Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Cách làm bánh Crepe thật mềm ngon

Bánh crepe là một trong các món bánh hấp dẫn và nổi tiếng ở Pháp. Để làm được chiếc bánh crepe vàng mỏng và vỏ bánh mịn, bạn không cần phải sử dụng chiếc lò nướng bánh, hay lo lắng về việc sử dụng những thứ nguyên liệu cầu kỳ cả. Khi bạn chạm đến miếng bánh crepe đầu tiên, lưỡi của bạn sẽ nhạy bén với phần nhân ngọt như hoa quả, mứt, chocolate,... hoặc là nhân mặn với các loại salad rau củ và hải sản,... Thưởng thức từng chiếc bánh crepe với cốc sữa nóng cho mỗi sáng thì thật là thích thú.
Sau đây, các bạn sẽ vào bếp với cách làm bánh crepe đơn giản nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Về phần vỏ bánh
- 120gr bột mỳ thường/bột mỳ đa dụng
- 45gr bơ nhạt
- 120ml nước
- 180ml sữa tươi không đường
- 2 quả trứng gà
- 1gr muối
- Bơ để phết chống dính cho chảo khi rán bánh

Nếu bạn muốn làm bánh Crepe ngọt thì nên thêm:
- 20gr đường
- 5ml tinh chất vani (hoặc 5gr vani bột)
- 15ml rượu Rum

Nếu làm Crepe mặn thì nên thêm:
- 1-2 gr muối
- Các loại rau để làm salad (basil, parsley, hay oregano,...) băm nhuyễn

Cách làm bánh crepe đơn giản

- Bạn cho bơ vào đun cách thủy, hoặc cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây cho chảy và để nguội.

- Tiếp đến, bạn đập trứng gà, rồi trộn với sữa, nước và bơ vào một âu to. Nên dùng nĩa, hoặc phới lồng đánh trứng đánh nhẹ cho quyện hỗn hợp.

- Sau đó, bạn rây bột vào âu trứng sữa để bột bánh mịn, đỡ bị vón cục và dùng phới đánh trứng trộn đều cả hỗn hợp cho đến khi bột tan hết, các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

- Bạn lại lọc hỗn hợp bột qua rây để bột bánh thêm mịn hơn. Sau đó, bạn bọc hoặc đậy kín bột đó trong ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 60 phút.

- Bắc chảo lên bếp. Tốt nhất bạn nên dùng chiếc chảo đáy phẳng, chống dính để bánh chín đều và thật phẳng nhé. Sau đó bật bếp, phết một lớp bơ mỏng lên trên mặt chảo để bánh đỡ dính.

- Múc 2 – 3 thìa bột, đổ vào chảo, rồi nhanh tay nghiêng chảo cho bột dàn đều.

- Khi bánh chín vàng một mặt, bạn tiếp tục lật bánh để rán vàng mặt kia. Không nên để bánh bị cháy nhé, hoặc chỉ nên để bánh bị rám rám mặt chút thôi.

- Cuối cùng, bạn chọn loại nhân mình thích (hoa quả, kem tươi, dăm bông,...) cho vào bánh crepe, rồi gập bánh lại, và bày trí bên trên bánh cho thật hấp dẫn nhé.


Như vậy, chúng ta đã tham khảo về cách làm bánh crepe đúng kiểu Pháp nhé. Chúc bạn chế biến món bánh này thật ngon nha.

Thiếu máu ở trẻ em ảnh hưởng như thể nào?

