Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng máu trong thai kì như thế nào?

Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về máu và viêm não hay viêm màng não ở trẻ nhỏ. Điều đặc biệt chị em cần lưu ý là bệnh cần được phòng ngừa từ khi mang thai.
Nguyên nhân

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của trẻ và phát triển trong đó gây nên những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng máu có thể xảy ra trước hoặc sau khi sinh từ 1 đến 2 tuần. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng trên hết là do việc vệ sinh không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bài viết về thức ăn tốt cho bà bầu:
Chuan bi mang thai
Dinh dưỡng cho giai đoạn mang thai 3 tháng đầu

Hình ảnh

Trường hợp nhiễm trùng máu trong khi sinh có thể do vi khuẩn xâm nhập vào màng ối sau đó nhiễm vào bào thai hoặc qua nước ối, thai nhi nuốt phải dẫn đến viêm phổi hoặc viêm dạ dày và biến chứng thành nhiễm trùng máu. Trong quá trình sinh nở, việc khử trùng các dụng cụ không đảm bảo tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng máu.
Nếu bị nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua niêm mạc da, hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc khi dây rốn chưa lành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng khi bé bị nhiễm trùng máu
Khi bé sơ sinh có những biểu hiện sau, có thể bé đã bị nhiễm trùng máu:
- Sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp dưới 35 độ C
- Không có sức nuốt hoặc nuốt yếu, không muốn uống sữa
- Phản ứng chậm với tiếng động, tiếng khóc yếu
- Ngủ li bì kéo dài nhiều ngày
- Nhịp tim, nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường
- Da có màu vàng hoặc tím tái, màu xám hoặc xanh xao
- Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bú sữa mẹ như nôn, tiêu chảy, trướng bụng…
Sự xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn vào máu của trẻ có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm màng não mũ, một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ.
Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng máu như thế nào?
Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ khi mang thai, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, chị em cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bạn nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của con để kịp thời phát hiện bệnh. Thông thường những biểu hiện bên ngoài của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống từ bào thai ra bên ngoài. Phát hiện sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.
Nguồn: Anmum VN

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Bà bầu có nên uống sữa đậu nành?

Sữa đậu nành là một thực phẩm thiên nhiên chế biến từ đậu tương, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống và dễ hấp thu. Nó cũng là một thức uống quen thuộc, được nhiều người ưa thích do những công dụng tuyệt vời như phòng ngừa ung thư đại tràng, giảm đường huyết tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Không ít phụ nữ có thai thường lo sợ hoạt tính estrogen trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng và những lưu ý khi uống sữa đậu nành để giải đáp cho những thắc mắc bấy lâu nay nhé!

Tin liên quan về chuẩn bị mang thai:
Sức khỏe cho bà bầu
Dinh duong cho ba bau

Hình ảnh

Thành phần chất dinh dưỡng của sữa đậu nành
- Axit béo không no trong sữa ngăn ngừa mỡ bám vào mạch máu và giảm lượng cholesterol trong máu.
- Trong sữa đậu nành còn có các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, vitamin A… giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.
- Trong sữa đậu nành còn có các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm triệu chứng táo bón cho các bà bầu.
- Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết tương đương các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt,…rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe.Lượng estrogen trong sữa đậu nành vô cùng thấp nên không ảnh hưởng gì đến giới tính thai nhi. Hơn nữa, cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói đến việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng giới tính thai nhi. Do đó, các mẹ có thể yên tâm khi uống sữa đậu nành rồi nhé.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành
- Chỉ nên uống 1 ly sữa đậu nành/ ngày.
- Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển.
- Không nên uống sữa đậu nành pha trứng gà làm cho cơ thể khó hấp thụ, giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi.
- Cần đun sôi kỹ trước khi uống vì nếu uống sữa đậu nành không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài hay ngộ độc.
- Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây ra hiện tượng kết tủa ở ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.
Nguồn: http://vnanmum.com

6 thói quen mẹ thường thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ có nhiều tác động lớn đến ngoại hình, cảm xúc của phụ nữ. Vì thế, không ít những mẹ bầu không hiểu nổi trạng thái tâm lý và hành động có phần trở nên… kỳ quặc của mình.
1. Thói quen ăn uống thay đổi bất ngờ
Trên đây chỉ là một trong vô số những thay đổi bất ngờ mà bất kỳ một bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Những sự thay đổi như thế này đôi khi làm bạn thật khó chịu nhưng nếu biết cách hòa hợp và nhờ sự giúp đỡ của người thân thì các mẹ sẽ bớt căng thẳng hơn đấy. Tuy khó khăn là thế nhưng khi bé ra đời, các mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, những mệt nhọc ngày nào cũng chóng qua đi thôi.

Thông tin khác về dinh dưỡng cho bà bầu:
Mang thai 3 thang dau
Che do dinh duong cho phu nu chuan bi mang thai

Hình ảnh

2. Diện mạo thay đổi bất ngờ
Đối với một số trường hợp tinh ý hơn, các bạn có thể phát hiện ra sự thay đổi này rõ nhất khi nhìn vào gương. Sắc mặt của những bà mẹ tương lai sẽ có phần hơi nhạt đi một tí do sự thay đổi hormorne trong cơ thể. Có thể ví khuôn mặt các bà mẹ lúc này giống như hình chân dung được chụp lúc trước của một quảng cáo thẩm mỹ, liên tưởng này khá buồn cười nhưng các mẹ đừng lo vì đó chỉ là chút thay đổi nhỏ để chào đón thành viên mới mà thôi.
3. Những bộ phim trở nên “siêu xúc động”
Dấu hiệu này thể hiện khi bạn đang xem một chương trình truyền hình, một bộ phim hay đơn giản là một đoạn quảng cáo…bỗng nhiên bạn bật khóc vô cớ vì một chi tiết rất đỗi bình thường trong phim.
4. Bỗng dưng muốn “khóc”
Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Các mẹ sẽ dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai. Chị Sandy chia sẻ “Mình cảm thấy sự thay đổi của hormones rõ nhất vào hôm cả hai vợ chồng chơi cờ với nhau. Sau một hồi căng thẳng và bị thua anh liên tục, mình bắt đầu khóc và có những biểu hiện xúc động mạnh dù sự việc chẳng có gì to tát”.
5. Trở thành “cô nàng cáu bẳn”
Một biểu hiện khác của việc thay đổi hormorne khi có dấu hiệu mang thai của các chị em đó là có thể “phát cáu” mọi lúc mọi nơi. Có thể kể đến là trường hợp mà Lora chia sẻ như sau: “Mình cảm thấy rất khó chịu và bốc hỏa trong mọi trường hợp. Như hôm anh nhờ mình pha cốc cà phê, chẳng hiểu sao mà mình lại phát cáu và gây chuyện. Mình quát lớn bảo anh hãy tự làm đi”. Ắt hẳn các bạn đã đoán ra được vẻ mặt của ông xã Lora ngạc nhiên như thế nào. Tuy nhiên, sau khi biết được “lý do chính đáng” của chuyện này thì anh chỉ cười và còn ôm chị an ủi.
6. Trở thành “quý cô ham ăn”
Một dấu hiệu khác cũng khá tai hại nếu các mẹ không kiềm chế đó chính là thói quen ăn nhiều và ăn vặt bất kỳ thứ gì thấy thèm. Đây là biểu hiện chung của tất cả các bà mẹ sắp sinh bởi cơ thể lúc này đòi hỏi lượng dinh dưỡng không chỉ cho mẹ mà con cho bé sắp sinh. Chị Danielle P cho biết “Mình nhận ra cơ thể có dấu hiệu ăn uống thất thường, trước nay mình ăn gì cũng vừa phải nhưng bỗng nhiên một ngày mình cảm thấy thèm ăn mọi thứ và dường như chỉ muốn được ở một mình và ăn suốt ngày. May là có ông xã quan tâm và hiểu cho mình nên mình cảm thấy yên tâm hơn.
Theo: http://vnanmum.com

Những thói quen “cần bỏ ngay” của thai phụ

Ai cũng mong con mình sinh ra được khoẻ khoắn, xinh đẹp và thông minh. Thế nhưng, bộ ba phẩm chất “Khoẻ - Xinh – Giỏi” này của bé có thể vô tình bị ảnh hưởng bởi những thói quen “xấu xí” của mẹ trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đang hoặc sắp lên kế hoạch vài năm nữa cùng ông xã “hùn vốn” ra một thiên thần nhỏ, bạn đã biết hết những thói quen có hại này để mà phòng tránh?
1. Ăn lạnh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung, bị co thắt lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chị em nên hạn chế tuyệt đối việc ăn đồ quá lạnh thường xuyên như uống nước lạnh, ăn kem, sữa chua đóng đá….

