Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Cảm giác buồn nôn khi mang thai là do đâu

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin hàng ngày có chứa 30 miligram (mg) sắt. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải vấn đề với việc uống vitamin khi mang thai, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất sắt.
Nếu gặp phải vấn đề trên, bạn nên kiểm tra hàm lượng từng chất được ghi trên bao bì. Trong trường hợp viên vitamin bạn uống chứa nhiều hơn 30 mg chất sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thấp hơn, miễn sao đảm bảo mẹ không bị nguy cơ thiếu máu.

Tin tức về sức khỏe cho bà bầu:
http://vnanmum.com/thai-ki-ba-thang-dau
http://vnanmum.com/kiem-tra-suc-khoe-cho-ba-bau
Hình ảnh

Mẹ cũng có thể uống vitamin và ăn kèm chút thức ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ để giảm tình trạng khó chịu.
Tại sao uống vitamin khi mang thai khiến mẹ buồn nôn?
Nếu kích thước của viên thuốc quá to, mẹ có thể chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang viên nhai, uống vitamin dạng lỏng, viên bé hơn không chứa canxi… Mẹ có thể dùng thuốc chứa canxi riêng hoặc chăm uống sữa để cung cấp lượng canxi cần thiết.
Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến sự có mặt của vitamin B6 trong những viên thuốc bổ sung vì có thể giúp phụ nữ chữa buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nên bổ sung axit folic thường xuyên. Phụ nữ dùng axit folic trong những tháng trước và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở bé lên đến 70%. Liều khuyến cáo của axit folic là 400 microgram (mcg) mỗi ngày nếu bạn đang cố gắng thụ thai và 600 mcg nếu biết chính xác đã mang thai.
Cuối cùng, nếu đã thử đủ mọi cách mà tình trạng buồn nôn do uống vitamin khi mang thai vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
Theo: Anmum VN

Quá trình sinh con: Giai đoạn co thắt chuyển dạ

Trong giai đoạn chuyển dạ đầu tiên của quá trình sinh con, sau khi kỳ chuyển dạ ban đầu kết thúc, sản phụ sẽ bước vào kỳ thứ 2 với những cơn co thắt mạnh và dồn dập hơn.
Kỳ co thắt mạnh này sẽ kéo dài trong bao lâu? 
Đối với những phụ nữ sinh con lần đầu, giai đoạn lâm bồn thực sự sẽ kéo dài từ bốn đến tám giờ. Một số khác sẽ lâu hơn hay ngắn hơn một giờ.
Giai đoạn chuyển dạ này có xu hướng diễn ra nhanh chóng hơn nếu bạn đã từng sinh thường hoặc được tiêm hay truyền thuốc dục sinh oxytocin, chuyên môn gọi là Pitocin. Nếu bạn sử dụng phương pháp “đẻ không đau” bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc thai lớn, giai đoạn này có xu hướng kéo dài hơn.

Tin liên quan về dinh dưỡng cho bà bầu:
http://vnanmum.com/chuan-bi-mang-thai
http://vnanmum.com/mang-thai/dinh-duong-mang-thai
Hình ảnh

Kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ với những cơn co thắt mạnh 
Trong kỳ thứ hai của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, quá trình sinh nở của bạn đã bắt đầu diễn tiến. Các cơn co thắt chuyển dạ ngày càng đau, dồn dập, lâu hơn và mạnh mẽ hơn. Lúc này bạn sẽ không còn đủ sức để theo dõi những cơn co thắt. Cổ tử cung của bạn đang giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm.
Vào cuối giai đoạn này, em bé có thể bắt đầu di chuyển xuống phía dưới. Tuy nhiên, bé có thể đã đi xuống trước đó hoặc chưa chịu xuống cho đến khi bạn chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Theo quy luật chung, một khi đã có những cơn co thắt đau đớn cứ 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 giây dồn dập trong suốt 1 tiếng, đây là lúc bạn cần gọi điện cho bác sĩ của mình và chuẩn bị nhập viện. Một số trường hợp, người nhà có thể khuyên bạn nhập viện sớm hơn để được chăm sóc tốt hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, các cơn co thắt chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và cuối cùng diễn ra mỗi hai phút rưỡi đến ba phút. Cũng sẽ có một số thai phụ không có những cơn co thắt liên tục mỗi năm phút, ngay cả trong quá trình chuyển giao giai đoạn.
Mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua kỳ co thắt mạnh 
Hầu hết phụ nữ lựa chọn thuốc giảm đau chẳng hạn như phương pháp sinh không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng.
Hiện nay, trong sinh nở tự nhiên, người ta thường sử dụng các kỹ thuật thư giãn và kiểm soát cơn đau, chẳng hạn như tập thở và liên tưởng, để giúp bạn thoải mái trong quá trình sinh nở vì có thể bạn chưa có ý định dùng thuốc giảm đau.
Một người đỡ sinh giỏi sẽ phối hợp với bạn rất hiệu quả trong suốt quá trình lâm bồn bằng những chỉ dẫn đúng, tận tình và những lời động viên nhẹ nhàng. Bạn sẽ đánh giá rất cao điều đó.
Lúc này, đi bộ có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Cũng có thể bạn sẽ muốn dừng lại và đứng tựa vào một cái gì đó (hoặc ai đó) khi từng cơn co thắt đến. Sau mỗi lần bác sĩ khám, bạn có thể đi lại trong phòng, miễn là không có biến chứng gì. Nếu thấy mệt, bạn có thể nằm nghiêng qua bên trái.
Lúc này, bạn có thể nhờ người thân massage một chút. Khi bạn chưa bị vỡ ối, bạn có thể tắm nước ấm trong bồn hoặc vòi hoa sen.
Theo: Vnanmum suc khoe cho ba bau

Thực phẩm dưỡng chất không thể bỏ qua cho dinh dưỡng mẹ bầu

Cam, chuối, dâu tây,… hay các loại trái cây tươi là những thực phẩm cho bà bầu có chứa nhiều dưỡng chất. Tuy vậy, bạn nên có chế độ sử dụng hợp lý những loại thực phẩm này để đem lại hiệu quả tốt nhất
1. Khoai lang 
Cách tốt nhất là ăn khoai lang với chút dầu ô liu. Bạn cũng có thể hấp, luộc hay nướng. Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, canxi, vitamin C và betacaroten. Đặc biệt, vitamin A trong loại củ này cũng rất tốt cho sự phát triển của da và mắt.

Xem thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Su phat trien cua be khi mang thai 3 thang dau
Thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu
Hình ảnh

2. Bông cải xanh (Súp lơ xanh) 
Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ.
Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.
Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.
3. Sữa chua 
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ.
Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
4. Nước cam tốt cho bà bầu 
Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Các loại khoáng chất axit folate và folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn.
Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh.
Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.
Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bà bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.
Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.
Lưu ý, nếu bà bầu vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam thì không tốt. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây tức bụng rất khó chịu. Hãy nhớ, bạn cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.
Theo: http://vnanmum.com

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Những bài tập thể dục tốt cho bà bầu

Để có sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai, bạn nên chọn các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và thai nhi
Đi bộ
Là bài tập hỗ trợ tim mạch tốt nhất đối với phụ nữ mang thai. Đi bộ giúp bạn có hệ cơ bắp săn chắc, hoạt động co bóp tử cung được thực hiện dễ dàng hơn, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón. Một tác dụng tuyệt vời nữa của đi bộ là có thể giúp bạn giảm được nguy cơ tiền sản giật trong thời kỳ mang thai.
Trong thời gian này, bạn có thể điều chỉnh thời gian, tốc độ cũng như và độ dài của đoạn đường tùy theo khả năng của mình. Bạn cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của cơ thể, nếu quá mệt mỏi bạn hãy dừng lại nghỉ ngơi đúng lúc đừng quá gắng sức.

Có thể bạn quan tâm sức khỏe cho bà bầu:
http://vnanmum.com/kiem-tra-suc-khoe-cho-ba-bau
http://vnanmum.com/chuan-bi-mang-thai
Hình ảnh

Bơi lội
Bơi lội được xem như là bài tập tốt và an toàn nhất cho phụ nữ mang thai. Môn thể thao này tuyệt vời bởi nó mang lại lợi ích tốt cho tim mạch, nó cho phép bạn kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân khi bạn phải sử dụng gần như toàn thân để hoạt động.
Hơn thế, nước được coi là môi trường thuận lợi trong thời gian mang thai vì nó giúp giải toả stress và sức ép lên các cơ bị tác động nhiều. Khi bơi lội phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác thoải mái hơn, giảm bớt các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi chân tay, cơ bắp.
Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai có thể thực hiện các bài tập thể dục dưới nước để giúp các khớp của bạn được vận động nhẹ nhàng và làm cho chân bạn không bị phù nề.
Yoga
Yoga là một loại hình thể dục chủ yếu là luyện thở. Trong thời kỳ mang thai, bộ máy hô hấp của bạn phải làm việc nhiều hơn lúc không mang thai. Và Yoga là một lựa chọn tốt nhất cho bạn. Các bài tập Yoga sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng ôxy dồi dào và đào thải tốt khí cacbonic.
Yoga giúp hệ xương khớp của bạn được dẻo dai và vượt cạn dễ dàng. Trong quá trình mang thai, các động tác thư giãn kết hợp luyện tập của yoga sẽ giúp bạn khỏe hơn, giải tỏa mọi căng thẳng, mệt mỏi.
Ngoài những bài tập thể dục nói trên, hàng ngày bạn hãy dành thời gian cho các động tác giãn tay chân và cơ háng. Những bài tập này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình vượt cạn của bạn sau này.
Lưu ý:
Nên khởi động làm ấm cơ thể trước khi tập thể dục
Nên chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của mình đừng tập quá sức.
Không tập quá sức, khi cảm thấy vừa mệt cần nghỉ ngơi ngay
Không tập khi cơ thể không được khỏe mạnh. Nếu có thể chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, đây được xem là bài tập thể dục tốt nhất dành cho các bà bầu.
Nếu có những dấu hiệu bất thường trong quá trình tập luyện bạn đến bác sĩ kiểm tra ngay
Theo: Vnanmum chuẩn bị mang thai

Phòng ngừa giảm thiểu ốm nghén cho mẹ bầu

Những triệu chứng của ốm nghén là mệt mỏi, nôn ói, buồn nôn… Nếu bà bầu bị nôn nhiều thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con do bị rối loạn điện giải hay tổn thương nội tạng…Dưới đây là tổng hợp cách trị ốm nghén cho bà bầu có hiệu quả tốt:
Thức ăn và cách ăn: Bà bầu nên chia từng bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói quá lâu vì nó sẽ làm bà bầu dễ bị nghén hơn. Tránh những thức ăn có nhiều chất béo, những gia vị nặng mùi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6: bơ, khoai tây, thịt gà, cá (cá tuyết, cá hồi…) hay hỗn hợp vitamin tổng hợp kẽm và vitamin B6. Tuy nhiên, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống hỗn hợp vitamin này.

Thông tin khác về thức ăn tốt cho bà bầu:
http://vnanmum.com/sua-danh-cho-ba-bau
http://vnanmum.com/kiem-tra-suc-khoe-cho-ba-bau
Hình ảnh

Các loại nước uống: Bà bầu không nên uống thức uống lạnh hay quá ngọt và những loại nước có chất kích thích như: rượu, cà phê… Nên uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả tươi, súp để tránh bị mất nước. Vì mất nước có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, đắng miệng và chóng mặt.
Dành thời gian đi lại và nghỉ ngơi: Để trị ốm nghén, bà bầu nên đi lại nhiều ở văn phòng hay tập thể dục buổi sáng và tối giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng và buồn nôn. Đồng thời cũng nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh lo lắng quá nhiều và căng thẳng, nếu không, triệu chứng ốm nghén sẽ nghiêm trọng hơn. Lưu ý là khi mới ngủ dậy, bà bầu nên từ từ bước xuống giường để tránh chóng mặt và dể bị choáng ngã.
Các biện pháp thiên nhiên: Gừng và chanh là thảo dược trị ốm nghén cực kỳ hiệu quả. Chanh giúp bà bầu đỡ khô miệng, giảm cảm giác buồn nôn. Trà gừng uống vào buổi sáng sau khi ăn hay bất cứ khi nào bà bầu có cảm giác buồn nôn. Bà bầu chỉ cần đặt một lát gừng tươi vào ly nước của mình hay thêm chút gừng vào các món ăn để khử những mùi khó chịu.
Theo: VN Anmum

Tiền sản giật: “kẻ thù” hàng đầu của mẹ và bé

Trong đa số trường hợp thai phụ bị tiền sản giật, các triệu chứng nhẹ sẽ xuất hiện khi gần đến ngày sinh, tuy nhiên cả mẹ và bé sẽ không sao nếu được chăm sóc và điều trị đúng.
Các triệu chứng của tiền sản giật là gì? 
Tiền sản giật có thể đến đột ngột, vì vậy mẹ cần biết rõ các triệu chứng để sớm phát hiện và can thiệp. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngại nào sau đây:

Bài biết khác về mang thai 3 tháng đầu:
http://vnanmum.com/thuc-an-tot-cho-ba-b ... giai-nhiet
http://vnanmum.com/mang-thai/dinh-duong-mang-thai
Hình ảnh

Buồn nôn và ói mửa
Đau dữ dội ở vùng bụng trên
Đau đầu nặng hoặc dai dẳng
Tăng cân nhanh (trên 2kg trong một tuần).
Bị phù ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, sưng đột ngột hoặc sưng nặng ở bàn chân/mắt cá chân.
Thị lực kém, quáng gà, mắt mờ, nhìn thấy đốm sáng hoặc điểm sáng nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
Tuy nhiên, một số trường hợp tiền sản giật không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Thậm chí, một số triệu chứng tiền sản giật có thể giống như triệu chứng mang thai bình thường. Vì vậy, mẹ cần khám thai đều đặn để bác sĩ kịp thời phát hiện tiền sản giật bằng các xét nghiệm và thiết bị y khoa chuyên dụng. Phát hiện và can thiệp sớm sẽ làm giảm thiểu tác hại của tiền sản giật
Điều gì làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật? 
Tiền sản giật thường xảy ra hơn trong thời gian mang thai con đầu (con so). Tuy nhiên, những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật có nhiều khả năng gặp phải nó trong những lần mang thai sau. Thai phụ gặp các vấn đề dưới đây cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật:
Cao huyết áp mãn tính
Dưới 20 hoặc trên 40 tuổi
Mang song thai hoặc đa thai
Bị béo phì (có chỉ số cơ thể ở mức 30 hoặc hơn)
Có họ hàng gần như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… bị tiền sản giật
Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da).
Có cách nào phòng tránh để không bị tiền sản giật? 
Bạn cũng cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này nhưng đến nay vẫn chưa ai biết chắc làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật. Một số nghiên cứu đề nghị việc dùng thêm canxi, vitamin hoặc aspirin liều thấp có thể giúp ích nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức. Do đó, điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc tốt bản thân trước khi sinh và khám thai đúng hẹn. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm đạm trong nước tiểu cho bạn.
Theo: vnanmum.com‏

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Những vấn đề cần biết về 3 tháng cuối thai kì

Bạn đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, đây là lúc cần duy trì việc khám thai định kỳ đều đặn để can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tôi sẽ khám thai bao nhiêu lần? 
Khi thai nhi được 27 đến 35 tuần tuổi, bạn sẽ phải gặp bác sĩ hai tuần một lần. Trong thời gian một tháng trước khi sinh sẽ là mỗi tuần một lần.
Trong các buổi thăm khám ở 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ làm gì? 
Thăm hỏi về sức khỏe và tâm trạng của bạn; tiếp tục theo dõi những vấn đề bất thường đã được phát hiện ở lần khám thai trước (nếu có). Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có gặp phải các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, ra dịch bất thường, đau đầu hay cảm thấy lo lắng, chán nản hay không. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào khác.
Hỏi han về chuyển động của bé. Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy em bé ít hoạt động hơn. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể sẽ được yêu cầu đếm các chuyển động của bé ở một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.

Tham khảo thêm bài viết thức ăn tốt cho bà bầu:
http://vnanmum.com/sua-danh-cho-ba-bau
http://vnanmum.com/kiem-tra-suc-khoe-cho-ba-bau
Hình ảnh

Kiểm tra cân nặng và xét nghiệm nước tiểu của mẹ để tìm những dấu hiệu (nếu có) của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp, kiểm tra mắt cá chân, bàn tay và khuôn mặt bạn xem có bị phù hay không.
Kiểm tra nhịp tim của bé và kích thước bụng của bạn để ước tính kích thước và vị trí của bé. Việc đo khoảng cách giữa xương mu và chóp tử cung sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường hay không.
Có thể bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn. Bác sĩ thường sẽ không thực hiện thao tác này mỗi lần khám, trừ khi họ lo lắng về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sinh non. Khi bạn đã quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn để quyết định xem có nên (hoặc khi nào nên) thực hiện các biện pháp giục sinh.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần theo dõi những vấn đề gì trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn cũng sẽ được thông tin về các dấu hiệu sinh non và tiền sản giật, cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác mà bạn cần phải gọi bác sĩ ngay. Khi ngày dự sinh gần kề, bác sĩ sẽ thảo luận về những dấu hiệu sắp sinh và cho mẹ biết khi nào cần liên lạc.
Nếu bạn có thắc mắc về việc sinh nở, những buổi khám thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thuận lợi để nhờ bác sĩ tư vấn. Bạn nên cùng chồng lập trước danh sách những câu hỏi và mang theo khi đi khám.
Thảo luận về các vấn đề sau khi sinh, ví dụ như mẹ có muốn cho con bú sữa mẹ hoặc cắt bao quy đầu cho bé trai hay không, hay những vấn đề khác như cách tránh thai sau sinh. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu một vài bác sĩ nhi cho bé nếu bạn chưa tìm được.
Theo: http://vnanmum.com