Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh an toàn tại nhà ngày hè

Với những người ông bố bà mẹ có con đầu lòng, việc tắm cho bé có thể là cả một thử thách.

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh an toàn tại nhà ngày hè


Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và non nớt nên việc tắm cho các bé có thể khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng, e dè. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản về việc tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách.

Một số chú ý khi tắm cho bé:

- Quy tắc đầu tiên và quan trọng hàng đầu khi cho trẻ tắm là: Tuyệt đối không bao giờ để trẻ một mình mà không có người giám sát. Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối ở mực nước chỉ khoảng 2,5 cm và trong vòng chưa đầy 60 giây. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng tất cả các vật dụng bạn cần khi cho trẻ tắm (sữa tắm, khăn, tã giấy,...) để không phải chạy đi chạy lại lấy đồ mà “bỏ rơi” con, và nhớ luôn giữ bé bằng ít nhất một tay khi bé đang ở trong nước. Nếu chuông cửa nhà hoặc chuông điện thoại reo, nhớ bế bé lên với một chiếc khăn tắm và mang bé đi theo cùng bạn.

- Không đặt bé vào bồn tắm khi vòi nước vẫn đang chảy vì nhiệt độ nước có thể thay đổi hoặc nước có thể dâng quá cao. Bé có thể sẽ bị bỏng hoặc ngạt trong nước chỉ trong vài giây chỉ vì một vòi nước đang chảy.

- Nhiệt độ nước tắm cho trẻ không được phép quá lạnh hay quá nóng, khoảng tầm từ 37-38 độ C như thân nhiệt cơ thể người là tốt nhất.

- Bồn tắm thường rất trơn trượt nên mẹ cần trang bị thêm một chiếc thảm cạnh bồn tắm để tăng tính an toàn. Mẹ cũng nên mua một chiếc kẹp vòi nước để bảo vệ đầu bé khỏi va đập.

- Để các đồ điện tử (như máy sấy tóc, bàn là,...) cách xa khu vực bồn tắm

Quy trình tắm cho bé:

1. Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết ngay bên cạnh (sữa tắm, khăn tắm, tã giấy sạch, quần áo của trẻ,...). Giữ cho nhiệt độ phòng ấm áp để bé không bị lạnh.

2. Trước khi tắm cho bé bạn nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm hoặc chạm khuỷu tay vào bồn tắm để đảm bảo rằng nước không quá nóng hoặc quá lạnh

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh an toàn tại nhà ngày hè
Trước khi tắm cho bé, bạn nên kiểm tra lại nhiệt độ nước tắm bằng nhiệt kế hoặc chạm khuỷu tay vào bồn tắm. (Ảnh minh họa)

3. Mang bé đến khu vực tắm và cởi bỏ quần áo cho bé. Nếu mỗi lần đưa đi tắm bé đều khóc, hãy cứ để bé đeo bỉm khi tắm trong những lần đầu để bé gia tăng cảm giác an tâm khi ở trong nước.

4. Từ từ đưa chân bé vào trong bồn tắm trước, dùng một tay để đỡ cổ và đầu bé. Rót từng gáo nước tắm lên người bé trong suốt quá trình tắm để bé không bị lạnh.

5. Nhúng khăn ướt vào sữa tắm nhưng chỉ với một lượng cực kì nhỏ và phải là loại sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, không gây kích ứng. Lấy khăn để lau cho bé từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài. Bắt đầu bằng lau da đầu bé với một tấm khăn ướt, thấm sữa tắm. Giũ khăn cho hết sạch sữa tắm rồi nhẹ nhàng lau mắt, mặt bé. Đừng quên rửa bộ phận sinh dục cho bé, đây là khu vực cần phải được làm sạch hàng ngày.

6. Dùng gáo nước dội sạch khắp người cho bé và lau lại cho bé bằng khăn sạch. Nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi bồn với một tay đỡ cổ và đầu bé, một tay đỡ mông bé. Vì người trẻ nhỏ rất trơn khi đang ướt, bạn nên nhờ một người nữa cầm giúp khăn lau khô và đỡ lấy bé.

7. Quấn bé trong khăn tắm và vỗ vỗ khẽ cho bé khô. Sau đó, thay tã, mặc quần áo cho bé xong xuôi là mẹ có thể đặt một nụ hôn ngọt ngào lên trán con yêu rồi đấy.


