Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai?

Viêm lợi không điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh nha chu ảnh hưởng xấu tới xương và các mô quanh răng. Trong khi đó, viêm lợi khi mang thai là tình trạng thường gặp ở hầu hết bà bầu. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều ngần ngại đi khám vì lo sợ kháng sinh hoặc thuốc tê sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa hoặc chữa viêm lợi khi mang thai từ sớm?
Tại sao mẹ bị viêm lợi khi mang thai?
Bệnh viêm lợi xuất hiện do các vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong mảng bám răng và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì các hormone thai kỳ đã làm suy giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn.

Bài biết khác về chuẩn bị mang thai:
Chuẩn bị mang thai
Mang thai - Dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi mang thai cũng như thói quen chăm sóc, vệ sinh răng của mẹ. Đây là một bệnh lý thường gặp ở bà bầu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm.
Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai?
- Hạn chế các thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước trái cây có đường. Sau khi ăn cần đánh răng và súc miệng kỹ lưỡng. Bạn nên thay nước trái cây bằng nước lọc nếu đang bị viêm lợi. Sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic cũng có tác dụng tốt trong việc chống lại bệnh viêm lợi.
- Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh răng miệng khi mới chớm. Bác sĩ sẽ giúp bạn cạo vôi răng, loại bỏ các mảng bám mà việc chải răng thông thường không thể xử lý triệt để. Nếu đang mang thai, bạn cần báo cho bác sĩ biết để có hướng điều trị phù hợp.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có flour. Lưu ý cần đánh răng cẩn thận và đúng cách: chải sạch mặt ngoài và mặt trong của hai hàm răng theo chiều dọc, sau đó chải mặt nhai. Với các kẽ răng khó thể làm sạch bằng bàn chải, bạn sẽ cần dùng chỉ nha khoa để có hiệu quả vệ sinh răng tốt nhất. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng chứa flour hoặc nước muối pha loãng. Tốt nhất nên thay bàn chải sau mỗi lần bị ốm vì vi khuẩn có thể vẫn còn trú ngụ trong bàn chải và gây bệnh cho bạn về sau.
Và bước cuối cùng cần làm khi chuẩn bị có thai là đi khám nha khoa tổng quát để trị dứt các bệnh răng miệng nếu có.
Theo: Anmum Việt Nam

Những thói quen xấu bạn phải bỏ khi mang thai

Mang thai quả là một giai đoạn nhiều niềm vui nhưng cũng đầy thử thách khi mà có những việc bạn tưởng chừng vô hại lại có thể ảnh hưởng không tốt đến bé. Cùng điểm xem mẹ có “dính” thói quen xấu nào dưới đây không nhé!
Để cơ thể bị nóng
Khi mang thai, việc giữ nhiệt độ cơ thể ổn định là rất quan trọng. Đừng quên rằng bé sống nhờ vào bạn nên khi cơ thể bạn bị nóng, bé là người sẽ bị ảnh hưởng lây. Do đó, ở giai đoạn bầu bì này, bạn không nên đi tắm suối nước nóng, tắm hơi, mở máy nước nóng nhà tắm ở nhiệt độ quá cao hoặc đi ngoài trời nắng quá lâu.

Bài viết về chuẩn bị mang thai:
Sữa dành cho bà bầu
Dinh duong chuan bi mang thai

Hình ảnh

Tự ý dùng thuốc
Bạn có biết rằng aspirin, một loại thuốc kháng viêm và giảm đau phổ biến, được các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng với phụ nữ mang thai? Không chỉ aspirin mà còn một số loại thuốc bán không cần đơn khác cũng có thể không tốt với bà bầu. Do đó, khi bị bệnh, mẹ cần đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc an toàn và hiệu quả.
Căng thẳng khi mang thai
Dĩ nhiên chuyện tránh né tất cả những vấn đề gây stress cho bạn là không thể. Tuy nhiên bạn nên cố gắng hạn chế nó một cách tối đa. Lượng hormone tăng kèm theo tâm lý căng thẳng của mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé. Đó là lý do vì sao bạn nên tích cực giao tiếp với những người lạc quan, vui vẻ, tránh những người thường lo lắng thái quá và trầm uất. Một điều quan trọng nữa là không được tham công tiếc việc để tránh bị quá tải nhé.
Mang giày cao gót
Các cô nàng công sở có thể sẽ không đồng ý với điều này. Dĩ nhiên có nhiều lý do khiến bạn muốn mang giày cao gót ngay cả khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ tác động của nó tới sức khỏe của bạn và cân nhắc lợi hại trước khi quyết định. Giày cao gót vốn là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng và đau hông ở phụ nữ và tình trạng sẽ càng tệ hơn khi bạn mang thai. Bên cạnh đó, trọng tâm cơ thể thay đổi khi bụng bầu ngày một lớn sẽ đưa giày cao gót trở thành mối nguy tiềm ẩn cho những cú trượt ngã.
Ăn vặt quá nhiều 
Đây hẳn nhiên là một ham muốn khó kiềm chế đối với các bà bầu. Thậm chí có những món ăn bạn chưa từng chú ý đến nay lại trở thành nỗi thèm khát của bạn. Và khi đã bắt đầu ăn, bạn dường như không thể dừng lại! Nhớ cẩn thận với những loại đồ ngọt và thức ăn nhanh bạn nạp vào. Đừng quên nhiệm vụ của bạn lúc này là duy trì chế độ ăn hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Nguồn: Việt Nam Anmum

Làm thế nào để vợ chồng thống nhất khi đặt tên cho con?

Đặt tên cho con là một việc hệ trọng và không nên để nhiệm vụ tốt đẹp này trở thành nguyên nhân tranh cãi giữa vợ chồng bạn. Các bước dưới đây sẽ giúp hai bạn có thể vui vẻ đi tới thống nhất trong việc đặt tên cho con.
Danh sách riêng cho mỗi người
Bạn và anh ấy hãy viết tất cả những cái tên mà mình muốn đặt cho bé lên một tờ giấy, sau đó trao đổi hai danh sách này với nhau. Bạn có thể thích một cái tên nào đó trong những cái tên anh ấy chọn, và ngược lại. Hoặc hai người có thể có một cái tên chung trong cả hai danh sách.

Bài biết khác về sữa dành cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Hỏi han bạn bè của cả hai
Bạn có thể nhờ một vài người bạn thân thiết của gia đình, những người hiểu biết về hoàn cảnh gia đình bạn cũng như có chung sở thích với bạn hoặc ông xã, đến nhà chơi và gợi ý cho hai bạn một vài cái tên. Sự tương đồng trong suy nghĩ giữa bạn bè với nhau có thể giúp bạn và chồng cùng thích một cái tên nào đó do bạn của mình đưa ra.
Xác định chuẩn mực “được” và “không được”
Nếu ông xã liên tục phản đối những cái tên do bạn lựa chọn, anh ấy cần có lý do rõ ràng, cụ thể là cái tên này “không được” ở chỗ nào, đồng thời đưa ra đề xuất của mình. Bạn cũng nên biết anh ấy thích cái tên như thế nào: truyền thống hay hiện đại, có cần đặt tên cho bé theo tên của thành viên nào trong gia đình hay không, v.v… Chắc chắn hai bạn phải có ít nhất một điểm “được” giống nhau khi nghĩ đến tên của bé.
Luân phiên nhau
Chuyện đặt tên cho con sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu hai người thay phiên nhau nắm quyền quyết định. Nếu đây là con thứ hai và bạn là người đặt tên cho bé đầu, bạn nên để anh ấy chọn tên cho bé sau và ngược lại bạn có thể đặt tên cho thiên thần nhỏ sắp chào đời nếu tên của anh hoặc chị bé đã do chồng bạn chọn. Trong trường hợp hai bạn sắp đón con đầu lòng, trò thảy đồng xu chọn mặt sấp ngửa sẽ xác định ai là người được quyền chọn tên cho con lần này.
Còn các thành viên của VNanmum có bí quyết nào khác trong việc đặt tên cho con hay không? Cùng chia sẻ nguồn gốc cái tên của thiên thần nhỏ với các mẹ khác nhé.
Nguồn: VN Anmum

Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?

