Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh cho những ngày oi bức luôn là một chủ đề được không ít chị em yêu bếp núc tìm kiếm. Món chè hạt sen tươi vốn rất thanh đạm, giản dị, nhưng được kết hợp với đậu xanh thì bát chè càng trở nên bổ dưỡng, thanh mát và thơm ngon hơn.

Có không ít các cách nấu hạt sen khô, nhưng bạn sẽ phải mất công chế biến hạt sen cho mềm ra, nên việc này khá mất thời gian mà lại làm mất một phần các chất dinh dưỡng từ hạt sen. Vậy nên bài viết sau sẽ hướng dẫn cách nấu chè hạt sen đậu xanh đường phèn.

Nguyên liệu cho món chè hạt sen đậu xanh

- 100g hạt sen tươi
- 200g đậu xanh
- Đường phèn: tùy ý (ở đây mình chọn đường phèn vì nó có vị thanh ngọt, không gắt như một số loại đường khác)

Các bước nấu chè hạt sen đậu xanh thanh mát:

Bước 1: Sơ chế hạt sen
Bạn có thể mua loại hạt sen tươi đã được bóc vỏ sẵn, hoặc nếu không thì bạn mua đài sen về tách hạt nhé. Muốn chọn hạt sen tươi ngon, bạn nên chọn đài sen hoặc vỏ ngoài hạt sen có màu xanh sẫm thì mới đủ độ già, nấu chè đậu xanh hạt sen lên mới bùi bùi, ngon ngọt được.

Hạt sen tươi khi mua về phải xoi tim sen ra, vì tim sen có vị đắng, làm món chè đậu xanh hạt sen kém ngon đi mặc dù nó có tác dụng an thần và điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Bạn dùng que tăm nhỏ có độ nhọn vừa phải đâm xuyên qua lỗ tròn ở một đầu hạt sen, sẽ thấy phần tim sen màu xanh trồi ra ở đầu kia.

Sau khi xoi tim sen xong, bạn luộc sơ chúng với nước và chút muối để ra bớt mủ, và ăn bùi hơn. Tiếp đến, bạn thay nước mới rồi cho hạt sen vào nồi ninh nhừ theo ý thích.

Hạt sen hầm xong vớt ra rổ, xả qua nước lạnh để khi ta nấu chè đậu xanh hạt sen thì nước trong và ngon hơn.

Bước 2: Sơ chế đậu xanh
Đậu xanh được đãi hạt và rửa sạch trước khi ngâm vào nước lạnh cho mềm hơn. Sau khi ngâm đậu xanh (khoảng 3 tiếng), bạn vớt ra rồi xả xạch với nước lạnh, tiếp tục cho vào nồi hầm mềm cho đến khi bạn thấy vừa ý.

Bước 3: Nấu chè hạt sen đậu xanh thanh mát
Khi đậu xanh đạt đủ độ chín mềm thì bạn trút phần hạt sen đã hầm vào, giữ lửa nhỏ thêm 5 phút thì tắt bếp. Để món chè đậu xanh hạt sen tươi được thơm hơn, bạn có thể rưới ít tinh dầu bưởi, dầu chuối hoặc vani lên trên nhé.


Qua bài viết này, chúng ta vừa tham khảo về cách nấu chè đậu xanh hạt sen. Chúc bạn nấu món chè này thật thơm ngon khiến ai cũng yêu thích nhé.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Thông tin người lớn phải nhớ về bệnh tăng động ở trẻ em

Bệnh tăng động là một loại bệnh tâm lý thường gặp ở trẻ em. Nếu bậc phụ huynh không quan tâm để ý, chắc chắn sẽ không nhận ra bệnh tăng động ở bé và xem đó là sự hiếu động thông thường. Để sớm nhận ra các triệu chứng của bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp, cha mẹ cần chuẩn bị  đầy đủ kiến thức về bệnh tăng động ở trẻ em.

Bệnh tăng động ở trẻ em là gì?
Bệnh tăng động giảm chú ý có tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD). Đây là một rối loạn phổ biến ở trẻ. Trẻ khi mắc bệnh sẽ hiếu động quá mức, mất khả năng tập trung.  Bệnh này thường gặp ở trẻ có lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi và tỷ lệ bé trai mắc bệnh này sẽ nhiều bé gái từ 4 đến 10 lần.


Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng động:
  • Hiếu động  quá mức: triệu chứng đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là trẻ không chịu ngồi yên ở một vị trí mà thường hoạt động chạy nhảy liên tục không mệt mỏi. Nếu bị bắt ngồi yên thì chúng sẽ phản ứng và khi ngồi xuống, chúng sẽ liên tục làm ồn, cựa quậy.
  • Khả năng tập trung kém: trẻ bị tăng động có sự tập trung gần bằng 0. Chúng sẽ không lắng nghe hoặc làm đúng theo hướng dẫn. Thông thường chúng sẽ chuyển nhanh chóng từ việc này sang việc khác, không tập trung đối với công việc đang làm và nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những việc khác dẫn đến việc học tập sa sút.
  • Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính xung động tức thì, hay gây ồn ào, làm phiền người xung quanh
  • Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: trẻ sẽ gặp các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động:
  • Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động  vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh tăng động thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Ngoài ra còn một số yếu tố liên quan đến những tai biến lúc sinh  hoặc tiếp xúc với các chất như rượu, thuốc lá, ma túy,… khi ở trong bụng mẹ. Cũng có thể do trẻ bị rối loạn tâm thần khi bị lạm dụng  hoặc do gia đình tan rã cũng khiến trẻ có khả năng bị bệnh tăng động.

Cách chăm sóc trẻ bị tăng động
  • Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên bạn nên đưa trẻ đến khám các bác sĩ thần kinh để có các phương pháp trị liệu bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi.  Bên cạnh đó cha mẹ cần tìm cách giáo dục khuyến khích con đúng cách, khen ngợi trẻ để tránh trẻ bị trầm cảm, tự kỷ.
  • Trong lúc hướng dẫn, chỉ bảo con, cha mẹ cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, không nên quát nạt con và phải thường xuyên quan tâm để ý đến trẻ để hạn chế những tổn thương khi trẻ bị hiếu động.



Cách làm bánh gối mặn ngon cho bữa ăn cuối tuần

Một chiếc bánh gối có vỏ bánh vàng giòn tưởng chừng dễ làm, nhưng lại rất bổ dưỡng, có cả cả tình cảm cùng với sự khéo léo của người phụ nữ vào bếp. Chiếc bánh gối nhân thịt đậm đà hương vị có thể mê hoặc người kén ăn nhất cũng phải ‘gật gù khen ngon’. Vào những ngày gió se lạnh, nhiều mẹ đảm rất hay chế biến bánh gối với các công thức được đổi mới để làm ông xã và các con cưng của mình kết mê những bữa ăn gia đình.

Nếu bạn chưa biết cách làm bánh gối nhân thịt ngon nhất, hay muốn biết thêm để chế biến món ăn này ngon hơn, mời các bạn tham khảo về cách làm món ăn hấp dẫn mà tinh tế này nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu


Phần nhân bánh gối:
- 200g thịt ba chỉ
- 50g miến dong
- 30g mộc nhĩ
- Nửa củ cà rốt loại vừa
- 15 quả trứng cút
- 1 củ hành khô
- Rau sống ăn kèm
- Gia vị

Phần vỏ bánh gối
- 300g bột mì
- 110g bơ lạt
- 60 – 90ml nước lạnh
- Nhúm muối nhỏ

Công thức làm bánh gối

Cách làm nhân bánh gối:

Bước 1: Ngâm miến và mộc nhĩ với nước cho nở ra. Cùng lúc đó, các bạn băm thịt, thái cà rốt thật
nhỏ, và luộc trứng cút. Trứng chín, bạn bóc vỏ và cắt làm đôi. Miến và mộc nhĩ cũng được băm nhỏ.

Bước 2: Băm nhỏ hành khô, rồi phi hành thơm lên

Bước 3: Bạn cho thịt vào đảo sơ qua, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn

Bước 4: Thịt chín, bạn tắt bếp và trộn miến + cà rốt + mộc nhĩ đã băm nhỏ vào cùng, rồi đảo đều lên. Để bánh thơm hơn, chị em thử cho thêm ít hạt tiêu vào nhân bánh nhé.

Hướng dẫn làm vỏ bánh gối

Bước 1: Bạn trộn đều bột mì với bơ và ít muối. Sau đó, bạn thêm từ từ nước vào hỗn hợp vỏ bánh cho đến khi hỗn hợp mịn và dẻo là được.

Bước 2: Bạn phủ hỗn hợp vỏ bánh với màng bọc thực phẩm, rồi ủ trong tủ lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bước 3: Bạn rải sẵn 1 lớp một mì lên bề mặt để cuốn bánh, rồi trải hỗn hợp bột bằng cán thành từng miếng mỏng khoảng 3 – 4 mm.

Bước 4: Bạn cắt vỏ bánh thành nhiều hình tròn khác nhau (nên dùng bát ăn cơm).

Cách gói và chiên bánh gối thơm giòn

Bước 1: Trải vỏ bánh lên bàn phẳng, cho 2 thìa nhân thịt vào giữa, rồi bạn đặt úp hai nửa quả trứng cút lên trên phần nhân.

Bước 2: Bạn chấm ngón tay và bát nước lạnh, rồi gấp đôi vỏ bạnh lại thành hình bán nguyệt và bóp nhẹ xung quanh để tạo viền bánh.


Bước 3: Sau đó bạn dùng ngón cái và ngón trỏ túm phần rìa bánh thừa, bắt đầu gấp từ phải sang trái từng chút một đến hết như gấp đèn lồng vậy.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp và đun sôi dầu. Tiếp đó, bạn cho từng chiếc bánh vào chảo và chiên vàng hai mặt.

Bước cuối: Gắp bánh gối vàng giòn cho vào 1 cái rổ có lót sẵn giấy thấm dầu, chờ khi bánh bớt dầu thì bạn xếp bánh ra đĩa và thưởng thức.


Trời lạnh mà được nhâm nhi chiếc bánh gối ngon tuyệt, nóng hổi cùng bên gia đình thì thật tuyệt vời. Vừa rồi, các bạn đã cùng tìm hiểu về cách làm bánh gối nhân thịt, thật hấp dẫn cho bữa ăn bổ dưỡng. Chúc các bạn làm bánh gối tuyệt ngon nhé.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Cách làm sữa đậu nành đơn giản bằng máy xay sinh tố

Cách làm sữa đậu nành tại nhà luôn là một trong các chủ đề mà nhiều mẹ khéo tay, thích nấu nướng muốn biết. Sữa đậu nành là loại đồ uống dinh dưỡng, giản dị mà lại có ích cho sức khỏe, nhất là dành cho nữ giới. Các bạn có thể tìm thấy không ít nhiều công thức làm sữa đậu, và một trong số đó là cách làm sữa đậu nành bổ dưỡng cho bữa sáng như sau. Mời các bạn cùng xem chi tiết nhé.

Nguyên liệu làm sữa đậu nành

- 200gr đậu nành/đậu tương
- Nước sạch

Bên cạnh, bạn có thể thêm các nguyên liệu phụ sau để sữa đậu nành của mình có hương vị ngon hơn, ngậy hơn:
- 30gr lạc/đậu phộng rang sơ, sát sạch vỏ
- 20gr vừng
- 2 – 3 lá dứa/lá nếp

Cách làm sữa đậu nành đơn giản bằng máy xay sinh tố

Bước 1:
Bạn chọn mua đậu nành loại ngon, rửa sạch và sàng lọc những hạt đậu sâu, lép.

Bước 2:
Bạn trút hạt đậu vào âu hoặc nồi, sau đó đổ nước sạch (nên dùng nước đun sôi để nguội) ngập khoảng gấp 2 – 3 lần lượng đậu. Ngâm trong khoảng 8 – 10 giờ cho đến khi hạt đậu nở ra gấp đôi hoặc to hơn nhiều để hạt đậu đủ mềm rồi mới xay nhé. Chú ý: không nên ngâm quá kỹ vì đậu sẽ bị chua.


Bước 3:
Sau khi ngâm xong, bạn đổ đậu ra rổ và rửa lại lần nữa cho ráo nước.
Chú ý: Đa số các công thức làm sữa đậu của người Việt có nhắc đến việc nhặt bỏ hết vỏ đậu. Thực tế thì trong vỏ đậu cũng chứa chất dưỡng, và người Nhật chưa bao giờ làm sữa đậu mà phải bỏ vỏ cả. Bạn có thể cân nhắc về vấn đề này.

Bước 4:
Cho một phần đậu vào máy xay cũng với lạc và vừng để món sữa béo ngậy hơn. Bạn chú ý là cho lượng đậu vừa phải, tránh để máy chạy quá tải, dẫn đến cháy máy nhé.

Bước 5:
Đổ nước vào máy xay sao cho nước cao hơn mặt đậu tầm 0,5 – 1 cm. Bạn cho máy xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn, dùng hai ngón tay miết thử thấy hỗn hợp mịn như bột thì được rồi đó. Bạn trút phần đậu đã xay xong, và tiếp tục làm công đoạn này với những mẻ đậu khác cho đến hết nhé.

Bước 6:
Lúc này hỗn hợp đậu khá đặc dính, bạn sẽ cho thêm 250 – 300ml nước vào để hỗn hợp được loãng hơn nhé.