Xem thêm bài viết dinh dưỡng cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu

Hình ảnh

2. Ăn nhiều
Với tâm lý phải ăn cho hai người nên ngay từ những ngày đầu mang thai, nhiều chị em đã ra sức bồi bổ cho cả mẹ lẫn con. Điều này thật ra lại phản khoa học vì có thể đẩy cả mẹ và con vào vòng nguy hiểm. Nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn đến béo phì thì rất dễ gặp biến chứng như tiểu đường, tiền sản giật, còn bé con thì có thể gặp nguy cơ bị tiểu đường và béo phì sau này. Phụ nữ nên tránh ăn quá nhiều, đặc biệt trong 6 tháng đầu khi cân nặng thừa được tích lũy thành mỡ, trước khi em bé thực sự cần cho nhu cầu tăng trưởng.
3. Hút thuốc
Bản thân của việc hút thuốc đã là không tốt cho cả mẹ lẫn con. Khi hút thuốc, mẹ hít vào rất nhiều các hóa chất nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn máu và lượng oxy trong máu của thai phụ sẽ bị thay thế bởi khí CO độc hại. Như vậy nếu mẹ hút thuốc khi mang thai, con sẽ nhận được khí ô-xy và chất dinh dưỡng ít đi và tiếp nhận hóa chất có hại nhiều hơn trong dạ con. Tim của bé buộc phải hoạt động vất vả hơn mà vẫn không tiếp nhận được nhiều khí ô-xy như bình thường. Các bé có mẹ hút thuốc thường gặp phải các vấn đề như khó phát triển khỏe mạnh, sinh thiếu cân, cơ thể bị lạnh khi mới sinh, có nguy cơ tử vong khi ngủ cao, nguy cơ mắc những chứng bệnh như hen suyễn rất cao
4. Uống rượu
Mặc dù nhiều người cho rằng thai phụ vẫn có thể uống rượu miễn là với nồng độ và liều lượng vừa phải. Thế nhưng, các chuyên gia y tế khuyến cáo Bất kỳ phụ nữ nào uống rượu trong thời gian mang thai đều có thể gặp những nguy hiểm tiềm ẩn về sức khoẻ. Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát thì các bà mẹ uống rượu hàng ngày trong thời gian mang thai, con của họ thường có những vấn đề liên quan đến đạo đức và sự bốc đồng hơn những trẻ em có mẹ không uống rượu. Dẫu đây chỉ mới là kết quả của các cuộc khảo sát và chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào xác nhận, nhưng vì tương lai tươi sáng của bé, tại sao chị em ta lại mạo hiểm để thử?
5. Thức khuya
Nhiều chị em phụ nữ vẫn tiếp tục đi làm ở những tháng đầu và giữa của thai kỳ. Do tính chất công việc hoặc những lo lắng trong cuộc sống mà nhiều thai phụ không tuân thủ chế độ ngủ nghỉ hợp lý cần thiết mà không biết rằng nếu thức khuya hoặc thiếu ngủ nhiều sẽ tác động xấu đến tâm sinh lý của cả mẹ và con. Ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề. Ngoài thời gian ngủ lý tưởng 7-8 tiếng/ ngày, nu có thể các thai phụ cũng nên tranh thủ chợp mắt 15-20 phút nghỉ trưa mỗi ngày.
6. Dùng mỹ phẩm
Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc lạm dụng một số loại mỹ phẩm nhất định trong thời gian mang thai có thể sẽ khiến các em bé khi chào đời sẽ mắc dị tật. Thời gian từ khi thụ thai đến lúc thai 12 tuần tuổi là thời gian hình thành, bắt đầu phát triển và hoàn thiện các tổ chức cơ thể, hình thành các tạng, hệ thống các cơ quan trong phôi.
Tất cả mọi bất thường, để lại những hậu quả về hình thái như dị dạng, biến dạng các chi hay dị tật tim… đều có thể xảy ra trong khoảng từ 7 – 10 tuần. Việc sử dụng mỹ phẩm trong giai đoạn này cần hết sức cẩn thận vì các loại mỹ phẩm tồn tại chủ yếu dưới hai dạng chính là qua đường uống và dùng ngoài da và sẽ dần thẩm thấu vào cơ thể mẹ rồi truyền sang con. Do đó, trước khi quyết định dùng mỹ phẩm trong giai đoạn mang thai, bạn cần cân nhắc có nên “Đẹp mẹ, Độc con” không nhé?
Nguồn: Anmum Việt Nam

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Bí quyết giúp làn da mẹ bầu luôn tươi trẻ sau khi sinh con

Thường khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc vì được làm mẹ thì với những thay đổi về ngoại hình bên ngoài khiến không ít chị em phụ nữ cảm thấy tự ti. Hãy xóa bỏ suy nghĩ này và nghĩ rằng trong bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào thì bạn cũng luôn có thể trở nên xinh đẹp, ngay cả lúc mang thai. Tại sao không trở thành một bà bầu gợi cảm và xinh đẹp cùng các bí quyết sau:
Thay đổi kiểu tóc
Thường các chuyên gia khuyên phụ nữ trong giai đoạn mang thai không nên nhuộm, duỗi, uốn tóc vì trong thành phần các chất này chứa những hóa chất có hại đến sức khỏe của bạn và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thay đổi, làm mới bản thân một chút bằng cách thay đổi kiểu tóc. Với sự thay đổi nhỏ này, bạn và mọi người xung quanh sẽ cảm nhận chút bất ngờ đáng yêu.

Có thể bạn quan tâm thức ăn tốt cho bà bầu:
Suc khoe cho ba bau
Chọn sữa dành cho bà bầu hợp khẩu vị

Hình ảnh

Thời trang cho bà bầu
Ăn mặc lôi thôi, không chú ý đến quần áo là một trong những lỗi mà các bà bầu thường mắc phải. Đa số phụ nữ nghĩ rằng khi mang thai, những đường nét quyết rũ không còn nên không cần thiết phải quan tâm đến việc ăn mặc, điều này không đúng vì khi mang thai, bạn vẫn có nét quyến rũ riêng và vấn đề là bạn có biết thai biết khai thác điều này hay không. Hiện có rất nhiều loại trang phục dành riêng cho bà bầu mà bạn có thể chọn, lưu ý là không nên chọn những bộ đồ quá rộng sẽ khiến bạn thùng thình hay chọn những bộ đồ có chi tiết rườm rà, quá màu mè. Thay vào đó, những bộ đồ với màu sắc trẻ trung, thiết kế đơn giản, vừa vặn, thoải mái sẽ giúp bạn gọn gàng, lôi cuốn hơn.
Trang điểm nhẹ nhàng
Đôi khi trong những buổi gặp gỡ bạn bè hay đối tác vì một số bà bầu đôi khi vẫn phải làm việc thì bạn vẫn có thể vẫn trang điểm nhẹ nhàng, sử dụng một chút mỹ phẩm như son môi, má hồng (tốt nhất là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên nhiên) sẽ giúp bạn tươi tắn, tự tin hơn so với một khuôn mặt nhợt nhạt. Chỉ cần bạn chú ý không nên trang điểm quá đậm màu, và tẩy trang ngay khi xong việc thì việc này sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Như bạn thấy, để trở thành một bà bầu xinh đẹp và quyến rũ, điều này cũng không quá khó đúng không? Hãy bắt tay thực hiện nào.
Giữ làn da tươi trẻ
Trong quá trình mang thai thì nội tiết tố trong cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi khiến da cũng bị rối loạn sắc tố. Đa số thai phụ thường xuất hiện hiện tượng da trở nên xấu đi như sạm, khô hoặc nhờn, mụn xuất hiện nhiều hơn do các hormone bài tiết có thể tiết ra chất dầu gây nổi mụn làm làn da không còn tươi trẻ đầy sức sống như trước đây. Bí quyết để cải thiện điều này là:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều nước như cà rốt, cam, chanh, đu đủ, giáđỗ…
- Uống nước nhiều để giúp tăng cường độẩm, chống khô và giảm quá trình lão hóa
- Hạn chế da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu phải ra ngòai đường thì nên đeo kính, khẩu trang hoặc đội mũ rộng vành.
- Rửa mặt với nước ấm để làm sạch chất nhờn và bụi bẩn bám trên da, và thỉnh thỏang bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da từ nhiên nhiên như dưa leo đểđắp mặt hoặc massage da mặt nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn.
Nguồn: http://vnanmum.com

Sức khỏe khi mang thai những vấn đề mẹ cần biết

Làm thế nào để bạn biết rằng những cơn đau đột ngột lúc nửa đêm là bình thường hay cần thiết phải gọi cho bác sĩ? Bạn không nên chủ quan và cần lưu ý nếu thấy các biểu hiện sau khi mang thai:
- Đi tiểu đau hoặc rát, ít hoặc không đi tiểu.
- Ốm nghén kéo dài: Nghén lên nghén xuống hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.
- Đau nhức đầu dai dẳng hoặc đau đầu kèm theo mờ mắt, khàn giọng hoặc bị tê.
- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, tim đập nhanh hay trống ngực đập thình thịch.

Thông tin khác về chuẩn bị mang thai:
Suc khoe cho ba bau
Sua danh cho ba bau

Hình ảnh

Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
- Cảm giác ngứa khắp cơ thể hoặc chỉ ngứa dữ dội ở thân mình, cánh tay, lòng bàn tay, chân hoặc lòng bàn chân.
- Áp lực vùng chậu: Có cảm giác thai nhi đang được đẩy xuống, đau lưng dưới, khó chịu như đang hành kinh hoặc đau bụng, hoặc nhiều hơn ba cơn đau trong một giờ trước tuần thai 37.
- Sưng, phù nề đột ngột: Khuôn mặt và mắt sưng húp, bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân có dấu hiệu sưng phù đột ngột hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 4kg trong một tuần.
- Bị chuột rút dai dẳng, đau bắp chân khi đi bộ xung quanh, khó khăn khi thử uốn cong bàn chân về phía mũi hoặc một chân bị sưng nhiều hơn so với chân kia.
- Dịch tiết âm đạo gia tăng: Khi bạn mang thai, dịch có dạng trong, nhờn hoặc kèm theo máu màu hồng nhẹ. Nếu thai sau 37 tuần mà dịch tiết âm đạo có máu, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xem đây có phải là dấu hiệu sinh non.
- Thai nhi chuyển động ít hơn bình thường: Hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên theo dõi hoạt động của bé bằng việc đếm số lần bé máy hàng ngày hay không. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách tính cụ thể và khi nào nên gọi cho bác sĩ.
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau, nếu gặp phải, bạn nên đến ngay bác sĩ để được khám và tư vấn:
- Tiếp xúc với một bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, bệnh sởi hoặc rubella mà chưa tiêm phòng miễn dịch hoặc đang có dấu hiệu nhiễm trùng, nên gọi cho bác sĩ trước khi đến khám.
- Khó thở tức ngực: Nếu bạn khó thở hoặc thở dốc, tức ngực hoặc đau bụng, chóng mặt đột ngột hoặc nôn nặng, giảm chuyển động của thai nhi, sốt cao mặc dù đã dùng thuốc acetaminophen thì nên đến bác sĩ ngay.
- Trầm cảm hoặc có dấu hiệu lo lắng thái quá: Nếu bạn đang có tâm trạng buồn bã, thất vọng, cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương, hoang mang sợ hãi, khả năng tập trung kém, mất kiểm soát hoặc có những suy nghĩ làm hại chính mình, nên tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
- Phơi nhiễm dịch cúm: Cúm thông thường và cúm H1N1 đều rất nguy hiểm cho thai phụ. Vì vậy, nên đến bác sĩ khám ngay nếu bạn đã tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng cúm nào, có thể bao gồm sốt, đau họng, ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và ớn lạnh. Triệu chứng thỉnh thoảng có thể bao gồm nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Cơ thể thai phụ thay đổi rất nhanh chóng, thật khó để biết những gì bạn đang trải qua là bình thường hay bất thường. Nếu bạn không chắc chắn liệu triệu chứng đó có nghiêm trọng hay không, chỉ cần thấy khó chịu trong người thì nên gọi cho bác sĩ để được chăm sóc kịp thời. Nhớ là không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả, vì nếu triệu chứng là bình thường, bạn cũng sẽ yên tâm hơn, giảm căng thẳng và biết cách chăm sóc sức khỏe hơn. Nếu bạn không tiện hay không thể gọi được cho bác sĩ, nên đến khám ở bệnh viện phụ sản hoặc phòng cấp cứu.
Ngay cả khi những triệu chứng của bạn không có trong danh sách này, thay vì cứ lo lắng và chịu đau hàng giờ, nên gọi cho bác sĩ để kiểm tra xem có khả năng sinh non hoặc chỉ do căng dây chằng. Nếu thai đang gần tới ngày sinh, mẹ cũng cần kiểm tra các dấu hiệu của việc lâm bồn và nhập viện kịp thời.
Theo: http://vnanmum.com

