Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam là môi trường tốt cho loài muỗi sinh sôi, trong đó nổi bật là muỗi vằn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, và vì thế tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta là khá nhiều. Trong đó, trẻ em là thành phần dễ bị mắc bệnh và bệnh thường gây biến chứng cho trẻ nếu không chữa trị đúng cách. Vậy phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thế nào?
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây nên.
- Do bị muỗi vằn cắn, muỗi mang máu của người bị mắc bệnh đến người bình thường. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết cụ thể như sau:
- Trẻ thường bị sốt cao 38-39 độ một cách đột ngột, trong khi trước đó trẻ hoàn toàn bình thường. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Mặt đỏ phừng phừng, kèm theo đó là bị đau nhức toàn thân, đau đầu.
- Da nổi những nốt đỏ, những chấm xuất huyết, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
- Mắt đỏ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Trẻ bị sốt xuất huyết
Nếu nặng hơn, trẻ có thể bị những triệu chứng sau:
- Chảy máu cam
- Đi ngoài ra máu.
- Đau bụng dữ dội,...
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi trẻ mắc bệnh, cách tốt nhất là bạn đưa trẻ đi đến bệnh viện để được khám và đưa ra giải pháp kịp thời. Tuyệt đối không tự ý truyền nước biển tùy tiện tại các phòng mạch tư. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống thuốc. Bạn nên cho trẻ nằm viện tới khi những triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Nếu như bệnh của trẻ chưa nặng (chỉ bị sốt, mệt), phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà, với những lưu ý như sau:
Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Có nhiều cách để hạ sốt cho trẻ. Bạn nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol theo sự hướng dẫn của bác sĩ, uống lặp lại trong 4 đến 6 giờ. Lau người cho trẻ bằng nước ấm và đắp khăn ấm lên trán để hạ sốt và tránh biến chứng co giật.
Cho trẻ uống nhiều nước
Dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ
- Uống nhiều nước: cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, những loại nước cam, chanh, nước muối uống đóng chai, nước trái cây,... cũng được khuyên dùng.
- Thức ăn: cho trẻ ăn những chất dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng như súp, cháo dinh dưỡng,...
Nếu như bệnh trẻ trở nặng, có dấu hiệu xuất huyết ngoài như: nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu,... thì cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
Lưu ý: tuyệt đối không được cạo gió, cắt lễ hoặc làm những mẹo dân gian chưa được khoa học chứng minh. Cũng không được tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi. Việc này vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
- Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
- Phát quang bụi râm. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Bệnh quai bị ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh

Bệnh quai bị là bệnh hay xuất hiện vào dịp cuối năm và đầu năm sau, khi không khí dần chuyển ẩm ướt và thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Quai bị có tên khoa học là Paramyxovirus, thường lây qua đường hô hấp do nước bọt nhiễm trùng khi trò chuyện với nhau, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi. Bệnh không phải bệnh khó chữa, nhưng nếu trẻ không được để ý và điều trị đúng cách thì di chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh những suy nghĩ sai khi trẻ bị mắc bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bịCó những dấu hiệu của bệnh quai bị, điển hình như sau:
- Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
- Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
- Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
Trẻ mắc bệnh quai bị
Tuy nhiên, nếu khi không chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị có thể phát triển theo hướng xấu và có những biến chứng sau:
- Viêm buồng trứng (đối với nữ)
- Viêm tinh hoàn (đối với nam)
- Viêm màng não, thần kinh bị tổn thương
- Đối với phụ nữ mang thai: có thể dẫn tới sẩy thai, sinh con dị dạng,...
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em
Đầu tiên, khi có những dấu hiệu dù là nhẹ của bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng. Hiện nay bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ như sau:
- Cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
- Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
Hạ sốt cho trẻ
- Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp... để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
- Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả.... để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Khi trẻ đã mắc bệnh, thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.
Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 bệnh: quai bị, sởi, rubela.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho những bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Chúng tôi rất mong góp sức phần nào để chăm sóc sức khỏe con của bạn.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Tại sao bà bầu nên ăn bưởi?

Hoa quả là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, trong đó phải nhắc đến trái bưởi. Có nhiều chị em đắn đo liệu mẹ bầu có nên ăn bưởi không do loại quả này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các loại vitamin nữa. Và muốn ăn bưởi thì các chị em có cần phải chú ý đến điều gì hay không? Thực ra, nếu các bạn còn suy nghĩ chuyện ăn bưởi khi mang bầu thì thật là uổng phí cho một loại quả hữu ích cho sức khỏe rồi đó.
Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc liệu: Bà bầu có nên ăn bưởi không?

Lợi ích từ quả bưởi?


- Bổ sung một lượng lớn chất xơ, nên có tác dụng chống lại bệnh táo bón, ngăn ngừa bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy và bệnh viêm ruột non.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể với lượng vitamin C và vitamin A dồi dào; và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Giảm cân hiệu quả; giảm căng thẳng và mệt mỏi
- Hạn chế nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới.

Giải đáp chuyện mẹ mang thai có được ăn bưởi không?


Các chị em đang mang thai nên thêm bưởi vào danh sách ‘Bà bầu nên ăn gì’ nhé vì các lợi ích tuyệt vời dưới đây:
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các loại vitamin và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ và thai nhi.

- Giảm triệu chứng ốm nghén với bài thuốc: dùng 15g vỏ bưởi rửa sạch, đun sôi kỹ với 300ml nước. Sau đó bạn chắt nước đặc ra uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Sau khi dùng bài thuốc này khoảng 3 – 5 ngày thì bạn sẽ thấy bớt ốm nghén đó.

Ngoài ra, các mẹ còn được tận dụng bưởi để chữa nôn ói cho mình với bài thuốc: bưởi 3-5 quả được bỏ vỏ hạt, vắt lấy nước đun trên lửa nhỏ cho sôi, rồi thêm 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi và đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ để dùng dần. Bạn pha một thìa canh với nước sôi, ngày uống 2 lần như vậy thì sẽ hiệu quả.

- Bưởi chữa chứng đầy bụng, tăng cảm giác thèm ăn và tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Bạn có thể dùng bài thuốc sau:  1 quả bưởi (bỏ hạt, ép lấy nước), trần bì 9g, gừng tươi 6g, thêm đường đỏ nấu lên rồi uống để có hiệu quả nhanh nhé.

- Tăng cường hệ miễn dịch và chữa cảm cúm tốt. Bài thuốc: dùng múi bưởi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào bình miệng rộng, đổ rượu ngập rồi đun cho nhừ, trộn thêm mật ong, thỉnh thoảng xúc một thìa ngậm trong miệng rất tốt cho sức khỏe của mẹ yêu đó.

Như vậy, chúng ta đã tìm lời giải cho vấn đề bà bầu có nên ăn bưởi hay không. Hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.

Đừng coi thường bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh cực kì nguy hiểm ở trẻ nhỏ được bác sĩ  người Nhật tên Tomisaku Kawasaki chẩn đoán đầu tiên năm 1967, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch gây tử vong ở trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm trong 10 ngày, trẻ có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên do các triệu chứng của bệnh kawasagi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, vậy nên nếu người lớn không phát hiện các triệu chứng của bệnh kawasaki ngay khi xuất hiện sẽ đẩy nguy cơ trẻ tử vong lên cao. Vì vậy, mời bạn tham khảo những thông tin liên quan về bệnh Kawasagi ở trẻ em để phát hiện kịp thời.



Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các mạch máu trong cơ thể. Bệnh có nhiều tên gọi khác như hội chứng Kawasaki, hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hội chứng bách huyết dưới da sốt cấp tính. Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em chủ yếu là nhóm tuổi dưới 5. Bệnh Kawasaki có thể bùng nổ thành dịch, thường xuất hiện vào mùa thu và mùa xuân.Nguy cơ gây tử vong của bệnh Kawasaki rất cao vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng vào tim dẫn đến hiện tượng vỡ túi phình mạch vành.

Nguyên ngân gây bệnh Kawasaki ở trẻ?

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định. Nhưng đa số các chuyên gia y khoa cho rằng khả năng cao là do vi rút hoặc vi khuẩn, và có xu hướng về di truyền khi những người có tổ tông là người Nhật Bản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ( Nhật Bản là nơi đầu tiên phát hiện ra bệnh). Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh bệnh có khuynh hướng lây truyền.

Dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em:

Triệu chứng lâm sàng của hội chứng kawasaki đó là sốt cao dài ngày ( từ 5 ngày trở lên) và không có dấu hiệu hạ. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi toàn thân, xuất hiện hạch ngay cổ, miệng, hầu, miệng bị sung huyết, khô và nứt nẻ. trong một số trường hợp sẽ xuất những nốt ban đỏ.Nốt ban đỏ có rất nhiều hình dạng khác nhau ở toàn cơ thể trẻ, nổi nhiều nhất ở vùng hông. Lúc đầu các nốt ban đỏ sẽ giống nốt sởi, sau đó chuyển thành mề đay và đến khi các nốt ban đỏ bị tróc da đi thì bệnh đã diễn biến năng.
Lưu ý là khi trẻ bị tróc da ngay hậu môn kèm theo sốt cao liên tục thì chắn chắn khoảng 80% trẻ đã mắc bệnh Kawasaki.
 Khi thấy trẻ bắt đầu có các dấu hiệu đây kèm theo sốt cao, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, vì nếu phát hiện càng sớm trẻ sẽ hạn chế tối đa các biến chứng đến tim:
·         Viêm kết mạc 2 bên mắt (Mắt đỏ)
·         Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ
·         Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.
·         Đỏ lòng bàn tay, chân.
·         Phù cứng bàn tay, chân.
·         Tróc da đầu ngón.
·         Hồng ban đa dạng ở thân, tróc da quanh hậu môn.

Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh Kawasaki:

Vì các dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn thành các bệnh nhẹ khác nên sẽ khiến các bậc phụ huynh coi thường các triệu chứng, tự động mua thuốc và không đưa trẻ đến bệnh viện. Cách duy nhất để có thể hạn chế được các biến chứng về tim do bệnh Kawasaki gây ra là phải theo dõi sát sao khi trẻ bị sốt kéo dài, chỉ cần khoảng 2 ngày trẻ chưa hạ sốt mà vẫn sốt cao thì nên đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức. Nếu được phát hiện trong 10 ngày đổ bệnh trở lại, bệnh có thể không dẫn đến các biến chứng tim
Sau 48 giờ nếu trẻ có chuyển biến tốt, bác sĩ có thể cho về nhà chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng,  khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki mà khỏi bệnh thì phải tái khám suốt đời.
Vì chưa xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác nên không có cách phòng bệnh hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về bệnh Kawasaki ở trẻ em, hy vọng có thể giúp cho các bậc phụ huynh có thể phát hiện sớm dấu hiệu bệnh Kawasaki ở trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.


Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Cách làm bánh mochi nhân đậu đỏ

Nếu như Việt Nam có món bánh dày, thì ở Nhật cũng có món bánh mochi dẻo mềm với nhiều loại nhân khác nhau. Bánh bao mochi có lớp vỏ ngoài làm từ bột gạo, bao bọc bên trong là mỗi kiểu nhân dành cho nhiều người mê ẩm thực. Chiếc bánh được nặn thành hình tròn nho nhỏ, nằm gọn trên tay mà người ăn cứ từ từ nhấm nháp mà đắm đuối cái vị thơm mát, thanh thanh của đậu đỏ và gạo. Mặc dù thế người làm bánh mochi không chỉ cần tạo ra chiếc bánh thơm ngon, mà còn phải mang đến hương vị bánh truyền thống của xứ xở hoa anh đào.

Vì sao các bạn lại không đổi vị với món bánh mochi nhân đậu đỏ nhỉ? Mời bạn cùng đọc về cách làm bánh Mochi đậu đỏ truyền thống của Nhật Bản nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 150g đậu đỏ
- 100g bột nếp
- 20g đường kính
- 150ml nước
- Nước cốt dừa
- Bột năng
- Màu đỏ thực phẩm (nếu bạn muốn bánh có màu đẹp)
- Vài giọt vani và một chút muối

Cách làm bánh mochi nhân đậu đỏ

Cách làm phần nhân bánh mochi:

- Rửa sạch đậu đỏ, để ráo nươc và cho đậu vào nồi
- Thêm nước xâm xấp mặt đậu, rồi bạn bật bếp to và đun tới khi nồi sôi thì hạ lửa để ninh đậu nhừ. Các bạn chú ý là hầm đậu đỏ sẽ khá lâu, nên hãy ngâm đậu đỏ sống với ít nước lạnh để qua đêm, hoặc dùng nồi áp suất để đậu đỏ nhanh chín mềm hơn.


- Khi đậu đã chín nhừ, bạn vớt đậu ra và dùng muống gỗ, hoặc máy xay để nghiền mềm mịn.
- Vừa nghiền đậu, bạn cho thêm đường, chút muối và vài giọt vani sao cho vừa khẩu vị, và tiếp tục nghiền cho đến khi nhân đậu đỏ mềm nhuyễn.
- Sau đó, bạn đun nhân đậu đỏ đã nghiền cùng chút xíu nước trên lửa nhỏ riu riu, và khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp hơi sáng bóng, quyện đều thành một khối dẻo mịn.


- Chờ nhân đậu nguội bớt, bạn chia hỗn hợp thành nhiều phần bằng nhau và vo tròn chúng lại thành các viên nhỏ nhỏ như này nhé.

Bắt tay vào làm vỏ bánh

- Nếu dùng màu thực phẩm cho bánh hấp dẫn hơn, bạn pha giọt màu với chén nước sao cho nước có màu hồng nhạt.

- Cho từ từ nước màu vào hỗn hợp bột nếp và đường đến khi hỗn hợp bột có màu hồng phấn, dẻo nhưng hơi khô nhé. Nếu không dùng màu thực phẩm thì bạn cũng từ từ đổ nước vào hỗn hợp bột như trên nhé.

- Bọc hỗn hợp bột trên vào màng bọc thực phẩm, và cho vào lò vi sóng quay trong 3 phút với chế độ high. Sau đó, bạn lấy bánh ra và trộn lại lần nữa bằng muỗng gỗ trong 20 giây, rồi lấy màng bọc lại, cho vào lò vi sóng 1 lần nữa và quay trong 1 phút thì lấy ra, nhanh tay khuấy bột theo vòng tròn khoảng 30 giây nữa để làm bột dai. Nếu không có lò vi sóng thì bạn có thể cho bột vào tô hoặc bọc mang bọc thực phẩm và hấp cách thủy cho đến khi bột chín, trong lại là được.


- Bước tiếp theo bạn sẽ rắc đều bột bắp lên thớt, cho phần hỗn hợp bột lên. Xoa 1 ít bột bắp lên tay cho đỡ dính, bạn lấy từng phần vỏ bánh, đập dẹt, cho nhân đậu đỏ vào rồi đóng bánh lại.


- Sau khi nặn xong, bạn có thể thưởng thức thành quả mình mình luôn đó. Hoặc bạn cho bánh mochi vào tủ lạnh thì bánh càng ngon hơn nữa đó.

Trên đây, chúng ta đã tham khảo về hướng dẫn cách làm bánh mochi đậu đỏ nhé. Chúc bạn chế biến món bánh này thành công nha.

Mẹ bầu có được ăn giá đỗ không?

Giá đỗ là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các khoáng chất bổ dưỡng, nên giá đỗ rất tốt cho sức khỏe con người mà còn giúp kéo dài tuổi thọ hơn. Dù vậy, không phải ai cũng nhận ra được tất cả những lợi ích mà giá đỗ mang lại cho họ, và biết cách sử dụng và chế biến loại rau này ra sao. Nhiều chị em phụ nữ rất thích yêu thích giá đỗ vì nhiều công dụng làm đẹp thần kỳ mà nó đem đến, nhưng lại đắn đo không biết liệu Bà bầu có nên ăn giá đỗ hay không?

Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cho chuyện này nhé.

Ăn giá đỗ có ảnh hưởng đến bà bầu?


Giá đỗ xanh có vị ngọt có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Mẹ mang thai nên ăn giá đỗ hằng ngày để sức khỏe tốt hơn, hạn chế tình trạng bị sảy thai nữa. Trong giá đỗ có vitamin E, nên nó có tác dụng làm giảm tỉ lệ thiểu năng sinh dục, giúp thụ thai, chữa hiếm muộn và chống xơ vữa mạch máu ở người mang bầu.

Chất béo trong giá đỗ nhiều nhưng không làm người ăn đầy bụng, nên đặc biệt thích hợp với các bà bầu phải làm việc trí óc nhiều. Loại chất béo thực vật này còn công hiệu điều trị chứng thừa cholesterol máu  và bệnh tim mạch nữa.

Nếu mẹ ít sữa sau khi sinh thì nên ăn giá đỗ để làm tăng tiết sữa. Ăn nhiều giá còn giúp bạn bảo vệ được tế bào của cơ thể, ngăn ngừa quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Chị em còn thích mê món giá đỗ vì loại rau này giúp họ làm đẹp, sáng da, hạn chế tình trạng da nhăn và thâm.

Ngoài ra, giá đỗ còn là ‘vị thuốc giải độc’ khá tốt nhờ thành phần vitamin phong phú và dồi dào,nên loại rau này có thể khử gốc tự do, giải độc đa năng nội ngoại sinh với nhiều nguồn gốc khác nhau, kể cả thạch tín.

Mẹ bầu nên sử dụng giá đỗ như nào?


Chọn giá đỗ sạch, đề phòng ‘rau bẩn’ và nên chế biến kỹ trước khi ăn: Mặc dù giá đỗ sống là món ưa thích của bạn, nhưng hãy rửa sạch và làm chín kỹ trước khi ăn để đề phòng vi khuẩn độc hại, các chất bảo quản thực vật.

Đừng ăn giá đỗ với gan lợn vì hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ làm giá đỗ bị oxy hóa, thành ra giá đỗ bị mất nhiều chất bổ.

Người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng không nên ăn giá đỗ vì có thể bị bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, khi đói bụng không nên ăn giá đỗ vì giá đỗ có tính hàn, bụng đói ăn sẽ không tốt cho dạ dày.

Như vậy, các bạn đã được tìm hiểu cho vấn đề Bà bầu có nên ăn giá đỗ hay không. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.

Bệnh chốc lở da ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh chốc lở da cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là trẻ bị những nốt mụn, gây ngứa hoặc đau, xuất hiện ở trên người. Bệnh không ảnh hưởng quá nguy hiểm, và bệnh cũng có thể tự cải thiện trong 3 tuần. Tuy nhiên, nếu như không biết điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh chốc lở da sẽ trở nên trầm trọng và trở thành những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở da ở trẻ em
Có hai loại vi khuẩn gây chốc lở: Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là phổ biến nhất, và Streptococcus pyogenes (strep). Hai loại vi khuẩn này vốn vô hại trên da cho tới khi chúng xâm nhập qua vết thương hở, vết cắt, vết côn trùng cắn.. và gây ra nhiễm trùng.
Do đó, trẻ em có thể rất thường xuyên mắc bệnh này vì chúng còn quả nhỏ, chưa biết giữ vệ sinh cơ thể và thường gãi những vết thương.
Triệu chứng bệnh chốc lở da ở trẻ em
Bệnh chốc lở ở trẻ em có nhiều thể bệnh khác nhau:
- Chốc lở truyền nhiễm: Đây là thể bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng như mụn đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng. Mụn nước nhanh chóng vỡ ra, đỏng vảy màu nâu. Trẻ có biểu hiện bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Bệnh rất dễ lây sang các vùng da lành nếu bị dây dịch của vết chốc lở.
- Chốc lở dạng phỏng: Ở thể bệnh này, trẻ sẽ có những nốt phỏng nước, không đau, chứa nhiều dịch, ngứa nhưng không loét. Vết phỏng vỡ ra, đóng vảy vàng, lâu lành hơn các thể chốc lở khác.
Chốc ở trẻ
- Chốc lở thể mủ: Bệnh chốc lở ở thể này đã ăn sâu vào lớp bì với các triệu chứng: mụn đau, chứa nhiều dịch hoặc mủ, có vảy dày, vết loét sâu. Trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám, sưng hạch ở quanh vết chốc lở.
Tuy nhiên, nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có nguy cơ trở thành những biến chứng nguy hiểm như: Viêm cầu thận, viêm mô tế bào, nhiễm trùng MRSA,...
Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Tùy vào cấp độ bị bệnh mà bạn có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, đầu tiên nhất bạn nên đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế có uy tín. Có những hướng điều trị như sau:
- Trường hợp nhẹ hoặc vết thương trong khu vực hẹp: Làm sạch những vết thương bằng dung dịch NaCl 0.9 % hoặc thuốc tím 1/10.000
- Nhẹ nhàng rửa sạch các khu vực bị thương bằng xà phòng và nước sinh hoạt và sau đó đậy nhẹ nhàng với miếng gạc. Tránh làm mụn vỡ ra và lan qua vùng da khác.
- Dùng thuốc mỡ/ kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
Bôi thuốc
- Dùng kèm những loại thuốc uống kháng sinh như kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin, Cefixim…). Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết được kê toa thuốc một cách chi tiết và có những hướng dẫn cụ thể nhé.
- Dùng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin…
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý: cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không để trẻ gãi vào những vết thương, hạn chế chúng lại gần những con thú nuôi, những vật dơ bẩn,..
Phòng ngừa bệnh chốc ở trẻ em
Giữ vệ sinh sạch sẽ là yếu tố quan trọng và tiên quyết để phòng chống bệnh chốc ở trẻ. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ cho da được sạch sẽ. Điều trị những vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn,... bằng những loại thuốc bôi để tránh bệnh chốc da có cơ hội phát triển.
- Thay quần áo sạch sẽ mỗi ngày, cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ. Tắm rửa thường xuyên.
- Tránh ở những nơi ẩm thấp, nhiều côn trùng.
- Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh để tăng sức đề kháng.
Với những hướng dẫn như trên, hy vọng các phụ huynh sẽ có những cái nhìn đúng đắn về bệnh và có những cách chăm sóc bé hiệu quả.