Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Bệnh ban đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là bệnh sốt phát ban, là một bệnh tương đối phổ biển ở trẻ em ở những nước nhiệt đới. Tuy bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, việc trang bị kiến thức và thông tin về bệnh ban đỏ ở trẻ em là một việc cần thiết.
Triệu chứng của bệnh ban đỏ ở trẻ em
Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ từ 6 tới 36 tháng tuổi. Nguyên nhân là virus gây bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh có 4 thời kỳ cụ thể:
Thời kỳ bị lây bệnh: kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Trong thời gian nay, trẻ vừa bị lây bệnh và hầu như không có triệu chứng của bệnh. Đây còn gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ phát bệnh kéo dài 3 tuần với các triệu chứng như sau:
- Sốt cao, mệt nguời, biếng ăn và bỏ ăn vì đau miệng. Trẻ còn bị ớn lạnh và nôn mửa.
- Chảy nước mắt, sưng mắt, phù mi mắt, mắt đỏ và nhìn mờ.
- Ho, sỗ mũi. Đặc biệt ho kéo dài và tiếng ho khá nặng.
Trẻ phát ban
- Miệng khô, đỏ rộp. Nếu để ý phía trong má có một vài vết loét đỏ hồng xung huyết có đốm trắng (dấu Koplik). Ðó là dấu hiệu đặc biệt của bệnh ban đỏ. Dấu hiệu này xảy ra trước khi phát ban khoảng nửa ngày.
Thời kỳ phát ban: Đầu tiên ban đỏ sẽ mọc trên mặt, trán, rồi lan xuống cổ, ngực, bụng và chạy dần xuống phía dưới, xuống hai chân. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 ngày.
Thời kỳ sởi bay: Ban đỏ bắt đầu lặn. Nếu như trẻ bị nổi nhiều, dày đặc thì lúc này có thể da bị bóc vảy. Tuy lúc này gần khỏi bệnh nhưng cũng là lúc cơ thể trẻ yếu nhất. Cần phải chăm sóc trẻ thật kỹ vào thời gian này để tránh bị bội nhiễm.
Cách chăm sóc trẻ em bị mắc bệnh ban đỏ
Khi trẻ bị mắc bệnh ban đỏ, những bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được chuẩn đoán bệnh và cho thuốc phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ còn cần chăm sóc trẻ như sau:
- Hạ sốt cho trẻ: có thể dùng những loại thuốc theo bác sĩ để trẻ được hạ sốt. Nếu như trẻ sốt quá cao, chườm khăn lạnh cho trẻ hạ nhiệt.
Hạ sốt cho trẻ
- Giảm đau họng cho trẻ: ngoài thuốc kháng sinh, bạn có thể dùng thêm những phương thức trị đau họng truyền thống như: chưng mật ong với lá húng chanh, hoặc lá hẹ, hoặc tắc rồi cho trẻ uống. Cổ họng của trẻ sẽ giảm sưng.
- Vệ sinh mũi cho trẻ: thường xuyên thông mũi, rửa mũi bằng khăn sạch và nước muối pha loãng. Việc làm này giúp trẻ dễ thở và dễ bú mẹ hơn.
- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng nhưng vẫn giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa,... Chia nhỏ bữa để trẻ dễ hấp thu chất.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để hạ sốt. Có thể uống thêm nước trái cây tươi để tăng sức khỏe.
- Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm rồi lau người cho trẻ.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Bà bầu có nên uống nước mía để làm đẹp cho mình không?

Nước mía là một thứ đồ uống cung cấp nhiều năng lượng do mía có chứa 70% các loại đường, và còn các chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin,...  Nước mía có vị ngọt, thanh mát, uống thích nhất vào ngày hè và được nhiều người ưa chuộng.  Tuy nhiên, nhiều chị em lại thắc mắc không biết liệu Bà bầu có nên uống nước mía để giải nhiệt không và nên dùng như nào để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhất.

Do vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề Bà bầu có nên uống nước mía không nhé.

Bà bầu có nên uống nước mía không?


Mặc dù mía có chứa hàm lượng đường lớn, nhưng có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nên việc uống nước mía không ảnh hưởng xấu như các nguyên liệu đường khác.

Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng mang thai đã chứng minh: việc uống nước mía trong những tháng đầu mang thai không chỉ giúp mẹ bầu có đủ năng lượng chăm sóc cho thai nhi, mà còn làm đẹp da và hạn chế các dấu hiệu lão hóa trên thai và tóc.

Tuy nhiên, nếu các chị em có dấu hiệu nghén thèm đồ ngọt, thì nên hạn chế uống nước mía vì nồng độ đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Lợi ích của nước mía cho người mẹ


- Cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu: bên cạnh lượng đường tự nhiên lớn thì nước mía còn cung cấp nhiều chất khoáng như canxi, đồng, kali, sắt..., các loại vitamin A, B, C và gần 30 loại axit hữu cơ khác nên rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Giảm triệu chứng ốm nhén bằng cách hòa một ly nước mía cùng với một ít bột gừng, hay gừng tươi giã nhỏ.
- Bảo vệ da của người mẹ: khi đang mang thai, các chị em khó thể tránh được hiện tượng dạn da, nổi mụn, nhăn da và thâm quầng da. Nước mía lại có chứa chất axit alpha hydroxyl giúp hạn chế các vến đề về da như này.
- Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể: Nước mía có chứa một lượng chất chống oxy hóa và từ đó có khả năng thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh cho cả mẹ và bé yêu.
- Hạn chế tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày của mẹ.

Bà bầu uống nước mía nên chú ý điều gì?

Các chị em không nên uống nhiều nước mía hằng ngày vì điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nước mía là một trong những ‘thủ phạm’ khiến các mẹ tăng cân, ảnh hưởng đến vóc dáng và làm mẹ kém tự tin hơn.

Quan trọng hơn, bà bầu không nên uống nhiều nước mía lạnh vì nó làm thai nhi kích ứng với mẹ, và có thể gây co bóp cổ tử cung, dẫn đến hiện tượng động thai.

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Bà bầu có nên uống nước mía hay không. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ


Sốt xuất huyết là một loại bệnh thường hay gặp phải vào mùa mùa mưa. Trẻ em với sức đề kháng còn yếu sẽ rất dễ mắc bệnh này. Nếu cha mẹ không nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến những biến chứng tổn hại sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy mà hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em để các bậc phụ huynh có cách điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp

Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Loại mũi vằn này sinh sống ở khắp nơi thương là ở các nơi ẩm thấp trong nhà, các góc tối tăm và các nơi ẩm và những nơi nước đọng.

Triệu chứng  sốt xuất huyết ở trẻ em

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em nhưng do trẻ em từ 3 đến 10 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh. Sốt xuất huyết ở trẻ có những dấu hiệu sau :
• Trẻ sốt cao đột ngột, từ 38 đến 39 độ nhưng không có các triệu chứng của cảm như ho, sỗ mũi trong 7 ngày trở lại. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong vài giờ
• Trên da mặt và cơ thể, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt và da.
• Chảy máu cam
• Nôn mửa
• Đi ngoài ra máu màu đen
• Đau dữ dội ở vùng sườn bên phải.
• Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của cơn sốt sẽ có các triệu chứng như tay chân lạng, người lừ đừ, mệt mỏi, gây ra trụy tim mạch.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết :

Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh cần :

• Theo dõi sát
• Cho trẻ uống nhiều nước
• Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C thì bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol. Tuyệt đối không dùng aspirin vì aspirin tăng nguy cơ chảy máu.
• Khi thấy các triệu chứng của trẻ ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như chảy máu cam, lừ đừ, đau bụng thì cần đưa trẻ vào viện ngay lập tức.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ :

•  Ngủ màn khi ngủ cả ban ngày để tránh mũi, buổi tối nên cho trẻ mặc áo dài tay để tránh mũi
• Không cho trẻ hoạt động ở các nơi tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng vì đây là nơi sinh sống của rất nhiều loại muỗi.
• Đậy kín các lu hồ chứa nước để muỗi vằn không thể sinh sôi.
• Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, loại bỏ các bụi râm.

Bà bầu có nên đi chùa cầu phước lành cho con?

Theo Phật giáo, chùa chiền chính là nơi để con người tĩnh tâm, để họ cảm thấy an tâm, để bảy tỏ lòng biết ơn với những vị thần linh, và nhất là để cầu may cho gia đình của họ. Tuy nhiên, ông cha ta từng cho rằng mẹ mang thai bị cấm đến nơi linh thiêng, vì thế mà những chị em phụ nữ ngày nay vẫn băn khoăn, không biết liệu Bà bầu có nên đi chùa để cầu phước lành cho gia đình mình hay không.

Nếu bạn cũng gặp vấn đề trên như các người mẹ khác, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.




Theo quan niệm dân gian, bất cứ người phụ nữ có bầu có cơ thể không ‘sạch sẽ’, làm vấy bẩn những chốn linh thiêng như chùa chiền. Lên chùa còn có ảnh hưởng ‘không tốt’ cho con, âm khí dễ ám vào sinh linh bé bỏng; hay mẹ dễ bị ma quỷ ‘bắt’ mất con... Các suy nghĩ trên liệu có đúng, hay chỉ là lời đồn từ xa xưa?

Các chuyên gia giải đáp Bà bầu có nên đi chùa ra sao?


Theo chuyên gia nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, cũng là nơi chúng sinh ngoài thế tục tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật pháp, kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn… Trước kia, người phụ nữ bị cấm tới đình làng hay một số nơi thờ tự, nhất là khi họ đến tháng đến kỳ. Còn chuyện cấm phụ nữ mang bầu lên chùa là hoàn toàn không có bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa.

Còn theo Bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), bà bầu nên đi chùa hay không chẳng ảnh hưởng gì đến em bé cả. Nhưng các chị em nên hạn chế đi lễ ở các đền, miếu phủ, nên tránh khi vào cửa cô, cửa cậu, đặc biệt tránh tới nơi hầu đồng. Vì lý do thai nhi có thể bị tác động khi nghe nhạc và việc hầu đồng bóng là việc riêng của đạo mẫu, bà bầu không nên tới quá nhiều.

Chú ý cho mẹ bầu muốn đi lễ chùa



- Không cần phải đi lễ chùa xa mới cầu may hiệu nghiệm. Chỉ cần bạn có tâm, có lòng thành thì thánh thần nào cũng nhận ra được.
- Nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định đi lễ xa để hạn chế các rắc rối cho mẹ bầu.
- Tránh tới chùa phải đi bộ nhiều, leo trèo nhiều vì không thích hợp cho người mang thai.
- Nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của các bệnh viện chuyên sản khoa gần nơi đi lễ để được trợ giúp nhanh nhất.
- Tránh đi viếng đám tang vì có thể bị nhiễm ‘âm khí’ không tốt từ người chết.

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu vấn đề Bà bầu có nên đi lễ chùa để cầu điều lành cho gia đình mình hay không. Mong rằng các kiến thức trên bổ ích với bạn đọc.

Nguồn tham khảo: Báo Gia đình Và Xã hội

Các dấu hiệu của bệnh bại não ở trẻ em

Bệnh bại não là một bệnh rất khó chữa và có tác động rất lâu dài đến trẻ em. Bệnh làm cho trẻ không thể phát triển như những người bình thường. Đôi khi, có những biểu hiện bệnh sớm nhưng vì nhiều phụ huynh không lưu ý khiến cho bệnh nặng thêm. Vì vậy, việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh bại não ở trẻ em từ lúc đầu vì việc cần thiết cho các bậc cha mẹ.
Triệu chứng của bệnh bại não ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, bệnh hầu như không thể phát hiện vì biểu hiện quá ít. Do đó, bạn nên đưa con đi khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh khả năng mắc bệnh.
Đối với những trẻ lớn hơn, những biểu hiện và biến chứng của bệnh như sau:
- Không có khả năng tự di chuyển, chăm sóc cơ thể.
- Khiếm khuyết về các giác quan như: giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm,...
Bệnh bại não
- Có thể bị động kinh và các vấn đề liên quan đến thần kinh.
- Bắp thịt mềm nhũn, không đi đứng được ngay ngắn.
- Có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường.
Cách chữa trị bệnh bại não ở trẻ em
Có nhiều cách để chữa bệnh bại não. Tuy nhiên, đây là bệnh nặng và không được chữa bằng những cách thông thường. Cần phải có những trang thiết bị và các loại thuốc ở những cơ sở y tế.
- Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: đây là liệu pháp cần sự kiên trì tuyệt đối của gia đình. Bình thường, sau khi luyện tập thì khoảng 20%, 60% phát triển được khả năng tự chăm sóc mình.
Trị liệu bệnh bại não
- Toxin Botulinum tuýp A có khả năng làm giảm đau, co thắt, loét và nhiễm trùng. Thuốc có hiệu quả ở trẻ em dưới 7 tuổi, kéo dài từ 3 - 4 tháng cho một lần chích. Nhưng nếu kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng khác, có thể kéo dài đến 8 tháng.
- Thuốc tiêm trị rối loạn vận động ở trẻ bại não
- Phương pháp “Mũ lạnh”
Cách phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ em
Bệnh có thể hình thành khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa sinh ra đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh:
- Do di truyền: đôi khi, những sắc tố từ mẹ hoặc bố có thể gây ra bệnh ở trẻ em. Do đó, kiểm tra những yếu tố của cha mẹ trước khi quyết định mang thai là điều nên làm.
- Do môi trường: trong quá trình mang thai, người mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi chất độc hại bên ngoài. Chẳng hạn tiêu biểu như: mùi khói thuốc lá, mùi khói xe với nồng độ cao, ăn những chất độc hại,... Hoặc trong quá trình trẻ lớn lên, một căn bệnh nào đó gây ảnh hưởng đến não của trẻ và não bị tổn thương.
Do đó, việc phòng ngừa nên là trước khi mang thai. Cần phải thực hiện đầy đủ các loại tầm soát bệnh tiền hôn nhân để cho con được khỏe mạnh. Đồng thời, tránh xa môi trường ô nhiễm, hoặc những nơi có khói thuốc lá để giữ sức khỏe của mẹ.

Bác sĩ nói gì về bà bầu có nên ăn nhãn không

Quả nhãn tròn căn, ngọt lịm và có nhiều thành phần dinh dưỡng luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một vài người lại cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhãn dò có thể tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bà bầu có nên ăn nhãn hay không? Và ăn khi nào để vừa an toàn mà mẹ bầu vẫn nhận được lợi ích từ loại quả thơm ngon này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đè này dưới sự tư vấn từ bác sĩ.

Bà bầu có nên ăn nhãn không?


Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm kỳ, dưỡng cơ dưỡng khí, dưỡng huyết an thần. Nhãn còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, cung cấp nhiều chất bổ. Nhưng do nhãn có vị ngọt, ấm nên đối với người bị đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong người thì không nên ăn, nhất là phụ nữ đang có bầu.

Theo PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu Nghị, quả nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng thuốc (thuốc sắc, rượu thuốc,...) để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ và suy nhược thần kinh. Nhưng đối với những người ở thể hỏa vượng, bị cao huyết áp, tiểu đường, đặc biệt là bà bầu thì lại hạn chế ăn nhãn.

Người có thai hầu hết mắc chứng nóng trong người, thường bị táo bón, tiểu tiện đỏ xèn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát,... cho nên khi ăn nhãn vào chẳng khác nào như ‘đổ dầu vào lửa’: tăng bệnh nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí làm tổn thương thai khí, dẫn đến sảy thai. Các chị em có thai trong 7 – 8 tháng đầu đặc biệt cần cảnh giác về chuyện này.

Ăn nhãn sau sinh lại rất tốt


Phụ nữ mang thai chỉ nên tránh ăn nhãn trước khi sinh, còn lúc hậu sản, quả nhãn lại được xem là thuốc bổ.

PGS. TS Trần Đình Toán, nhấn mạnh : “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.

Như vậy, câu hỏi Bà bầu có nên ăn nhãn không đã có đáp án. Nhãn là thứ quả rất bổ dưỡng, nhưng vì có tính nóng nên cần phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn, và lại rất tốt sau khi mẹ đẻ em bé. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trên hữu ích với các bạn.

Nguồn: Báo Dân trí

Bà bầu có nên ăn lựu không?

Được nằm trong số nhiều loại trái cây rẻ tiền mà bổ dưỡng, quả lựu không những tốt cho sức khỏe, mà còn có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên tương tự như trường hợp mang thai có được ăn nhãn hay không, nhiều người cũng đặt câu hỏi không biết liệu bà bầu có nên ăn lựu để làm đẹp không, và nên sử dụng như thế nào để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhất.

Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về chuyện bà bầu có nên ăn lựu không nhé.

Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe của mẹ



-              Chất phytochemical có trong quả lựu được chứng mình là rất tốt cho hệ tim mạch của con người nói chung. Cho nên khi mẹ mang thai ăn lựu tức là bạn đã giảm đi nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.
-              Lựu cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể của cả mẹ và bé. Đặc biệt, vitamin C là yếu tố rất quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể của mẹ và bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
-              Nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình rằng: bà bầu nên ăn lựu để hệ xương của cả mẹ và thai nhi được phát triển tốt.
-              Ngoài ra, quả lựu chứa nhiều chất chống ô-xy hóa hơn hẳn so với viết quất, trà xanh, cho nên đây là liệu pháp thiên nhiên, an toàn để mẹ yêu chăm sóc cơ thể của mình. Các chị em nên uống nước ép lựu, hoặc dùng dầu chiết xuất từ loại quả mọng này để giúp da bạn đỡ bị khô, mọn và thúc đẩy tái tạo các tế bào da khỏe mạng.

Mẹ mang thai nên ăn lựu như nào mới đúng?


-              Cắt trái lựu làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép này mẹ bầu có thể ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm các loại sinh tố khác.
-              Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng để thêm dưỡng chất.
-              Nước ép lựu còn được sử dụng để trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.
Các bạn có biết: Người Ai Cập cổ đại coi quả lựu như là biểu tượng của sinh sản, và hay dùng nó để trị nhiễm trung không? Quả thực, lựu là một loại quả rất đáng để ăn đúng không bạn?

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Bà bầu có nên ăn lựu không. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn.