Hiển thị các bài đăng có nhãn trái cây nên ăn khi mang bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trái cây nên ăn khi mang bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Bác sĩ nói gì về bà bầu có nên ăn nhãn không

Quả nhãn tròn căn, ngọt lịm và có nhiều thành phần dinh dưỡng luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một vài người lại cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhãn dò có thể tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bà bầu có nên ăn nhãn hay không? Và ăn khi nào để vừa an toàn mà mẹ bầu vẫn nhận được lợi ích từ loại quả thơm ngon này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đè này dưới sự tư vấn từ bác sĩ.

Bà bầu có nên ăn nhãn không?


Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm kỳ, dưỡng cơ dưỡng khí, dưỡng huyết an thần. Nhãn còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, cung cấp nhiều chất bổ. Nhưng do nhãn có vị ngọt, ấm nên đối với người bị đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong người thì không nên ăn, nhất là phụ nữ đang có bầu.

Theo PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu Nghị, quả nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng thuốc (thuốc sắc, rượu thuốc,...) để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ và suy nhược thần kinh. Nhưng đối với những người ở thể hỏa vượng, bị cao huyết áp, tiểu đường, đặc biệt là bà bầu thì lại hạn chế ăn nhãn.

Người có thai hầu hết mắc chứng nóng trong người, thường bị táo bón, tiểu tiện đỏ xèn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát,... cho nên khi ăn nhãn vào chẳng khác nào như ‘đổ dầu vào lửa’: tăng bệnh nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí làm tổn thương thai khí, dẫn đến sảy thai. Các chị em có thai trong 7 – 8 tháng đầu đặc biệt cần cảnh giác về chuyện này.

Ăn nhãn sau sinh lại rất tốt


Phụ nữ mang thai chỉ nên tránh ăn nhãn trước khi sinh, còn lúc hậu sản, quả nhãn lại được xem là thuốc bổ.

PGS. TS Trần Đình Toán, nhấn mạnh : “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.

Như vậy, câu hỏi Bà bầu có nên ăn nhãn không đã có đáp án. Nhãn là thứ quả rất bổ dưỡng, nhưng vì có tính nóng nên cần phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn, và lại rất tốt sau khi mẹ đẻ em bé. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trên hữu ích với các bạn.

Nguồn: Báo Dân trí

Bà bầu có nên ăn lựu không?

Được nằm trong số nhiều loại trái cây rẻ tiền mà bổ dưỡng, quả lựu không những tốt cho sức khỏe, mà còn có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên tương tự như trường hợp mang thai có được ăn nhãn hay không, nhiều người cũng đặt câu hỏi không biết liệu bà bầu có nên ăn lựu để làm đẹp không, và nên sử dụng như thế nào để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhất.

Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về chuyện bà bầu có nên ăn lựu không nhé.

Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe của mẹ



-              Chất phytochemical có trong quả lựu được chứng mình là rất tốt cho hệ tim mạch của con người nói chung. Cho nên khi mẹ mang thai ăn lựu tức là bạn đã giảm đi nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.
-              Lựu cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể của cả mẹ và bé. Đặc biệt, vitamin C là yếu tố rất quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể của mẹ và bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
-              Nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình rằng: bà bầu nên ăn lựu để hệ xương của cả mẹ và thai nhi được phát triển tốt.
-              Ngoài ra, quả lựu chứa nhiều chất chống ô-xy hóa hơn hẳn so với viết quất, trà xanh, cho nên đây là liệu pháp thiên nhiên, an toàn để mẹ yêu chăm sóc cơ thể của mình. Các chị em nên uống nước ép lựu, hoặc dùng dầu chiết xuất từ loại quả mọng này để giúp da bạn đỡ bị khô, mọn và thúc đẩy tái tạo các tế bào da khỏe mạng.

Mẹ mang thai nên ăn lựu như nào mới đúng?


-              Cắt trái lựu làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép này mẹ bầu có thể ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm các loại sinh tố khác.
-              Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng để thêm dưỡng chất.
-              Nước ép lựu còn được sử dụng để trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.
Các bạn có biết: Người Ai Cập cổ đại coi quả lựu như là biểu tượng của sinh sản, và hay dùng nó để trị nhiễm trung không? Quả thực, lựu là một loại quả rất đáng để ăn đúng không bạn?

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Bà bầu có nên ăn lựu không. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn.