Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Phòng bệnh phụ khoa khi chuẩn bị mang thai

Cùng nhận biết một số bệnh phụ khoa thường gặp để phòng tránh nhằm giúp bà mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong 40 tuần thai kỳ.

Tại sao mẹ cần phải giữ vệ sinh phụ khoa trong giai đoạn chuẩn bị mang thai


Trên thực tế, các mẹ chuẩn bị mang thai đều đồng ý rằng đã xem nhẹ và ít chú ý đến vấn đề này. Vì thế, khi bước vào thai kỳ và sau khi sinh, mẹ và con có thể gặp phải một số bệnh mà nguyên nhân đến từ sự chủ quan đối với vấn đề vệ sinh vùng kín.

Nếu mẹ bị viêm nhiễm vùng kín thì có khả năng truyền sang con như trường hợp ở bệnh sùi mào gà. Các mẹ chuẩn bị mang thai mắc bệnh này do vệ sinh vùng kín không đúng cách, từ đó không kịp chữa trị trong quá trình mang thai do e sợ sẽ thương tổn đến thai nhi. Đến khi sinh thì nấm tràn vòm họng con và con không thể ăn được. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác còn để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cho mẹ và con như ảnh hưởng đển khả năng rụng trứng và thụ thai của bố mẹ, viêm màng ối, đẻ non, hoặc sảy thai. Vì thế trong thời gian chuẩn bị mang thai, các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến cách vệ sinh vùng kín để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh phụ khoa

Trong thời gian mẹ chuẩn bị mang thai, mẹ nên chú ý một số dấu hiệu của bệnh phụ khoa sau để kịp thời đến tư vấn bác sĩ. Nếu những mẹ nào bắt đầu đi tiểu thường xuyên và cảm thấy xót ở vùng kín thì đây cũng là dấu hiệu đáng chú ý đấy. Ngoài ra, âm đạo cũng bị sưng tấy, nổi sần sùi và đỏ tấy phía bên ngoài, gây cảm giác ngứa ngấy, khó chịu và đau rát thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra ngay nhé. Thậm chí khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến dịch nhờn tiết ra từ vùng kín, nếu quá nhiều và dịch có màu trắng ngà và mùi khó chịu hơn bình thường thì cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại có liên quan đến bệnh phụ khoa.

Vệ sinh đúng cách để bước vào thai kỳ

Vệ sinh vùng kín trong thời gian chuẩn bị mang thai rất cần thiết để chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh khi mang thai. Các mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:

-          Giữ vùng kín được khô ráo và thoáng mát. Không mặc đồ bó quá sát. Nên mặc đồ lót bằng cotton.

-          Vệ sinh ít nhất một ngày hai lần để phòng tránh vi khuẩn có hại gia tăng. Hoặc thay đồ lót cách nhau 4-5 tiếng trong ngày.

-          Khi đi vệ sinh, cần lưu ý làm sạch từ phía trước ra sau bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh mềm để tránh gây thương tổn và làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo.

-          Không sử dụng vòi nước mạnh và thụt quá sâu vào âm đạo khi vệ sinh. Điều này vô tình làm mất đi những vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập

-          Không nên sử dụng xà phòng mạnh để vệ sinh vùng kín. Chọn các loại dung dịch tẩy rửa có độ pH thích hợp, tuy nhiên không quá lạm dụng.

-          Các mẹ chuẩn bị mang thai cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ vợ chồng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm phụ khoa  định kì trong giai đoạn chuẩn bị mang thai để phòng tránh rủi ro viêm nhiễm vùng kín. Các mẹ cũng được khuyên nên thường xuyên vận động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch để bước vào giai đoạn mang thai một cách khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Giữ vệ sinh phụ khoa để chuẩn bị mang thai

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Những xét nghiệm cần thiết trước khi có con ở phụ nữ

Cả người vợ lẫn người chồng cần có những xét nghiệm để chắc chắn rằng cả hai đều khỏe mạnh, không bị một vấn đề gì làm ảnh hưởng đến việc mang thai.