Dinh dưỡng khi mang thai: 2 nguyên tắc ăn uống cần nhớ

Khi mang thai bạn luôn được dặn dò phải quan tâm đến dinh dưỡng cho bà bầu, phải ăn uống tốt hơn, ăn cho hai người… nhưng tốt hơn không có nghĩa là nhiều hơn hay thực sự ăn gấp đôi. Có những nguyên tắc ăn uống khi mang thai bạn nên lưu ý.
Không ăn kiêng khi mang thai
Ăn kiêng trong giai đoạn mang thai vốn là nguy cơ tiềm ẩn với bạn và con. Nhiều chế độ ăn giảm cân không những có thể khiến bạn giảm calorie mà còn giảm cả sắt, axit folic, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một sản phụ khỏe mạnh. Phụ nữ ăn uống tốt và tăng cân vừa đủ có khả năng sinh em bé khỏe mạnh. Nếu bạn dùng thực phẩm tươi ngon và đang dần tăng lên vài kg, bạn cũng cứ thư giãn và yên tâm vì đây là điều bình thường, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Tham khảo thêm bài viết chuẩn bị mang thai:
Suc khoe cho ba bau
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Bỏ qua các món sushi, rượu và phô mai mềm
Khi mang thai, bạn nên tránh dùng hải sản sống, sữa không tiệt trùng và phô mai mềm làm từ sữa không tiệt trùng, đặc biệt là các loại thịt và gia cầm chưa qua nấu chín. Tất cả đều có thể là nguồn chứa vi khuẩn gây nguy hiểm đến bạn và bé yêu.
Tìm hiểu về cách phòng tránh nhiễm khuẩn Listeria, một loại bệnh lây qua đường ăn uống đặc biệt nguy hiểm trong khi mang thai.
Hầu như tất cả loại cá đều chứa một lượng nhỏ metyl thủy ngân. Kim loại này nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây tác hại đến quá trình phát triển não của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi mang thai, bạn nên giới hạn lượng tiêu thụ cá vào khoảng 350 gram một tuần, cho 2 phần ăn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ các buổi tiệc cocktail sau giờ làm. Uống rượu khi mang thai có thể gây ra các khuyết tật về thể chất, rối loạn khả năng nhận thức và các vấn đề về cảm xúc của trẻ. Nên nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên bỏ rượu trong suốt giai đoạn mang thai.
Bạn cũng có thể cân nhắc việc bỏ qua thức uống chứa caffeine. Điều này có thể khó khăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nếu bạn có thói quen dùng cà phê hay các thức uống chứa caffeine mỗi ngày. Bạn nên giảm từ từ để tránh tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt. Một vài nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng khoảng 200 hay hơn 200 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai cao gấp đôi phụ nữ không dùng caffeine. Một lượng lớn caffeine có thể khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân hơn một chút, thậm chí thai bị chết lưu.
Ngoài cà phê, caffeine còn tìm thấy trong trà, cola, các thức uống có ga khác, cacao, và chocolate.
Tốt hơn hết là nên thay thế các món thiếu dinh dưỡng bằng các lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn như sữa không béo, nước ép trái cây 100%, nước cam, chanh vắt. Một ly sữa nóng thơm ngon có thể thay cho một ly latte vào buổi sáng.
Nguồn: VN Anmum