Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Siêu âm thai bao nhiêu lần là tốt nhất?

Với siêu âm thai, các chị em bầu đã có thể nhìn thấy con từ khi mới tượng hình cho tới lúc sắp đón ánh mặt trời đầu tiên. Có lẽ vì thế mà không ít mẹ bầu rất thích siêu âm thai. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng siêu âm thai nhiều như thế sẽ không tốt cho con.
Siêu âm thai bao nhiêu lần là tốt nhất?
Trong hơn 9 tháng mang thai, hầu hết thai phụ sẽ được đề nghị siêu âm thai tối thiểu ba lần vào các thời điểm sau:
Từ tuần 11 – tuần 13: Xác định tuổi thai, tính ngày dự sinh, nghe tim thai, xác định thai đơn hay đa thai, tầm soát hội chứng Down thông qua các dấu hiệu của đột biến nhiễm sắc thể, kiểm tra các dị tật bẩm sinh, thoát vị cơ hoành.

Có thể bạn quan tâm mang thai 3 tháng đầu:
Sua danh cho ba bau
Thuc an tot cho ba bau giai nhiet

Hình ảnh

Từ tuần 21 – tuần 24: Kiểm tra tốc độ phát triển của các bộ phận như tay chân, cột sống, hộp sọ, tim, dạ dày, phổi… Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra các bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng nội tạng.
Từ tuần 30 – tuần 32: Rà soát các bất thường thai nhi với độ chính xác cao hơn, kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn, nhau thai,…để nhận định về tình trạng sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng siêu âm thai đúng 3 lần. Tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi mà các bác sĩ sẽ chỉ định số lần siêu âm thai phù hợp.
Siêu âm thai có thực sự an toàn?
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Một số nghiên cứu trên thế giới đang chỉ ra nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi của việc siêu âm thai nhiều lần. Ngược lại, nhiều nhà khoa học và bác sĩ cam đoan rằng cường độ sóng âm là quá thấp để có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc người mẹ.
Tỷ lệ dị tật thai nhi đang tăng lên trong những năm gần đây khiến chúng ta không thể không đặt nghi vấn tới tất cả những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như môi trường, di truyền và cả chế độ chăm sóc tiền sản, trong đó bao gồm việc siêu âm thai. Siêu âm thai thường xuyên không nhằm mục đích chẩn đoán bệnh có khả năng tác động đến chức năng sinh học của các bộ phận trong cơ thể.
Như vậy, trong quá trình mang thai, nếu bạn được bác sĩ chỉ định siêu âm thai nhiều lần do những nghi vấn về sức khỏe, bạn nên yên tâm làm theo. Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn được nhìn thấy con, bạn nên cân nhắc tới nguy cơ ảnh hưởng xấu tới bé, dù là rất thấp.
Theo: Anmum VN

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Bí quyết giúp bạn vẫn hạnh phúc trọn vẹn khi mang thai ngoài ý muốn

Đôi khi bạn biết mình mang thai vào thời điểm ít mong đợi nhất. Cho dù tình huống của bạn như thế nào, bạn thật sự có thể chuyển tình trạng không mong đợi thành một điều thật tuyệt vời.

Bài viết về sữa dành cho bà bầu:
Dinh duong cho ba bau
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu

Hình ảnh

Tài chính khiến bạn lo lắng
Trong một tình huống khác, Mai Hoa, nhà ở Quận 3, biết mình mang song thai trong lúc đang nợ hơn 50 triệu và cô ấy cũng vừa mua trả góp một chiếc xe máy mới. Không lâu sau, cô ấy lại chia tay với chồng khi các con vẫn còn trong bụng. “Tôi đã nghĩ làm sao tôi có thể nuôi con trong vòng 18 năm tới, không kể đến việc dạy dỗ hai đứa nên người”, Hoa nhớ lại.
Để biết bước kế tiếp mình nên làm thế nào, bạn phải cải thiện thói quen tiêu dùng theo hướng tích cực hơn, sau đó biến thói quen này thành thói quen sống hàng ngày cũng giống như việc bạn uống bổ sung vitamin khi mang thai. Đầu tiên, bạn cần tính xem tổng thu nhập trong tháng của gia đình mình và đâu là những khoảng chi cần thiết. Sau đó, xem thử bạn có thể cắt giảm những khoản nào. Ví dụ, Hoa đã vui vẻ mua đồ ăn về nhà nấu thay vì đi ăn ngoài, điều này hoàn toàn không gây ngạc nhiên cho bất kì ai.
Dĩ nhiên, bạn có thể gặp vài khủng hoảng nhưng đó cũng là động lực để bạn nỗ lực hơn. Hoa đã phải chuyển về sống cùng với mẹ trong vòng 2 năm khi ngân sách cạn kiệt. Hiện giờ tình hình đã khá hơn, cô đã có thể tự trả những hóa đơn hàng tháng và cô vui vì những gì mình đã làm được.
Từ bỏ giấc mơ
Ngọc Minh, nhà ở Gò Vấp, biết mình mang thai khi cô mới bắt đầu được nhận làm giáo viên, đó là công việc mà cô luôn mơ ước. “Tôi hoàn toàn bối rối khi biết mình mang thai”, Minh chia sẻ.
Nếu bạn cũng giống như Minh, bạn lo rằng việc mang thai có thể khiến công việc của bạn trượt khỏi quỹ đạo, nên nhớ rằng bạn vẫn còn vài tháng để chứng tỏ cho sếp và đồng nghiệp thấy bạn vẫn làm tốt mọi việc. Hãy hoàn thành khối lượng công việc như bình thường miễn là cơ thể bạn vẫn cho phép cho đến khi bạn nghỉ thai sản.
Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, Minh đã nhờ giáo viên đứng lớp thay cho cô cập nhật tình hình lớp học của cô và cô vẫn thường xuyên liên lạc với những giáo viên khác trong trường.
Có thể bạn sẽ không còn thời gian cho bản thân hay cho những thú vui khác của thời trẻ, nhưng làm gì khác được khi bạn vừa có con lại vừa muốn giữ công việc. Hãy dần chấp nhận điều đó để vượt qua quãng thời gian khó khăn cùng con nhỏ. Minh cho biết cô đã phải phớt lờ mọi thứ có thể khiến cô xao nhãng khi chăm sóc con: “Khi ở bên con vào buổi tối, tôi thậm chí không trả lời điện thoại”.
Mối quan hệ của bạn sẽ thay đổi
Yến, nhà ở quận Tân Bình, vừa mới ly dị khi cô biết mình đã có thai.” Tôi rất sợ việc tự mình nuôi lớn một em bé nên tôi đã muốn quay lại với chồng cũ mặc dù chúng tôi không hợp tính nhau. Tôi hy vọng rằng đứa bé này sẽ giúp chúng tôi gần gũi nhau hơn”, Yến thổ lộ.
Cô và chồng cũ quyết định tìm gặp chuyên gia tâm lý để tìm giải pháp và họ được khuyên nên giữ một tinh thần hợp tác bởi con cái bây giờ là điều quan trọng hàng đầu. Có thể người đàn ông của bạn không phải là một người chồng tốt nhưng như thế không có nghĩa là anh ấy sẽ tiếp tục thất bại khi làm cha.
Yến trở nên cởi mở hơn trong suy nghĩ và đề nghị chồng cùng làm các việc chuẩn bị cho đứa con yêu dấu như đọc sách dành cho bố mẹ, tham gia các lớp học tiền sản và lên kế hoạch chăm sóc khi con chào đời. Thật không dễ dàng gì để làm chung nhưng nó rất đáng để bạn bạn cố gắng.
“Chúng tôi đang chứng tỏ cho con gái thấy bố mẹ của bé đang cố gắng xây dựng quan hệ cho dù nó không đúng với truyền thống và việc này cần thiết cho một cuộc sống tươi đẹp hơn về sau của con.”, Yến giãi bày.
Theo: http://vnanmum.com/

Ảnh hưởng của màu sắc đến sự phát triển thai nhi

Mỗi màu sắc có ý nghĩa và khả năng kích thích trí não con người theo những cách khác nhau. Nếu bạn đã đọc cuốn truyện ngắn dành cho thiếu nhi Người truyền ký ức, bạn sẽ thấy nữ tác giả người Mỹ Lois Lowry có đề cập đến vấn đề này bằng câu chuyện khá thú vị. Còn nếu bạn đang mang thai, thử tìm hiểu một số liên hệ màu sắc tới sự phát triển của thai nhi xem nhé.
Mẹ và bé có mối dây liên kết rất đặc biệt, nên khi bạn nhìn những màu sắc yêu thích và cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái, đó cũng là lúc thai nhi đang được thư giãn.
Tác động của màu sắc tới phụ nữ mang thai
Khi đang lo âu, căng thẳng, không gian được trang hoàng bởi màu hồng sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn. Tiến sĩ Alexander Schauss, giám đốc Viện Nghiên cứu sinh học xã hội và y tế ở Washington Hoa Kỳ, người đầu tiên phát hiện ra bóng râm có khả năng giảm sự giận dữ và lo lắng, cho biết: “Một người rất khó để cố giận dữ trong không gian màu hồng.”

Tham khảo thêm bài viết thức ăn tốt cho bà bầu:
Chuan bi mang thai
Thai kỳ: mang thai 3 tháng đầu

Hình ảnh

Màu xanh lam giúp não bộ sản sinh ra melatonin, hoạt chất giúp thư giãn tinh thần, nhờ đó mẹ bầu sẽ thấy thư thái, bình yên và dễ ngủ hơn. Ngược lại, màu xanh da trời và màu vàng sẽ khiến chị em thấy sảng khoái, tỉnh táo để tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Sẽ là một ý hay nếu bạn có thể trang trí góc làm việc của mình với hai màu này. Không ít bà mẹ phải khổ sở vì ban đêm mất ngủ còn ban ngày lúc nào cũng lơ mơ.
Nếu đang cảm thấy mệt mỏi, màu xanh lá, màu của sự sống, có thể có ích cho bạn. Bạn có thể đi bộ chậm rãi trong vườn hoặc công viên, ngắm nhìn cây cối với màu xanh mát mắt và hít thở khí trời, chắc chắn bạn sẽ thấy mình lại tràn trề nhựa sống. Có thể trang trí vài chậu cây nhỏ ở ban công hoặc bàn làm việc để giúp không gian thêm sức sống.
Để tận dụng một cách tốt nhất tác động của màu sắc tới sự phát triển của thai nhi, bắt đầu từ tháng thứ bảy của thai kỳ, mẹ có thể đi tham quan các triển lãm mỹ thuật, triển lãm di vật lịch sử hoặc mua tranh, sách ảnh về nhà. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể kết hợp liệu pháp màu sắc vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình với việc sử dụng màu tự nhiên của thực phẩm giúp tinh thần thêm thư thái cùng lúc với việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Tâm trạng của mẹ và sự phát triển của bé
Không chỉ những tác động vật lý lên người mẹ mới ảnh hưởng đến em bé trong bụng mà mọi sự thay đổi cảm xúc của mẹ cũng tác động không nhỏ tới con. Đó là do những hoạt chất được phóng thích vào máu khi mẹ có những cảm xúc tức giận, phấn khích hay sợ hãi. Con được nuôi bằng máu mẹ qua nhau thai nên chắc chắn con cũng chịu ảnh hưởng của các chất hóa học này. Những cảm xúc lặp đi lặp lại ở mẹ sẽ phần nào quyết định quá trình phát triển nhân cách ở con sau này.
Màu sắc là một loại tác động thị giác quan trọng đối với tâm sinh lý con người đã được các nhà khoa học nghiên cứu với tên gọi “liệu pháp màu sắc”. Mặc dù thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các bộ phận khác do sống trong môi trường nước ối của mẹ nhưng từ tháng thứ tư, con đã bắt đầu cảm nhận được ánh sáng. Do đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến các màu sắc và không gian xung quanh mình nhằm giúp con có môi trường phát triển tốt nhất.
Theo: http://vnanmum.com/

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Các dưỡng chất quan trọng bà bầu dễ bỏ qua

Khi có thai, tuy mỗi người mỗi kiểu nhưng hầu hết các mẹ bầu đều bị nghén. Cảm giác nghén khiến cho một số món ăn trở nên ngon lành hơn bao giờ hết nhưng cũng có những món chỉ nghĩ đến thôi đã không muốn ăn. Điều này ảnh hưởng đến việc bổ sung dưỡng chất khi mang thai vì thói quen bỏ qua thức ăn không vừa miệng. Trong số đó Omega3, Vitamin D, chất xơ và canxi là 4 nhóm chất dễ “lọt sổ” nên các mẹ cần chú ý để bổ sung kịp thời.
Chất xơ
Chất xơ giúp bà bầu duy trì trọng lượng ổn định, giữ lượng đường trong máu không cao hay thấp quá, đồng thời ngăn ngừa các bệnh ung thư và đột quỵ. Chất xơ có mặt ở hoa quả, rau xanh, đậu đỗ, ngũ cốc… nhưng ngày càng nhiều bà bầu bị thiếu chất xơ. Một nghiên cứu cho thấy, trung bình thai phụ ăn khoảng 14g chất xơ mỗi ngày so với mức đề nghị là 25-35g chất xơ/ngày.
Ăn ít chất xơ dễ bị táo bón và còn làm tăng nguy cơ thừa cân ở bà bầu. May mắn là chất xơ khá dồi dào trong hoa quả, củ, đậu đỗ, rau xanh, nhất là táo, súp lơ, quả dâu rất nhiều chất xơ nên dễ dàng để bổ sung.
Một lưu ý là đồng thời với việc tăng chất xơ trong khẩu phần của mình thì các bà bầu cũng cần tăng thêm lượng nước uống. Bởi nếu đột ngột tăng chất xơ mà không tăng nước uống thì có thể dẫn tới táo bón, chướng bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.

Có thể bạn quan tâm mang thai 3 tháng đầu:
Sua danh cho ba bau
Thức ăn tốt cho sức khỏe bà bầu

Hình ảnh

Omega3
Nguồn Omega3 có chủ yếu trong các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá xacđin (sardines). Các thai phụ sợ ăn cá sẽ dễ thiếu hụt nguồn dưỡng chất này. Nhờ bác sĩ tư vấn về cách bổ sung Omega3 và duy trì hàng ngày là việc tất cả các thai phụ nên làm.
Các nghiên cứu khoa học cho biết hai hình thức của omega3 là DHA và EPA có tác dụng ngăn ngừa nhịp tim bất thường, giảm xơ vữa động mạch và giữ lượng đường trong máu ổn định. Ngoài ra việc tăng cường omega3 còn có tác dụng phòng tránh trầm cảm cho bà bầu hiệu quả.
Vitamin D
Trong nhiều năm liền, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng vitamin D có vai trò duy nhất là thúc đẩy hấp thu canxi từ thực phẩm. Tuy nhiên một số nghiên cứu mới chỉ ra rằng, vitamin D còn có thể giúp giảm các chứng đau mãn tính, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư cho bà bầu.
Hầu hết thai phụ đều không nhận đủ vitamin D để duy trì hệ xương khỏe mạnh cho bản thân và cho bào thai. Bởi thế, bà bầu rất dễ bị các chứng đau xương, khớp.
Không những thế, nhiều bà bầu không nhận được vitamin D qua ánh nắng mặt trời vì họ thường tìm cách chống nắng hoặc tránh ra ngoài khi trời nắng. Để bổ sung vitamin D, các thai phụ nên tăng cường các loại thực phẩm như sữa, ngũ cốc, cá hồi. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tranh thủ ra ngoài tắm nắng khi trời có nắng nhẹ vào buổi sáng hay chiều muộn.
Nguồn: http://vnanmum.com/

4 mẹo để có một thai kỳ nhẹ nhàng và khỏe mạnh

Khi mang thai, bạn có thể sẽ nghe được vô số những điều nên làm và không nên làm. Dưới đây là 5 lời khuyên nho nhỏ từ MarryBaby với hi vọng giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn và thoải mái hơn.
Duy trì chế độ ăn uống sau khi sinh
Đây là một trong những nguyên tắc đầu tiên để việc nuôi con bằng sữa mẹ được dễ dàng hơn. Sau khi sinh, việc giữ được các thói quen ăn uống lành mạnh như trong khi mang thai quả là khá khăn, đặc biệt là trước những món ăn bạn ngon lành mà bạn đã không thể thưởng thức được suốt thời gian mang thai chỉ vì ốm nghén. Nếu bạn cần phải ăn hoặc không thể kiềm chế được, nên thử từng chút một để theo dõi phản ứng của bé và thay đổi thực đơn kịp thời nếu bé có dấu hiệu đau bụng.

Bài viết về chuẩn bị mang thai:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Thực phẩm chuẩn bị mang thai

Hình ảnh

Dung dịch hạt câu phỉ
Đây là một sản phẩm có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể dùng nó để làm giảm vết sưng đỏ do công trùng cắn hoặc giúp vết đứt trên tay hoặc chân mau liền da hơn. Ngoài ra, dung dịch hạt cây phỉ còn giúp làm sạch và săn da, hạn chế mụn. Đặc biệt, đây còn là một thành phần của dung dịch se hậu môn dùng để điều trị bệnh trĩ, một căn bệnh thường gặp khi mang thai. Điều quan trọng là nó hoàn toàn tự nhiên nên chị em có thể yên tâm khi sử dụng.
Dầu quả hạnh
Nếu khả năng phải sinh mổ của bạn là rất thấp, sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị trước cho ngày lâm bồn. Bắt đầu từ tuần thai thứ 32, bạn nên massage vùng đáy chậu với dầu quả hạnh mỗi tối trước khi ngủ. Phương pháp này sẽ làm tăng độ co giãn ở vùng kín, giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Cắt tóc trước khi sinh em bé
Điều này thoạt nghe có vẻ chẳng liên quan gì tới chuyện bầu bí nhưng sẽ rất hữu ích cho bạn sau khi sinh. Bạn có nghĩ rằng khi bé ra đời, bạn sẽ còn nhiều thời gian và sự chú ý cho kiểu tóc của mình? Vậy thì tốt nhất bạn nên đi làm tóc trước khi ngày dự sinh đến. Bạn nên chọn kiểu tóc đơn giản, gọn gàng và không cần được chăm chút nhiều vì bé sẽ không cho bạn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân như trước đây đâu.
Theo: Anmum VN

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Phụ huynh phải xử lý như thế nào khi con làm biếng bú bình?

Con đầu lòng của vợ chồng tôi nặng 5.5 kg, cháu đã được 5 tháng nhưng lúc mới sinh đã 3 kg Bé suy dinh dưỡng nhưng sữa mẹ không nhiều, bé lại không chịu bú sữa công thức nên không lên kí tí nào.
Những kiến thức về sữa aptamil anh số 3 | Xem thêm bài viết về sữa ngoại nhập | Những kiến thức về sữa aptamil anh số 2
Ngoài ra, bé còn bị táo bón, thịt nhão. Em muốn hỏi bác sĩ, phải làm sao để bé tăng cân bình thường và không bị táo bón nữa. (Hải Hồ)

Trả lời
Chào bạn,
Bé nhà bạn đang bị suy dinh dưỡng, chứng tỏ việc nuôi dưỡng bé chưa đáp ứng được nhu cầu. Bé chỉ bú mẹ mà mẹ lại ít sữa, cộng với hiện tượng bé bị táo bón cũng là yếu tố làm bé hay quấy khóc khi đi ngoài, ăn không ngon miệng, không biết đói, dẫn đến tình trạng biếng ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển.
Trước mắt bạn cần chú ý ăn uống để có nhiều sữa cho bé bú. Chế độ ăn của bạn cần đa dạng thực phẩm thì các chất dinh dưỡng mới đảm bảo. Mỗi ngày bạn có thể uống 2,5 lít dung dịch bao gồm sữa, nước hoa quả, nước canh, nước lọc. Đồng thời bạn cần cho bé bú mẹ đúng phương pháp, khi bú bé cần được ngậm sâu vào quầng đen núm vú, mỗi lần 20-30 phút, cho bé bú hết bầu thứ nhất rồi mới chuyển sang bầu thứ hai....
Bạn càng cho bé bú nhiều thì sữa mới về nhiều. Chính động tác bú mẹ của bé sẽ kích thích tiết nhiều sữa. Mặt khác khi sữa trong bầu của mẹ càng rỗng thì sữa càng mau “về”. Nếu bạn đã làm mọi cách mà vẫn không đủ sữa thì mới cho bé ăn thêm sữa công thức. Tuy nhiên bao giờ cũng cho bé bú mẹ trước rồi mới ăn thêm sữa ngoài.
Bé hay bị táo bón thường do nhiều nguyên nhân: Có thể do bé ăn ít quá, có thể bé ăn sữa bò sớm lại pha đặc hơn hướng dẫn. Cũng có thể bé bị viêm quanh hậu môn, nứt hậu môn, hoặc phình to đại tràng... Bạn còn cần chú ý cả việc xem bản thân bạn có bị táo bón nữa không.
Cách khắc phục: Đối với bé, cần cho bú mẹ đúng cách, nếu thiếu mới dùng thêm sữa công thức theo lứa tuổi. Hàng ngày xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ 2-3 lần vào lúc đói, mỗi lần 5 phút. Tập xi cho bé đi ngoài hàng ngày.
Đối với mẹ, chế độ ăn nên tăng rau xanh như mồng tơi, súp lơ xanh, rau khoai lang, rau đay, rau cải, rau muống..., hoa quả tươi như chuối tiêu, cam hay bưởi ăn cả tép, đu đủ, uống nhiều nước, có thể ăn sữa chua 1-2 hộp một ngày sau bữa ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, nếu có. Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên mà tình trạng táo bón và khả năng của con vẫn không được cải thiện, bạn cần đưa bé đi khám.

Phòng ngừa nguy hiểm từ thực phẩm khi mang thai

Bạn có thể đã nghe nhiều về những món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai nhưng bạn có biết còn có những món ăn mà bạn nên tránh xa? Đó là những món ăn có thể khiến bạn mắc bệnh hoặc gây hại cho bé. Đừng quên rằng khi có em bé, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Cùng điểm xem đâu là những thực phẩm cần tránh khi mang thai nhé.
Pate gan vì chúng có thể chứa quá nhiều vitamin A có hại cho thai nhi
Với thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn cũ hâm lại, cần kiểm tra kỹ xem màu, mùi và vị của món ăn có gì khác thường hay không trước khi thưởng thức nhé.

Tham khảo thêm bài viết mang thai 3 tháng đầu:
Chuan bi mang thai
Sữa dành cho bà bầu giàu dinh dưỡng

Hình ảnh

Trứng sống hoặc chưa chín kỹ: Bao gồm cả các món ăn có chứa trứng lòng đào. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên tránh ăn các loại mousse, kem và mayonnaise vì chúng đều có thể được chế biến từ trứng sống. Dù bạn chế biến trứng như thế nào, nó cần phải chín hẳn, ví dụ như luộc trứng tới khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều đặc hẳn lại.
Các món tự làm như salad khoai tây hoặc xà lách trộn có thể chứa vi khuẩn có hại
Đậu phộng: Không chỉ trong thai kỳ mà cả sau khi sinh, chị em cũng nên tránh xa món này, đặc biệt nếu bản thân hoặc gia đình bạn có tiền sử dị ứng, suyễn, eczema, sốt cỏ khô.
Cá kiếm, cá cờ và cá mập: Các loại cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân nguy hiểm cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Cá ngừ mặc dù rất bổ dưỡng cũng có thể chứa thủy ngân, do đó, nên giới hạn số lượng cá ngừ tiêu thụ mỗi tuần dưới 150gr.
Rượu: Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khuyết tật ở thai nhi nếu thai phụ uống nhiều rượu. Ngay cả khi mẹ bầu chỉ uống một lượng rượu vừa phải, điều này cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến con, không chỉ trong giai đoạn bào thai mà cả nhiều năm sau này. Do đó, tốt nhất bạn nên tuyệt đối tránh xa rượu.
Nguồn: http://vnanmum.com