Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Phòng ngừa thai ngoài tử cung thế nào hiệu quả

Thai ngoài tử cung không chỉ khiến mẹ mất con mà còn đe dọa tính mạng của người mẹ. Dưới đây là những điều chị em cần biết về thai ngoài tử cung để có thể phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị kịp thời.
Thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển trong lòng tử cung, đây là môi trường lý tưởng nhất cho thai “làm tổ”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm với tỷ lệ 0,5-1% ca mang thai, trứng đã thụ tinh không tới được lòng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, thường gặp nhất là vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, chiếm tới 95% hoặc ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.

Thông tin khác về sữa dành cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Che do an cho phu nu chuan bi mang thai

Hình ảnh

Tất cả các môi trường khác ngoài buồng tử cung đều không có đủ không gian và chức năng để thai nhi phát triển bình thường, do đó việc sảy thai là không thể tránh khỏi. Yếu tố nguy hiểm nhất của thai ngoài tử cung là có thể vỡ bất cứ lúc nào gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng dẫn tới tử vong do mất máu quá nhiều nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung
Theo lý thuyết, trứng sẽ được thụ tinh ở phía ngoài của vòi trứng, sau đó di chuyển vào “làm tổ” và phát triển trong buồng tử cung. Do đó, những vấn đề bất thường xảy ra với vòi trứng và tử cung làm cản trở quá trình nói trên đều có thể gây ra thai ngoài tử cung. Cụ thể là các tình trạng như tắc ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng, dính tử cung, sẹo ở cổ tử cung, khối u ở buồng trứng hoặc đường sinh dục, v.v… Các vấn đề bất thường này có thể do dị tật bẩm sinh, do viêm nhiễm phụ khoa, do phẫu thuật liên quan tới vòi trứng, tử cung và ổ bụng như thắt ống dẫn trứng, nạo phá thai, sinh mổ, điều trị lộ tuyến cổ tử cung,…
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Đây là một tình trạng bất thường rất khó phòng ngừa nhưng chị em có thể cố gắng hạn chế nguy cơ thai ngoài tử cung bằng cách giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, khám phụ khoa định kỳ để điều trị sớm và dứt điểm các bệnh viêm nhiễm nếu có, sử dụng các biện pháp tránh thai ít rủi ro như dùng bao cao su.
Khi thử thai tại nhà cho kết quả dương tính, chị em nên nhờ bác sĩ kiểm tra vị trí khối thai để phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường, đặc biệt nếu có tiền sử thai ngoài tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục hoặc có dấu hiệu đau bụng, ra máu bất thường ở những tuần đầu của thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung chưa vỡ rất khó nhận biết vì có các dấu hiệu giống với tình trạng rối loạn kinh nguyệt thông thường, bao gồm trễ kinh hoặc rong huyết và đau âm ỉ vùng bụng dưới, thường chỉ đau một bên, thỉnh thoảng có cơn đau nhói, đặc biệt khi đi vệ sinh. Hiện nay chỉ có phương pháp nội soi ổ bụng có thể chẩn đoán nhanh chóng và chính xác thai ngoài tử cung khi chưa vỡ. Việc định lượng HCG, thăm khám bên ngoài hoặc siêu âm có thể phát hiện ra dấu hiệu bất thường nhưng khó xác định có phải thai ngoài tử cung hay không.
Với trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, bên cạnh các dấu hiệu kể trên, thai phụ sẽ thấy đau bụng dữ dội kèm theo đau vai, huyết áp hạ, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch yếu, choáng, ngất do mất máu nhiều và đột ngột. Đây là tình trạng cấp cứu cần can thiệp y tế ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng người mẹ.
Nguồn: http://vnanmum.com/

3 loại trái cây nên và không nên ăn khi mang thai

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, trái cây là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho chị em bầu. Cùng điểm qua 3 loại trái cây nên ăn và 3 loại trái cây không nên ăn dành cho phụ nữ mang thai nhé.
3 loại trái cây không nên ăn khi mang thai
Dưa hấu ướp lạnh
Đây là món ăn ngọt mát được ưa chuộng nhiều ở những xứ nóng như nước ta nhưng thật ra lại không hề tốt cho mẹ bầu. Dưa hấu có tính hàn nên dễ gây đau bụng, tiêu chảy cho phụ nữ mang thai vốn có đường tiêu hóa đang nhạy cảm. Vì thế, chị em bầu nên hạn chế ăn dưa hấu, đặc biệt là dưa hấu ướp lạnh.

Tin tức về sức khỏe cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Dứa
Trong dứa có chứa bromelain là hoạt chất có khả năng làm mềm và gây co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt dứa xanh chứa hàm lượng bromelain cao hơn cả. Do đó, phụ nữ mang thai cần tránh ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ở các giai đoạn tiếp theo, chị em có thể ăn dứa với lượng vừa phải hoặc chế biến dứa với các món ăn được nấu chín vì chất bromelain sẽ bị mất đi khi đun nấu.
Nhãn
Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao với các hiện tượng như táo bón, miệng đắng, họng rát, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ hai. Trong khi đó, nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nặng hơn sẽ khiến chị em đau bụng dưới, xuất huyết, dễ dẫn đến động thai, sinh non, sảy thai.
3 loại trái cây nên ăn khi mang thai
Cam, quýt, bưởi
Được biết đến với hàm lượng vitamin C, axit folic và các khoáng chất cao, các loại quả thuộc họ cam quýt không chỉ có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai mà vị chua, mát của chúng còn có tác dụng hạn chế triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và thèm ăn không ngừng ở chị em bầu. Bên cạnh đó, các loại trái cây này còn chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.
Chuối chín
Loại quả quen thuộc và rẻ tiền này có hàm lượng kali cao giúp giảm phù nề cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều loại đường tự nhiên, khoáng chất và vitamin tốt cho phụ nữ mang thai, có khả năng hạn chế ốm nghén, ổn định đường huyết, giảm tình trạng chuột rút và táo bón. Đặc biệt trong chuối có thành phần giúp não sản xuất một loại hoạt chất có tính an thần, từ đó giúp chị em đẩy lùi tình trạng stress và trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý không ăn chuối khi đói vì sẽ làm phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu, gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Đu đủ chín
Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt,… lại không có tinh bột, giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón, ợ nóng, cung cấp dưỡng chất cho thai phụ và thai nhi mà không khiến mẹ bầu tăng cân nhanh. Đu đủ chín còn có tác dụng ổn định nhịp tim và huyết áp, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Tập thể dục khi mang thai cần thật cẩn trọng và nhẹ nhàng

Luyện tập thể dục vốn là cách thức tốt để cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người. Với các bà bầu, những bài tập nhẹ nhàng thường xuyên lại càng mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, các mẹ bầu cũng cần có những lưu ý nhất định.
Lợi ích của việc tập thể dục trước khi sinh
Nếu bạn đã có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, nên tiếp tục thực hiện trong ba tháng đầu thai kỳ, miễn là bạn đã hỏi ý kiến và nhận được sự chấp thuận từ bác sĩ. Nếu chưa có một kế hoạch tập thể dục từ trước, đây chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.

Tin tức về sữa dành cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Thuc an tot cho ba bau giup dep da

Hình ảnh

Để đối mặt với những cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong khi mang thai như: buồn nôn, chuột rút, sưng bàn chân, giãn tĩnh mạch, táo bón, mất ngủ, đau lưng, các mẹ bầu thường có tâm lý nghỉ ngơi thay vì nghĩ đến việc tập thể dục. Tuy nhiên, thực tế là nghỉ ngơi càng nhiều sẽ càng khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Chính những vận động nhẹ nhàng mới là cách tốt để tái tạo năng lượng và xóa tan những triệu chứng mỏi mệt trên. Bên cạnh đó, vận động cũng mang đến cho mẹ bầu giấc ngủ ngon và cảm giác thư thái khi tỉnh dậy.
Tập thể dục khi mang thai cần thật cẩn trọng và nhẹ nhàng
Ngoài tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai, tập thể dục còn giúp các mẹ bầu cảm thấy tự tin hơn trước những thay đổi của cơ thể. Không những vậy, việc sản sinh endorphins, chất tạo cảm giác hứng khởi, trong quá trình tập thể dục cũng giúp cải thiện tâm trạng và giải tỏa những cảm giác lo lắng, buồn phiền hay trầm cảm.
Tập thể dục là lúc mẹ bầu đang cùng con vận động. Nhờ vậy mà em bé sinh ra sẽ có cân nặng và sức đề kháng tốt hơn. Cuối cùng, việc siêng năng tập thể dục còn giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chẳng những thế, thời gian phục hồi sau khi sinh cũng sẽ được rút ngắn. Khi đã quyết định tập thể dục, bạn chỉ cần tuân theo một vài quy tắc đơn giản dưới đây:
Không nên:
Không cố gắng tập luyện quá sức.
Tránh tập thể dục trong môi trường nóng hoặc ẩm ướt.
Không tham gia các môn thể thao nguy hiểm như: trượt tuyết hoặc cưỡi ngựa.
Nếu bạn có tiền sử co giật hoặc sinh non, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
Nên:
Thực hiện một vài bài tập khởi động để cơ bắp ấm lên trước khi bắt đầu.
Tập trung vào các bài tập ở phần lưng, vai, ngực và hông. Đặc biệt là học cách hít thở đều đặn trong khi tập thể dục.
Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng cải thiện đường ruột và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn hẳn.
Mặc trang phục thoải mái, không nên quá bó hoặc quá rộng. Chọn giày phù hợp cho phụ nữ mang thai muốn tập thể dục.
Nếu tập luyện ngoài trời, cần thoa kem chống nắng vì khi mang thai da của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Thay vì cố tập luyện đến mức kiệt sức hay đốt cháy quá nhiều năng lượng, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và an toàn như:
Vài động tác co giãn nhẹ nhàng mọi lúc mọi nơi cũng sẽ mang đến sự thoải mái cho cơ thể, ngăn ngừa chuột rút và làm giảm các cơn đau cơ bắp.
Các lớp học aerobic nhẹ nhàng hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn phù hợp, giúp giảm căng thẳng và khiến cơ thể trở nên mềm dẻo, khỏe mạnh hơn. Bơi lội cũng là một hình thức tốt mà mẹ bầu có thể cân nhắc. Nước sẽ giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, điều mà chị em nào cũng mong muốn khi mang thai.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên cố gắng uống nước càng nhiều càng tốt. Điều này thật sự cần thiết cho cả mẹ và bé. Trong khi luyện tập, nên chuẩn bị một chai nước lọc để bên cạnh để bổ sung thường xuyên.
Theo: http://vnanmum.com/

Bạn đã biết cách lập kế hoạch sinh con?

Bạn vừa mang thai? Xin chúc mừng! Vậy tiếp theo bạn nên làm gì để chuẩn bị cho kỳ sinh nở? Nào là đi khám thai, lựa chọn một bệnh viện tốt, lên thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Nhưng trước khi làm tất cả những việc đó, bạn cần lập ra một kế hoạch sinh con. 
Kế hoạch sinh con là gì?
Kế hoạch sinh con là một bản mô tả mà các bà mẹ mang thai viết về tất cả những mong muốn liên quan đến việc sinh nở, giống như danh sách những ước mơ của các mẹ. Khi mẹ viết về những mong muốn và nguyện vọng của mình vào bản kế hoạch, mẹ sẽ có cơ hội chủ động tham gia vào việc chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Tin tức về chuẩn bị mang thai:
Sua danh cho ba bau
Benh phu khoa anh huong den suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Tại sao mẹ cần có kế hoạch sinh con?
Tất cả mọi việc xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con đều không thể lường trước, có một bản kế hoạch đảm bảo việc mẹ đã chuẩn bị kỹ các lựa chọn. Khi mẹ vào phòng sinh, bản kế hoạch sẽ giúp các bác sỹ và y tá biết được mẹ cần loại thuốc nào và sự hỗ trợ nào trong lúc lâm bồn, đặc biệt khi mẹ ở trong tình trạng chẳng thể nói chuyện rõ ràng. Ngay cả trong trường hợp mọi việc có thể đi chệch so với kế hoạch, mẹ vẫn có thể phần nào kiểm soát việc sinh nở với các lựa chọn đã có sẵn.
Viết bản kế hoạch nháp
Lý tưởng nhất là mẹ nên bắt đầu soạn thảo kế hoạch sinh nở khi vừa phát hiện ra mình mang thai. Mặc dù mẹ vẫn có thể ngồi xuống và viết các lựa chọn cho lúc lâm bồn trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng viết càng sớm càng tốt. Dưới đây là những điều mẹ nên nhớ khi soạn thảo bản kế hoạch sinh con:
Tìm hiểu thông tin: Nắm rõ về các lựa chọn sinh con khác nhau, ưu điểm và nhược điểm của các phương án này, thói quen và cách thức, các biện pháp can thiệp y tế cần thiết trong quá trình chuyển dạ. Tìm hiểu tường tận về cách sinh con mà mẹ mong muốn: sinh thường hay sinh mổ,… Cần linh hoạt và đưa ra các lựa chọn trong trường hợp phát sinh các biến chứng.
Sử dụng một văn phong thân thiện: Bởi vì tài liệu này sẽ thay mẹ giao tiếp với bác sĩ và y tá, cần làm cho nó có giọng văn tích cực. Sử dụng cụm từ “Tôi muốn được” tốt hơn là “Tôi không muốn”. Điều này gửi đi thông điệp rằng đây là bậc cha mẹ biết quan tâm và hiểu biết đang tìm kiếm giải pháp an toàn và hài lòng nhất cho việc sinh nở.
Cá nhân hóa bản kế hoạch: Kế hoạch sinh con có thể dài hay ngắn nhưng chúng đòi hỏi tất cả những gì mẹ dự định thực hiện trong lúc chuyển dạ. Mẹ có thể tìm thấy các bản kế hoạch sinh con mẫu trên mạng nhưng kế hoạch của mẹ cần được cá nhân hóa. Trong bản kế hoạch, mẹ nên đảm bảo đã đề cập đến việc sinh nở sẽ diễn ra như thế nào.
Đề cập đến người thân: Nếu mẹ chọn phòng sinh gia đình, mẹ nên viết tên người thân mà mẹ muốn ở cùng trong lúc lâm bồn. Tốt hơn nên là chồng, mẹ ruột, một người bạn hoặc họ hàng. Nhớ nói rõ với người thân trước để chuẩn bị khi gần tới ngày dự sinh, đề phòng cả trường hợp chuyển dạ lúc nửa đêm.
Nêu rõ cách đối phó với cơn đau: Mẹ có lẽ sẽ không được giảm đau cho đến khi đường sinh mở rộng ra. Tuy nhiên, việc nói trước về cách giảm đau sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng thực hiện hơn khi mẹ chuyển dạ. Mẹ cũng nên tìm hiểu trước khi viết vào bản kế hoạch xem thử bệnh viện mà mẹ sẽ sinh có cung cấp những dịch vụ này hay không.
Về việc chăm sóc trẻ sơ sinh: Mẹ có muốn cho con bú sau khi sinh? Hay muốn để bé tìm núm vú? Hoặc muốn ông xã kẹp dây rốn? Mẹ có muốn trích máu cuống rốn cho bé? Mẹ có muốn cho bé cắt bao qui đầu nếu đó là con trai? Những điều này có vẻ dài dòng nhưng nên nhớ mẹ sẽ không có được giây phút này trở lại lần nữa trong cuộc đời.
Không phải ở quốc gia và tỉnh thành nào, các bác sĩ cũng chấp nhận một bản kế hoạch sinh nở. Nhưng không nên để việc đó ngăn cản mẹ viết một bản kế hoạch. Cần thảo luận cởi mở với bác sĩ sản khoa về kế hoạch sinh con của mẹ. Để chắc chắn bác sĩ hiểu được, luôn mang kế hoạch sinh con trong mỗi lần đến khám thai. Thảo luận về các điều bổ sung và lựa chọn mới của mẹ. Kẹp kế hoạch và hồ sơ y tế để nó là một phần của tất cả các tài liệu quan trọng và nhân viên bệnh viện cùng bác sĩ của mẹ được biết trước.
Theo: vnanmum.com‏

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Những lí do khiến mẹ lo lắng khi mang thai (Phần 3)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
10. Lo lắng: Tôi sẽ phải sinh mổ vào phút cuối.
Sự thật: Chuyện sinh mổ sẽ không đáng lo nếu đã được bác sĩ chỉ định từ trước và bạn có sự chuẩn bị tinh thần như trong trường hợp bé không chịu xoay đầu hoặc thai phát triển quá lớn. Tuy nhiên, nếu có vấn đề xảy ra vào phút cuối và bạn cần phải được sinh mổ khẩn cấp thì sao? Sự thật là bạn có thể lo sợ khi bắt đầu bước vào ca phẫu thuật nhưng thường thì kết quả là cả mẹ và bé đều an toàn.

Có thể bạn quan tâm sữa dành cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Biến đổi cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu

Hình ảnh

11. Lo lắng: Chuyện đáng xẩu hổ gì sẽ xảy ra khi sinh?
Sự thật: Chắc hẳn bạn đã nghe không ít những câu chuyện “kinh khủng” xảy ra trong phòng sinh, về người thai phụ đi tiêu ngay trên bàn sinh, ném mọi thứ trong tầm với về phía bác sĩ hoặc nổi trận lôi đình với chồng ngay trước mặt mọi người. Không cần phải lo lắng về những điều này. Các bác sĩ hộ sinh và y tá đã đỡ đẻ cho bao nhiêu người và thấy bao nhiêu trường hợp sinh nở khác nhau. Mà dù sao đi nữa, ở thời điểm đau đẻ, bạn sẽ chẳng còn chú ý được gì khác nữa. Điều duy nhất bạn bận tâm là sinh bé ra và nhìn thấy bé an toàn.
12. Lo lắng: Tôi không thể là một người mẹ tốt.
Sự thật: Bạn biết chính xác bạn là người thế nào vào thời điểm này với vai trò một người vợ, một nhân viên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn có thêm một em bé? Bạn có thể cân bằng những nhu cầu của cuộc sống mới với cuộc sống trước đây không? Chưa kể đến việc bạn nên dạy con như thế nào, có nên thiết lập kỷ luật cho con và có nên giúp con xây dựng lòng tự trọng? Nếu bạn băn khoăn về việc trở thành một người mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến bé và nếu bạn quan tâm bé, bạn sẽ là một người mẹ tốt.
13. Lo lắng: Tôi không kịp vào viện để sinh
Sự thật: Chuyện này hiếm khi xảy ra nhưng một khi nó xảy ra, thông tin sẽ được đăng lên toàn địa phương: một người mẹ vừa sinh bé trong taxi trên đường đến bệnh viện và người tài xế taxi trở thành bà mụ bất đắc dĩ. Sự thật, thời gian từ lúc có dấu hiệu ban đầu đến lúc nghe được tiếng khóc của bé là rất dài. Thời gian trung bình từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh vào khoảng từ 12-21 tiếng. Các mẹ sinh con đầu lòng thường sẽ lâu hơn. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc giáo viên hướng dẫn lớp học sinh con để đảm bảo bạn hoàn toàn nắm rõ mọi thứ và biết khi nào cần phải vào viện. Nên tập dợt thử để biết bạn phải mất bao lâu mới có thể tới được bệnh viện.
14. Lo lắng: Việc sinh nở quá khó và quá đau, tôi sẽ không bao giờ vượt qua được.
Sự thật: Ở những tuần gần tới ngày dự sinh, bạn có thể lo lắng về những thứ khác nhau có thể xảy ra khi lâm bồn: sinh bé sẽ đau như thế nào và cơn đau sẽ kéo dài bao lâu? Đầu tiên, bạn có thể nhìn lại thời của ông bà, cha mẹ ta trước đây và nhận thấy nhiều phụ nữ đã làm được điều này, vì thế bạn cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều cách giúp bạn giảm đau.
Nếu bạn thuộc tuýp người khi căng thẳng càng muốn thêm nhiều thông tin, cách tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ về một vài vấn đề cụ thể, sau đó chờ cho tới lúc mọi việc thật sự xảy ra. Còn nếu bạn thuộc tuýp người ngược lại, nên tham gia các lớp học hậu sản, thu thập kinh nghiệm từ bạn bè, vẽ ra kế hoạch sinh bé và trao đổi với bác sĩ. Bất kể bạn lo lắng như thế nào, điều quan trọng là hãy tìm một bác sĩ có thể nói chuyện cởi mở về những gì bạn lo sợ và mong muốn khi bước vào phòng sinh. Đó là người có thể nói cho bạn biết điều gì thật sự xảy ra.
Theo: Anmum VN

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Những lí do khiến mẹ lo lắng khi mang thai (Phần 2)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
6. Lo lắng: Con tôi bị sinh non
Sự thật: Với sự phát triển của y học, rủi ro bé bị những biến chứng nghiêm trọng hoặc những vấn đề về phát triển khi sinh non đã giảm xuống mức rất thấp. Đây là những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ sinh non: không hút thuốc hoặc uống rượu, khám thai định kỳ và bổ sung đầy đủ axit folic mỗi ngày. Axit folic có thể ngăn ngừa gen hoạt động sai chức năng và đó là nguyên nhân gây sinh sớm.