Bước 7: Nấu đậu
Bạn đổ hỗn hợp nước đậu vào nồi, rồi đun với lửa hơi to. Vừa đun, ban vừa khuấy đều cho bột đậu không bị lắng xuống đáy (dễ bị cháy và có mùi khê). Vừa nấu, vừa khuấy cho đến khi xuất hiện bọt hình thành trên mặt sữa và dâng đày lên miệng nồi thì tắt bếp và bắc nồi xuống.

Bước 8: Lọc đậu
Bạn đặt 1 chiếc rá (rây bột) lên trên 1 chiếc âu lớn và phủ khăn trong lòng rá.

Đổ đậu vừa nấu vào rá để sữa chảy qua khăn và rây xuống âu. Vì lúc này đậu còn khá nóng, nên bạn cho thêm 200ml nước hòa với phần bã đậu cho bớt nóng, dùng muôi khuấy cho sữa chảy xuống nhanh.

Sau khi ép cho sữa chảy xuống hết, bạn đổ phần xác đậu còn lại ra âu, hòa với chút nước, múc đổ vào vải và dùng tay vắt kiệt.

Bước 9: Nấu sữa đậu
Bước làm này để sữa đậu sạch hơn và dễ tiêu hóa hơn. Cách đun rất đơn giản: mới đầu đun với lửa gần to cho sữa sôi, sau đó hạ lửa xuống khoảng 10 phút là xong. Bạn nên cho thêm lá dứa/lá nếp được rửa sạch vào đun cùng để mùi vị sữa thơm ngon hơn nhé. Vừa đun, bạn cũng vừa khuấy để sữa không bị cháy ở đáy nồi và váng đậu hình thành trên mặt sữa nhé.


Bước 10:
Sau khi nấu xong sữa đậu, bạn thi thoảng vẫn khuấy sữa để tránh váng sửa nổi lên trên. Sữa nguội, thì bạn bảo quản trong lọ sạch ở tủ lạnh khoảng 1 tuần được nhé.

Như vậy, các bạn vừa biết thêm về cách làm sữa đậu nành béo ngậy cho cả nhà. Chúc bạn chế biến được món sữa đậu thật thơm ngon khiến ai cũng ngưỡng mộ nhé.

Hội chứng tự kỉ trẻ em – những thông tin mọi người nên biết

Bên cạnh phát triển về chiều cao và cân nặng, một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh phải có sự phát triển tốt về trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Khi bạn quan sát một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, có hành động và sở thích lạ thường không giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì có khả năng đứa trẻ đang mắc hội chứng tự kỉ. Xin hãy theo dõi những tài liệu sau đây để có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỉ ở trẻ em cũng như cách điều trị phù hợp.

Đầu tiên chúng sẽ tìm hiểu thế nào hội chứng tự kỉ trẻ em? Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời thường xuất hiện trước 3 năm đầu đời được biểu hiện ra bên ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và tương tác với những người khác, sở thích và hoạt động rất hạn chế và có khuynh hướng lặp đi lặp lại bất thường.
Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh:
Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng.
+Sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội: Bé rất ít khi cười mà nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình và ở trong một thế giới riêng, không để ý đến sự có mặt của bố mẹ và không có có sự tương tác với người chăm sóc, , rất ít kết bạn với những đứa trẻ khác
+Sự suy giảm khả năng giao tiếp: Không phản ứng ( trả lời hoặc quay lại) khi được gọi tên, chậm biết nói ( 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô, không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào, 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.)
Trong một số tường hợp, khi trẻ từ 14 đến 16 tháng tuổi, đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó mất hẳn ( thường là trải qua các sự kiện như té ngã, nằm viện,…)
+Hành vị lặp lại bất thường:
Các hành vi rập khuôn không có mục đích như quay đầu, vỗ tay, hay lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, quay đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
Các hành vi cứ lặp lại theo một quy tắc nào đó như xếp đồ chơi thành đường thẳng.
Các hành vi rất đơn điệu, thiếu sự đa dạng, và chống lại sự thay đổi ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay phản ứng mạnh mẽ  trước sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm bằng cách la khóc, cấu xé
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng thực đơn nhất định hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình
Nguyên nhân gây bệnh: chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh tự kỷ có liên quan đến các yếu tố sinh học hoặc môi trường bao gồm các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Cũng có giả thuyết cho rằng nguyên nhân la do các vấn đề bất thường của tuần hoàn não, hoặc sự phát triển không bình thường ngay từ thời kì bào thai.Nhiều học giả ủng hộ giả thuyết gen nhưng tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được gen nào. Tuy nhiên, hiện nay tất cả chỉ là giả thuyết chứ chưa có sự khẳng định nguyên nhân chính xác.
Cách phát hiện và  điều trị:
Vì các biểu hiện của bệnh tự kỉ của trẻ em rất đa dạng và khác nhau nên chỉ phát hiện khi quan sát hoạt động, sở thích, tương tác môi trường của trẻ để chuẩn đoán.
Việc phát hiện sớm từ các dấu hiệu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng để có thể hỗ trợ trẻ phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ cũng như nhận thức. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị tự kỉ thì nên đưa trẻ đi khám tâm lý tại các bệnh viện nhi. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn để chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ. Trẻ cũng có thể cần gặp các chuyên viên tâm vận động âm ngữ, hoạt động, hòa nhập cảm giác.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có cách nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc điều trị chỉ góp phần khống chế và giảm các triệu chứng.

