Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Tổng hợp 3 quan niệm sai lầm khi chọn sữa cho con

3 quan niệm sai lầm khi chọn sữa cho con được tổng hợp sau đây sẽ giúp các bà mẹ có cái nhìn tổng quan hơn.
Nào, cùng theo dõi nhé!

Tin liên quan:
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa aptamil của anh
Tổng hợp thông tin liên quan đến sữa nhập
Những bài viết liên quan về aptamil đức số 2

Sữa càng đắt tiền thì càng tốt

Xu hướng chung của mọi người thường nghĩ rằng “tiền nào của nấy” nên khi đi mua sữa cho con, mẹ thường ưu tiên những loại sữa mắc tiền và nghĩ rằng những loại sữa rẻ hơn thì không tốt bằng. Hơn nữa, với tình yêu thương của mình, ba mẹ thường muốn dành thứ tốt nhất cho con. Thế nên các bà mẹ đổ xô nhau mua những loại sữa đắt tiền mà quên mất chất lượng sữa mới là điều quan trọng chứ không phải “cái giá”.


Ba thành phần dinh dưỡng chính trong sữa phải có là chất đạm, chất béo và carbonhydrate hay còn gọi là đường. Mẹ nên xem kỹ thành phần dinh dưỡng trên mỗi hộp sữa trước khi mua, tránh cho bé bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng.

Chỉ trung thành với một loại sữa nhất định

Thông thường, khi tìm được một hãng sữa nào uy tín hay được ai giới thiệu, mẹ có xu hướng “chung thủy” với nhãn hàng đó luôn. Cho dù đó là một hãng nổi tiếng với chất lượng được nhiều người công nhận hoặc đã được “kiểm chứng” bằng những “nhân chứng sống” nhưng chưa chắc đó là loại sữa phù hợp với con bạn.

“Chung thủy” với một nhãn hiệu chưa chắc là điều tốt nhất cho bé.

Mỗi bé có một cơ địa khác nhau, có bé uống sữa đó thì không sao nhưng tới phiên bé nhà bạn thì lại bị táo bón…Thậm chí, tùy từng độ tuổi mà nhu cầu về sữa của bé cũng khác nhau. Nếu như cứ “chung thủy” mãi với một sản phẩm nào đó, mẹ lại bỏ qua loại sữa phù hợp nhất cho bé đấy!

Sữa bột là loại nhiều dưỡng chất và tốt nhất cho bé

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ có sữa bột mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé nên dù nhiều khi bé không thích, mẹ vẫn ép bé uống cho bằng được. Thực ra, tuy không bằng sữa bột nhưng theo các nhà dinh dưỡng, sữa tươi cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, chỉ khi bé được 12 tháng tuổi, bé mới có thể dùng sữa tươi. Do lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới hoàn chỉnh và có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng từ sữa. Bé trên 1 tuổi đã được bổ sung chất dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày nên chỉ cần sữa tươi là đã có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ảnh hưởng của folate trong 40 tuần thai

Ảnh hưởng của folate trong 40 tuần thai là rất lớn. Nếu thiếu folate, mẹ bầu thiếu thành phần này trong thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh là rất lớn.

Folate (hay axít Folic) là vitamin B9. 




Đây là một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B hòa tan trong nước. Folate có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh…), các loại ngũ cốc và đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan…). Loại vitamin này không những rất cần thiết cho quá trình tạo và duy trì tăng trưởng của mọi tế bào mà còn rất cần thiết để tạo DNA và RNA (các khối xây dựng của tế bào) và ngăn ngừa những thay đổi DNA có thể dẫn đến ung thư.

Phụ nữ mang thai rất cần Folate.

Dù cả người lớn và trẻ em đều cần Folate để đảm bảo lượng hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu nhưng theo các nghiên cứu khoa học, phụ nữ mang thai (hoặc dự định mang thai) luôn cần lượng Folate nhiều gấp 1,5 lần so với lúc bình thường. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia thực hiện năm 2005, 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam có hàm lượng Folate trong máu thấp dưới mức tối ưu để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi là 905 nmol/L. Điều này cho thấy nguy cơ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh (NTD) sẽ vào khoảng 12 trẻ/10.000 trẻ được sinh ra. Đó là chưa kể việc thiếu Folate ở phụ nữ mang thai còn khiến thiếu máu hồng cầu ở mẹ, dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và sẩy thai.

Folate ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới chuyên về Folate và các vitamin nhóm B đến từ Đại Học Otago (New Zealand) cho biết: “Thiếu hụt Folate trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển não bộ của trẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức và hệ thần kinh vận động của trẻ sau này”. Đặc biệt trong giai đoạn từ ngày thứ 21 – 27 sau khi thụ thai, nếu không cung cấp đủ hàm lượng Folate dẫn đến ống thần kinh đóng không hoàn thiện, trẻ sẽ có nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh. Do đó, trước khi có thai hoặc trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ, các thai phụ nên bổ sung Folate đầy đủ thể giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ.

