Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Những vấn đề cần biết về 3 tháng cuối thai kì

Bạn đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, đây là lúc cần duy trì việc khám thai định kỳ đều đặn để can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tôi sẽ khám thai bao nhiêu lần? 
Khi thai nhi được 27 đến 35 tuần tuổi, bạn sẽ phải gặp bác sĩ hai tuần một lần. Trong thời gian một tháng trước khi sinh sẽ là mỗi tuần một lần.
Trong các buổi thăm khám ở 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ làm gì? 
Thăm hỏi về sức khỏe và tâm trạng của bạn; tiếp tục theo dõi những vấn đề bất thường đã được phát hiện ở lần khám thai trước (nếu có). Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có gặp phải các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, ra dịch bất thường, đau đầu hay cảm thấy lo lắng, chán nản hay không. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào khác.
Hỏi han về chuyển động của bé. Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy em bé ít hoạt động hơn. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể sẽ được yêu cầu đếm các chuyển động của bé ở một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.

Tham khảo thêm bài viết thức ăn tốt cho bà bầu:
http://vnanmum.com/sua-danh-cho-ba-bau
http://vnanmum.com/kiem-tra-suc-khoe-cho-ba-bau
Hình ảnh

Kiểm tra cân nặng và xét nghiệm nước tiểu của mẹ để tìm những dấu hiệu (nếu có) của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp, kiểm tra mắt cá chân, bàn tay và khuôn mặt bạn xem có bị phù hay không.
Kiểm tra nhịp tim của bé và kích thước bụng của bạn để ước tính kích thước và vị trí của bé. Việc đo khoảng cách giữa xương mu và chóp tử cung sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường hay không.
Có thể bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn. Bác sĩ thường sẽ không thực hiện thao tác này mỗi lần khám, trừ khi họ lo lắng về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sinh non. Khi bạn đã quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn để quyết định xem có nên (hoặc khi nào nên) thực hiện các biện pháp giục sinh.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần theo dõi những vấn đề gì trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn cũng sẽ được thông tin về các dấu hiệu sinh non và tiền sản giật, cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác mà bạn cần phải gọi bác sĩ ngay. Khi ngày dự sinh gần kề, bác sĩ sẽ thảo luận về những dấu hiệu sắp sinh và cho mẹ biết khi nào cần liên lạc.
Nếu bạn có thắc mắc về việc sinh nở, những buổi khám thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thuận lợi để nhờ bác sĩ tư vấn. Bạn nên cùng chồng lập trước danh sách những câu hỏi và mang theo khi đi khám.
Thảo luận về các vấn đề sau khi sinh, ví dụ như mẹ có muốn cho con bú sữa mẹ hoặc cắt bao quy đầu cho bé trai hay không, hay những vấn đề khác như cách tránh thai sau sinh. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu một vài bác sĩ nhi cho bé nếu bạn chưa tìm được.
Theo: http://vnanmum.com

Mẹ đã biết cách tăng cân khi mang thai để tốt cho con?

Đa số các bà mẹ được khuyên tăng cân trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những vấn đề mẹ nên biết về chuyện tăng cân khi mang thai.
Tăng cân khi mang thai: bao nhiêu là đủ?
Nếu bạn có cân nặng trung bình khi bắt đầu mang thai, bạn cần tăng khoảng 5,5 đến 6,5kg cho giai đoạn giữa thai kỳ, và 11 đến 16kg cho cả thai kỳ. Cụ thể, số cân nặng cần tăng sẽ tùy thuộc bạn đang thừa hay thiếu cân khi mang thai, và bạn có đang mang song thai hoặc đa thai hay không.
Làm sao để theo dõi việc tăng cân khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, hầu hết phụ nữ cần tiêu thụ hơn mức bình thường một lượng 300 calories mỗi ngày. (Tổng cộng lượng calorie bạn cần sẽ tùy vào cân nặng và mức độ hoạt động của bạn).

Tham khảo thêm bài viết mang thai 3 tháng đầu:
http://vnanmum.com/thuc-an-tot-cho-ba-b ... giai-nhiet
http://vnanmum.com/mang-thai/dinh-duong-mang-thai
Hình ảnh

Làm gì nếu bạn tăng cân khi mang thai quá nhiều?
Nhiều bà mẹ khi mang thai thấy mình tăng cân quá nhanh. Tuy nhiên, thực hiện chế độ ăn ít calorie hoặc bỏ bữa không phải là ý hay, bởi vì việc tăng cân khi mang thai là điều bình thường và cần thiết đối với hầu hết các thai phụ. Thay vào đó, hãy thử một số gợi ý sau để giảm tốc độ tăng cân của bạn:
Bắt đầu một ngày bằng bữa sáng giàu dinh dưỡng gồm một lượng vừa đủ protein, carbohydrate, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo có lợi.
Ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói, và các món tráng miệng có nhiều đường.
Trữ bên mình các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như phô mai ít béo, sữa chua, cà rốt và trái cây tươi như táo hoặc chuối. Bằng cách này, bạn sẽ ít thấy thèm các món ăn vặt.
Chọn những “món thay thế” cho thức ăn nhiều chất béo. Chẳng hạn như sữa chua mát lạnh thay cho kem, bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho khoai tây chiên.
Uống nước lọc thay nước trái cây.
Tập thể dục thường xuyên với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn thấy khó khăn để bắt đầu hoặc duy trì lịch tập, hãy tìm một người bạn tập để cùng đi bộ hoặc đi bơi với mình, như thế bạn sẽ có thêm động lực. Chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày cũng tạo nên sự khác biệt cho sức khỏe của bạn đấy.
Làm gì nếu việc tăng cân khi mang thai quá khó khăn?
Nếu bạn ít hoặc khó tăng cân trong quá trình mang thai, hãy thử áp dụng một số gợi ý sau nhé:
Uống sữa lắc mỗi ngày, bạn có thể chế biến sữa lắc với trái cây để bổ sung vitamin C. Bạn cũng có thể ăn thêm kem để có thêm calorie và canxi.
Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất béo tốt như trái bơ hoặc các loại hạt.
Thử ăn trái cây khô nếu có thể. Trái cây khô không dễ gây no như trái cây tươi khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và có thêm lượng calorie lành mạnh.
Thêm vào các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính.
Tự nhắc nhở mình cần tăng thêm cân cho bản thân và cho con được khỏe mạnh mỗi khi ngán hoặc biếng ăn!
Việc tăng cân khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn ra sao?
Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức trong quá trình mang thai, lý do là sự thay đổi hình dáng cơ thể và sự tăng kích thước của tử cung. Những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn và bạn bắt đầu thấy mình vụng về, dễ vấp té. Đồng thời, khi vùng bụng và ngực phát triển, da sẽ căng hơn, có thể dẫn đến những vết rạn.
Vấn đề tăng cân khi mang thai rất dễ gây ám ảnh với nhiều phụ nữ sắp làm mẹ, nhất là khi bạn cần tăng khoảng 11-16kg trong cả thai kỳ. Bên cạnh đó, một trong những điều khiến các bà mẹ tương lai lo lắng nhất là liệu có thể xử lý lượng cân nặng dư thừa sau khi sinh bé hay không? Rõ ràng, việc phục hồi lại vóc dáng sẽ cần thời gian và sự kiên trì, nhưng nếu bạn ăn uống và tập thể dục đúng cách, cuối cùng bạn cũng sẽ làm được!
Theo: Mang thai 3 tháng đầu vnanmum

Mang thai và những thực phẩm cần kiêng cữ

Tuy số trường hợp gặp biến chứng khi mang thai liên quan đến thức ăn là rất thấp nhưng bạn vẫn luôn cần cẩn thận. Dưới đây là những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mang thai giúp bạn lựa chọn thông minh mà không cần lo lắng.
Những món ăn nào cần kiêng khi mang thai?
Một vài loại hải sản cần lưu ý khi mang thai vì chúng có thể chứa hàm lượng đáng kể các chất ô nhiễm như thủy ngân, gây tổn hại đến sự phát triển não của bé. Mặt khác, cũng có những lợi ích khi ăn hải sản như: nguồn protein tốt, nguồn omega-3 chính có lợi cho sự phát triển não và thị giác của bé. Điều quan trọng là chọn những loại cá có rất ít khả năng nhiễm độc và ăn uống điều độ.

Tin tức về sữa dành cho bà bầu:
Sua danh cho ba bau
Suc khoe cho ba bau
Hình ảnh

Để giảm thiểu mức độ tiếp xúc với thủy ngân, bạn nên tránh tối đa các loại cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. Phụ nữ mang thai có thể ăn khoảng 350g cá tươi (chia làm 2 lần) một tuần. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ nhiều hơn 170g cá ngừ đại dương, do chúng chứa nhiều thủy ngân hơn loại cá ngừ thịt trắng đóng hộp. Nếu bạn muốn cẩn thận hơn nữa, nên hạn chế ăn các loại cá ngừ.
Hải sản là một trong những món hàng đầu nên kiêng khi mang thai
Bạn cũng nên tránh ăn những loại cá được nuôi trong môi trường ô nhiễm, tránh ăn cá sống hoặc chưa chín hẳn (gồm cả loại hun khói hoặc trộn gỏi). Chúng có thể chứa những vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh cho bạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Những thực phẩm không tốt cho bà bầu khác cần tránh gồm phô mai mềm chưa tiệt trùng, pa tê đông lạnh, thịt gia súc, gia cầm sống hoặc còn tái, thức ăn để lạnh và các loại thực phẩm có chứa thành phần trứng sống (như các loại sốt trộn salad và bột làm bánh) do chúng có thể chứa các vi khuẩn có hại.
Loại thức uống nào cần kiêng khi mang thai?
Uống rượu là tối kỵ khi mang thai. Khi mẹ uống rượu, các thành phần trong rượu được truyền đến bé nhanh chóng qua đường máu và gia tăng nguy cơ gây tổn hại cho bé, thậm chí với chỉ một ly rượu mỗi ngày. Những loại đồ uống khác cần tránh xa là nước trái cây và sữa chưa tiệt trùng, hỗn hợp sữa trứng. Các loại thức uống này có thể chứa vi khuẩn E.coli hoặc những loại vi khuẩn có hại khác cho bạn và bé.
Bạn có thể nghe nói là caffeine hoàn toàn không tốt cho thai phụ nhưng điều này chỉ đúng khi bạn tiêu thụ nhiều hơn mức hợp lý. Một lượng vừa phải, khoảng 300mg caffeine mỗi ngày không gây hại cho bé. Và bạn cần lưu ý rằng caffeine cũng có trong những thức uống khác như chocolate, trà, cola và nhiều loại nước giải khát khác.
Làm sao để phòng ngừa ngộ độc thức ăn khi mang thai?
Nấu chín kỹ tất cả các loại thịt gia súc, gia cầm và cá cho đến khi không còn màu hồng giữa thớ thịt hoặc cá.
Không ăn thịt đông lạnh, patê đông lạnh, hoặc cá hun khói đông lạnh trừ khi chúng được nấu chín hoặc hấp chín (như trong pizza hoặc sandwich nóng).
Không ăn thức ăn để quá hai giờ. Nếu thực phẩm đã nguội, hâm nóng chúng cho đến khi bốc khói trước khi ăn.
Bảo quản thịt sống riêng với các thức ăn chín khác
Rửa sạch, gọt vỏ các loại trái cây, rau quả
Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trước khi bạn chạm đến các thực phẩm đã rửa sạch, nấu chín để tránh gây nhiễm bẩn
Vệ sinh thường xuyên các bề mặt tiếp xúc với thịt gia súc, gia cầm, hải sản, trứng sống, xúc xích, thịt đông lạnh, và bất cứ đồ vật bẩn nào khác
Ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn ngay sau khi mua chúng, nhất là khi bạn đã mở hộp, ngay cả khi chưa hết hạn dùng. Đừng quên, hạn sử dụng là dành cho thực phẩm chưa mở nắp.
Theo: http://vnanmum.com

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Phòng ngừa bé bị dị ứng sữa công thức

Trẻ bị dị ứng sữa thường bị nôn mửa và các ông bố bà mẹ hoang mang không biết xử lý như thế nào. Đó là một trong những dấu hiệu của chứng dị ứng sữa.
Cùng tìm hiểu xem nó là gì nhé!
Làm sao biết trẻ dị ứng sữa?
Hầu hết các loại sữa công thức (sữa bột) được làm từ nguyên liệu chính là sữa bò và tình trạng dị ứng đạm sữa bò là chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, khoảng 50% số trẻ sơ sinh nhạy cảm với sữa bò cũng nhạy cảm với các sản phẩm làm từ đậu nành. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bé nhạy cảm với thức ăn bao gồm: phát ban, nổi mề đay, chàm, khô, bong tróc da, đặc biệt là trên trán và ói mửa.

 

Khi bạn bắt đầu cho bé bú hoặc khi bé mới bú xong, để ý xem bé có quấy khóc hay có dấu hiệu rõ ràng rằng bé đang khó chịu hay không, có thể bé đang bị đầy hơi hoặc đau bụng. Nếu thấy vùng bụng ở khu vực trực tràng của bé xuất hiện vòng tròn màu đỏ hồng có nghĩa là chất kẽm ocid không được tiêu hóa hết. Ngoài ra, nếu phân của bé rắn hoặc lỏng hơn bình thường hoặc lẫn với chất dịch và có mùi khó chịu, đây cũng là những dấu hiệu bạn cần xem lại loại sữa đang cho bé bú. Một số bé bị dị ứng sữa đôi khi kèm theo triệu chứng nôn mửa bất thường.
Phòng ngừa và xử lý khi trẻ dị ứng sữa?
Bệnh dị ứng nói chung đang ngày càng trở nên phổ biến. Một trong những cách để làm giảm thiểu tác hại và mức độ nghiêm trọng của chứng dị ứng sữa ở bé là cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, bạn nên hỏi bác sĩ nhi xem làm cách nào giúp con bạn tránh khả năng bị dị ứng tốt nhất.
Trong trường hợp bé đang có dấu hiệu và triệu chứng dị ứng sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đổi sữa cho bé.
 Tham khảo: Sữa aptamil anh - Aptamil Duc - Sữa aptamil

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Đuổi muỗi trong nhà ở bằng cây và muối

Từ việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất độc hại để diệt muỗi, nhiều gia đình trong vùng dịch chuyển sang sử dụng cây sinh thái có khả năng xua muỗi. Các chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết và sử dụng cây có khả năng xua muỗi an toàn.

Chị Nguyễn Thúy Hòa (Kim Mã, Hà Nội) chia sẻ, nhà chị mùa hè có nhiều muỗi nhưng vì có trẻ em nên vợ chồng chị không dám xịt thuốc muỗi và kem chong muoi. Nghe quảng cáo có cây đuổi muỗi rất tốt bán trên thị trường như cây ngũ gia bì, môn lá tim… Tuy nhiên, sự thực về khả năng của các loài cây này thế nào thì chưa ai phân tích hay hướng dẫn sử dụng.
Theo TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư, người chuyên nghiên cứu hóa chất, tinh chất đuổi côn trùng, hiện có rất nhiều hóa chất diệt muỗi bán tràn lan trên thị trường. Nếu người dân sử dụng bừa bãi sẽ gây nên các nguy cơ như muỗi kháng thuốc, con người nhiễm hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe ngay chính trong nhà mình… Vì thế, người dân sử dụng một số cây để xua muỗi là điều nên làm. Tuy nhiên cần một số hiểu biết để ứng dụng cây được tốt nhất.
TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho rằng, để phân biệt cây có khả năng đuổi muỗi hay không, người dân có thể dựa vào quan sát. Cây có khả năng đuổi muỗi thì côn trùng không bâu vào hay đến gần. Trường hợp, rung cây thấy muỗi hay ruồi, côn trùng bay ra chứng tỏ cây không có tác dụng.
Theo các nghiên cứu của TS Phạm Thị Khoa cho thấy, hiện nay có một số cây có khả năng xua muỗi như loài hoa cúc, cây sả, cây mần tưới, cây ngũ gia bì. Và ngay cả các loài vỏ cam, chanh… cũng có khả năng trên. Cụ thể, các loài cây thuộc họ hoa cúc như hoa cúc đại đóa, hoa cúc dại… đều có tinh chất thuộc nhóm pyrethroid. Chất này đã được nhiều hãng hóa chất nghiên cứu và chiết xuất để tạo nên thuốc diệt muỗi và côn trùng. Cây sả ngoài tác dụng xua muỗi còn có khả năng xua côn trùng và ngăn rắn vào nhà. Cây mần tưới chứa tinh chất có khả năng diệt các loài mạt, rận và xua đuổi muỗi. Riêng cây ngũ gia bì ngoài tác dụng đuổi muỗi còn có thể dùng để nấu canh hay làm cây cảnh trong nhà. “Cây có tác dụng xua muỗi nhờ tinh chất có trong cành, lá của cây. Vì thế, để phát huy khả năng trên cần trồng gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc trồng trong nhà. Tốt nhất nên chế biến lá cây để tăng khả năng trên”, TS Phạm Thị Khoa nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cũng hướng dẫn cách chế biến như sau: Các loài hoa, lá nên vò dập, cho vào túi lưới treo tại các góc trong nhà. Ngoài ra, có thể hái lá, phơi khô, xay nhỏ trộn lẫn mụn cưa làm hương muỗi, hoặc phơi lá khô, xông đốt để khói bay vào nhà đuổi muỗi ra. Với các cách làm này, tùy vào sức lan tỏa có thể xua muỗi vào nhà khoảng 1 tuần/ lần, sau đó thay bằng lượt lá mới.
TS Phạm Thị Khoa hướng dẫn vò lá cây ngũ gia bì để có khả năng đuổi muỗi để phong chong sot xuat huyet
  Cho muối vào nước để diệt bọ gậy
Các chuyên gia về côn trùng cũng khuyến cáo, trồng cây xua muỗi chỉ là cách làm hỗ trợ. Bản thân mỗi gia đình phải bảo vệ mình bằng cách tiêu diệt nguồn muỗi đẻ trứng. Có thể áp dụng một số mẹo vặt sau để tiêu diệt nguồn bọ gậy. Ví dụ, dựa vào tính thích nghi của bọ gậy là chỉ sống trong môi trường nước có độ pH, độ mặn nhất định. Do đó, bể chứa nước, bình cắm hoa không thể đổ nước để tránh bọ gây sinh sôi… nên cho thêm một ít muối ăn. Muối sẽ làm tăng độ mặn của nước khiến bọ gậy không thể sinh sản và chết.
Đối với các mương, cống thoát nước gần nhà không có nắp, để tiêu diệt bọ gậy người dân nên rắc vôi bột xuống mương. Vôi sẽ làm độ pH trong nước thay đổi khiến bọ gậy chết. TS Phạm Thị Khoa cũng nêu ra một yếu tố mà hiện nay nhiều gia đình ở thành phố chưa chú ý đó chính là phần máng và ống dẫn nước điều hòa. Theo vị chuyên gia này, qua các khảo sát, vị trí này có rất nhiều trứng muỗi, trong đó có trứng muỗi gây benh sot xuat huyet. Trứng của loài muỗi nước sạch này có màng dầy, khả năng chịu nhiệt cao nên có thể sống sót qua mùa hè. Vì thế, phải đặt máng dốc và ống thoát nước điều hòa thẳng xuống sàn thoát để tránh đọng nước. Điều này cũng nên áp dụng tương tự với các loại máng nước, ống thông nước khác trong nhà.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Kiến thức giúp mẹ chữa trị dị ứng sữa công thức cho con

Những bà mẹ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm chữa trị dị ứng sữa công thức cho con. Để giúp bé khỏe mạnh hơn, mẹ cần tham khảo bải viết dưới đây.

Tin liên quan:
Có thể bạn quan tâm đến aptamil anh
Có thể bạn quan tâm đến aptamil đức số 1
Tổng hợp thông tin liên quan đến aptamil anh số 2

Làm sao biết trẻ dị ứng sữa?

Hầu hết các loại sữa công thức (sữa bột) được làm từ nguyên liệu chính là sữa bò và tình trạng dị ứng đạm sữa bò là chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, khoảng 50% số trẻ sơ sinh nhạy cảm với sữa bò cũng nhạy cảm với các sản phẩm làm từ đậu nành. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bé nhạy cảm với thức ăn bao gồm: phát ban, nổi mề đay, chàm, khô, bong tróc da, đặc biệt là trên trán và ói mửa.



Khi bạn bắt đầu cho bé bú hoặc khi bé mới bú xong, để ý xem bé có quấy khóc hay có dấu hiệu rõ ràng rằng bé đang khó chịu hay không, có thể bé đang bị đầy hơi hoặc đau bụng. Nếu thấy vùng bụng ở khu vực trực tràng của bé xuất hiện vòng tròn màu đỏ hồng có nghĩa là chất kẽm ocid không được tiêu hóa hết. Ngoài ra, nếu phân của bé rắn hoặc lỏng hơn bình thường hoặc lẫn với chất dịch và có mùi khó chịu, đây cũng là những dấu hiệu bạn cần xem lại loại sữa đang cho bé bú. Một số bé bị dị ứng sữa đôi khi kèm theo triệu chứng nôn mửa bất thường.

Phòng ngừa và xử lý khi trẻ dị ứng sữa?

Bệnh dị ứng nói chung đang ngày càng trở nên phổ biến. Một trong những cách để làm giảm thiểu tác hại và mức độ nghiêm trọng của chứng dị ứng sữa ở bé là cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, bạn nên hỏi bác sĩ nhi xem làm cách nào giúp con bạn tránh khả năng bị dị ứng tốt nhất.

Trong trường hợp bé đang có dấu hiệu và triệu chứng dị ứng sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đổi sữa cho bé.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Cho bé uống sữa công thức và những điều nên làm

Bé bắt đầu cai sữa mẹ, ngoài những món ăn dặm, mẹ cần bổ sung thêm sữa công thức. Khi sử dụng sữa công thức, mẹ cần phải chú ý những điều bên dưới.

Những kiến thức về sữa aptamil xuất xứ từ anh
Tổng hợp thông tin liên quan đến sữa nhập chính hãng
Những thông tin về aptamil đức



Dưới đây là những điều nên và không nên khác mà bạn cần lưu ý khi cho bé yêu dùng sữa công thức

Nên: Chọn đúng loại sữa bột phù hợp với trẻ. Chẳng hạn, những trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, các bé sinh non chưa qua 2 tháng tuổi so với ngày dự sinh và các bé bị tổn hại hệ miễn dịch chỉ nên dùng loại sữa cô đặc dạng lỏng đóng gói riêng biệt thành từng khẩu phần.

Nên: Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên hộp đựng sữa.

Nên: Đảm bảo vệ sinh và an toàn. Trước khi chuẩn bị pha sữa cho bé, bạn cần rửa tay thật kỹ và lau mặt bàn (hoặc kệ bếp) thật sạch. Dùng khăn sạch lau nắp hộp sữa và để khô trước khi mở vì bụi bẩn và vi khuẩn trên nắp hộp có thể rơi vào trong hộp sữa khi bạn mở nắp hộp. Khi mở hộp sữa, nhớ kiểm tra sữa bột có lẫn vật thể lạ hay có hiện tượng vón cục, đổi màu khi hoà vào nước hay không.

Bình sữa, núm vú, nắp đậy và nắp cố định núm vú nên được tiệt trùng bằng cách luộc sôi trong khoảng ít nhất là 5 phút trước khi dùng lần đầu tiên và được khử trùng trước mỗi lần dùng. Một khi đã pha sữa vào bình, bạn nhất thiệt phải rửa và để khô bình trở lại trước khi pha lần tiếp theo.

Nên: Khuấy và đo lường cẩn thận. Với sữa công thức dạng bột, bạn cần đun lượng nước vừa đủ và vừa đủ nóng, rót vào bình sạch, sau đó thêm vừa đúng lượng sữa theo chỉ dẫn. Đừng để nước nguội dưới 70 độ C để đảm bảo diệt khuẩn. Bạn chỉ sử dụng thìa đong đi theo hộp sữa và gạt ngang mặt thìa trước khi cho vào bình.

Nếu bạn có điều kiện sử dụng sữa cô đặc dạng lỏng dành riêng cho trẻ sơ sinh, nên đong để pha loãng theo chỉ dẫn bằng cốc đong vì vạch đo trên bình sữa có thể không chính xác.

Nên: Chú ý đến nguồn nước. Loại bỏ dư lượng chì và các chất ô nhiễm trong nước bằng cách để vòi nước chảy 2 phút rồi hãy lấy nước. Nếu nhà bạn có nguồn nước tốt, bạn có thể chỉ cần đun sôi để khử khuẩn là được. Nếu không, hãy dùng nước uống đóng trong chai.

Không nên: Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Vì cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng khi bé uống.

Không nên: Trữ sữa đã pha mà chưa sử dụng ở vị trí trong cùng của tủ lạnh, đó là nơi lạnh nhất trong tủ. Vứt bỏ mọi hỗn hợp đã pha chế sau 24h để trong tủ lạnh. Không bao giờ trữ đông sữa công thức. Nếu phải đi xa, nên dùng túi nước đá để giữ lạnh bình sữa.

Không nên: Để sữa công thức đã pha quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, nên bỏ lượng sữa thừa khi bé không bú hết.

Nên: Bế bé khi cho bé bú, ở tư thế nửa ngồi nửa nằm, bé có thể thấy được mặt bạn và bạn có thể quan sát được khi nào bé cần dừng bú. Nếu sữa chảy quá nhanh, bạn cần thay núm vú cho bé, bởi bé cần tự chủ động trong phản xạ mút của mình.

Không nên: Cố gắng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến việc bé tăng cân quá mức cần thiết.