Tiêm phòng ít nhất ba tháng trước khi mang thai

Trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Vì vậy, trước tiên mẹ nên thử máu để kiểm tra xem mình đã miễn nhiễm hay có mắc những chứng bệnh nguy hiểm cho thai kỳ hay không. Nếu chưa miễn nhiễm thì mẹ chuẩn bị mang thai nên tiêm ngừa một số bệnh phổ biến như quai bị, viêm gan B, thủy đậu và sởi. Các mẹ có thể tiêm cùng lúc các loại vắc-xin này.

Kể cả chồng khi chuẩn bị mang thai cùng mẹ cũng nên tiến hành kiểm tra tương tự để đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh trước khi thụ thai.

Thời điểm hai tháng trước khi mẹ mang thai

Bởi vì mẹ không thể tẩy giun trong giai đoạn thai kỳ nên vào thời gian chuẩn bị mang thai, bố cùng mẹ nên đến cơ sở y tế khám và tẩy giun. Giun sán sẽ gây hại cho sự phát triển và hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Do đó mẹ nên cùng các thành viên khác trong gia đình tẩy giun vào thời gian chuẩn bị mang thai này để ngăn ngừa khả năng lây chéo cho nhau.

Khi mẹ chỉ còn một tháng nữa là mang thai

Vào lúc này, cả hai vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Một số xét nghiệm bố mẹ chuẩn bị mang thai có thể làm trong lúc này là:

-          Các xét nghiệm về máu: mẹ có thiếu máuhay không, tiểu đường, chức năng gan thận, bệnh di truyền như máu không đông, HIV, viêm gan siêu vi B…

-          Xét nghiệm nước tiểu

-          Siêu âm ổ bụng giúp mẹ hiểu tình trạng và giúp phát hiện bất thường ở các nội tạng trong cơ thể mẹ như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

-          Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ chuẩn bị mang thai trong từng trường hợp cụ thể.

-          Đo điện tâm đồ giúp mẹ biết được các bệnh về tim nếu có.

-          Kiểm tra phụ khoa: điều này rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị mang thai vì nó quyết định đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng..

Ngoài những bước kiểm tra sức khỏe đã chia sẻ ở trên, các mẹ và bố cũng cần chú ý từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hay uống đồ có cồn trong giai đoạn mẹ chuẩn bị mang thai. Đồng thời, mẹ nhớ thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là bổ sung sắt từ sữa Anmum Materna để tạo nền tảng dinh dưỡng cho thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Những xét nghiệm, kiểm tra cần thiết trước khi mang thai

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Cẩn trọng với các đồ dùng trong nhà khi có bầu

Những đồ dùng trong nhà có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Vì thế các mẹ cần cẩn thận.
Đọc bài viết dưới đây để biết những loại đồ dùng nào cần cẩn trọng nhé!



Đồ dùng mỹ phẩm

Chất phthalate có mặt trong hầu hết các loại nước hoa và mỹ phẩm có mùi. Đây được chứng mình là hợp chất gây vô sinh và ung thư. Do đó các mẹ trong thời gian chuẩn bị mang thai nên chọn sử dụng loại mỹ phẩm không mùi hoặc tốt hơn là ngưng sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo sức khỏe và thai kỳ khỏe mạnh.

Chất tẩy rửa hóa học

Các mẹ chuẩn bị mang thai nên hạn chế tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa ở nhà như nước rửa chén, xà phòng giặt, chất tẩy nhà vệ sinh sàn nhà bởi vì thành phần độc hại trong đó có nguy cơ khiến cơ thể mẹ nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thụ thai của mẹ. Lời khuyên tốt nhất cho các mẹ trong thời gian này, nếu phải dọn dẹp nhà cửa, đó chính là sử dụng găng tay cao su và khẩu trang khi tiếp xúc những loại sản phẩm này.

Đồ dùng bằng nhựa

Các vật dụng bằng nylon hay hộp xốp dùng để đựng thức ăn và nước uống không được khuyến khích sử dụng vì chúng không tốt cho sức khỏe của những mẹ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Hóa chất chứa trong những dạng đồ nhựa này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt sớm vì hóc môn bị rối loạn, tệ hơn là mầm mống gây ung thư vú. Vì thế, các mẹ chuẩn bị mang thai nên tránh sử dụng những đồ nhựa này.

Sơn tường

Trong thời gian chuẩn bị mang thai thì các mẹ nên tránh trang trí và sơn quét lại nhà cửa. Dù biết các mẹ muốn chuẩn bị cho sự ra đời cho con thật tốt nhưng hóa chất trong sơn tường sẽ gây hại đến hệ hô hấp, mắt, gây đau đầu và buồn nôn. Sức khỏe của mẹ trong lúc này là quan trọng hơn cả.

Thú cưng mang vi khuẩn

Sức khỏe của các mẹ chuẩn bị mang thai cần được giữ gìn, thế nên trong giai đoạn này cần tránh tiếp xúc với thú cưng nuôi trong nhà như chó, mèo. Nếu bị thú cưng lây nhiễm vi khuẩn có hại sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai, nghiêm trọng hơn là dị tật ở thai nhi. Do đó, các mẹ nên hạn chế tiếp xúc với thú cưng trong giai đoạn quan trọng này.

Tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các mẹ chuẩn bị mang thai. Chính vì thế cần sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh một cách ngăn nắp. Không nên để thức ăn chín và sống lẫn lộn với nhau, che đậy kĩ đồ ăn khi cho vào tủ lạnh. Nếu vệ sinh không đúng cách thì nơi đây có thể sinh ra những vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của các mẹ.

Các thiết bị điện gia dụng và điện tử

Các mẹ cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng, kể cả các thiết bị điện tử khác như điện thoại, tivi, hay laptop. Các thiết bị này phát ra bước sóng điện từ có gây ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe của các mẹ trong thời kì này. Do đó, các mẹ cần tránh xa lò vi sóng hay tivi khi chúng đang hoạt động. Bên cạnh đó cũng hạn chế thời gian sử dụng laptop và điện thoại. Cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai các mẹ nhé, để đảm bảo khả năng thụ thai, đậu thai và thai nhi hình thành được khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Những nguy hiểm tiềm ẩn từ các vật dụng trong nhà đối với bà bầu

Danh sách những điều cần làm khi mang thai lần 2

Khi bước qua ngưỡng cửa của cái tuổi 30, nhiều bà mẹ một con hay e dè khi chồng muốn có thêm đứa nữa.
Hãy cùng xem bài viết dưới đây để yên tâm hơn khi mang thai lần hai nhé!

Thời điểm thích hợp để mang thai con thứ hai

Một số mẹ thích đợi vài năm hoặc lâu hơn mới có bé thứ hai. Như vậy, con đầu lòng sẽ có nhiều thời gian bên mẹ hơn, sẽ hiểu và thậm chí nói với mẹ cảm nhận của bé về việc có thêm em. Một số người khác lại cho rằng việc sinh con gần nhau sẽ khiến chúng gần gũi nhau hơn và có thật nhiều kỉ niệm đặc biệt khi lớn lên bên nhau.



Jeannie Kidwell, một giáo sư về các nghiên cứu gia đình tại Đại học Tennessee ở Knoxville cho biết khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị mang thai bé thứ hai là khi bé thứ nhất dưới 1 tuổi hoặc trên 4 tuổi. Trẻ con dưới 1 tuổi vẫn chưa ý thức được vị trí độc nhất của bản thân nên sẽ ít có khuynh hướng ghét bỏ em bé mới, còn những bé trên 4 tuổi thì đã có 1 khoảng thời gian nhận được sự quan tâm từ ba mẹ và bắt đầu tập tính tự lập.

Cơ thể người mẹ cần có thời gian để bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng trước khi mang thai lần nữa. Vì vậy, cho dù bạn đang mang thai, chuẩn bị mang thai, hoặc muốn chờ đợi, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để có được lời khuyên đúng đắn, một chế độ ăn uống cân bằng, và một cơ thể khỏe mạnh.

Một số điều cần chú ý khác khi đưa ra quyết định

Tài chính và công việc

Ngoài việc để dành ngân sách để chi cho những khoản như ăn uống, quần áo, chăm sóc sức khỏe cho bé con đầu lòng, bạn cũng nên có thêm 1 khoản dư trong ngân sách hàng tháng khi chuẩn bị mang thai con thứ hai. Việc xem xét tình hình công việc của bạn cũng là một điều quan trọng. Rất nhiều người mẹ cảm thấy khó khăn để theo kịp với công việc khi có thêm bé thứ hai hoặc thứ ba

Tuổi tác

Tuổi của ba mẹ khi chuẩn bị mang thai rất quan trọng, đặc biệt là người mẹ. Nếu bạn 38 tuổi và muốn có thêm 2 bé nữa thì không nên mang thai cách nhau đến 3 năm. Nhưng nếu bạn dưới 30 và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào gây khó khăn cho việc thụ thai, thời gian bạn mang thai bé thứ hai sẽ linh hoạt hơn.

Nguồn: Chuẩn bị mang thai con thứ hai

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Khi mang thai, buổi sáng nên ăn loại thực phẩm nào?

Khi mang thai, buổi sáng nên ăn loại thực phẩm nào? Đây là câu hỏi được nhiều bà mẹ mang thai đặt ra.
Vậy mẹ nên lựa chọn thực phẩm nào?

Tin liên quan:
Xem thêm bài viết về dinh dưỡng khi mang bầu
Xem thêm bài viết về sữa cho thai kỳ
Xem thêm bài viết về mang thai ăn gì tốt nhất

1. Thực phẩm chế biến từ lúa mỳ, lúa gạo

Các món tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này là cháo gạo, bánh mỳ, các loại bánh làm từ bột lúa mỳ, lúa gạo. Bà bầu nên chọn những món ăn vẫn giữ được độ tươi ngon nguyên chất, không thêm các thành phần phụ gia khác từ đường và ngũ cốc. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn kèm với lạc, nho khô hay mật ong tùy theo khẩu vị và sở thích.


Trong các loại thực phẩm chế biến từ lúa mỳ, lúa gạo thì bánh mỳ có thể đảm bảo lượng chất xơ lên đến 20 – 30g mỗi ngày, đồng thời cung cấp một lượng phong phú chất sắt và kẽm.

2. Sữa và các chế phẩm từ đậu tương

Trong thời gian mang thai, bà bầu cần hấp thụ khoảng 1.000 miligam can xi mỗi ngày, nhiều gấp 2 lần lúc bình thường. Vì vậy, sữa và các chế phẩm từ đậu tương là sự lựa chọn thích hợp để cung cấp canxi cho bà bầu ngay từ buổi sáng. Không chỉ canxi mà trong sữa và các chế phẩm từ đậu tương còn có nhiều protein đủ để đáp ứng nhu cầu của bà bầu.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng uống một ly sữa trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

3. Thịt nạc

Sắt đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình vận chuyển khí oxy cho máu và hình thành các tế bào hồng cầu. Trong thai kỳ, các bà bầu thường hay bị thiếu sắt do nhu cầu máu tăng lên nhằm đáp ứng đủ lượng máu cung cấp cho thai nhi.

Trong thịt nạc giàu chất sắt và có thể được hấp thu dễ dàng vào cơ thể. Vì thế, thịt nạc là một trong những món ăn vừa lành tính vừa có thể bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể.

4. Rau xanh

Các nhà khoa học cho rằng loại rau nào có màu đậm thường có hàm lượng vitamin cao. Bà bầu nên ăn nhiều loại rau này để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Trong các loại rau thì súp lơ xanh chứa nhiều canxi, axit folic, chất xơ, chất chống oxy hóa và các kháng thể. Ngoài ra xúp-lơ xanh cũng phối hợp với một số loại rau khác giúp cơ thể hấp thu chất sắt một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần để tâm đến một số “kiêng kỵ” trong bữa sáng như: không uống nhiều đồ lạnh, không ăn chuối tiêu và dứa khi đói.

Cách nướng bồ câu ngon và bổ dưỡng cho mẹ bầu

Cùng chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng mẹ bầu bằng học cách nướng chim bồ câu ngon và bổ dưỡng sau đây:

Tin liên quan:
Tổng hợp thông tin liên quan đến dinh dưỡng trong thai kì
Những kiến thức về sữa tốt nhất cho mẹ bầu
Tổng hợp thông tin liên quan đến có bầu nên ăn gì

Nguyên liệu

- 1 con bồ câu

- 20g gan ngỗng

- 50 g khoai mỡ nghiền

- 50 g khoai tây nghiền

- 50 g khoai môn nghiền

- 50g dâu tây, 50 g việt quất

- 30g thanh dâu, 30g nho

- 10ml nước tương, 10ml mật ong

- 5g quế, 5g hồi

- Muối, hạt tiêu, bột nêm, dầu ăn



1. Thực hiện

- Bồ câu làm sạch, bỏ ruột, ướp vối muối tiêu, hạt nêm.

- Gan ngỗng băm nhuyễn với 20g khoai mỡ nghiền. Sau đó, nhồi hỗn hợp trên vào bụng bồ câu.

- Đặt bồ câu vào lò và nướng chín.

- Nước sốt: dâu tây, việt quất, thanh dâu, nho xắt hột lựu rồi đem nấu cùng với nước tương, mật ong, quế hồi trong 5 phút. Đun đến khi dung dịch sền sệt và có vị thanh ngọt, đượm mùi, vừa ăn là được.

- Nghiền 3 loại khoai, làm nóng rồi xếp thành 3 lớp đều nhau.

- Đặt bồ câu lên trên khoai và chan nước sốt lên.

2. Công dụng món ăn

Gan ngỗng béo là loại thực phẩm đặc trưng của nước Pháp. Khi mới nghe, bạn sẽ liên tưởng nó rất nhiều chất béo nhưng theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng thì nó có rất nhiều acid béo không bão hòa và có tác dụng hạ tỷ lệ cholesterol xấu.

Đây không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn cung cấp nhiều protein, có thể sánh ngang với yến sào hay lộc nhung hươu nai. Vì vậy, món ăn bổ dưỡng này hoàn toàn phù hợp dành cho phụ nữ đang mang thai.

Hơn nữa, gan ngỗng được nhổi trong thịt bồ câu giúp kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu. Thành phần chủ yếu của thịt bồ câu có protein 22,14%, lipit, các chất canxi, photpho, sắt, nhiều loại muối khoáng khác và vitamin. Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho thai phụ. Bạn sẽ cảm nhận mùi thơm và vị của gan ngỗng ngay trên đầu lưỡi. Vị của gan ngỗng không gắt, không hăng, một vị béo nhẹ phảng phất không để lại cảm giác ngấy cho mẹ bầu. Một chút nồng ấm của quế hồi và mùi thơm của vị dâu , nho sẽ là chất xúc tác đưa món ăn đạt đến mức tuyệt hảo. Món ăn sẽ ngon hơn khi dùng nóng.

Trị ho bằng thực phẩm cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ đề kháng rất yếu nên dễ mắc một số bệnh thời tiết, trong đó có ho. Hãy bổ sung một số loại thực phẩm trị ho để tránh dùng thuốc các mẹ nhé!

Tin liên quan:
Những kiến thức về dinh dưỡng khi mang bầu
Những kiến thức về sữa cho thai kỳ
Có thể bạn quan tâm đến bà bầu nên ăn gì

Quả cam

Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.


Giá đỗ luộc

Các mẹ cần chuẩn bị một ít giá đỗ (khoảng 100g), rồi đem luộc lấy nước uống. Cách này không những giúp bạn giảm được đau họng, giảm ho mà còn có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể.

Nho

Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

Chanh, quýt và quất

Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 - 15 phút.

Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng …

Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng chanh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.

Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.

Quả ổi

Nếu ho do dị ứng gây viêm tấy họng thì lấy 1 quả ổi đem nướng lên. Ăn ổi nướng ngày một lần, ăn 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy khác ngay. Rất đơn giản và sử dụng lâu dài cho người hay bị viêm họng dị ứng.

Quả lê

Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.