Theo Eva


Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Bà bầu ngủ ngon hơn nhờ thực phẩm

Trong 40 tuần thai kỳ, việc mất ngủ xảy ra một cách thường xuyên khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi. 
Hãy thử các loại thức ăn sau đây để cải thiện giấc ngủ của mình nhé!

Tin liên quan:
Tổng hợp thông tin liên quan đến dinh dưỡng trong thai kỳ
Những thông tin về sữa tốt nhất cho mẹ bầu
Xem thêm những bài viết bổ ích về ăn gì tốt nhất khi mang bầu

Sữa ấm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thưởng thức một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn do sữa có chứa lượng nhỏ chất tryptophan (85mg /1 ly sữa). Tuy nhiên, bạn nên uống trước khi đi ngủ 1 giờ và nên đi tiểu trước khi ngủ vì việc uống sữa rồi đi ngủ luôn sẽ làm bạn phải thức dậy trong đêm vì cơn buồn tiểu.


Pho mát

Bánh mìMột miếng pho mát nhỏ có chứa lượng tryptophan gấp đôi trong một ly sữa (khoảng 140mg). Ngoài ra, cũng như sữa, pho mát chứa canxi – một khoáng chất giúp cơ thể sản xuất melatonin. Tuy nhiên bạn không nên ăn ngay trước khi đi ngủ vì nó có thể làm bạn tỉnh táo hơn, hay thử ăn trước giờ đi ngủ 1 giờ bạn nhé!

Carbohydrates trong bánh mì kích thích tiết insulin, và có tác dụng loại bỏ mổ số acid amin là đối thủ của tryptophan. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi bạn ăn thực phẩm giàu tryptophan chẳng hạn như một miếng bánh mì nướng, các thực phẩm từ ngũ cốc… giúp cơ thể dồi dào axit amin làm dịu cơ thể và dễ mang đến giấc ngủ. Bánh mì còn làm giảm cơn ốm nghén đáng kể ở bà bầu.



Tryptophan có hầu hết trong các sản phẩm được chế biến từ bơ. Bánh mì quệt bơ, sữa pha chút bơ… đều có công dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Hãy thưởng thức những đồ ăn này trước khi đi ngủ 1 giờ sẽ làm tăng mức tryptophan trong não. Trong thời gian một giờ này, bạn có thể thư giãn với một cuốn sách sẽ giúp cơn buồn ngủ nhanh chóng đến với bạn.

Chuối

Loại trái cây này rất giàu tryptophan giúp thúc đẩy serotonin mang đến cơn buồn ngủ nhanh chóng. Ngoài ra, magie trong chuối cũng giúp cơ bắp được thư gian và làm bà bầu ngủ ngon hơn.

Sữa đậu nành

Nếu bạn không thể uống được sữa bần hoặc các loại sữa tươi khác thì sữa đậu nành là lựa chọn tuyệt vời. Sữa đậu nành có chứa tryptophan và lượng canxi cần thiết để tăng cường việc sản xuất serotonin và melatonin giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

Trứng

Một quả trứng gà luộc cho bữa ăn sáng và ăn nhẹ trước khi đi ngủ rất tốt cho bà bầu. Một quả trứng có chứa khoảng 180mg tryptophan và các loại protein khác có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên ăn kèm với bánh mì để tăng tryptophan.

Bột yến mạch

Một yến mạch có chứa một lượng nhỏ melatonin – một chất giống như hormone giúp điều hòa giấc ngủ.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa tryptophan và magiê tự nhiên giúp thư gian cơ thể và ngủ ngon hơn, chỉ khoảng 30g hạt bí ngô đã chứa 151 mg magie (là một trong những thực phẩm dồi dào magie nhất).

Hạt bí ngô cũng chứa chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho tim mạch như vitamin B, kẽm, vitamin C,D,E và K.

Quả anh đào

Anh đào có chứa một lượng nhỏ hormone melatonin. Hãy thử ăn một miếng bánh mì nướng bơ với quả anh đào khô 1 giờ trước khi đi ngủ, đảm bảo bạn sẽ nhanh chóng đến với giấc ngủ và ngủ ngon suốt đêm.

Quả anh đào cũng là một nguồn dồi dào beta carotene, vitamin C, kali, magie, sắt, chất xơ và folate.

Có bầu ăn gì để con thông minh vậy các mẹ?

Chị Hương, người đang mang bầu tháng thứ 2, luôn thắc mắc khi mang bầu để con thông minh.
Chị Hương cùng các mẹ xem bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Tin liên quan:
Có thể bạn quan tâm đến dinh dưỡng cho bà bầu
Xem thêm bài viết về sữa cho thai kỳ
Có thể bạn quan tâm đến có bầu nên ăn gì

Chocolate

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chứng minh rằng, phụ nữ ăn socola trong thời gian sẽ sinh ra những em bé hay cười, hạnh phúc và linh hoạt hơn.

Theo các chuyên gia, chocolate có tác dụng cải thiện tâm trạng mẹ bầu cũng như thai nhi, vậy có lý do gì để chúng ta không ăn chocolate phải không? Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.


Táo tàu

Các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh rằng táo tàu rất có lợi cho dạ dày, bổ sung khí huyết, nhuận phổi. Thai nhi sẽ phát triển rất thuận lợi nếu các bà bầu khí huyết đầy đủ.

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng táo tàu lại rất nóng vì vậy không nên ăn quá 3 quả một ngày.

Táo tàu có chứa lượng vitamin C và vitamin E phong phú. Các loại vitamin này giúp cho làn da của phụ nữ mang bầu tươi sáng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp chống lại sự hình thành các vết nám.

Táo

Táo không chỉ giàu kẽm và các nguyên tố vi lượng, mà còn giàu chất béo, carbohydrate, các vitamin và chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất xơ phong phú có lợi cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này.
Phụ nữ mang thai nên ăn 1-2 quả táo mỗi ngày để bổ sung kẽm. Bên cạnh việc bổ sung táo làm, bà bầu cũng cần ăn thêm hạt hướng dương, nấm, hành tây, chuối, bắp cải và các loại hạt cũng giàu kẽm.

Đừng bỏ qua trứng

Ăn trứng trong thời gian mang thai có thể cải thiện được trí nhớ của bé và giúp chống ung thư vú cho người mẹ. Dưỡng chất choline được tìm thấy trong trứng giúp não trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt tuy nhiên, theo khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trứng đã được nấu chín và chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần.

Nhân hồ đào

Nhân hồ đào có lợi cho gan và thận, bổ sung khí huyết, nhuận phổi.

Phụ nữ mang bầu thường xuyên ăn nhân hồ đào, em bé khi sinh ra không những thông minh mà tóc sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều bởi nhân hồ đào có chứa nhiều chất béo. Nhân hồ đào đặc biệt rất thích hợp cho những bà bầu thường xuyên bị chứng táo bón.

Lạc

Các bác sỹ về đông y cho rằng lạc có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Tuy nhiên mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng trướng bụng.

Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ rất thông minh. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn.

Ăn nhiều thực phẩm thuộc họ đậu

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau củ quả thuộc họ đậu làm tăng khả năng kích thích sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Các loại quả, hạt thuộc họ đậu có chứa axit béo chưa bão hòa, canxi và vitamin B giúp cho sự phát triển của bộ não được thăng bằng và ổn định.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu nành, hay dầu đậu nành.

Thưởng thức cá

Sử dụng dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Thời gian này rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua những loại dầu cá có lợi như dầu cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích, cá thu và cá mòi. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn với 1-2 bữa ăn với cá mỗi tuần, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì trong một số loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Cá còn dồi dào omega-3 – rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.

Nghệ tây

Tiêu thụ hỗn hợp sữa và nghệ tây trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm bớt đau bụng thận và đau dạ dày cũng như giúp các em bé có xương chắc khỏe và trở nên thông minh hơn.

Hạt óc chó

Hạt óc chó giàu chất dinh dưỡng, trong đó chất béo chiếm 63% – 65%, protein chiếm 15% – 20%, đường chiếm khoảng 10%. Với 500 gram quả óc chó tương đương với 2,5 kg trứng gà, hay 4,5kg sữa tươi.

