Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai 3 thang dau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai 3 thang dau. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Đối phó với biến đổi trong cơ thể ở thai phụ (P.2)

11 lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai sẽ giúp bạn thích nghi với những thay đổi/ chăm sóc cơ thể và cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ.
6/ Đường lằn bụng
Trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, dưới tác động của sự thay đổi hooc-mon, một vệt dài thẳng đứng màu nâu nhạt hoặc sẫm xuất hiện ở phần bụng của nhiều phụ nữ.
Đường lằn bụng chạy dọc từ bụng xuống xương mu, có thể bắt đầu từ rốn hoặc phía trên rốn. Đường này sẽ hoàn toàn biến mất ngay khi mẹ sinh bé.
7/ Tẩy lông
Một trong những mặt tích cực khi mang thai là phần lông đã wax sẽ lâu mọc lại hơn.
Wax rất an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng sẽ đau hơn vì mẹ đang rất nhạy cảm trong giai đoạn này.
Vào ngày sinh bé, nữ hộ lý sẽ cạo lớp lông nếu mẹ sinh mổ hoặc cắt tầng sinh môn. Lớp lông mọc lại sau đó có thể gây đau và khiến lông mọc ngược lại bên trong. Vì vậy, wax là phương pháp hiệu quả để tránh tình trạng trên.
Việc cạo lông chân sẽ trở nên khó khăn ở những tháng cuối thai kỳ nên bạn có thể nhờ chồng, bạn bè hoặc đến các trung tâm làm đẹp.

Tin tức về dinh dưỡng cho bà bầu:
Suc khoe cho ba bau
Thai ky: mang thai 3 thang dau



8/ Thư giãn
Cho dù bận rộn, bạn cũng nên ưu tiên cho việc thư giãn. Để mọi thứ nhẹ nhàng hơn, mẹ có thể dùng dịch vụ giao hàng tận nơi khi đi mua sắm, thuê người giúp việc hoặc chia sẻ việc nhà với chồng…
-Các bài tập yoga khi mang thai sẽ giúp mẹ “giảm tải” những mối lo thường ngày và chuẩn bị cho sự ra đời của bé.
-Dành thời gian nghỉ ngơi với bạn bè, gia đình…
-“Chuyện ấy” rất tốt cho sức khỏe, tinh thần của mẹ và không gây hại gì cho bé. Ngoài sex, vợ chồng bạn cũng có thể thực hiện những hành động thật ngọt ngào và lãng mạn như ăn tối dưới nến, tắm cùng nhau hoặc xoa bóp vai cho nhau…
9/ Giữ đúng tư thế
Chắc hẳn mẹ nhận ra rằng trọng lực cơ thể đã thay đổi khi bị mất thăng bằng hay đau lưng. Do đó, những đôi giày cao gót nên được “xếp xó”, thay vào đó là các loại giày phù hợp để nâng đỡ đôi chân.
-Ngồi xổm: Ngồi trên gót chân với mông chạm gót và giữ lưng thẳng.
-Nhặt đồ vật trên sàn: Vẫn là tư thế ngồi xổm như trên, nhặt đồ vật và từ từ trở lại tư thế thẳng lưng.
-Khi ra khỏi giường: Nằm nghiêng về một bên, chân trên gác qua chân dưới, dùng tay nâng người ngồi dậy thật thẳng lưng.
-Giảm sức nặng cho lưng: Nằm ngửa dưới sàn, chân gác lên ghế sofa tạo góc vuông với đầu gối. Động tác này giúp xương sống thẳng và mẹ được thư giãn.
10/ Ngực
Thay đổi ở bộ ngực là điều mẹ dễ chú ý nhất khi mang thai. Đa số phụ nữ mang thai cảm thấy đau nhức, sưng, đầu ti đổi màu, quầng vú to hơn và có thể rạn nứt.
-Dưỡng ẩm: Dùng kem chống rạn da cho cả vùng ngực. Mát-xa nhẹ nhàng theo vòng tròn để kem ngấm vào da và kích thích lưu thông máu. Đặc biệt, tránh kích thích đầu ti vì điều này có thể dẫn đến những cơn co thắt!
-Một ít nước lạnh giúp hồi phục lưu lượng máu và giảm tải sức nặng của ngực.
-Mặc áo ngực phù hợp: Nên chọn loại áo ngực không gọng. Bạn chỉ phải mặc loại áo ngực này trong vài tháng thôi nhưng nó sẽ giúp nâng ngực đúng cách và mang lại cảm giác thoải mái hơn.
-Tránh ánh nắng mặt trời: Nếu phải ra nắng, bạn nên bảo vệ làn da bằng kem chống nắng có SPF 50+ vì ánh nắng mặt trời có thể khiến da xuất hiện đốm nâu và rạn da.
11/ Giữ sáng da
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai thường khiến da bị thương tổn như nổi đốm. mụn đầu đen, nám da, da khô, bong tróc hoặc nhiều dầu
-Tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi mua bất kỳ sản phẩm làm đẹp nào. Mẹ nên dùng sản phẩm hữu cơ để loại trừ khả năng hóa chất thấm qua da bé.
-Nước máy thường có nhiều canxi và làm da bị khô nên mẹ cần chú ý dưỡng ẩm mỗi sáng và tối.
-Tẩy tế bào chết và dùng mặt nạ dưỡng ẩm để nuôi dưỡng sâu cho da.
-Đừng lo lắng nếu những đốm da nâu xuất hiện. Tình trạng nám da này là do thay đổi nội tiết tố, tác hại của ánh nắng mặt trời và sẽ mờ đi sau khi sinh bé.
Nguồn: http://vnanmum.com/

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

6 thói quen mẹ thường thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ có nhiều tác động lớn đến ngoại hình, cảm xúc của phụ nữ. Vì thế, không ít những mẹ bầu không hiểu nổi trạng thái tâm lý và hành động có phần trở nên… kỳ quặc của mình.
1. Thói quen ăn uống thay đổi bất ngờ
Trên đây chỉ là một trong vô số những thay đổi bất ngờ mà bất kỳ một bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Những sự thay đổi như thế này đôi khi làm bạn thật khó chịu nhưng nếu biết cách hòa hợp và nhờ sự giúp đỡ của người thân thì các mẹ sẽ bớt căng thẳng hơn đấy. Tuy khó khăn là thế nhưng khi bé ra đời, các mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, những mệt nhọc ngày nào cũng chóng qua đi thôi.

Thông tin khác về dinh dưỡng cho bà bầu:
Mang thai 3 thang dau
Che do dinh duong cho phu nu chuan bi mang thai

Hình ảnh

2. Diện mạo thay đổi bất ngờ
Đối với một số trường hợp tinh ý hơn, các bạn có thể phát hiện ra sự thay đổi này rõ nhất khi nhìn vào gương. Sắc mặt của những bà mẹ tương lai sẽ có phần hơi nhạt đi một tí do sự thay đổi hormorne trong cơ thể. Có thể ví khuôn mặt các bà mẹ lúc này giống như hình chân dung được chụp lúc trước của một quảng cáo thẩm mỹ, liên tưởng này khá buồn cười nhưng các mẹ đừng lo vì đó chỉ là chút thay đổi nhỏ để chào đón thành viên mới mà thôi.
3. Những bộ phim trở nên “siêu xúc động”
Dấu hiệu này thể hiện khi bạn đang xem một chương trình truyền hình, một bộ phim hay đơn giản là một đoạn quảng cáo…bỗng nhiên bạn bật khóc vô cớ vì một chi tiết rất đỗi bình thường trong phim.
4. Bỗng dưng muốn “khóc”
Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Các mẹ sẽ dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai. Chị Sandy chia sẻ “Mình cảm thấy sự thay đổi của hormones rõ nhất vào hôm cả hai vợ chồng chơi cờ với nhau. Sau một hồi căng thẳng và bị thua anh liên tục, mình bắt đầu khóc và có những biểu hiện xúc động mạnh dù sự việc chẳng có gì to tát”.
5. Trở thành “cô nàng cáu bẳn”
Một biểu hiện khác của việc thay đổi hormorne khi có dấu hiệu mang thai của các chị em đó là có thể “phát cáu” mọi lúc mọi nơi. Có thể kể đến là trường hợp mà Lora chia sẻ như sau: “Mình cảm thấy rất khó chịu và bốc hỏa trong mọi trường hợp. Như hôm anh nhờ mình pha cốc cà phê, chẳng hiểu sao mà mình lại phát cáu và gây chuyện. Mình quát lớn bảo anh hãy tự làm đi”. Ắt hẳn các bạn đã đoán ra được vẻ mặt của ông xã Lora ngạc nhiên như thế nào. Tuy nhiên, sau khi biết được “lý do chính đáng” của chuyện này thì anh chỉ cười và còn ôm chị an ủi.
6. Trở thành “quý cô ham ăn”
Một dấu hiệu khác cũng khá tai hại nếu các mẹ không kiềm chế đó chính là thói quen ăn nhiều và ăn vặt bất kỳ thứ gì thấy thèm. Đây là biểu hiện chung của tất cả các bà mẹ sắp sinh bởi cơ thể lúc này đòi hỏi lượng dinh dưỡng không chỉ cho mẹ mà con cho bé sắp sinh. Chị Danielle P cho biết “Mình nhận ra cơ thể có dấu hiệu ăn uống thất thường, trước nay mình ăn gì cũng vừa phải nhưng bỗng nhiên một ngày mình cảm thấy thèm ăn mọi thứ và dường như chỉ muốn được ở một mình và ăn suốt ngày. May là có ông xã quan tâm và hiểu cho mình nên mình cảm thấy yên tâm hơn.
Theo: http://vnanmum.com

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Cảm giác buồn nôn khi mang thai là do đâu

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin hàng ngày có chứa 30 miligram (mg) sắt. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải vấn đề với việc uống vitamin khi mang thai, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất sắt.
Nếu gặp phải vấn đề trên, bạn nên kiểm tra hàm lượng từng chất được ghi trên bao bì. Trong trường hợp viên vitamin bạn uống chứa nhiều hơn 30 mg chất sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thấp hơn, miễn sao đảm bảo mẹ không bị nguy cơ thiếu máu.

Tin tức về sức khỏe cho bà bầu:
http://vnanmum.com/thai-ki-ba-thang-dau
http://vnanmum.com/kiem-tra-suc-khoe-cho-ba-bau
Hình ảnh

Mẹ cũng có thể uống vitamin và ăn kèm chút thức ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ để giảm tình trạng khó chịu.
Tại sao uống vitamin khi mang thai khiến mẹ buồn nôn?
Nếu kích thước của viên thuốc quá to, mẹ có thể chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang viên nhai, uống vitamin dạng lỏng, viên bé hơn không chứa canxi… Mẹ có thể dùng thuốc chứa canxi riêng hoặc chăm uống sữa để cung cấp lượng canxi cần thiết.
Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến sự có mặt của vitamin B6 trong những viên thuốc bổ sung vì có thể giúp phụ nữ chữa buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nên bổ sung axit folic thường xuyên. Phụ nữ dùng axit folic trong những tháng trước và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở bé lên đến 70%. Liều khuyến cáo của axit folic là 400 microgram (mcg) mỗi ngày nếu bạn đang cố gắng thụ thai và 600 mcg nếu biết chính xác đã mang thai.
Cuối cùng, nếu đã thử đủ mọi cách mà tình trạng buồn nôn do uống vitamin khi mang thai vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
Theo: Anmum VN

Thực phẩm dưỡng chất không thể bỏ qua cho dinh dưỡng mẹ bầu

Cam, chuối, dâu tây,… hay các loại trái cây tươi là những thực phẩm cho bà bầu có chứa nhiều dưỡng chất. Tuy vậy, bạn nên có chế độ sử dụng hợp lý những loại thực phẩm này để đem lại hiệu quả tốt nhất
1. Khoai lang 
Cách tốt nhất là ăn khoai lang với chút dầu ô liu. Bạn cũng có thể hấp, luộc hay nướng. Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, canxi, vitamin C và betacaroten. Đặc biệt, vitamin A trong loại củ này cũng rất tốt cho sự phát triển của da và mắt.

Xem thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Su phat trien cua be khi mang thai 3 thang dau
Thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu
Hình ảnh

2. Bông cải xanh (Súp lơ xanh) 
Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ.
Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.
Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.
3. Sữa chua 
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ.
Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
4. Nước cam tốt cho bà bầu 
Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Các loại khoáng chất axit folate và folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn.
Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh.
Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.
Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bà bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.
Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.
Lưu ý, nếu bà bầu vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam thì không tốt. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây tức bụng rất khó chịu. Hãy nhớ, bạn cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.
Theo: http://vnanmum.com