Bài biết khác về mang thai 3 tháng đầu:
Chuan bi mang thai
Thuc an tot cho ba bau giai nhiet

Hình ảnh

7. Lo lắng: Chuyện chăn gối của vợ chồng tôi không còn được như trước.
Sự thật: Sau khi em bé chào đời, thật khó để tưởng tượng mọi thứ sẽ quay trở lại như cũ ra sao. Tuy nhiên, chắc chắn điều đó sẽ xảy ra! Bạn chỉ cần cho cơ thể một ít thời gian để hồi phục và tạo cơ hội để hâm nóng lại sinh lực. Cho bé bú có thể khiến ham muốn tình dục của bạn giảm trong thời gian đầu. Trong những tháng đầu sau khi sinh, dù sao bạn và chồng cũng nên tránh quan hệ.
Một khi bác sĩ bảo bạn có thể quan hệ bình thường trở lại, cần khởi đầu thật chậm rãi bởi vì nó có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu trong những lần đầu. Thời điểm này, sự bôi trơn là điều cần thiết. Đừng lo lắng! Cơ thể con người là một thế giới thú vị với khả năng không thể tin được đó là hồi phục một cách nhanh chóng. Hầu hết phụ nữ cho biết mọi thứ trở lại như cũ chỉ 6 tháng sau khi sinh và một khi thời điểm khó khăn đã bắt đầu qua đi và cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn, nhiều mẹ thật sự cảm nhận đời sống tình dục của họ được cải thiện hơn rất nhiều so với lúc chưa có con. Họ quan hệ thường hơn và tìm được nhiều tư thế để thỏa mãn hơn trước đây.
8. Lo lắng: Tôi bị những triệu chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
Sự thật: Nguy cơ tiền sản giật thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi, cũng như là những phụ nữ bị cao huyết áp đang mang thai. Tiền sản giật sẽ không phát triển cho tới giai đoạn thứ 2 của thai kỳ và trong một số trường hợp, bệnh phát sinh muộn đến nỗi có một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không có cách nào để giảm nguy cơ phát sinh bệnh này. Tuy nhiên, ít nhất cần đảm bảo bạn đi khám thai thường xuyên và báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào như là sưng mặt hoặc tay, nhìn mờ hoặc thường xuyên đau đầu, để giúp bác sĩ phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu.
Đối với bệnh tiều đường thai kỳ, bệnh phát sinh khi cơ thể bạn không thể xử lý lượng đường một cách hợp lý, gây tắc mạch máu. Thay đổi chế độ ăn, hạn chế dùng những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột là cách đơn giản nhất để kiểm soát bệnh này. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tiều đường, nên xét nghiệm đường huyết vào khoảng tuần thai 24-28.
9. Lo lắng: Tôi sẽ không bao giờ giảm hết số cân dư thừa khi mang thai.
Sự thật: Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều lo lắng việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Đầu tiên, cố gắng tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tăng cân trong suốt thai kỳ, khoảng từ 11-16 kg đối với phụ nữ có cân nặng trung bình trước khi mang thai. Một cách giảm cân quan trọng là cho bé bú mẹ. Đây được xem là cách làm tăng quá trình chuyển hóa trong cơ thể và giúp các mẹ giảm cân một cách tự nhiên.
Một khi bác sĩ cho phép bạn tập thể dục, nên tích cực vận động cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ăn kiêng và tập thể dục sau khi sinh sẽ giảm được một số cân đáng kể so với những phụ nữ chỉ ăn kiêng. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú cần nhớ rằng không nên giảm cân quá nhiều bởi vì các mẹ vẫn cần khoảng 2000 calories một ngày để cân bằng tốt và đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho bé.
Có một cách để tập thể dục dễ hơn bạn nghĩ cả khi bạn mới sinh xong, đó là: đi vòng vòng trong nhà hoặc mở DVD hướng dẫn tập thể dục và tập nhanh vài động tác sau khi bạn cho bé đi ngủ vào buổi tối. Cuối cùng, thử nghe theo lời khuyên của ông bà ta từ xa xưa “ngủ khi bé ngủ”. Theo một nghiên cứu gần đây, những mẹ mới sinh nếu ngủ ít hơn 5 tiếng một ngày giảm cân ít hơn 3 lần so với những phụ nữ ngủ đủ giấc.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

