Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Cách làm vịt om sấu đơn giản mà dễ ăn

Món vịt om sấu là món ăn rất được ưa chuộng của người dân miền Bắc. Cách làm vịt om sấu mang được hương vị nơi đây, ta cần nấu sao cho thịt vịt chín mềm, nước dùng thơm mà đậm đà, vừa có vị chua thanh thanh của sấu. Món vịt om sấu chua chua, ấm nóng, quyện với hương vị thơm ngát từ rau thơm chắc chắn sẽ làm người thưởng thức nhớ mãi luôn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây với cách làm vịt om sấu đơn giản mà dễ ăn nhé.

Nguyên liệu cho món vịt om sấu

- 1 con vịt (khoảng 1 - 1,5kg)
- 5-6 quả sấu
- 3 nhánh sả, 1 củ gừng rửa sạch và đập giập
- Hành khô, tỏi bóc vỏ, đập giập
- 1 quả ớt tươi thái sợi nhỏ, dài
- Gia vị: hạt tiêu, mì chính, nước mắm, đường theo khẩu vị
- Hành lá, rau mùi rửa sạch và thái nhỏ
- 5 củ khoai sọ và nấm hương

Cách làm vịt om sấu chua chua cho ngày lạnh

Bước 1: Mẹo chọn mua vịt ngon và sơ chế cẩn thận:

- Món vịt om sấu không cần có con vịt quá béo do vị béo quá sẽ làm nước canh có nhiều mỡ, mất vị ngon. Bạn nên chọn con vị vừa tầm mà chắc thịt.
- Sau khi làm sạch hết lông vịt, bạn nên dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho thật sạch sẽ. Để thịt vịt thơm và bớt tanh hơn, bạn nên dùng rượu trắng hoặc rượu gừng để rửa qua vịt. Hoặc bạn thay thế bằng chanh, giấm gạo để thịt vịt vừa sạch mà bớt mùi hôi.

Bước 2: Chặt vị theo từng miếng thon dài, vừa phải để nhanh chín và thấm đều gia vị.

Bước 3: Ướp vịt với các gia vị, hành, tỏi băm nhỏ, sả thái lát mỏng trong vòng 20-30 phút để gia vị thấm đều. Nhớ dành lại ít sả, tỏi, hành, gừng đã được đập giập để lát nữa bạn sẽ phi mỡ cho món vịt om sấu đậm hương vị hơn nhé.

Bước 4: Bạn cạo sạch vỏ sấu, rồi ngâm với nước lạnh. Bạn cắt cuống nấm hương, chần qua nước sôi cho mềm và sạch.

Bước 5: Luộc khoai sọ khoảng 5 phút, rồi bạn rửa sạch với nước lạnh rồi bóc vỏ, thái miếng vuông.

Bước 6: Cho thìa dầu ăn vào nồi, đợi dầu nóng thì bạn cho sả, hành, tỏi, gừng vào phi thơm. Sau đó, bạn cho vịt vào đảo đều tay với lửa vừa phải để thịt vịt không bị khô đến khi chín mềm thì được.

Bước 7: Khi thịt vịt chín, bạn đổ nước đã đun sôi vào nổi (không dùng nước lạnh vì vị của vịt sẽ có mùi tanh). Sau đó bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, cho khoai sọ, nấm hương và quả sấu vào nồi cùng đun đến khi chín tới.

Bước 8: Cuối cùng, bạn để hành lá, mùi tàu được thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp. Thế là chúng ta đã chế biến xong món vịt om sấu rồi đó.


Trên đây, bạn đọc vừa biết thêm về dẫn cách làm vịt om sấu ngon đúng kiểu miền bắc. Chúc bạn chế biến món ăn này thành công nhé.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em – những thông tin ba mẹ nên tìm hiểu


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một loại bệnh mãn tính ở đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ và nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong nếu nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh hen suyễn trẻ em còn rất chậm trễ nhất là đối với các trẻ sơ sinh. Đây là khoảng thời gian sẽ tồn tại các dấu hiệu của các bệnh khác gần giống bệnh hen suyễn, khiến cho việc kiểm tra chức năng phổi của trẻ trở nên khó khăn. Nếu ba mẹ sớm nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen suyễn  và biết cách phòng tránh sớm các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, có thể phòng ngừa cho bé những đau đớn khó chịu do bệnh này gây ra. Mời các bạn cùng theo dõi  bài viết bổ ích về bệnh hen suyễn  dưới đây:


Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây có thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng phế quản gây khó thở và biến chứng của bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn:
Nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều yếu tố gây nên, là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ địa và môi trường chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính:
         Hen do khởi phát vận động: Xảy ra khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao. Trẻ cần thở nhiều hơn nên sẽ dử dụng miệng để thở. Vì vậy sẽ làm đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.
         Hen do dị ứng: Có thể, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt hoặc các sản phẩm vệ sinh như nước lau nhà, nước xả vải, hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm dễ dị ứng như thịt bò, hải sản… Phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.
         Hen do virus: hen do virus thường hiện xuất hiện khi trẻ trải qua một đợt nhiểm trùng đường hô hấp do virus phổ biến là RSV hay parainfluenza virus.
Các triệu chứng sớm của bệnh hen suyễn:
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
         Có cảm giác nặng ngực..
         Xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài ngày càng nặng hơn đặc biệt là về đêm
         Khó thở hoặc thở khò khè
         Khi trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp thì sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
         Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.
         Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin.
         Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.
Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn:
         Khi trẻ được chẩn đoán hen suyễn, bên cạnh việc cho điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng cần để trẻ tránh những nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ như:
         Không để thú vật như chó mèo trong nhà, diệt gián thường xuyên
         Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và gần trẻ
         Tránh dùng các nước xịt hoa hồng, xịt muỗi, côn trùng và các chất nặng mùi trong nhà.
         Tránh mùi nhang, mùi khói.
         Ngoài ra, bạn cần dọn dẹp nơi ở của bé thật sạch sẽ, ngăn nắp.  Bạn nên thường xuyên giặt khăn, mền, bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng,…Tuyệt đối không cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Bạn nên làm gì khi trẻ lên cơn hen:
Khi trẻ lên cơn hen cấp: Bạn cần đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.
Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi trẻ lên cơn hen nặng với các triệu chứng như nói năng khó nhọc, đã dùng thuốc cắt cơn nhưng không có tác dụng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nếu thấy môi hay đầu ngón tay bị tím tái thì tình trạng của trẻ đã rất nguy kịch.

Trên đây là một số thông tin bạn cần lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy chú ý nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn để giúp con bạn có hướng điều trị thích hợp. 

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm hay không?

Hồng xiêm là một thứ quả có vị ngọt, tính mát, thơm ngon, bổ dưỡng, và dễ mua mà lại rất tốt cho sức khỏe. Hồng xiêm ngon bổ, nhưng liệu bà bầu có nên ăn hồng xiêm hay không? Vì không phải loại trái cây thơm ngon nào cũng tốt cho sức khỏe của các mẹ yêu, và thậm chí bạn nên không dám ăn những loại trái cây này trong thai kỳ của mình (như đu đủ xanh, nhãn,...) Liệu hồng xiêm có phải là một trong những loại trái cây mà những mẹ bầu nên kiêng ăn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải cho chuyện này.

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Thực sự thì các mẹ yêu nên chọn ăn quả hồng xiêm khi đang có bầu nhờ những tác dụng tuyệt vời dưới đây.


Giảm chứng táo bón cho bà bầu

Trong hồng xiêm có lượng chất xơ dồi dào, cho nên đây là loại “thuốc” làm hạn chế tình trạng táo bón ở bất cứ ai. Các chị em chỉ cần dùng mỗi ngày hai, ba quả hồng xiêm thì sau mấy hôm sẽ thấy trong người bớt khó chịu vì táo bón.

Thêm vào đó, hồng xiêm còn cung cấp các chất tannin và polyphenolic dồi dào nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa như giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày; chất khoáng dồi dào trong quả hồng xiêm giúp hình thành nhiều loại enzyme cần thiết cho dạ dày của mẹ, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất cho mẹ yêu.

Giảm triệu chứng suy nhược cơ thể và chống viêm cho bà bầu

Theo các chuyên gia sức khỏe phương Tây, quả hồng xiêm có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là carbohydrate và năng lượng – hai yếu tố rất quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hồng xiêm có thể làm giảm triệu chứng suy nhược cơ thể và các dấu hiệu khác khi mẹ đang mang thai như buồn nôn hay chóng mặt.

Thêm vào đó, bà bầu nên ăn hồng xiêm để ngăn ngừa các bệnh về viêm ruột, viêm dạ dày, và hội chứng ruột kích thích. Hồng xiêm còn giúp giảm đau nhức và co thắt cơ cho những chị em có bầu nữa.

Chữa ho, cảm lạnh

Hồng xiêm có thể loại bỏ các chất nhầy và đờm trong mũi và đường hô hấp, từ đó giúp giảm ho và cảm lạnh.

Mẹ mang thai nên ăn hồng xiêm để giảm phù nề

Hồng xiêm có tác dụng giúp duy trì nồng độ nước trong cơ thể của mẹ, ngừa tình trạng ứ nước trong người dẫn đến dấu hiệu phù thũng. Quả hồng xiêm còn giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu – đây là bệnh dễ gặp và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh.

Giảm căng thẳng

Hồng xiêm cũng là một loại thuốc an thần mạnh, nên các chị em có thể ăn hồng xiêm khi bị stress để làm dịu các dây thần kinh và căng thẳng nữa. Thêm nữa, hồng xiêm cũng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp cầm máu và ngăn ngừa chảy máu.

Tốt cho sắc đẹp

Như nhiều loại trái cây khác, hồng xiêm cũng có tác dụng làm dẹp cho chị em phụ nữ như tái tạo tế bào, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như đốm đen và các nếp nhăn trên da.

Trên đây, các bạn vừa tham khảo về chuyện người mang thai có được ăn hồng xiêm hay không. Hy vọng rằng những kiến thức trên hữu ích với bạn đọc.

Hướng dẫn cách nấu chè bưởi ngon mà không đắng

Chè bưởi là một món ăn được nhiều người thích ăn, và xuất hiện ở nhiều quán ăn. Mặc dù món chè bưởi phổ biến như vậy, nhưng đâu phải ai cũng nắm được cách nấu chè bưởi có vị ngọt, thanh mát, miếng cùi bưởi thì giòn như muốn ‘nhảy múa’ trong miệng mà không còn vị đắng nữa. Với nguyên liệu chính cho món chè bưởi giản dị như đậu xanh, vỏ bưởi, nước cốt dừa, bạn có thể chế biến ra món chè bưởi ngọt mát mà vẫn chinh phục được nhiều người. Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu chè bưởi thật ngon nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

- Vỏ bưởi (nên chọn bưởi da xanh hoặc năm rôi để món chè ngon nhé)
- 200g đậu xanh xát vỏ
- 100g đậu phộng rang sẵn
- 150g đường
- 1 hộp nước cốt dữa
- 150g bột năng
- 50g muối trắng
- Hoa bưởi hay vài giọt tinh chất vani

Cách chế biến vỏ bưởi bớt đắng

- Bạn gọt lấy phần cùi trắng của vỏ bưởi, rồi thái nhỏ hạt lựu sao cho vừa ăn. Sua đó, bạn thảy hết vào một chiếc thau lớn rồi thêm vào ít muối, dùng hai tay bóp kỹ, rồi đem xã với nước và vắt cho hết nước ra. Bạn làm như vậy khoảng 6 – 7 lần để vỏ bưởi hết tinh dầu, bớt đắng, chuyển sang màu trong trong thì được (nên nếm thử xem cùi bưởi còn đắng không nhé).

- Đun phần cùi bưởi trong một nồi nước, và thêm một thìa muối nhỏ. Đun sôi được khoảng 1 phút thì bạn tắt bếp, vớt cùi bưởi ra và xả lại với nước lạnh. Bạn lại dùng tay bóp hết nước trong phần cùi bưởi, rồi lại xả nước và làm như này từ 2 – 3 lần.

- Sau đó, bạn ướp cùi bưởi cùng 3 thìa canh đường trong vòng 15 phút.

- Hết 15 phút, bạn cho cùi bưởi vào chảo nóng và đảo đều tay. Vừa làm, bạn từ từ thêm nước vào chô đến khi vỏ bưởi đã nở đều và căng nước.

- Sau đó, bạn trút phần cùi bưởi đang nóng vào chiếc tô lớn, và rắc 20g bột năng vào trộn đều để bưởi giòn ngon hơn.

- Tiếp tục bạn lại đun sôi một nồi nước, rồi thả vỏ bưởi vào và luộc cho đến khi chúng nổi lên và có màu trong. Bạn đổ cùi bưởi ra rổ đựng, và ngâm trong nước lạnh để vỏ bưởi không bị dính vào nhau nhé. Nhớ giữ lại phần nước luộc này.

Cách nấu chè bưởi ngon:

- Rửa sạch đậu xanh, ngâm chúng trong nước ấm khoảng 1 tiếng rồi nấu chín trong 30 phút, và đổ vào một chén riêng.

- Thêm 100g đường vào nồi nước luộc ở trên vào khuấy đều. Hòa tan nốt phần bột năng còn lại với nước, rồi từ từ đổ vào nồi nước đường và khuấy đều. Khi nước đường sánh lại thì bạn cho đậu xanh và vỏ bưởi vào. Tiếp tục khuấy, và khi chè sôi lại trong 3 phút thì bạn đã nấu xong rồi đó.

Nếm vị chè bưởi

- Bạn múc chè ra chén bát, rưới thêm nước cốt dừa lên trên và rải chút lạc rạng để thưởng thức ngon hơn với cảm giác giòn sần sật của vỏ bưởi, vị ngọt bùi, béo ngậy từ nước cốt và lạc rang.


Như vậy, các bạn đã tìm hiểu về cách nấu chè bưởi đậm đà hương vị nhé. Chúc bạn chế biến món bánh này thật ngon.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Cách làm bánh trứng béo ngậy và bổ dưỡng

Bánh trứng là một trong các loại bánh mê hoặc người nếm ngay khi cắn miếng đầu tiên. Bánh trứng thơm lừng với mùi sữa, béo ngậy với phần nhân trứng vàng mịn, ngọt dịu, nhưng lại dễ gây ngán nếu bạn không biết cách làm bánh trứng thật tinh tế. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ mách bạn hướng dẫn cách làm bánh trứng tại nhà mà không cần đến nguyên liệu phức tạp hay dụng cụ cầu kỳ nào nhé.

Nguyên liệu cho bánh trứng

1. Vỏ ngoài bánh:
- 200g bơ thực vật
- 2 lòng đỏ trứng
- 400g bột mỳ đa dụng
- 1 thìa đường
2. Nhân kem sữa
- 200ml sữa tươi không đường
- 60ml sữa đặc
- 3 quả trứng
- 1 thìa tinh chất vani

Hướng dẫn cách làm bánh trứng

Bắt tay vào phần vỏ:
Bước 1:
- Cho 100g bột mỳ đa dụng vào một chiếc tô lớn, và nhào đều với 200g bơ.
- Múc hỗn hợp bột bơ cho vào màng bọc thực phẩm, gói lại để vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 15 phút.

Bước 2:
- Trong khi chờ bột, bạn tiếp tục cho 300g bột mỳ, một thìa đường, hai lòng đỏ trứng và 150ml vào một bát to khác, nhào đều đến khi hỗn hợp bột quánh mịn lại.
- Trải hỗn hợp bột ra nền phẳng sạch, rồi cán bột thành miếng hình chữ nhật và không cần quá mỏng đâu bạn nhé.

Bước 3:
- Bạn lấy phần bột được ủ trong tủ lạnh ra, cho vào chính giữa của miếng bột ở trên, gói lại rồi cán nhẹ nhàng.
- Sau đó, bạn gấp chỗ bột này làm 3, rồi bọc lại và để trong ngăn đá tủ lành khoảng 15 phút.

Bước 4:
- Bạn lấy bột trong tủ lạnh ra và cán mỏng lần nữa, gấp lại làm 3 rồi bọc màng bọc cho trở lại vào ngăn đá tủ lạnh trong 15 phút.
- Sau 15 phút, bạn lặp lại các bước trên khoảng 4 lần.

Bước 5:
- Với lần cán bột thứ 5 này, bạn phải cán cho bột thật mỏng tầm 3mm, rồi dùng khuôn cắt bột ra thành từng miếng tròn, lót vào khuôn nướng. Như vậy, chúng ta đã làm xong phần vỏ bánh trứng.

Làm phần nhân kem trứng sữa:
- Trước hết, bạn pha 60ml sữa đặc với 200ml sữa tươi không đường vào chung một chiếc tô, rồi quay lên trong lòng vi sóng ở công suất Trung bình Cao (Medium) khoảng 3 phút.


- Lấy một chiếc tô khác, bạn đập 3 quả trứng và cho 1 thìa vani vào rồi khấy tan. Sau đó, bạn đổ từ từ hỗn hợp này vào phần sữa được quay nóng, khuấy đều rồi lọc qua rây để nhân bánh mịn hơn.