Chính vì thế, các mẹ hãy chú ý dinh dưỡng cho bà bầu để bổ sung Folate.

Folate giúp phát triển trí não trẻ từ trong bụng mẹ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ bị thiếu máu ít tương tác tích cực với con cái của họ, do đó ảnh hưởng xấu đến phát triển nhận thức của bé. Điều này xuất phát từ việc thiếu Folate, bởi đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến cách người mẹ tương tác với em bé sau khi sinh. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì cần bổ sung 600mcg Folate mỗi ngày, còn đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai thì cần bổ sung 400mcg Folate mỗi ngày từ 24 tuần trước mang thai thay vì 16 tuần như trước đây.

Bổ sung Folate – không chỉ bằng ăn uống.

Chế độ ăn uống thông thường khó đảm bảo cung cấp đủ lượng Folate cần thiết cho cơ thể, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thường được bổ sung các loại thực phẩm có bổ sung Folate với hàm lượng Folate cao. Hiện nay, sản phẩm Anmum Materna™ là sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng giúp làm tăng hàm lượng Folate cùng 30 dưỡng chất quan trọng khác như DHA, Ganglioside, FOS… giúp cơ thể và trí não bé phát triển hoàn thiện. Với hai ly sữa Anmum Materna™ mỗi ngày, mẹ và bé sẽ được cung cấp 680mcg Folate (đáp ứng đủ 100% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y Tế), 80% nhu cầu can-xi, 30% nhu cầu sắt và các dưỡng chất cần thiết khác, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tròn vẹn.

Nguồn: 5 điều chưa biết về Folate

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Những chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai

Axit folic (folate), kẽm, sắt, canxi,...là những chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai.

Bài viết sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đầy đủ và thiết thực nhất về dinh dưỡng cho bà bầu hay chế độ ăn cho bà bầu.



Một trong những dưỡng chất thiết yếu: Folate

Dĩ nhiên, mỗi bà mẹ đều mong muốn đứa con của mình sinh ra được khoẻ mạnh. Folate, hay còn được gọi là vitamin B9, có vai trò giúp làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTDs), các khuyết tật bẩm sinh khác như sứt môi, hở hàm ếch, và các khuyết tật về tim mạch cho trẻ. Trong chế độ ăn cho bà bầu, bạn nên cung cấp cho cơ thể 400 microgram folate từ các loại thực phẩm bổ sung hoặc các loại thực phẩm tăng cường ít nhất là 3 tháng trước khi thụ thai ngoài những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu chất folate như: măng tây, củ cải xanh và bông cải xanh.

Các dưỡng chất quan trọng khác

Đừng quên bổ sung các dưỡng chất sau đây vào thực phẩm hàng ngày của bạn:

Sắt – Đảm bảo lượng hồng cầu khỏe mạnh ở mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nên bổ sung 18 mg sắt một ngày. Tuy nhiên, nếu bạn là người ăn chay, ban sẽ cần uống thêm viên uống bổ sung sắt và hãy thận trọng với nguồn bổ sung này để hấp thụ tối ưu lượng sắt. Bổ sung vitamin C (như từ nước cam) sẽ giúp hấp thụ sắt có trong các loại thực phẩm chay.

Các nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm: Sò huyết tươi, cá cơm (nguyên con), gan, thịt nạc đỏ, thịt gà, trứng

Canxi – Giúp xương chắc khỏe. Canxi là một khoáng chất, cần bổ sung (1.000 mg mỗi ngày) trong suốt thời kỳ trước khi mang thai, khi đang mang thai và thời kỳ cho con bú.

Các nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: Sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại cá có thể ăn cả xương (cá mòi, cá bống đóng hộp) và các loại đậu đỗ

Kẽm – Giúp thai nhi và nhau thai phát triển bình thường. Thiếu kẽm có thể làm hạn chế quá trình mở rộng tử cung.

Các nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm: Thịt, cá, sò, hạnh nhân, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt (đặc biệt là cám).

Hãy luôn nhớ, dinh dưỡng cho bà bầu là tối quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý nhé.

Nguồn: Chế độ ăn và dinh dưỡng cho bà bầu

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Nên ăn thực phẩm nào khi muốn mang thai

Thực phẩm giàu vitamin E, B,....là những loại nên ăn khi người phụ nữ muốn mang thai.



Trước hết cần phải tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh, dinh dưỡng cân bằng trong các bữa ăn hàng ngày, không quá kén chọn, ăn các loại thực phẩm đa dạng và dinh dưỡng phong phú, chuẩn bị đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trước và sau khi thụ thai. Ngoài kiến thức thông thường như chế độ ăn gồm nhiều rau xanh và trái cây, các loại ngũ cốc giàu protein, vitamin bổ sung, nói không với thực phẩm đóng gói, các mẹ bầu tương lai cần quan tâm bổ sung những loại thực phẩm như sau:

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Thức ăn tốt cho các chị em chuẩn bị mang thai chứa nhiều sắt là các loại thịt đỏ, các loại đậu, cá, các loại hạt và rau xanh. Những thực phẩm này vừa giàu sắt, vừa giàu protein. Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt tự nhiên tốt nhất do các tế bào đỏ có trong thịt làm tăng khối lượng máu trong thai kỳ. Ngoài ra, các loại hạt và rau xanh còn có chất chống viêm tự nhiên giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin E

Để tốt cho quá trình thụ thai, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm dầu ô liu, trái bơ, các loại hạt. Những loại thức ăn này chứa nhiều Vitamin E tốt cho giai đoạn hình thành nang trứng. Các chị em chuẩn bị mang thai nên “nạp” vào cơ thể các loại hạt, cây họ đậu, cá và trứng.

Thực phẩm giàu vitamin B

Cơ thể bạn cần nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng khác trong giai đoạn rụng trứng. Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai bạn cần bổ sung vitamin B có trong rau xanh, trứng, các loại đậu, thịt, cá hoặc dầu cá. Vitamin B cũng rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Vitamin B12 có trong các cây họ đậu giúp phát triển não và gan cho bé. Vitamin B6 có trong chuối, khoai tây, cà chua đảm bảo cho sự phát triển trí não hệ thần kinh của thai nhi.

Thực phẩm chứa beta carotene

Những thực phẩm chứa beta carotene giúp duy trì lượng hormone và giảm nguy cơ sẩy thai. Khi chuẩn bị mang thai các chị em nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa beta carotene như rau xanh, các thực phẩm màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô. Ngoài ra, để tăng khả năng thụ thai, bạn cần ăn những thực phẩm làm tăng nhiệt độ cơ thể như súp và các món hầm và tránh xa các thực phẩm lạnh như kem, yogurt. Cần tránh ăn những loại trái cây như nhãn, vải, đào thường xuyên vì đây là những loại quả ngọt, có tính nóng dễ gây xuất huyết.

Thực phẩm giàu folate

Chắc chắn các mẹ bầu đã biết folate rất cần thiết trong quá trình mang thai vì folate tham gia vào quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Nhưng mẹ có biết rằng folate cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn trước và đầu thai kì, giúp hạn chế khiếm khuyết trong quá trình hình thành ống thần kinh của bé. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung Folate ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai để hệ thần kinh của bé phát triển hoàn thiện.

Ngoài việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu folate như măng tây, súp lơ, rau chân vịt, đậu tương…, mẹ bầu có thể uống sữa để hấp thu Folate một cách thuận tiện và hữu hiệu. Hai ly sữa Anmum Materna mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung 100% hàm lượng Folate cần thiết theo khuyến nghị dinh dưỡng năm 2012 của Bộ Y Tế.

Nguồn: Những thực phẩm tốt cho giai đoạn chuẩn bị mang thai

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Phòng bệnh phụ khoa khi chuẩn bị mang thai

Cùng nhận biết một số bệnh phụ khoa thường gặp để phòng tránh nhằm giúp bà mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong 40 tuần thai kỳ.

Tại sao mẹ cần phải giữ vệ sinh phụ khoa trong giai đoạn chuẩn bị mang thai


Trên thực tế, các mẹ chuẩn bị mang thai đều đồng ý rằng đã xem nhẹ và ít chú ý đến vấn đề này. Vì thế, khi bước vào thai kỳ và sau khi sinh, mẹ và con có thể gặp phải một số bệnh mà nguyên nhân đến từ sự chủ quan đối với vấn đề vệ sinh vùng kín.

Nếu mẹ bị viêm nhiễm vùng kín thì có khả năng truyền sang con như trường hợp ở bệnh sùi mào gà. Các mẹ chuẩn bị mang thai mắc bệnh này do vệ sinh vùng kín không đúng cách, từ đó không kịp chữa trị trong quá trình mang thai do e sợ sẽ thương tổn đến thai nhi. Đến khi sinh thì nấm tràn vòm họng con và con không thể ăn được. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác còn để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cho mẹ và con như ảnh hưởng đển khả năng rụng trứng và thụ thai của bố mẹ, viêm màng ối, đẻ non, hoặc sảy thai. Vì thế trong thời gian chuẩn bị mang thai, các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến cách vệ sinh vùng kín để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh phụ khoa

Trong thời gian mẹ chuẩn bị mang thai, mẹ nên chú ý một số dấu hiệu của bệnh phụ khoa sau để kịp thời đến tư vấn bác sĩ. Nếu những mẹ nào bắt đầu đi tiểu thường xuyên và cảm thấy xót ở vùng kín thì đây cũng là dấu hiệu đáng chú ý đấy. Ngoài ra, âm đạo cũng bị sưng tấy, nổi sần sùi và đỏ tấy phía bên ngoài, gây cảm giác ngứa ngấy, khó chịu và đau rát thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra ngay nhé. Thậm chí khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến dịch nhờn tiết ra từ vùng kín, nếu quá nhiều và dịch có màu trắng ngà và mùi khó chịu hơn bình thường thì cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại có liên quan đến bệnh phụ khoa.