Trong số các bệnh ở trẻ em, thiếu máu là một trong những bệnh khó nhận biết nhất, bởi vì nó hầu như không thể hiện ra ngoài. Bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của bé, đồng thời làm trẻ không thể vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần phải để ý trẻ để nhận ra bệnh kịp thời. Bệnh thiếu máu ở trẻ em và cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em
Bệnh thiếu máu ở trẻ em là tình trạng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn bình thường. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể để đưa máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Do đó, khi số lượng hồng cầu ít thì việc thiếu máu sẽ xảy ra. Trong đó, có nhiều nguyên nhân dễn đến việc thiếu hồng cầu:
- Do sự bất thường trong huyết cầu tố: đây có thể là do di truyền hoặc do thể trạng của trẻ em quá yếu. Một số bệnh di truyền cũng khiến cho số lượng hồng cầu bị ảnh hưởng.
Bệnh thiếu máu
- Thiếu chất: có thể là thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các chất vitamin, khoáng, sắt,... Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em
Những triệu chứng sau đây sẽ thể hiện là bé nhà bạn đang mắc chứng thiếu máu:
- Da ở niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay có màu nhợt tái chứ không có màu hồng như bình thường.
- Trẻ không năng động như những bé đồng trang lứa, hoặc trẻ đột nhiên không muốn ra ngoài chơi đùa như bình thường. Người trẻ mệt mỏi và khó chịu.
- Bé nhỏ thì hay quấy khóc, khó chiều, dễ cáu gắt.
- Trẻ biếng ăn, hay bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng thấy có đốm sáng trước mắt.
- Nhịp tim trẻ khá nhanh, vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
- Tóc thưa và dễ gãy rụng. Móng tay và móng chân không cứng cáp, thậm chí hơi biến dạng.
Cách chữa trị và phòng ngừa chứng thiếu máu ở trẻ em
Nếu như thấy những biểu hiện trên, phụ huynh nên cho trẻ đi xét nghiệm lượng hồng cầu trong máu để có được kết quả tốt nhất. Tùy vào nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Trẻ quấy khóc
Nếu như thiếu máu vì thiếu chất sắt thì chỉ cần bổ sung chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày và uống thuốc sắt là được. Nên cho trẻ ăn những loại thức phẩm có màu đỏ như thịt bò, tim, cá, cua, đậu, rau xanh, trái cây chín,...
Nếu như vì những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ xem xét là có truyền máu hay không. Đôi khi, cơ thể trẻ không thể sinh ra hồng cầu nhanh chóng, vì vậy truyền máu cho trẻ là một giải pháp cần thiết.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện tại nhà

Những dịp lễ quan trọng thường không thể thiếu chiếc bánh sinh nhật. Dù thế, đâu phải khi nào chúng ta cũng tìm đặt mua được chiếc bánh kem ngon lành, và có nhiều mẹ đảm muốn tự tay làm một chiếc bánh kem ăn mừng để thể hiện tình cảm và tài năng nấu nướng đặc biệt dành cho những người thân yêu.

Một số mẹ cho rằng: làm bánh sinh nhật thật rắc rồi mà lại cần đến lò nướng nữa. Vâng. Thực ra món ăn nào ngon lành và đẹp tinh tế thì bạn đâu làm được thành công ngay lập tức được. Nắm được rắc rối đó của chị em, vì vậy sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện thật đơn giản mà vẫn thơm ngậy. Mời bạn cùng bắt tay vào làm bánh nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 25g bột mì đa dụng
- 25g bột ngô
- 15g bơ nhạt
- 25g dầu ăn
- 40g sữa tươi không đường
- 4 quả trứng gà đã tách riêng lòng đỏ và lòng trắng
- 80g đường
- ¼ quả chanh và một nhúm muối nhỏ.

Cách làm bánh sinh nhật không cần lò nướng

1. Bạn trộn đều bột mì và bột ngô, sau đó lọc hỗn hợp qua rây cho mịn

2. Chia bơ nhạt làm 2 phần: 15g và 5g. Bạn hấp cách thủy cho tan phần bơ 5g trước.

3. Bạn cũng hấp cách thủy với hỗn hợp khác gồm sữa tươi + dầu ăn + 15g bơ còn lại, khuấy đều chúng đến khi tan đều thì bạn đặt ra khỏi bếp.

4. Bạn trộn bột đã rây ở bước đầu cùng với hỗn hợp vừa hấp xong. Sau đó bạn cho lòng đỏ trứng gà vào, và khuấy đều tay theo 1 chiều đến khi bột sền sệt, mịn và không vón cục. Gọi đây là hỗn hợp A.

5. Tiếp đến, bạn đánh lòng trắng trứng bằng dụng cụ sạch và khô là tốt nhất. Bạn cho thêm muối + nước cốt chanh vào và để máy đánh trứng ở tốc độ thấp nhất cho đến khi xuất hiện bọt khí to như bọt xà phòng thì dừng lại.

6. Kế tiếp, bạn bật máy đánh ở tốc độ cao nhất, vừa đánh vừa từ từ cho đường. Lúc này, bọt khí dần biến mất, bạn sẽ đánh trong khoảng 30 giây để hỗn hợp trở nên dẻo, mịn, sền sệt như kem. Tiếp tục đánh lòng trắng đến khi hỗn hợp đặc lại, bạn chuyển về tốc độ đánh trung bình cho tới khi lòng trắng trứng bóng, mượt, cứng và nghiêng không đổ nhé. Gọi đây là hỗn hợp B.

7. Kế đến, bạn trộn đều hỗn hợp A với B theo kiểu Fold (đảo từ dưỡi lên để lòng trắng phủ trên lòng đỏ). Trộng nhanh tay đến khi bạn thấy quyện đều và mịn là được.


8. Bạn lót phần giấy nến vào nồi cơm điện, rồi quét lớp bơ đã được hấp lên trên giấy để bánh thơm hơn và không bị dính.

9. Sau đó bạn đổ toàn bộ hỗn hợp bột ở trên vào nồi, phủ một lớp khăn xô lên miệng nồi để ngăn hơi nước không chảy xuống khi bạn nướng bánh, và đậy nắp nồi cơm điện lại. Bạn bật chế độ cook (nấu) khoảng 20 phút, rồi khi nồi chuyển sang chế độ hâm cũng khoảng 20 phút. Khi hết thời gian hâm, bạn lại bật chế độ cook trong vòng 3 phút, rồi để nồi hâm thêm khoảng 5 phút là bánh chín ngon.

10. Mở nồi và nếu bạn thấy bánh phồng lên, bề mặt bánh khô mịn, mềm mại thì bạn lật mặt bánh và để chế độ cook trong vòng 5 phút để bánh chín đều hai mặt. Còn nếu bánh chưa cứng mà vẫn còn ướt thì bạn nấu thêm vài phút tùy vào từng nồi nhé.


Sau khi bánh đã chín thơm ngon, bạn đến phần trang trí bánh sinh nhật để bánh trông đẹp, hấp dẫn hơn. Các mẹ đảm có thể tham khảo nhiều cách làm phần kem cho chiếc bánh của mình trở nên đẹp ấn tượng hơn nhé.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách làm bánh sinh nhật đơn giản chỉ bằng nồi cơm điện. Chúc các bạn tạo ra chiếc bánh thật đẹp nhé.

Khi trẻ bị trái rạ, nên kiêng những gì ?

Thủy đậu là một loại bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ trẻ nhỏ thường hay gặp ,mùa bệnh thường vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 mỗi năm. Tuy đây là một bệnh có thể tự lành nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ đang mắc phỏng rạ thì sẽ làm bệnh ngày càng trở nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc khác cũng như đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh đến các thành viên trong gia đình. Mời các vị phụ huynh tham khảo những thông tin sau đây để có thể trang bị  đầy đủ kiến thức phỏng rạ đặc biệt là những điều cần kiêng cử khi con bạn mắc phải bệnh phỏng rạ.

Đầu tiên, bạn cần biết bệnh thủy đậu là gì? Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh đó là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh. Thời kì ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày, và chưa xuất hiện các triệu chứng khác thường. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các hồng ban với đường kính vài milimet, sau một vài ngày sẽ thành nốt đậu, đi kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,…) Khi mà nốt đậu nổi càng nhiều thì bệnh tình có thể sẽ diễn tiến nặng hơn.
Nếu không chữa trị và chăm sóc đúng cách, nhiễm trùng nốt đậu sẽ ăn sâu và lan rộng gây ra các nốt sẹo rỗ trên da suốt đời. nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não.
Khi trẻ nhà bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn nên thực hiện đúng theo những hướng dẫn sau:
-          Bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da khi trẻ ngứa và gãi gây ra các vết xước tại các vết đậu.
-          Bạn nên dùng dung dịch Milian ( xanh Methylene) bôi lên các nốt đậu phổng để sát trùng khi các nốt phổng đã vỡ.
-          Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn cần sử dụng các thuốc hạ sốt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes-một căn bệnh nặng có thể gây tử vong.
-          Nếu trẻ liên tục cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức để nắm được bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì từ đó giúp bé mau khỏi bệnh. Nếu bé của bạn đã không may mắc bệnh thủy đậu, bạn nên:
-Kiêng chỗ đông người: vì do tính chất bệnh dễ lây cho người xung quanh nên trong thời gian mắc bệnh thủy đậu ( khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên hạn chế lại chỗ đông người.
-Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân vì rất dễ lây truyền bệnh cho người khác.
- Không gãi và làm vỡ nốt đậu: bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, giự cho da luôn khô và sạch. Đồng thời cho trẻ mặc các loại quần áo mềm mại tránh cọ sát vào da. Những nốt đậu khi vỡ sẽ để lại sẹo rỗ suốt đời và làm cho bệnh sẽ lây lan qua những vùng da chưa bị bệnh.
- Kiêng các loại thực phẩm tanh: Bạn không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò mà nên cho ăn các thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép nhưng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam chanh vì sẽ tăng thêm lượng axit trong cơ thể gây ra cảm giác ngứa ở các nốt đậu.
-Giữ vệ sinh thân thể: Bệnh nhân bị thủy đậu cần tránh tiếp xúc với nước và gió nhiều vì các chất bẩn trên da sẽ dễ dàng thấm sâu vào cơ thể qua các vết loét và gây ra nhiêm trùng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ đặc biệt nên lưu ý là bạn phải lau rửa thật nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt đậu. sau khi lau, bạn sẽ sử dụng khăn mềm để thấm khô người trẻ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây, bạn đã có thể trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ và giúp bé mau hồi phục khi trẻ mắc bệnh thủy đậu.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Cách làm sinh tố bơ ngon bổ cho người gầy

Sinh tố bơ sữa là một loại đồ uống bổ dưỡng cho sức khỏe, thơm ngon đến độ “đốn tim” nhanh những tín đồ sành ăn. Cách làm sinh tố bơ rất đa dạng, nhưng để chế biến ra được một cốc sinh tố thật thơm, béo ngậy mà không làm bạn nhanh chán thì bạn phải biết cách kết hợp các nguyên vật liệu sao cho thật phù hợp. Do đó, bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn cách làm sinh tố bơ sữa theo công thức đặc biệt mà nhiều người kết mê nhé.

Nguyên liệu mà bạn cần có

- 1 quả bơ chín
- 200ml sữa tươi có đường
- 100ml sữa đặc
- Nước cốt dừa
- 100ml kem whipping
- Đá bào
- Vài giọt nước cốt chanh

Cách làm sinh tố bơ sữa theo công thức đặc biệt

Đầu tiên, chúng ta cần chọn được quả bơ chín đều, tươi mới mà không chứa hóa chất độc hại để món sinh tố bơ sữa thật ngon nhất và an toàn sức khỏe. Mẹo chọn trái bơ ngon cho bạn là chọn quả hơi mềm, thuôn dài, đừng chọn quả to vì chúng hay bị phun thuốc và hạt lại to nữa.

Sau khi tìm được trái bơ ngon, bạn dùng dao bổ đôi quả, khía nhẹ thành từng đường trên vỏ quả bơ và lột vỏ. Bạn tách đôi quả bơ, bỏ hạt, dùng mũi dao khía các đường dọc, ngang, chéo rồi dùng thìa cứng xúc phần thịt bơ ra.

Bước kế tiếp, bạn cho bơ, nước cốt dừa, sữa đặc, sữa tươi, kem whipping và đá bào vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn. Nếu bạn không thích uống sinh tố không quá ngán thì nên chọn loại sữa tươi không đường nhé.

Sau đó, bạn nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào sinh tố và xem thêm một lát nữa là xong. Nước cốt chanh nên có trong mọi cách làm sinh tố bơ bởi vì nó giúp cho người uống thấy bớt ngấy mà thức uống lại thơm phảng phất hương chanh.

Xay xong, bạn rót sinh tố bơ ra cố và có thể thưởng thức liền ngay, hoặc bày trí thêm dâu tây, hoặc các loại trái khác cho thức uống thật hấp dẫn hơn.

Món sinh tố bơ được khuyên là thức uống bỗ dưỡng tốt và có tác dụng làm đẹp cho mọi người, nhất là với người gầy, những đối tượng muốn tăng cân. Trên đây, các bạn đã tìm hiểu về cách làm sinh tố bơ ngon bổ cho người gầy. Chúc bạn tạo ra được ly sinh tố bơ thật béo ngậy và thơm ngon nhé.

Cách làm vịt om sấu đơn giản mà dễ ăn

Món vịt om sấu là món ăn rất được ưa chuộng của người dân miền Bắc. Cách làm vịt om sấu mang được hương vị nơi đây, ta cần nấu sao cho thịt vịt chín mềm, nước dùng thơm mà đậm đà, vừa có vị chua thanh thanh của sấu. Món vịt om sấu chua chua, ấm nóng, quyện với hương vị thơm ngát từ rau thơm chắc chắn sẽ làm người thưởng thức nhớ mãi luôn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây với cách làm vịt om sấu đơn giản mà dễ ăn nhé.

Nguyên liệu cho món vịt om sấu

- 1 con vịt (khoảng 1 - 1,5kg)
- 5-6 quả sấu
- 3 nhánh sả, 1 củ gừng rửa sạch và đập giập
- Hành khô, tỏi bóc vỏ, đập giập
- 1 quả ớt tươi thái sợi nhỏ, dài
- Gia vị: hạt tiêu, mì chính, nước mắm, đường theo khẩu vị
- Hành lá, rau mùi rửa sạch và thái nhỏ
- 5 củ khoai sọ và nấm hương

Cách làm vịt om sấu chua chua cho ngày lạnh

Bước 1: Mẹo chọn mua vịt ngon và sơ chế cẩn thận:

- Món vịt om sấu không cần có con vịt quá béo do vị béo quá sẽ làm nước canh có nhiều mỡ, mất vị ngon. Bạn nên chọn con vị vừa tầm mà chắc thịt.
- Sau khi làm sạch hết lông vịt, bạn nên dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho thật sạch sẽ. Để thịt vịt thơm và bớt tanh hơn, bạn nên dùng rượu trắng hoặc rượu gừng để rửa qua vịt. Hoặc bạn thay thế bằng chanh, giấm gạo để thịt vịt vừa sạch mà bớt mùi hôi.

Bước 2: Chặt vị theo từng miếng thon dài, vừa phải để nhanh chín và thấm đều gia vị.

Bước 3: Ướp vịt với các gia vị, hành, tỏi băm nhỏ, sả thái lát mỏng trong vòng 20-30 phút để gia vị thấm đều. Nhớ dành lại ít sả, tỏi, hành, gừng đã được đập giập để lát nữa bạn sẽ phi mỡ cho món vịt om sấu đậm hương vị hơn nhé.

Bước 4: Bạn cạo sạch vỏ sấu, rồi ngâm với nước lạnh. Bạn cắt cuống nấm hương, chần qua nước sôi cho mềm và sạch.

Bước 5: Luộc khoai sọ khoảng 5 phút, rồi bạn rửa sạch với nước lạnh rồi bóc vỏ, thái miếng vuông.