Hoàn thiện nướng bánh trứng:
- Bạn từ từ đổ phần nhân kem trứng sữa vào phần vỏ bánh được lót sẵn trong khuôn. Cho khay bánh vào lò nướng ở 200 độ C (bạn nên làm nóng lò trước khi cho bánh vào) trong vòng 20 – 25 phút. Bạn quan sát đến khi vỏ bánh đã vàng giòn thì lấy ra nhé.


Trên đây, các bạn đã tham khảo về cách làm bánh trứng bổ dưỡng cho bữa sáng như ở KFC nhé. Chúc bạn chế biến món bánh này thật ngon nha.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam là môi trường tốt cho loài muỗi sinh sôi, trong đó nổi bật là muỗi vằn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, và vì thế tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta là khá nhiều. Trong đó, trẻ em là thành phần dễ bị mắc bệnh và bệnh thường gây biến chứng cho trẻ nếu không chữa trị đúng cách. Vậy phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thế nào?
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây nên.
- Do bị muỗi vằn cắn, muỗi mang máu của người bị mắc bệnh đến người bình thường. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết cụ thể như sau:
- Trẻ thường bị sốt cao 38-39 độ một cách đột ngột, trong khi trước đó trẻ hoàn toàn bình thường. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Mặt đỏ phừng phừng, kèm theo đó là bị đau nhức toàn thân, đau đầu.
- Da nổi những nốt đỏ, những chấm xuất huyết, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
- Mắt đỏ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Trẻ bị sốt xuất huyết
Nếu nặng hơn, trẻ có thể bị những triệu chứng sau:
- Chảy máu cam
- Đi ngoài ra máu.
- Đau bụng dữ dội,...
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi trẻ mắc bệnh, cách tốt nhất là bạn đưa trẻ đi đến bệnh viện để được khám và đưa ra giải pháp kịp thời. Tuyệt đối không tự ý truyền nước biển tùy tiện tại các phòng mạch tư. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống thuốc. Bạn nên cho trẻ nằm viện tới khi những triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Nếu như bệnh của trẻ chưa nặng (chỉ bị sốt, mệt), phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà, với những lưu ý như sau:
Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Có nhiều cách để hạ sốt cho trẻ. Bạn nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol theo sự hướng dẫn của bác sĩ, uống lặp lại trong 4 đến 6 giờ. Lau người cho trẻ bằng nước ấm và đắp khăn ấm lên trán để hạ sốt và tránh biến chứng co giật.
Cho trẻ uống nhiều nước
Dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ
- Uống nhiều nước: cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, những loại nước cam, chanh, nước muối uống đóng chai, nước trái cây,... cũng được khuyên dùng.
- Thức ăn: cho trẻ ăn những chất dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng như súp, cháo dinh dưỡng,...
Nếu như bệnh trẻ trở nặng, có dấu hiệu xuất huyết ngoài như: nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu,... thì cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
Lưu ý: tuyệt đối không được cạo gió, cắt lễ hoặc làm những mẹo dân gian chưa được khoa học chứng minh. Cũng không được tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi. Việc này vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
- Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
- Phát quang bụi râm. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Bệnh quai bị ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh

Bệnh quai bị là bệnh hay xuất hiện vào dịp cuối năm và đầu năm sau, khi không khí dần chuyển ẩm ướt và thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Quai bị có tên khoa học là Paramyxovirus, thường lây qua đường hô hấp do nước bọt nhiễm trùng khi trò chuyện với nhau, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi. Bệnh không phải bệnh khó chữa, nhưng nếu trẻ không được để ý và điều trị đúng cách thì di chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh những suy nghĩ sai khi trẻ bị mắc bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bịCó những dấu hiệu của bệnh quai bị, điển hình như sau:
- Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
- Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
- Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
Trẻ mắc bệnh quai bị
Tuy nhiên, nếu khi không chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị có thể phát triển theo hướng xấu và có những biến chứng sau:
- Viêm buồng trứng (đối với nữ)
- Viêm tinh hoàn (đối với nam)
- Viêm màng não, thần kinh bị tổn thương
- Đối với phụ nữ mang thai: có thể dẫn tới sẩy thai, sinh con dị dạng,...
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em
Đầu tiên, khi có những dấu hiệu dù là nhẹ của bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng. Hiện nay bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ như sau:
- Cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
- Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
Hạ sốt cho trẻ
- Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp... để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
- Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả.... để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Khi trẻ đã mắc bệnh, thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.
Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 bệnh: quai bị, sởi, rubela.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho những bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Chúng tôi rất mong góp sức phần nào để chăm sóc sức khỏe con của bạn.