Vệ sinh đúng cách để bước vào thai kỳ

Vệ sinh vùng kín trong thời gian chuẩn bị mang thai rất cần thiết để chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh khi mang thai. Các mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:

-          Giữ vùng kín được khô ráo và thoáng mát. Không mặc đồ bó quá sát. Nên mặc đồ lót bằng cotton.

-          Vệ sinh ít nhất một ngày hai lần để phòng tránh vi khuẩn có hại gia tăng. Hoặc thay đồ lót cách nhau 4-5 tiếng trong ngày.

-          Khi đi vệ sinh, cần lưu ý làm sạch từ phía trước ra sau bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh mềm để tránh gây thương tổn và làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo.

-          Không sử dụng vòi nước mạnh và thụt quá sâu vào âm đạo khi vệ sinh. Điều này vô tình làm mất đi những vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập

-          Không nên sử dụng xà phòng mạnh để vệ sinh vùng kín. Chọn các loại dung dịch tẩy rửa có độ pH thích hợp, tuy nhiên không quá lạm dụng.

-          Các mẹ chuẩn bị mang thai cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ vợ chồng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm phụ khoa  định kì trong giai đoạn chuẩn bị mang thai để phòng tránh rủi ro viêm nhiễm vùng kín. Các mẹ cũng được khuyên nên thường xuyên vận động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch để bước vào giai đoạn mang thai một cách khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Giữ vệ sinh phụ khoa để chuẩn bị mang thai

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Những xét nghiệm cần thiết trước khi có con ở phụ nữ

Cả người vợ lẫn người chồng cần có những xét nghiệm để chắc chắn rằng cả hai đều khỏe mạnh, không bị một vấn đề gì làm ảnh hưởng đến việc mang thai.



Tiêm phòng ít nhất ba tháng trước khi mang thai

Trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Vì vậy, trước tiên mẹ nên thử máu để kiểm tra xem mình đã miễn nhiễm hay có mắc những chứng bệnh nguy hiểm cho thai kỳ hay không. Nếu chưa miễn nhiễm thì mẹ chuẩn bị mang thai nên tiêm ngừa một số bệnh phổ biến như quai bị, viêm gan B, thủy đậu và sởi. Các mẹ có thể tiêm cùng lúc các loại vắc-xin này.

Kể cả chồng khi chuẩn bị mang thai cùng mẹ cũng nên tiến hành kiểm tra tương tự để đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh trước khi thụ thai.

Thời điểm hai tháng trước khi mẹ mang thai

Bởi vì mẹ không thể tẩy giun trong giai đoạn thai kỳ nên vào thời gian chuẩn bị mang thai, bố cùng mẹ nên đến cơ sở y tế khám và tẩy giun. Giun sán sẽ gây hại cho sự phát triển và hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Do đó mẹ nên cùng các thành viên khác trong gia đình tẩy giun vào thời gian chuẩn bị mang thai này để ngăn ngừa khả năng lây chéo cho nhau.

Khi mẹ chỉ còn một tháng nữa là mang thai

Vào lúc này, cả hai vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Một số xét nghiệm bố mẹ chuẩn bị mang thai có thể làm trong lúc này là:

-          Các xét nghiệm về máu: mẹ có thiếu máuhay không, tiểu đường, chức năng gan thận, bệnh di truyền như máu không đông, HIV, viêm gan siêu vi B…

-          Xét nghiệm nước tiểu

-          Siêu âm ổ bụng giúp mẹ hiểu tình trạng và giúp phát hiện bất thường ở các nội tạng trong cơ thể mẹ như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

-          Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ chuẩn bị mang thai trong từng trường hợp cụ thể.

-          Đo điện tâm đồ giúp mẹ biết được các bệnh về tim nếu có.

-          Kiểm tra phụ khoa: điều này rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị mang thai vì nó quyết định đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng..

Ngoài những bước kiểm tra sức khỏe đã chia sẻ ở trên, các mẹ và bố cũng cần chú ý từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hay uống đồ có cồn trong giai đoạn mẹ chuẩn bị mang thai. Đồng thời, mẹ nhớ thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là bổ sung sắt từ sữa Anmum Materna để tạo nền tảng dinh dưỡng cho thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Những xét nghiệm, kiểm tra cần thiết trước khi mang thai