Bước 6: Cho thìa dầu ăn vào nồi, đợi dầu nóng thì bạn cho sả, hành, tỏi, gừng vào phi thơm. Sau đó, bạn cho vịt vào đảo đều tay với lửa vừa phải để thịt vịt không bị khô đến khi chín mềm thì được.

Bước 7: Khi thịt vịt chín, bạn đổ nước đã đun sôi vào nổi (không dùng nước lạnh vì vị của vịt sẽ có mùi tanh). Sau đó bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, cho khoai sọ, nấm hương và quả sấu vào nồi cùng đun đến khi chín tới.

Bước 8: Cuối cùng, bạn để hành lá, mùi tàu được thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp. Thế là chúng ta đã chế biến xong món vịt om sấu rồi đó.


Trên đây, bạn đọc vừa biết thêm về dẫn cách làm vịt om sấu ngon đúng kiểu miền bắc. Chúc bạn chế biến món ăn này thành công nhé.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em – những thông tin ba mẹ nên tìm hiểu


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một loại bệnh mãn tính ở đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ và nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong nếu nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh hen suyễn trẻ em còn rất chậm trễ nhất là đối với các trẻ sơ sinh. Đây là khoảng thời gian sẽ tồn tại các dấu hiệu của các bệnh khác gần giống bệnh hen suyễn, khiến cho việc kiểm tra chức năng phổi của trẻ trở nên khó khăn. Nếu ba mẹ sớm nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen suyễn  và biết cách phòng tránh sớm các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, có thể phòng ngừa cho bé những đau đớn khó chịu do bệnh này gây ra. Mời các bạn cùng theo dõi  bài viết bổ ích về bệnh hen suyễn  dưới đây:


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây có thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng phế quản gây khó thở và biến chứng của bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn:
Nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều yếu tố gây nên, là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ địa và môi trường chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính:
         Hen do khởi phát vận động: Xảy ra khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao. Trẻ cần thở nhiều hơn nên sẽ dử dụng miệng để thở. Vì vậy sẽ làm đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.
         Hen do dị ứng: Có thể, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt hoặc các sản phẩm vệ sinh như nước lau nhà, nước xả vải, hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm dễ dị ứng như thịt bò, hải sản… Phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.
         Hen do virus: hen do virus thường hiện xuất hiện khi trẻ trải qua một đợt nhiểm trùng đường hô hấp do virus phổ biến là RSV hay parainfluenza virus.
Các triệu chứng sớm của bệnh hen suyễn:
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
         Có cảm giác nặng ngực..
         Xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài ngày càng nặng hơn đặc biệt là về đêm
         Khó thở hoặc thở khò khè
         Khi trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp thì sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
         Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.
         Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin.
         Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.
Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn:
         Khi trẻ được chẩn đoán hen suyễn, bên cạnh việc cho điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng cần để trẻ tránh những nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ như:
         Không để thú vật như chó mèo trong nhà, diệt gián thường xuyên
         Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và gần trẻ
         Tránh dùng các nước xịt hoa hồng, xịt muỗi, côn trùng và các chất nặng mùi trong nhà.
         Tránh mùi nhang, mùi khói.
         Ngoài ra, bạn cần dọn dẹp nơi ở của bé thật sạch sẽ, ngăn nắp.  Bạn nên thường xuyên giặt khăn, mền, bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng,…Tuyệt đối không cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Bạn nên làm gì khi trẻ lên cơn hen:
Khi trẻ lên cơn hen cấp: Bạn cần đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.
Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi trẻ lên cơn hen nặng với các triệu chứng như nói năng khó nhọc, đã dùng thuốc cắt cơn nhưng không có tác dụng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nếu thấy môi hay đầu ngón tay bị tím tái thì tình trạng của trẻ đã rất nguy kịch.

Trên đây là một số thông tin bạn cần lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy chú ý nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn để giúp con bạn có hướng điều trị thích hợp.