kịp thời. Tuyệt đối không tự ý truyền nước biển tùy tiện tại các phòng mạch tư. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống thuốc. Bạn nên cho trẻ nằm viện tới khi những triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Nếu như bệnh của trẻ chưa nặng (chỉ bị sốt, mệt), phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà, với những lưu ý như sau:
Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Có nhiều cách để hạ sốt cho trẻ. Bạn nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol theo sự hướng dẫn của bác sĩ, uống lặp lại trong 4 đến 6 giờ. Lau người cho trẻ bằng nước ấm và đắp khăn ấm lên trán để hạ sốt và tránh biến chứng co giật.
Cho trẻ uống nhiều nước
Dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ
- Uống nhiều nước: cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, những loại nước cam, chanh, nước muối uống đóng chai, nước trái cây,... cũng được khuyên dùng.
- Thức ăn: cho trẻ ăn những chất dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng như súp, cháo dinh dưỡng,...
Nếu như bệnh trẻ trở nặng, có dấu hiệu xuất huyết ngoài như: nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu,... thì cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
Lưu ý: tuyệt đối không được cạo gió, cắt lễ hoặc làm những mẹo dân gian chưa được khoa học chứng minh. Cũng không được tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi. Việc này vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
- Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
- Phát quang bụi râm. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Bệnh quai bị ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh

Bệnh quai bị là bệnh hay xuất hiện vào dịp cuối năm và đầu năm sau, khi không khí dần chuyển ẩm ướt và thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Quai bị có tên khoa học là Paramyxovirus, thường lây qua đường hô hấp do nước bọt nhiễm trùng khi trò chuyện với nhau, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi. Bệnh không phải bệnh khó chữa, nhưng nếu trẻ không được để ý và điều trị đúng cách thì di chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh những suy nghĩ sai khi trẻ bị mắc bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bịCó những dấu hiệu của bệnh quai bị, điển hình như sau:
- Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
- Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
- Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
Trẻ mắc bệnh quai bị
Tuy nhiên, nếu khi không chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị có thể phát triển theo hướng xấu và có những biến chứng sau:
- Viêm buồng trứng (đối với nữ)
- Viêm tinh hoàn (đối với nam)
- Viêm màng não, thần kinh bị tổn thương
- Đối với phụ nữ mang thai: có thể dẫn tới sẩy thai, sinh con dị dạng,...
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em
Đầu tiên, khi có những dấu hiệu dù là nhẹ của bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng. Hiện nay bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ như sau:
- Cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
- Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
Hạ sốt cho trẻ
- Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp... để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
- Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả.... để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Khi trẻ đã mắc bệnh, thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.
Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 bệnh: quai bị, sởi, rubela.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho những bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Chúng tôi rất mong góp sức phần nào để chăm sóc sức khỏe con của bạn.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Đừng coi thường bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh cực kì nguy hiểm ở trẻ nhỏ được bác sĩ  người Nhật tên Tomisaku Kawasaki chẩn đoán đầu tiên năm 1967, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch gây tử vong ở trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm trong 10 ngày, trẻ có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên do các triệu chứng của bệnh kawasagi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, vậy nên nếu người lớn không phát hiện các triệu chứng của bệnh kawasaki ngay khi xuất hiện sẽ đẩy nguy cơ trẻ tử vong lên cao. Vì vậy, mời bạn tham khảo những thông tin liên quan về bệnh Kawasagi ở trẻ em để phát hiện kịp thời.



Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các mạch máu trong cơ thể. Bệnh có nhiều tên gọi khác như hội chứng Kawasaki, hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hội chứng bách huyết dưới da sốt cấp tính. Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em chủ yếu là nhóm tuổi dưới 5. Bệnh Kawasaki có thể bùng nổ thành dịch, thường xuất hiện vào mùa thu và mùa xuân.Nguy cơ gây tử vong của bệnh Kawasaki rất cao vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng vào tim dẫn đến hiện tượng vỡ túi phình mạch vành.

Nguyên ngân gây bệnh Kawasaki ở trẻ?

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định. Nhưng đa số các chuyên gia y khoa cho rằng khả năng cao là do vi rút hoặc vi khuẩn, và có xu hướng về di truyền khi những người có tổ tông là người Nhật Bản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ( Nhật Bản là nơi đầu tiên phát hiện ra bệnh). Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh bệnh có khuynh hướng lây truyền.

Dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em:

Triệu chứng lâm sàng của hội chứng kawasaki đó là sốt cao dài ngày ( từ 5 ngày trở lên) và không có dấu hiệu hạ. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi toàn thân, xuất hiện hạch ngay cổ, miệng, hầu, miệng bị sung huyết, khô và nứt nẻ. trong một số trường hợp sẽ xuất những nốt ban đỏ.Nốt ban đỏ có rất nhiều hình dạng khác nhau ở toàn cơ thể trẻ, nổi nhiều nhất ở vùng hông. Lúc đầu các nốt ban đỏ sẽ giống nốt sởi, sau đó chuyển thành mề đay và đến khi các nốt ban đỏ bị tróc da đi thì bệnh đã diễn biến năng.
Lưu ý là khi trẻ bị tróc da ngay hậu môn kèm theo sốt cao liên tục thì chắn chắn khoảng 80% trẻ đã mắc bệnh Kawasaki.
 Khi thấy trẻ bắt đầu có các dấu hiệu đây kèm theo sốt cao, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, vì nếu phát hiện càng sớm trẻ sẽ hạn chế tối đa các biến chứng đến tim:
·         Viêm kết mạc 2 bên mắt (Mắt đỏ)
·         Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ
·         Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.
·         Đỏ lòng bàn tay, chân.
·         Phù cứng bàn tay, chân.
·         Tróc da đầu ngón.
·         Hồng ban đa dạng ở thân, tróc da quanh hậu môn.

Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh Kawasaki:

Vì các dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn thành các bệnh nhẹ khác nên sẽ khiến các bậc phụ huynh coi thường các triệu chứng, tự động mua thuốc và không đưa trẻ đến bệnh viện. Cách duy nhất để có thể hạn chế được các biến chứng về tim do bệnh Kawasaki gây ra là phải theo dõi sát sao khi trẻ bị sốt kéo dài, chỉ cần khoảng 2 ngày trẻ chưa hạ sốt mà vẫn sốt cao thì nên đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức. Nếu được phát hiện trong 10 ngày đổ bệnh trở lại, bệnh có thể không dẫn đến các biến chứng tim
Sau 48 giờ nếu trẻ có chuyển biến tốt, bác sĩ có thể cho về nhà chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng,  khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki mà khỏi bệnh thì phải tái khám suốt đời.
Vì chưa xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác nên không có cách phòng bệnh hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về bệnh Kawasaki ở trẻ em, hy vọng có thể giúp cho các bậc phụ huynh có thể phát hiện sớm dấu hiệu bệnh Kawasaki ở trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.


Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Bệnh chốc lở da ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh chốc lở da cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là trẻ bị những nốt mụn, gây ngứa hoặc đau, xuất hiện ở trên người. Bệnh không ảnh hưởng quá nguy hiểm, và bệnh cũng có thể tự cải thiện trong 3 tuần. Tuy nhiên, nếu như không biết điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh chốc lở da sẽ trở nên trầm trọng và trở thành những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở da ở trẻ em
Có hai loại vi khuẩn gây chốc lở: Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là phổ biến nhất, và Streptococcus pyogenes (strep). Hai loại vi khuẩn này vốn vô hại trên da cho tới khi chúng xâm nhập qua vết thương hở, vết cắt, vết côn trùng cắn.. và gây ra nhiễm trùng.
Do đó, trẻ em có thể rất thường xuyên mắc bệnh này vì chúng còn quả nhỏ, chưa biết giữ vệ sinh cơ thể và thường gãi những vết thương.
Triệu chứng bệnh chốc lở da ở trẻ em
Bệnh chốc lở ở trẻ em có nhiều thể bệnh khác nhau:
- Chốc lở truyền nhiễm: Đây là thể bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng như mụn đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng. Mụn nước nhanh chóng vỡ ra, đỏng vảy màu nâu. Trẻ có biểu hiện bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Bệnh rất dễ lây sang các vùng da lành nếu bị dây dịch của vết chốc lở.
- Chốc lở dạng phỏng: Ở thể bệnh này, trẻ sẽ có những nốt phỏng nước, không đau, chứa nhiều dịch, ngứa nhưng không loét. Vết phỏng vỡ ra, đóng vảy vàng, lâu lành hơn các thể chốc lở khác.
Chốc ở trẻ
- Chốc lở thể mủ: Bệnh chốc lở ở thể này đã ăn sâu vào lớp bì với các triệu chứng: mụn đau, chứa nhiều dịch hoặc mủ, có vảy dày, vết loét sâu. Trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám, sưng hạch ở quanh vết chốc lở.
Tuy nhiên, nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có nguy cơ trở thành những biến chứng nguy hiểm như: Viêm cầu thận, viêm mô tế bào, nhiễm trùng MRSA,...
Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Tùy vào cấp độ bị bệnh mà bạn có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, đầu tiên nhất bạn nên đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế có uy tín. Có những hướng điều trị như sau:
- Trường hợp nhẹ hoặc vết thương trong khu vực hẹp: Làm sạch những vết thương bằng dung dịch NaCl 0.9 % hoặc thuốc tím 1/10.000
- Nhẹ nhàng rửa sạch các khu vực bị thương bằng xà phòng và nước sinh hoạt và sau đó đậy nhẹ nhàng với miếng gạc. Tránh làm mụn vỡ ra và lan qua vùng da khác.
- Dùng thuốc mỡ/ kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
Bôi thuốc
- Dùng kèm những loại thuốc uống kháng sinh như kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin, Cefixim…). Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết được kê toa thuốc một cách chi tiết và có những hướng dẫn cụ thể nhé.
- Dùng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin…
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý: cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không để trẻ gãi vào những vết thương, hạn chế chúng lại gần những con thú nuôi, những vật dơ bẩn,..
Phòng ngừa bệnh chốc ở trẻ em
Giữ vệ sinh sạch sẽ là yếu tố quan trọng và tiên quyết để phòng chống bệnh chốc ở trẻ. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ cho da được sạch sẽ. Điều trị những vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn,... bằng những loại thuốc bôi để tránh bệnh chốc da có cơ hội phát triển.
- Thay quần áo sạch sẽ mỗi ngày, cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ. Tắm rửa thường xuyên.
- Tránh ở những nơi ẩm thấp, nhiều côn trùng.
- Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh để tăng sức đề kháng.
Với những hướng dẫn như trên, hy vọng các phụ huynh sẽ có những cái nhìn đúng đắn về bệnh và có những cách chăm sóc bé hiệu quả.

Thông tin về bệnh chàm ở trẻ em các bậc phụ huynh nên biết

Bệnh chàm ở trẻ em là một bệnh dị ứng da phổ biến ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh ở giai đoạn bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu người lớn không chăm sóc đúng cách sẽ làm tình trạng của trẻ nhỏ ngày càng nặng hơn và rất khó để bệnh chàm thuyên giảm. Mời bạn theo dõi những thông tin bổ ích về bệnh chàm dị ứng ở trẻ em sau đây để biết nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng cũng như các biện pháp  chăm sóc da cho trẻ thích hợp

Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất đạ dạng và phức tạp được tổng hợp thành 3 nguyên nhân chính như sau:
·         Do cơ địa cơ thể mỗi người:
          Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
          Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.
          Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…
·         Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,... hoặc ăn phải các thức ăn lạ ( không hợp cơ địa) như cá biển,tôm cua.
·         Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin,dư thừa các chất đạm…
Các triệu chứng của bệnh chàm:
·         Khi trẻ mắc bệnh thì các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và khô hơn vùng da bình thường. Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì vùng da này sẽ bị viêm tấy trở nên đỏ hơn và ứa nước.  Vùng da này sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các loại hóa chất trong nước hoa, xà bông, bột giặt. Khi đó các vết đỏ sẽ trở nên rất ngứa ngáy nhưng nếu gãi thì càng làm cho vùng da đó càng ngứa và đỏ.
·         Đối với trẻ sơ sinh, khu vực da thường xuất hiện chàm đó là trên mặt, trán hoặc da đầu… hoặc có thể bắt đầu từ chân, tay trước rồi lan rộng khắp cơ thể. Đối với các trẻ lớn hơn, thì bệnh thường xuất hiện trên mặt sau đầu gối, trong khủy tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Các hoạt động gãi khi ngứa sẽ gây trầy xước da và khiến vùng da bị bệnh trở nên dày hơn, khô hơn và trở nên xẫm màu.
Biện pháp chăm sóc da phù hợp:
·         Khi trẻ có các triệu chứng trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm đặc biệt để chăm sóc da nhằm hạn chế các nguy cơ trẻ nhỏ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.
·         Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và tắm rửa  cho bé:
          Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh những tổn thương cho vùng da khi bé gãi.
          Tránh tắm cho bé trong bồn tắm quá 5 đến 10 phút. Khi sử dụng nước ấm để tắm cho bé thì nên để nước ở khoảng 36oC. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phồng và hương liệu để tắm cho bé.
-       Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại khăn 100% cotton để làm khô da bé. Tuyệt đối không được lau quá mạnh.
-       Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
·         Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên quét dọn trong phòng của bé để tránh bụi và vụi vải và để phòng bé thật thoáng khí, hạn chế để bé trong căn phòng đầy khói.
·         Bạn  nên lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.
·         Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì sửa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên ( hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng).

Lưu ý: Vì tính chất bệnh rất dễ bị tái phát nên bạn nên đưa trẻ đi tái khám sau mỗi đợt điều trị để dứt điểm cho bé!

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Bệnh ban đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là bệnh sốt phát ban, là một bệnh tương đối phổ biển ở trẻ em ở những nước nhiệt đới. Tuy bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, việc trang bị kiến thức và thông tin về bệnh ban đỏ ở trẻ em là một việc cần thiết.
Triệu chứng của bệnh ban đỏ ở trẻ em
Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ từ 6 tới 36 tháng tuổi. Nguyên nhân là virus gây bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh có 4 thời kỳ cụ thể:
Thời kỳ bị lây bệnh: kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Trong thời gian nay, trẻ vừa bị lây bệnh và hầu như không có triệu chứng của bệnh. Đây còn gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ phát bệnh kéo dài 3 tuần với các triệu chứng như sau:
- Sốt cao, mệt nguời, biếng ăn và bỏ ăn vì đau miệng. Trẻ còn bị ớn lạnh và nôn mửa.
- Chảy nước mắt, sưng mắt, phù mi mắt, mắt đỏ và nhìn mờ.
- Ho, sỗ mũi. Đặc biệt ho kéo dài và tiếng ho khá nặng.
Trẻ phát ban
- Miệng khô, đỏ rộp. Nếu để ý phía trong má có một vài vết loét đỏ hồng xung huyết có đốm trắng (dấu Koplik). Ðó là dấu hiệu đặc biệt của bệnh ban đỏ. Dấu hiệu này xảy ra trước khi phát ban khoảng nửa ngày.
Thời kỳ phát ban: Đầu tiên ban đỏ sẽ mọc trên mặt, trán, rồi lan xuống cổ, ngực, bụng và chạy dần xuống phía dưới, xuống hai chân. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 ngày.
Thời kỳ sởi bay: Ban đỏ bắt đầu lặn. Nếu như trẻ bị nổi nhiều, dày đặc thì lúc này có thể da bị bóc vảy. Tuy lúc này gần khỏi bệnh nhưng cũng là lúc cơ thể trẻ yếu nhất. Cần phải chăm sóc trẻ thật kỹ vào thời gian này để tránh bị bội nhiễm.
Cách chăm sóc trẻ em bị mắc bệnh ban đỏ
Khi trẻ bị mắc bệnh ban đỏ, những bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được chuẩn đoán bệnh và cho thuốc phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ còn cần chăm sóc trẻ như sau:
- Hạ sốt cho trẻ: có thể dùng những loại thuốc theo bác sĩ để trẻ được hạ sốt. Nếu như trẻ sốt quá cao, chườm khăn lạnh cho trẻ hạ nhiệt.
Hạ sốt cho trẻ
- Giảm đau họng cho trẻ: ngoài thuốc kháng sinh, bạn có thể dùng thêm những phương thức trị đau họng truyền thống như: chưng mật ong với lá húng chanh, hoặc lá hẹ, hoặc tắc rồi cho trẻ uống. Cổ họng của trẻ sẽ giảm sưng.
- Vệ sinh mũi cho trẻ: thường xuyên thông mũi, rửa mũi bằng khăn sạch và nước muối pha loãng. Việc làm này giúp trẻ dễ thở và dễ bú mẹ hơn.
- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng nhưng vẫn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa,... Chia nhỏ bữa để trẻ dễ hấp thu chất.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để hạ sốt. Có thể uống thêm nước trái cây tươi để tăng sức khỏe.
- Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm rồi lau người cho trẻ.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ


Sốt xuất huyết là một loại bệnh thường hay gặp phải vào mùa mùa mưa. Trẻ em với sức đề kháng còn yếu sẽ rất dễ mắc bệnh này. Nếu cha mẹ không nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến những biến chứng tổn hại sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy mà hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em để các bậc phụ huynh có cách điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp

Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Loại mũi vằn này sinh sống ở khắp nơi thương là ở các nơi ẩm thấp trong nhà, các góc tối tăm và các nơi ẩm và những nơi nước đọng.

Triệu chứng  sốt xuất huyết ở trẻ em

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em nhưng do trẻ em từ 3 đến 10 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh. Sốt xuất huyết ở trẻ có những dấu hiệu sau :
• Trẻ sốt cao đột ngột, từ 38 đến 39 độ nhưng không có các triệu chứng của cảm như ho, sỗ mũi trong 7 ngày trở lại. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong vài giờ
• Trên da mặt và cơ thể, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt và da.
• Chảy máu cam
• Nôn mửa
• Đi ngoài ra máu màu đen
• Đau dữ dội ở vùng sườn bên phải.
• Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của cơn sốt sẽ có các triệu chứng như tay chân lạng, người lừ đừ, mệt mỏi, gây ra trụy tim mạch.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết :

Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh cần :

• Theo dõi sát
• Cho trẻ uống nhiều nước
• Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C thì bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol. Tuyệt đối không dùng aspirin vì aspirin tăng nguy cơ chảy máu.
• Khi thấy các triệu chứng của trẻ ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như chảy máu cam, lừ đừ, đau bụng thì cần đưa trẻ vào viện ngay lập tức.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ :

•  Ngủ màn khi ngủ cả ban ngày để tránh mũi, buổi tối nên cho trẻ mặc áo dài tay để tránh mũi
• Không cho trẻ hoạt động ở các nơi tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng vì đây là nơi sinh sống của rất nhiều loại muỗi.
• Đậy kín các lu hồ chứa nước để muỗi vằn không thể sinh sôi.
• Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, loại bỏ các bụi râm.

Các dấu hiệu của bệnh bại não ở trẻ em

Bệnh bại não là một bệnh rất khó chữa và có tác động rất lâu dài đến trẻ em. Bệnh làm cho trẻ không thể phát triển như những người bình thường. Đôi khi, có những biểu hiện bệnh sớm nhưng vì nhiều phụ huynh không lưu ý khiến cho bệnh nặng thêm. Vì vậy, việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh bại não ở trẻ em từ lúc đầu vì việc cần thiết cho các bậc cha mẹ.
Triệu chứng của bệnh bại não ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, bệnh hầu như không thể phát hiện vì biểu hiện quá ít. Do đó, bạn nên đưa con đi khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh khả năng mắc bệnh.
Đối với những trẻ lớn hơn, những biểu hiện và biến chứng của bệnh như sau:
- Không có khả năng tự di chuyển, chăm sóc cơ thể.
- Khiếm khuyết về các giác quan như: giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm,...
Bệnh bại não
- Có thể bị động kinh và các vấn đề liên quan đến thần kinh.
- Bắp thịt mềm nhũn, không đi đứng được ngay ngắn.
- Có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường.
Cách chữa trị bệnh bại não ở trẻ em
Có nhiều cách để chữa bệnh bại não. Tuy nhiên, đây là bệnh nặng và không được chữa bằng những cách thông thường. Cần phải có những trang thiết bị và các loại thuốc ở những cơ sở y tế.
- Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: đây là liệu pháp cần sự kiên trì tuyệt đối của gia đình. Bình thường, sau khi luyện tập thì khoảng 20%, 60% phát triển được khả năng tự chăm sóc mình.
Trị liệu bệnh bại não
- Toxin Botulinum tuýp A có khả năng làm giảm đau, co thắt, loét và nhiễm trùng. Thuốc có hiệu quả ở trẻ em dưới 7 tuổi, kéo dài từ 3 - 4 tháng cho một lần chích. Nhưng nếu kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng khác, có thể kéo dài đến 8 tháng.
- Thuốc tiêm trị rối loạn vận động ở trẻ bại não
- Phương pháp “Mũ lạnh”
Cách phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ em
Bệnh có thể hình thành khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa sinh ra đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh:
- Do di truyền: đôi khi, những sắc tố từ mẹ hoặc bố có thể gây ra bệnh ở trẻ em. Do đó, kiểm tra những yếu tố của cha mẹ trước khi quyết định mang thai là điều nên làm.
- Do môi trường: trong quá trình mang thai, người mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi chất độc hại bên ngoài. Chẳng hạn tiêu biểu như: mùi khói thuốc lá, mùi khói xe với nồng độ cao, ăn những chất độc hại,... Hoặc trong quá trình trẻ lớn lên, một căn bệnh nào đó gây ảnh hưởng đến não của trẻ và não bị tổn thương.
Do đó, việc phòng ngừa nên là trước khi mang thai. Cần phải thực hiện đầy đủ các loại tầm soát bệnh tiền hôn nhân để cho con được khỏe mạnh. Đồng thời, tránh xa môi trường ô nhiễm, hoặc những nơi có khói thuốc lá để giữ sức khỏe của mẹ.