14 điều các mẹ thường lo lắng khi mang thai (Phần 1)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
1. Lo lắng: Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh.
Sự thật: Bạn có lo lắng khi phải thực hiện các xét nghiệm thai kỳ và sau đó hy vọng kết quả cho thấy bé vẫn đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé. Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và nhớ uống bổ sung đầy đủ vitamin trong quá trình mang thai hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.

Tham khảo thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Sữa dành cho bà bầu
Sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu

Hình ảnh

2. Lo lắng: Tôi quá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng đến bé.
Sự thật: Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng việc căng thẳng nhất thời sẽ có ảnh hưởng rất ít đến bé trong bụng vì cơ thể bạn đã quen với việc đó theo thời gian. Tuy nhiên, căng thẳng dữ dội như mất việc làm hoặc gia đình có tang có thể gây ra những rủi ro cho bé như sinh non. Các bác sĩ đều đồng ý rằng tất cả đều tùy thuộc vào cách bạn giải quyết tình huống. Chốt lại: nếu bạn biết bạn sắp bị căng thẳng cực độ, cần cố gắng giảm nhẹ mức độ và tìm cách lấy lại bình tĩnh vào cuối ngày. Bạn có thể trút bầu tâm sự vào những trang nhật ký hoặc đi ngủ sớm.
3. Lo lắng: Tôi sẽ bị sảy thai.
Thực tế: Rất ít khi xảy ra. Hầu hết thai phụ đều sinh ra em bé khỏe mạnh. Nên nhớ rằng hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và sẽ không biết nếu như không bị sảy thai. Sau khi các bác sĩ có thể nghe được nhịp tim của thai nhi, thường khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và cắt giảm lượng caffein hằng ngày còn khoảng 200 miligram hoặc ít hơn, tương đương với một tách cafe mỗi ngày.
4. Lo lắng: Tôi ăn hoặc uống những thức ăn không phù hợp làm ảnh hưởng đến bé.
Sự thật: Phụ nữ mang thai ngày nay chịu nhiều áp lực vì muốn mọi thứ đều thật hoàn hảo để chào đón con yêu. Ngoài những điều cơ bản như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vitamin, thai phụ ngày nay còn lo lắng về những câu hỏi như “Mình có nên làm thế không? Vậy có an toàn không?”. Nhưng nếu bạn băn khoăn về tất cả mọi thứ sẽ chỉ khiến bạn phát điên và điều đó là không cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ rõ những điều bạn không nên làm khi bạn đi khám thai lần đầu và bạn có thể hỏi bác sĩ về những gì bạn còn băn khoăn lúc đó.
Nên nhớ rằng, không ai có thể tuân thủ hết mọi luật lệ và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả những rủi ro liên quan đến những thứ như ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nhuộm tóc trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hai trong số những điều bác sĩ đề nghị thai phụ cần tránh, cũng chỉ có khả năng ảnh hưởng rất nhỏ đến bạn và bé. Do đó, không nên bực mình nếu bạn lỡ gọi một phần burger rồi nhớ ra mình không nên ăn đồ nguội hoặc đang nhâm nhi một ly nước ép nhưng sau đó lại nhận ra rằng nước uống này chưa được tiệt trùng.
5. Lo lắng: Tôi bị nghén rất nhiều! Con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng.
Sự thật: Bạn có biết rằng các bé có khả năng ký sinh rất giỏi? Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ các loại thực phẩm bạn cho bé ăn, vì thế nếu bạn chỉ ăn bánh và uống nước trái cây trong bữa ăn, điều đó cũng không có gì khiến bạn quá lo lắng. Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội hoặc cảm thấy tệ đến mức muốn gọi bác sĩ ngay lập tức, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.
Nguồn: Việt Nam Anmum