Thai ngoài tử cung không chỉ đồng nghĩa với mất con mà tính mạng người mẹ cũng bị đe đọa. Do đó, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tình trạng nguy hiểm này để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để bảo vệ tính mạng cho chính mình.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào và làm tổ trong lòng tử cung. Tất cả các trường hợp trứng phát triển ở các vị trí khác ngoài lòng tử cung được gọi là mang thai ngoài tử cung. Tử cung là nơi duy nhất có chức năng đảm bảo cung cấp đủ không gian và dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường, do đó, các trường hợp thai ngoài tử cung thường sảy hoặc chết từ sớm.

Xem thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Mang thai - Dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Mang thai ngoài tử cung có làm que thử thai lên 2 vạch?
Nguyên tắc hoạt động của que thử thai là dựa trên nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của thai phụ do nhau thai tiết ra chứ không liên quan tới vị trí làm tổ của phôi thai, do đó, dù bạn mang thai trong hoặc ngoài tử cung, kết quả que thử thai vẫn là dương tính. Tuy nhiên do thai không vào trong lòng tử cung nên khi đi siêu âm thai sẽ không thấy được.
Thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Lý do là thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. 95-97% trường hợp thai ngoài tử cung là tại vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, nơi có hai mạch máu lớn của cơ thể.
Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?
Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, chị em vẫn có thể mang thai lại nhưng nguy cơ tái phát sẽ cao hơn người chưa từng gặp thai ngoài tử cung khoảng trên 10%. Tùy thuộc vào nguyên nhân thai ngoài tử cung, ảnh hưởng của lần mang thai trước và phương pháp điều trị, khả năng có thai lại bình thường sẽ khác nhau. Trong các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, viêm nhiễm làm tắc hẹp vòi trứng là có nguy cơ cao nhất nên phụ nữ gặp phải tình trạng này cần theo dõi cẩn thận trong lần mang thai tiếp theo.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung khi chưa vỡ rất khó phát hiện do các triệu chứng không mấy rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn như : trễ kinh, đau bụng, chảy máu âm đạo, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện sớm thai ngoài tử cung là đến bệnh viện để siêu âm ngay khi nghi ngờ có thai hoặc đau bụng và ra máu bất thường. Trong tình huống thai đã vỡ sẽ có các dấu hiệu kể trên kèm theo đau đầu dữ dội, chuột rút một bên, đau lưng, chóng mặt, choáng, ngất… Lúc này cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng khi mang thai: Nên và không nên

‘Ăn được ngủ được là tiên’ là câu nói đặc biệt đúng với các bà bầu. Tuy nhiên mẹ đã biết hết những gì nên và không nên ăn khi mang thai hay chưa? Cùng tham khảo các nguyên tắc ẩm thực dành cho phụ nữ mang thai bên dưới nhé.
1. Đồ uống
Không nên uống:
- Nước uống có cồn
- Sữa chưa tiệt trùng
- Nước ép trái cây chưa tiệt trùng
- Hơn 200 mg caffeine một ngày

Xem thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Chuan bi mang thai can biet

Hình ảnh

Nên uống:
- Cẩn thận với chất caffeine trong trà, nước ngọt, nước tăng lực, sô cô la và kem cà phê .
- Rửa trái cây thật kỹ trước khi ép lấy nước
2. Trứng
Không nên ăn:
- Trứng rữa hoặc trứng nấu chưa chín
- Bánh có chứa trứng sống
- Món tráng miệng tự làm hoặc nước sốt có chứa trứng sống như: kem, sữa trứng, mousse, mayonnaise,…
Nên ăn:
- Trứng nấu cho đến khi lòng đỏ trứng đặc lại, nấu các món ăn khác có chứa trứng ở 75°C.
- Sử dụng sản phẩm trứng tiệt trùng khi làm các món ăn chứa trứng sống.
3. Cá
Không nên ăn:
- Cá sống, cá chưa nấu chín kỹ hoặc các loại hải sản thân mềm có vỏ như nghêu, sò
- Cá với hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu, và cá kình loại thịt vàng hoặc trắng
- Cá đông lạnh hun khói hoặc cá ngâm chưa được tiệt trùng, trừ khi được đun nóng đến chín
- Hơn 170 gram cá ngừ trắng đóng hộp trong một tuần
Nên ăn:
- Cá đã nấu chín hẳn cho đến khi phần thịt cá trở nên đục.
- Khoảng 350 gram loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá hồi, tôm và các loại cá biển khác, chia làm hai bữa trong một tuần
4. Thịt và gia cầm
Không nên ăn:
- Các loại thịt và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín tới
- Bất kỳ loại thịt đông lạnh nào như giăm bông, gà tây, bò nướng, xúc xích hun khói, pa tê, … trừ khi được đun nóng đến 75°C
- Xúc xích khô chưa qua đun nấu, như xúc xích salami hay pepperoni, trừ khi được hấp chín
Nên:
- Sử dụng thiết bị đo nhiệt độ thực phẩm. Nấu thịt bò, thịt bê và thịt cừu ở 65oC. Nấu thịt lợn và các loại thịt khác ở 70oC. Nấu thịt gia cầm ở 75°C.
5. Các loại thực phẩm khác
Không nên ăn:
- Các món rau trộn được làm sẵn, đặc biệt các loại có chứa trứng, thịt gà, thịt nguội hoặc hải sản
- Tiệc buffet hoặc thực phẩm để ngoài không khí trong hơn hai giờ nếu trời lạnh hoặc một giờ cho những ngày trời nóng
- Thực phẩm nhồi bên trong chim hoặc gà, trừ khi được đun nóng đến 75°C
- Rau sống, các loại rau chưa rửa, đặc biệt là rau diếp và bắp cải
Nên ăn:
- Hâm nóng thức ăn thừa cho đến khi sôi
- Thực phẩm lạnh được trữ trong ngăn đá và thức ăn nóng được hâm kỹ.
- Trái cây gọt vỏ và rau quả được rửa kỹ
Nguồn: http://vnanmum.com/

Căng thẳng khi mang thai giải quyết thế nào?

Mang thai đem lại nhiều niềm vui nhưng cũng không ít áp lực. Bên cạnh đó là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dễ khiến bạn thường rơi vào tình trạng căng thẳng khi mang thai. Thử xem 5 mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn như thế nào nhé.
1. Nghỉ xả hơi
Tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể giảm bớt căng thẳng, làm máu huyết lưu thông và thúc đẩy việc sản sinh endorphins mang lại cho bạn cảm giác thoải mái. Nếu bác sĩ sản khoa cho phép bạn tập thể dục, bạn có thể đi bộ, bơi lội hay học một khóa yoga cho bà bầu.

Xem thêm bài viết thức ăn tốt cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Uống sữa dành cho bà bầu khi nào hiệu quả

Hình ảnh

2. Cho bản thân những khoảng lặng
Khi bạn cảm thấy buồn một chuyện gì đó, nên nghỉ ngơi một chút. Một vài phút ngồi thiền, đọc tạp chí, nói chuyện với một người bạn hoặc đi dạo là những gì bạn cần. Bạn có biết việc thả lỏng tâm trí trong năm phút có thể cải thiện nhịp tim, huyết áp, hô hấp và hệ thống miễn dịch?
3. Hít thở sâu
Nếu bạn cảm thấy mình căng thẳng, có thể bạn đang thiếu oxi mà không biết. Việc tăng nhịp tim, co thắt dạ dày và căng thẳng cơ bắp là cách cơ thể nói với bạn có điều gì đó không ổn. Một nhịp thở sâu có thể giúp được nhiều hơn bạn nghĩ. Hầu hết mọi người thở nông chỉ từ ngực trở lên khi họ đang đau đớn hay căng thẳng.
Thử cách này xem: Khi bạn hít vào, mở rộng bụng của bạn. Khi thở ra, thả lỏng hoàn toàn phần bụng và giải phóng mọi căng thẳng. Tập trung vào hơi thở có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Do đó, bạn có thể xử lý những tình huống khó chịu một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.
4. Bao bọc bản thân bằng bạn bè và các mối quan hệ tích cực
Làm cách nào để biết được đâu là bạn bè tốt cho bạn? Rất đơn giản, chỉ cần chú ý đến cảm nhận của bạn khi đi cùng họ. Nếu bạn cảm thấy tốt về bản thân khi đi cùng ai đó, đó là người sẽ mang lại niềm vui cho cuộc sống của bạn.
Thật không may, hầu hết chúng ta có một số bạn bè, người quen tiêu cực trong cuộc sống. Nếu một người bạn hoặc họ hàng làm bạn cảm thấy tệ, nên tránh gặp người này trong suốt quá trình mang thai. Đây không phải là tìm cách đổ lỗi cho người khác mà chỉ là cách chăm sóc bản thân bạn. Sau đó bạn có thể quyết định liệu có đáng để tiếp tục mối quan hệ bạn bè này hay nói thẳng với họ về cảm xúc của bạn.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Giữ lửa ‘chuyện ấy’ khi mang thai

Khi mang thai, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, nhiều cặp vợ chồng thường kiêng dè chuyện “chăn gối”, đặc biệt là những gia đình đang mong con lại càng chú trọng hơn chuyện bảo vệ và giữ gìn thai nhi. Có người còn kiên quyết kiêng “chuyện ấy” trong suốt cả 9 tháng thai kỳ. Liệu đây có phải là một giải pháp tốt?Các mẹ bầu đều hiểu rằng giữ lửa được “chuyện ấy” cũng chính là giữ lửa được hạnh phúc gia đình. Vậy làm thế nào để giữ lửa “chuyện ấy” trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hết sức quan trọng của thai kỳ?
Cùng nhau thử những cảm giác mới
Thay vì cứ khư khư thực hiện theo kiểu “truyền thống” mà kiểu này sẽ tác động ít nhiều đến thai nhi, sao các mẹ không cùng chồng thử những tư thế mới nhỉ? Cùng thảo luận với chồng về chuyện này để cả hai cùng tìm ra một tư thế hoặc cách thức làm “chuyện ấy” tốt nhất cho cả ba.

Bài viết về chuẩn bị mang thai:
Chuan bi mang thai
Giai phap dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Có rất nhiều cặp vợ chồng vẫn luôn giữ được sự “thỏa mãn” lẫn nhau trong suốt thai kỳ mà không hề làm ảnh hưởng đến em bé. Quan hệ tình dục bằng miệng hay oral sex là cách hay được áp dụng, bên cạnh đó còn có tư thế cạnh mép giường cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh mà mỗi vợ chồng đều có những cách rất riêng để có thể giúp nhau cùng “lên đỉnh”. Đừng ngần ngại mà hãy trao đổi thẳng thắn với chồng để anh ấy hiểu và giúp bạn tìm ra giải pháp. Không có người chồng nào lại không cảm thấy vui và hạnh phúc khi được vợ chia sẻ những vấn đề tế nhị như thế cả, các mẹ bầu hãy tự tin lên nhé! Chúc các mẹ sẽ luôn duy trì được ngọn lửa hạnh phúc của gia đình!
Chia sẻ với chồng cảm xúc của bạn
Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi nội tiết để thích ứng với việc có một bào thai trong tử cung, chính vì thế sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Có nhiều mẹ bị nghén trong giai đoạn này, cảm xúc của các mẹ cũng bị ảnh hưởng nhiều, hay xúc động và suy nghĩ vu vơ. Do đó nhiều chị em cảm thấy không mấy hứng thú trong chuyện quan hệ khi mang thai, một phần vì sợ ảnh hưởng đến em bé, một phần vì cơ thể thay đổi khiến các mẹ không còn muốn quan tâm đến vấn đề gì khác nên lơ là luôn ông xã.
Dĩ nhiên trong giai đoạn này, các mẹ bầu cẩn thận là đúng nhưng thiết nghĩ các mẹ nên chia sẻ với chồng những cảm xúc mà mình đang trải qua, những thay đổi của cơ thể, những suy nghĩ cũng như mong muốn của bản thân để chồng có thể hiểu và cảm thông với các mẹ, để các mẹ cảm thấy không đơn độc trong hành trình này.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên thẳng thắn trao đổi với chồng về việc duy trì “chuyện ấy” trong giai đoạn này như thế nào, vẫn biết cả hai đều muốn tốt cho em bé, nhưng “nhu cầu” mà bị kìm nén quá lâu chắc chắn sẽ gây ra tác dụng phụ. Dĩ nhiên các mẹ đều không muốn chồng mình giải quyết “nhu cầu” bằng cách “ăn vụng” phải không nào? Thế nên các bố sẽ rất cảm kích nếu các mẹ cùng chia sẻ với các bố những trăn trở này và cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất.
Theo: vnanmum.com‏