Đặc biệt canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2 cũng khá cao, rất tốt cho các tế bào thần kinh lớn.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ rất giàu chất sắt và các loại dinh dưỡng khác, ăn mộc nhĩ giúp máu lưu thông tốt từ mẹ sang bào thai, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Rong biển, hải sản

Tảo bẹ, rong biển, hải sản rất giàu canxi, iốt, phốt pho, sắt, muối vô cơ và các nguyên tố khác kích thích sự sinh trưởng và phát triển đại não của thai nhi; chống suy nhược thần kinh và tốt cho sức khỏe bà mẹ.

Vừng đen

Hạt vừng đen đặc biệt rất giàu canxi, phốt pho, sắt, và 19,7% protein chất lượng cao với gần 10 loại axit amin quan trọng, mà các axit amin là thành phần chính tạo thành các tế bào não.

Hạt sen

Hạt sen rất giàu canxi, đạm, photpho có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, cố tinh, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí. Với những lợi ích này, bà bầu đừng nên bỏ qua hạt sen vì chúng rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não thai nhi.

Bên cạnh việc ăn thường xuyên những loại thức ăn cho bà bầu để bé thông minh, bà bầu cũng cần bổ sung đủ những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai như axit folic, sắt, vitamin A, vitamin B, canxi… để thai nhi phát triển tốt nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Một số món xào bổ dưỡng cho bà bầu và cách làm

Vợ tôi đang mang thai tháng thứ ba. Vậy vợ tôi có thể ăn những món xào nào để bổ sung chất dinh dưỡng mà đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Tin liên quan
Những kiến thức về dinh dưỡng khi có thai
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa cho thai kỳ
Những bài viết liên quan về mang thai ăn gì tốt nhất

1. Rau nhút xào nấm rơm

Nguyên liệu:

100gr nấm rơm, 200gr rau nhút, hành khô, muối, nước mắm ngon, dầu ăn.

Thực hiện:

Nấm rơm nhặt sạch ngâm với chút muối, rửa sạch để ráo. Rau nhút nhặt lấy phần non, rửa sạch, cắt đoạn vừa ăn. Hành khô bóc vỏ, thái lát.



Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, phi thơm hành, cho nấm vào xào chín, xúc để riêng.

Cho tiếp dầu vào chảo, cho rau vào xào chín, nêm mắm muối vừa ăn, sau đó cho nấm vào đảo đều. Sau đó bày ra đĩa. Dùng nóng.

2. Rau tiến vua xào mực

Nguyên liệu:

1 con mực ống, 50gr rau tiến vua, hành khô, muối, nước mắm ngon, dầu ăn.

Thực hiện:

Mực ống rửa sạch lột da, thái khoanh. Ướp mực với nước mắm ngon.

Rau tiến vua ngâm cho nở, rửa sạch, cắt đoạn dài. Hành khô bóc vỏ, thái lát.

Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, phi thơm hành, cho mực và xào tái, xúc để riêng.

Cho tiếp dầu vào chảo, cho rau tiến vua vào xào chín, nêm mắm muối vừa ăn, sau đó cho mực vào đảo đều. Sau đó bày ra đĩa.

3. Nấm kim châm xào thịt bò satế

Nguyên liệu:

100gr thịt bò, 200gr nấm kim châm, cà rốt, hành lá, satế, dầu ăn, hạt tiêu, muối, ớt tươi, rau mùi, tỏi khô, dầu hào.

Thực hiện:

Thịt bò lọc bỏ gân, xơ, thái mỏng to bản ngang thớ. Ướp với tiêu, dầu hào, tỏi băm, muối nêm. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt thái mỏng. Hành lá cắt khúc dài 3cm.

Đun nóng dầu cho thịt đã tẩm ướp vào xào săn, để riêng. Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào đảo chín tới.

Sau đó cho hành, nấm và thịt bò đảo đều, nêm vừa ăn. Cuối cùng cho satế vào.

4. Bông kim châm xào nấm đông cô dầu hào

Nguyên liệu:

200gr bông kim châm, 50gr nấm đông cô, dầu hào, dầu ăn, xì dầu, muối, tiêu đường.

Thực hiện:

Bông kim châm nhặt nhuỵ, rửa sạch để ráo. Nấm đông cô ngâm với muối, rửa sạch, để ráo.

Đun nóng dầu ăn, cho tỏi bằm vào phi thơm, sau đó cho bông kim châm vào xào cho tái, cho tiếp nấm xào kỹ. Nêm nếm vừa ăn, cho thêm chút dầu hào vào cho thơm.

Trút ra đĩa, rắc tiêu và thêm chút ngò lên trên.

5. Bông so đũa xào thịt bò

Nguyên liệu:

300gr bông so đũa ngâm rửa sạch và để ráo, 200gr thịt bò fillet thái lát mỏng, nước mắm, muối, tiêu, bột súp gà, bột năng, tỏi băm, dầu ăn.

Thực hiện:

Ướp thịt bò với tỏi băm, tiêu, bột súp gà, một chút bột năng, vài giọt nước mắm. Để thịt bò thấm gia vị khoảng sau 15 phút.

Phi tỏi trong chảo thật thơm cho bông so đũa vào xào chín nêm gia vị vừa ăn, mang ra đĩa.

Bắc chảo trên bếp, chảo nóng phi tỏi thơm với dầu cho thịt bò vào xào, đảo nhanh tay vài lần, thịt bò lúc này đã chín tái nhắc xuống và cho thịt bò lên trên đĩa bông so đũa, rắc ít tiêu lên thịt bò.

Những điều cần biết về tâm lý trước khi mang thai lần 2

Vợ chồng tôi tính có em bé thứ hai. Tôi cần chuẩn bị gì về tâm lý cho vợ khi mang thai lần thứ hai?

Tin liên quan:
Xem thêm bài viết về mang thai 3 tháng đầu tiên
Những thông tin về sức khỏe mẹ bầu
Những thông tin về chuẩn bị mang bầu nên làm gì
1/ Tình yêu nhân đôi

Khi chuẩn bị mang thai lần 2, nhiều mẹ lo lắng mình sẽ không có thời gian chăm sóc bé đầu, làm bé tủi thân, thiếu hụt tình thương của mẹ. Bớt lo đi mẹ nhé, trái tim mẹ không bị chia nhỏ, ngược lại còn tăng gấp đôi. Hai con sẽ đều cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mẹ như nhau.

2/ Chuẩn bị tâm lý cho bé đầu




Sự xuất hiện của một thành viên mới có thể gây không ít xáo trộn cho gia đình nhỏ của bạn. Hầu hết mọi sự chú ý của ba mẹ đều dành hết cho “thành viên nhí” và điều này có thể khiến bé cưng không thoải mái. Nhiều bé thậm chí còn ghen tỵ và thấy ghét người em chưa sinh của mình. Chuẩn bị tâm lý bé...

Dạy cho bé đầu tính tự lập ngay từ khi bé thứ 2 còn trong bụng là phương án lý tưởng để mẹ không phải đau đầu vì cuộc chiến của 2 bé sau này. Những khi bé mè nheo, nhõng nhẽo, mẹ nói với con rằng: “Con lớn rồi, cùng mẹ chăm em nhé”. Từ từ, bé sẽ ý thức được vai trò mới của mình và biết cách tự lập hơn.

3/ Làm mẹ là bản năng

Bạn có thể đã quên hết những kinh nghiệm của lần sinh trước, ngay cả cảm giác đau đẻ cũng không hình dung nổi đã diễn ra như thế nào, chỉ nhớ rằng rất kinh khủng. Chuẩn bị mang thai lần 2, bạn gần như phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, cứ yên tâm, bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả, hơn nữa còn chăm con khéo léo và thông thái gấp nhiều lần trước.

4/ Giữ vững sự lạc quan

Nếu con đầu chưa được 2 tuổi, bạn nên chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt cho quãng thời gian trường kỳ phía trước. Bạn sẽ vừa phải chăm sóc thai kỳ, vừa hỗ trợ cho bé đầu tập đi, tập ăn, tập nói. Khoảng thời gian này sẽ rất bận rộn, vì vậy đừng ôm đồm tất cả một mình. Thay vào đó, chịu khó chia sẻ bớt công việc nhà cửa với anh xã, người thân.

Nếu bé lớn 3 tuổi và bắt đầu đi nhà trẻ, mẹ nên dạy con quen dần với kỷ luật trường lớp, nếp ăn, nếp uống. Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, thói quen của cả gia đình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Đừng quá cầu toàn, suy nghĩ đơn giản và lạc quan sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

5/ Chia sẻ với anh xã

Khi bạn mang thai và sinh con đầu lòng, anh xã đóng vai trò chăm sóc 2 mẹ con. Giờ số thành viên đã tăng thêm một, bắt buộc trách nhiệm của chồng phải tăng lên. Để anh ấy phụ bạn quan tâm và chăm sóc bé đầu trong thời gian mang thai bé thứ 2. Thời gian sau sinh, khi mẹ chăm đứa nhỏ, ba sẽ chơi và dạy bé lớn học; hoặc ngược lại ba trông đứa nhỏ để mẹ dành thời gian cho con đầu.

6/ Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy

Đừng cảm thấy áy náy vì bạn sẽ không có thời gian nhiều cho bé đầu, hay cả thời gian cho anh xã. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thêm thành viên là thêm tiếng cười. Gia đình bạn sẽ ngập tràn yêu thương và hạnh phúc khi bé thứ 2 chào đời.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Ăn gì sẽ có hại cho mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu ba tháng đầu không nên ăn các loại thực phẩm gì được nhiều bà mẹ quan tâm. Vậy đâu là thực phẩm tuyệt đối cấm khi có thai tam cá nguyệt đầu tiên. Cùng đọc những thông tin sau nhé!

Tin liên quan:
Bài viết về dinh dưỡng cho bà bầu
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa cho bà bầu
Có thể bạn quan tâm đến thức ăn tốt nhất dành cho mẹ bầu

Các thực phẩm có hại theo quan niệm truyền thống?

Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng….là những kinh nghiệm mà các bà bầu vẫn hay mách nhau.

Tuy nhiên thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.



Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Do đó, thay vì cố ăn trứng ngỗng một cách không thích thú mà giá lại đắt, các bà mẹ mang thai nên dùng trứng gà. Nếu có trứng ngỗng thì cũng chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, nhất là ở những bà mẹ có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.

Một số bà mẹ mang thai cho rằng uống nước dừa nhiều sẽ đẻ con da trắng, nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho bà mẹ mang thai những tháng đầu.

Tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Rất nhiều bà mẹ băn khoăn là không biết có được ăn măng tươi, măng khô khi mang thai không? Nhiều người nói rằng đó là sở thích của họ và có chị em còn nghén món ăn có măng như bún măng, canh măng…Trên thực tế, măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh ra acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộc độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà mẹ mang thai không nên ăn măng. Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bà mẹ ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng và nếu thèm thì chỉ nên 2 bữa với khoảng 200-300gam. Nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi, mở vung để độc tố bay ra, sau đó mới chế biến món ăn.

Mang bầu tháng đầu tiên không nên ăn gì?

– Mang thai tháng đầu kiêng ăn thức ăn: Đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, mướp đắng, nước dừa, cam thảo và các loại nước mát. Ngải cứu xoa dịu cơn đau, giúp tuần hoàn máu nhưng chỉ được dùng vừa phải. Không nên ăn nhiều dưa hấu, lô hội

Mang thai có được uống nước dừa không? có bầu có nên ăn rau ngót không? là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Thực tế chưa có nghiên cứu nào chính thức về việc bà bầu không được ăn rau ngót, đu đủ hay rau răm, nước dừa, nhưng vì bản chất của các loại thực phẩm này là tính hàn, dễ gây động thai hoặc có chứa các chất dễ làm xẩy thai, sinh non. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là bỏ hoàn toàn các món ăn này. Việc ăn gì và ăn bao nhiêu cần được tư vấn bởi chính bác sĩ đang theo dõi sức khỏe cho bạn.

– Không ăn Trái Sơn Trà, vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non. Không ăn trái đào và long nhãn vì dễ gây xuất huyết trong thai kì.

– Tránh ăn các thức ăn chưa chín kỹ, tái, sống như gỏi, sushi, các món bóp, salad. Thực hiện việc ăn chín uống sôi.

– Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nướng, các món ăn nhiều gia vị vì gây nặng bụng, khó tiêu, tăng huyết áp

– Tránh ăn các thức ăn chứa chiều thủy ngân ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi: cá ngừ, cá thu, các kiếm, các mập.

– Tránh ăn các thức ăn sử dụng phèn chua như Quẩy, các món dưa muối chua…. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

– Tránh ăn các loại thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn: thịt hộp, bò khô.

– Không được ăn quá mặn sẽ gây phù thủng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén.

– Không được ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức.

– Tránh ăn các thức ăn quá bổ, uống thuốc bổ: Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp. Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung, yến sào, gà tần… càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.

Ngoài những thứ kể trên các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ xung những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn trong thời kỳ mang thai nữa nhé, chúc các bạn mẹ tròn con vuông.

Những điều kiêng kị sau khi ăn ở bà mẹ mang thai

Những điều kiêng kị sau khi ăn ở bà mẹ mang thai sẽ giúp bà bầu phòng tránh được những nguy cơ liên quan đến sức khỏe cho mình và thai nhi.

Tin liên quan:
Những kiến thức về mang thai ba tháng đầu
Những kiến thức liên quan đến sức khỏe khi mang thai
Tổng hợp thông tin liên quan đến chuẩn bị mang bầu nên làm gì

Ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính

Nhiều người thường nghĩ rằng, ăn trái cây  ngay sau khi ăn bữa chính sẽ giúp hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên đây lại là cách ăn hoàn toàn phản khoa học. Sau khi ăn tối, thức ăn vào dạ dày phải cần từ 1 đến 2 giờ để tiêu hóa. Nếu bà bầu ăn nhiều trái cây ngay sau bữa chính thì thời gian thức ăn phải ở lại trong dạ dày sẽ lâu hơn dẫn đến chứng đầy hơi, tiêu chảy hoặc bị táo bón. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.

Thời gian ăn hoặc uống trái cây tốt nhất chính là trước bữa chính khoảng từ 20 đến 40 phút, điều này có thể giúp ngăn chặn bệnh béo phì. Trong trái cây hoặc nước ép rất giàu chất xơ và đường glucose. Những chất này sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thu, ngăn chặn chứng thèm ăn. Các chất xơ thô trong trái cây cũng giúp dạ dày được ổn định. Ngoài ra, ăn trái cây trước bữa ăn còn có thể ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể.

Uống trà ngay sau bữa ăn

Thói quen uống trà ngay sau bữa ăn là thói quen không tốt bởi nó sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, trong trà có chứa nhiều acid tannic, uống trà sau bữa ăn có thể khiến protein trong cơ thể kết hợp với chất này thành một chất không tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein. Quan trọng hơn là nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể và dẫn đến sự thiếu máu.

Tập thể dục

Sau khi ăn, rất nhiều bộ phận của cơ thể như tuyến tụy, gan, cơ quan tiêu hóa sẽ cùng hoạt động. Tập thể dục ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho lượng oxy và máu dồn đến cơ bắp nhiều hơn là dạ dày. Bởi vậy quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hơn.



Hơn nữa, sau khi ăn, tập thể dục  ngay sẽ gây kích thích dạ dày và khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, đau bụng. Tốt nhất là phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi một lúc, tốt nhất là chỉ nên tập thể dục khoảng 2 giờ sau khi ăn.

Tắm

Tắm ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Khi tắm, các mạch mãu giãn ra và có thể khiến chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa. Chính vì  những lý do đó mà mẹ bầu không nên đi tắm ngay sau khi ăn. Điều này có thể gây ra những cú sốc đối với cơ thể. Tốt nhất là chỉ nên tắm sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Đọc sách sau khi ăn

Đọc sách là một thói quen tốt nhưng nó không phải là gợi ý hay dành cho khoảng thời gian ngay sau bữa ăn. Khi đọc sách, máu dồn lên não sẽ nhiều và ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày. Nếu thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng và đầy hơi.

Uống nhiều nước ngay sau khi ăn

Uống nước ngay sau khi ăn có thể cuốn trôi các enzyme và pha loãng chất này. Kết quả là đôi khi ngay sau khi ăn bà bầu đã lại cảm thấy đói. Thói quen uống nước nhiều ngay sau bữa ăn còn có thể khiến mẹ bầu bị ợ hơi. Tốt nhất, thai phụ hãy uống nước sau khi ăn từ 20 đến 30 phút và uống thành từng ngụm nhỏ.

Đối với các loại nước trái cây và nước ép rau quả thì hãy uống sau bữa ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ.