Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Phòng ngừa và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu khá hiếm gặp nhưng có thể tác động tới bạn cả trong giai đoạn mang thai lẫn sau khi sinh. Bản thân tình trạng đông máu không phải là vấn đề. Tuy nhiên, thuyên tắc phổi, một tình trạng gây ra do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu ở chân tách ra khỏi mạch và di chuyển trong cơ thể gây tắc ở phổi, lại có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.

Xem thêm bài viết mang thai 3 tháng đầu:
Sữa dành cho bà bầu
Mang thai - Dinh dưỡng cho bà bầu

Hình ảnh

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Cơ thể con người có cơ chế tự nhiên để chống tình trạng đông máu quá mức cần thiết, tuy nhiên, ở một số người, cơ chế này có thể gặp trục trặc. Thai kỳ là giai đoạn mà các khối máu đông dễ hình thành nhất, và thuyên tắc phổi có thể làm tình trạng trầm trọng hơn. Khi huyết khối di chuyển đến phổi, nó sẽ làm giảm lượng oxy được trao đổi và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai phụ.
Ở phụ nữ mang thai, huyết khối xuất hiện chủ yếu ở xương chậu và chân. Bạn có thể nhận thấy những vùng sưng, đau, đổi màu khi tình trạng thuyên tắc phổi diễn ra. Các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng thuyên tắc phổi bao gồm:
- Lo lắng
- Khó thở
- Ho dữ dội
- Tức ngực
- Chóng mặt
- Mất dần ý thức
Hướng điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Phụ nữ mang thai từng có tiền sử bệnh máu đông cần thông báo cho bác sĩ sản khoa về tình trạng của mình ngay khi phát hiện mang thai để tiến hành kiểm tra sớm huyết khối tĩnh mạch. Một số hướng điều trị tình trạng này là:
- Sử dụng chất chống đông máu: Các chất này không thể phá vỡ các huyết khối nhưng có thể ngăn chúng phát triển, nhờ đó, cơ thể có cơ hội phá vỡ các huyết khối một cách tự nhiên.
- Sử dụng các loại vớ chuyên dụng cho phụ nữ mang thai giúp giảm sưng và hạn chế quá trình hình thành huyết khối.
- Thường xuyên vận động để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nếu bạn có người ít vận động, bạn nên uống nhiều nước và thực hiện các động tác căng cơ chân đơn giản, chẳng hạn như duỗi thẳng chân và bàn chân thành đường thẳng.
Nguồn: http://vnanmum.com

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Có thể bạn quan tâm đến 10 lưu ý khi bổ sung sữa chua cho bé

Sau 6 tháng, mẹ bắt đầu có thể bổ sung sữa chua cho bé, nên chọn loại sữa chua dành riêng cho trẻ nhỏ vì vì sữa chua dành cho người lớn có những thành phần không phù hợp với trẻ.
Tin liên quan:
Có thể bạn quan tâm đến sữa aptamil anh số 3
Những thông tin về sữa nhập
Những thông tin về aptamil anh số 2
Sau đây là 10 lưu ý dành cho mẹ khi bổ sung sữa chua cho con:

1. Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua
Khi mới tập ăn, mẹ cho bé thử ăn từ 1-3 thìa và tăng dần lên khoảng 50g/ngày. Bé từ 1-2 tuổi ăn khoảng 80g/ngày. Từ 2 tuổi trở lên, mẹ bổ sung 100g/ngày cho con.
Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua là:
– Sau khi ăn bữa chính hay sau khi uống thuốc 2 giờ: thời điểm có môi trường phù hợp nhất để các lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động, góp phần tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
– Trước khi bé đi ngủ 30 phút: giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa và mang lại giấc ngủ ngon.
2. Không để sữa chua đóng vai trò là món ăn chính hàng ngày của bé.
3. Không pha sữa chua với mật ong khi bé chưa tròn 1 tuổi.
Mật ong thường chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động, có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ, dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong cho trẻ em độ tuổi dưới 1 tuổi , do đó không pha sữa chua với mật ong khi bé chưa đủ 1 tuổi.
4. Không chọn sữa chua ít béo hoặc không béo trước khi bé được 2 tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu.
Vì đây là độ tuổi mà bé cần bổ sung lượng calo từ chất béo.
5. Không lựa chọn các loại sữa chua có bổ sung hương vị.
Mẹ nên kiểm tra nhãn hộp sữa để đảm bảo sữa không sử dụng vani, chất làm ngọt hay các loại hương liệu khác.
6. Không tự ý dùng sữa chua cho bé có tiền sử dị ứng với sữa nếu không có ý kiến của bác sỹ.
7. Nếu bé có các biểu hiện của dị ứng: phát ban quanh miệng, quấy khóc hay tiêu chảy sau khi ăn sữa chua, cần cho bé đi khám bác sỹ.
8. Có thể trộn loại trái cây bé thích vào sữa chua cho bé ăn.
9. Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn:
-Làm mất khả năng hoạt động của các lợi khuẩn, ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng của sữa chua.
- Nếu sữa chua lạnh: mẹ để ở điều kiện thường 30-45 phút, hoặc ngâm nước theo tỷ lệ 2 sôi : 1 lạnh trong khoảng 15 phút rồi cho bé dùng.
10. Những loại thực phẩm không nên dùng chung với sữa chua
- Một số kháng sinh: chloramphenicol, erythromycin, …vì có thể tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh,… vì có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong ở trẻ.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Bí quyết lựa chọn giày dép phù hợp cho mẹ bầu

Khi mang thai, cần tạo cảm giác thoải mái nhất cho đôi chân của bạn. Bạn nên lựa chọn đôi giày rộng rãi và thoải mái nhất cho đôi chân mình.
Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đôi bàn chân của bạn có thể lớn hơn từ nửa số đến một số kích thước giày. Để giảm bớt khó chịu cho đôi bàn chân khi mang thai, các chuyên gia khuyên bạn nên mang thêm một miếng băng thun để giảm bớt sức nặng cơ thể lên đôi chân, mang giày thể thao rộng rãi ở những ngón chân và mang vớ chuyên dụng để hạn chế bị sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Đây là những câu hỏi bạn nên quan tâm khi mua sắm giày:
Giày của bạn có gót rộng và thấp không?
Một đôi giầy có gót rộng và thấp sẽ giúp cơ thể bạn vững vàng hơn là những đôi giày gót nhọn.

Bài viết về sức khỏe cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Thuoc khong anh huong den suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Những đôi giày ống cao có ổn không?
Không chỉ dùng trong thời tiết trở lạnh, ngày nay bạn có nhiều kiểu giày ống cao đủ mọi chất liệu và được dùng trong mọi điều kiện thời tiết. Hãy tìm mua những đôi giày có gót thấp hoặc đế phẳng. Những đôi giày chất liệu mềm mại, thoải mái là sự lựa chọn lý tưởng.
Giày của bạn có thoáng khí?
Các ngón chân của bạn sẽ có được sự tự do, thoải mái với một cặp dép sandal đế phẳng dễ thương. Bạn có thể ăn mặc điệu đà một chút hoặc chỉ cần mặc quần short thôi cũng khiến bạn trông rất phong cách rồi.
Bạn đã biết cách nói không với những đôi giày thời trang?
Có những đôi giày cao gót sành điệu có thể làm bạn say đắm ngay từ ánh nhìn đầu tiên, tuy nhiên bạn nên nói không với những đôi giày đó trong thời gian này vì nó có thể làm tổn thương đôi chân của bạn. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì lựa chọn sự thoải mái hơn thời trang khi mang thai. Chắc chắn lưng và hông của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó!
Bạn có thấy thoải mái ở mắt cá chân hay không?
Bạn có thể nghĩ đôi giày đế phẳng sẽ tốt hơn so với đôi giày cao gót, nhưng một số đôi giày đế phẳng sẽ không tạo cảm giác thoải mái cho mắt cá chân của bạn. Bạn nên thử mang giày vào và đi xung quanh cửa hàng. Nếu đôi giày dễ dàng trượt khỏi chân nghĩa là đôi giày đó chưa tốt cho mắt cá chân của bạn.
Nếu đó là đôi giày bạn mang hàng ngày, nó có đế bằng cao su không?
Các loại giày đế cao su có khả năng hấp thụ sức mạnh cơ thể và giúp giảm áp lực cho đầu gối và lưng. Một xu hướng mới cho phụ nữ mang thai là mang những đôi giày theo phong cách thể thao được làm bằng da hoặc nhung, có đế bằng cao su.
Theo: Anmum VN

5 món ăn 'trợ lực’ cho mẹ hiệu quả khi mang thai

Những gì bạn ăn hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé yêu trong tương lai. Giai đoạn mang thai chính là thời điểm lý tưởng để bạn luyện tập một chế độ ăn khỏe mạnh. Dưới đây là 7 loại thực phẩm nên có trong thực đơn của bạn.
Trứng
Trứng chứa nhiều DHA, một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ và võng mạc, nhờ đó mà mắt của trẻ có thể phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên nhớ là không bao giờ ăn trứng sống hoặc tái các mẹ nhé.

Thông tin về dinh dưỡng cho bà bầu:
Thức ăn tốt cho bà bầu
Chọn sữa dành cho bà bầu hợp khẩu vị

Hình ảnh

Ớt chuông
Giàu vitamin A và C rất tốt cho hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Ớt tươi có thể dùng để chế biến với các món chiên, xào, ớt sấy khô có thể ăn như món ăn vặt. Ớt chuông nướng với một ít dầu oliu và tỏi cũng là một gợi ý cho bạn.
Đậu nành
Hay còn gọi là đậu nành rau, chứa rất nhiều chất đạm, canxi, chất xơ, vitamin A và B. Loại đậu nành này có thể luộc chín rồi rắc thêm ít muối để ăn như món ăn vặt hoặc cho vào nấu súp, trộn salad đều được.
Bông hẹ
Hẹ thuộc họ hành, có chứa nhiều sắt, vitamin C, canxi, magie và axit folic. Axit folic là một dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thai phụ bị thiếu axit folic, thai nhi dễ mắc các biến dạng về xương. Bạn có thể nấu canh hẹ, thêm hẹ vào món cháo, súp hoặc luộc hẹ để ăn kèm món chính.
Gan
Không phải phụ nữ nào cũng thích mùi vị của món này nhưng gan sẽ cung cấp cho bạn hàm lượng cholin cần thiết khi mang thai. Cholin giúp phát triển trí não thai nhi, nhờ đó mà trẻ sinh ra sẽ thông minh hơn. Gan các loại gia cầm, gia súc chiên, xào là sự lựa chọn đơn giản cho bạn. Không nên sử dụng các sản phẩm đóng hộp từ gan như xúc xích, pate vì chúng chứa nhiều chất bảo quản.
Theo: http://vnanmum.com

Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nếu mang thai là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với người phụ nữ thì sảy thai lại là một trong những trải nghiệm khủng khiếp nhất. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sảy thai và biện pháp phòng tránh.
Người mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng đau khổ nếu bị sảy thai. Tiếc thay, hiện tượng sảy thai lại khá phổ biến với tỉ lệ từ 20 đến 30% trong tổng số phụ nữ mang thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra vào thời kì đầu của thai kì và có khi xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình mang thai. Nhưng dù xảy ra lúc nào đi nữa, nó cũng khiến người ta đau lòng. Vậy một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai là gì? Có thể phòng tránh sảy thai hay không?

Tin liên quan về mang thai 3 tháng đầu:
Sua danh cho ba bau
Thức ăn tốt cho sức khỏe bà bầu

Hình ảnh

1. Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bất thường về nhiễm sắc thể
Để quá trình mang thai diễn ra cần phải có 23 nhiễm sắc thể từ người cha và người mẹ. Một bào thai bình thường sẽ có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể. Lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn hoặc ít hơn đều dẫn đến sảy thai do thai nhi phát triển bất bình thường.
Vấn đề về nhau thai
Nhau thai là một cơ quan vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Nhau thai đóng vai trò là nguồn thức ăn của thai nhi vì nó nối thai nhi với nguồn máu của người mẹ. Nếu nhau thai bất thường, thai nhi cũng phát triển không ổn định và dẫn đến sảy thai.
2. Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường gây vô sinh nhưng nếu phụ nữ có thai khi bị hội chứng này, tỷ lệ sảy thai rất cao. Lí do là vì buồng trứng của những người này thường lớn hơn so với bình thường dẫn đến sự mất cân bằng trong tử cung.
Phụ nữ mang thai không yếu đuối
Người phụ nữ mang thai có thể làm việc, tập thể thao và ân ái bình thường mà không phải lo lắng bị sảy thai. Điều duy nhất mà một chị em cần nhớ khi mang thai là luôn đảm bảo mình khỏe mạnh và không bị tổn thương. Phụ nữ mang thai có thể gắt gỏng, buồn bực và thay đổi thất thường nhưng họ vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường như những phụ nữ khác.
Bệnh tật
Các bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, tiểu đường không được kiểm soát, tăng huyết áp nghiêm trọng và lupus làm tăng cao nguy cơ sảy thai.
Đối mặt với sảy thai
Những phụ nữ bị sảy thai được khuyến khích đi khám để đảm bảo cơ thể họ đang hồi phục và sức khỏe vẫn bình thường. Nếu phát hiện biến chứng, phải tiến hành điều trị ngay lập tức, đặc biệt nếu họ có ý định mang thai lần nữa.
Những người bị sảy thai vì những nguyên nhân kể trên không nên từ bỏ hi vọng, đặc biệt nếu như họ chỉ mới sảy thai lần đầu. Dù bị sảy thai bao nhiêu lần đi nữa, vẫn có rất nhiều phương pháp hiện đại có thể hỗ trợ. Bạn có phải đối mặt với những nguyên nhân dẫn đến sảy thai kể trên hay không? Bạn đã làm gì để đảm bảo mẹ tròn con vuông? Chia sẻ với MarryBaby nhé.
Nguồn: Anmum Việt Nam

Những triệu chứng cần biết về đau bụng khi mang thai

Thai nhi đang lớn dần trong bụng làm cho các cơ, khớp và mạch máu phải chịu một áp lực rất lớn. Điều này làm cho bạn cảm thấy không thoải mái xung quanh vùng bụng.
Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ nhất?
Cơn đau vùng bụng thường không phải là điều lo lắng trong những tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu bạn có các dấu hiệu khác đi kèm, bạn nên cẩn thận vì một trong các vấn đề bên dưới có thể xảy ra.
Thai ngoài tử cung: Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Đây là tình huống rất nguy hiểm và bạn cần được can thiệp y tế ngay. Triệu chứng của thai ngoài tử cung là những cơn đau thường bắt đầu ở một bên và lan rộng ra khắp vùng bụng. Ngoài ra, thai phụ có thể bị chảy máu sẫm màu. Tình trạng này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Gọi cho bác sĩ hoặc đến thẳng phòng cấp cứu ngay lập tức vì thai ngoài tử cung không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.

Xem thêm bài viết dinh dưỡng cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Benh phu khoa anh huong den suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ hai?
Cơn đau bụng ở tam cá nguyệt thứ hai cơ bản không phải điều đáng lo ngại. Chỉ khi nào bạn bị đau bụng cùng với chảy máu, bạn mới cần lo lắng đến chuyện sảy thai.
Sảy thai muộn ít phổ biến hơn sảy thai sớm, chỉ khoảng 1%. Các dấu hiệu của sảy thai muộn là đau cơ, chảy nhiều máu ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn.
Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở tam cá nguyệt thứ ba?
Vào tam cá nguyệt thứ 3, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó. Đôi lúc, ngay cả khi nước ối vỡ, đó vẫn chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả.
Nếu bạn sắp sinh non, bạn sẽ cảm thấy đau ở hông hoặc bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Bạn có thể cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, tuy nhiên thường không gây đau đớn. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong khoảng giữa tuần thai thứ 24 đến 37.
Nếu những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, rất có thể bạn sắp chuyển dạ. Tại thời điểm này, các cơn co thắt là một phần của cơ thể chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm thấy đau lưng nhẹ gây ra bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.
Cơn đau chuyển dạ thường ít dữ dội hơn những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Việc nghỉ ngơi trên ghế sofa hay đi bộ có thể giúp bạn giảm đau.
Theo: http://vnanmum.com

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và những hậu quả cho đứa bé?

Cùng kiểm tra xem bạn đã hiểu biết hết về những loại thức ăn, thức uống cần tránh khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của bé và của chính bạn trong hơn 9 tháng thai kỳ không nhé.
5 loại thức ăn và thức uống cần tránh khi mang thai
Cà phê và các loại thức ăn, thức uống chứa caffein: Caffein đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Thức ăn mặn: Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi đối với các khớp xương của chị em phụ nữ. Một số khớp xương mới hình thành nhanh chóng so với trước khi mang thai.
Quá trình này sẽ giải phóng ra các kim loại nặng đã được tính lũy trong hệ xương nhiều năm qua, trong đó có chì.

Tham khảo thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
Chuan bi mang thai
Bien doi co the khi mang thai 3 thang dau

Hình ảnh

Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, hàm lượng chì trong máu sẽ tăng cao. Khi bạn tiêu thụ nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này, đồng nghĩa với một lượng canxi trong cơ thể sẽ được đào thải theo natri. Đây là tình trạng hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn, vừa để bảo tồn lượng canxi có trong hệ xương vừa bảo vệ con yêu khỏi sự xâm hại của chì. Chất chì, dù ở hàm lượng rất nhỏ trong hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Kiêng các thức ăn có thể chứa nấm hoặc vi khuẩn: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thức ăn có thể không an toàn cho mẹ và thai nhi.
Tránh xa thức ăn có hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác: Các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi ở trẻ trong những năm sau này. Acrylamide có thể xuất hiện trong các thực phẩm được chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ như khoai tây chiên giòn. Do đó, chị em nên hạn chế ăn nhiều các món này. Khi chế biến thức ăn cũng không nên chiên, nướng quá lâu.
Các loại viên uống bổ sung cho thai phụ khác với qui định của bác sĩ, đặc biệt là những loại chứa hàm lượng cao: Không phải cứ ăn nhiều, uống nhiều chất dinh dưỡng là tốt. Quá nhiều một thành phần nào đó cũng có thể gây hại cho bé.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp có thể gây ra những hậu quả nào cho đứa bé?
Dị tật bẩm sinh
Trẻ sinh nhẹ cân
Chậm phát triển
Rối loạn phát triển nhận thức
Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim,…
Nguồn: Việt Nam Anmum