Cách làm bánh Crepe thật mềm ngon

Bánh crepe là một trong các món bánh hấp dẫn và nổi tiếng ở Pháp. Để làm được chiếc bánh crepe vàng mỏng và vỏ bánh mịn, bạn không cần phải sử dụng chiếc lò nướng bánh, hay lo lắng về việc sử dụng những thứ nguyên liệu cầu kỳ cả. Khi bạn chạm đến miếng bánh crepe đầu tiên, lưỡi của bạn sẽ nhạy bén với phần nhân ngọt như hoa quả, mứt, chocolate,... hoặc là nhân mặn với các loại salad rau củ và hải sản,... Thưởng thức từng chiếc bánh crepe với cốc sữa nóng cho mỗi sáng thì thật là thích thú.
Sau đây, các bạn sẽ vào bếp với cách làm bánh crepe đơn giản nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Về phần vỏ bánh
- 120gr bột mỳ thường/bột mỳ đa dụng
- 45gr bơ nhạt
- 120ml nước
- 180ml sữa tươi không đường
- 2 quả trứng gà
- 1gr muối
- Bơ để phết chống dính cho chảo khi rán bánh

Nếu bạn muốn làm bánh Crepe ngọt thì nên thêm:
- 20gr đường
- 5ml tinh chất vani (hoặc 5gr vani bột)
- 15ml rượu Rum

Nếu làm Crepe mặn thì nên thêm:
- 1-2 gr muối
- Các loại rau để làm salad (basil, parsley, hay oregano,...) băm nhuyễn

Cách làm bánh crepe đơn giản

- Bạn cho bơ vào đun cách thủy, hoặc cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây cho chảy và để nguội.

- Tiếp đến, bạn đập trứng gà, rồi trộn với sữa, nước và bơ vào một âu to. Nên dùng nĩa, hoặc phới lồng đánh trứng đánh nhẹ cho quyện hỗn hợp.

- Sau đó, bạn rây bột vào âu trứng sữa để bột bánh mịn, đỡ bị vón cục và dùng phới đánh trứng trộn đều cả hỗn hợp cho đến khi bột tan hết, các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

- Bạn lại lọc hỗn hợp bột qua rây để bột bánh thêm mịn hơn. Sau đó, bạn bọc hoặc đậy kín bột đó trong ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 60 phút.

- Bắc chảo lên bếp. Tốt nhất bạn nên dùng chiếc chảo đáy phẳng, chống dính để bánh chín đều và thật phẳng nhé. Sau đó bật bếp, phết một lớp bơ mỏng lên trên mặt chảo để bánh đỡ dính.

- Múc 2 – 3 thìa bột, đổ vào chảo, rồi nhanh tay nghiêng chảo cho bột dàn đều.

- Khi bánh chín vàng một mặt, bạn tiếp tục lật bánh để rán vàng mặt kia. Không nên để bánh bị cháy nhé, hoặc chỉ nên để bánh bị rám rám mặt chút thôi.

- Cuối cùng, bạn chọn loại nhân mình thích (hoa quả, kem tươi, dăm bông,...) cho vào bánh crepe, rồi gập bánh lại, và bày trí bên trên bánh cho thật hấp dẫn nhé.


Như vậy, chúng ta đã tham khảo về cách làm bánh crepe đúng kiểu Pháp nhé. Chúc bạn chế biến món bánh này thật ngon nha.

Thiếu máu ở trẻ em ảnh hưởng như thể nào?

Trong số các bệnh ở trẻ em, thiếu máu là một trong những bệnh khó nhận biết nhất, bởi vì nó hầu như không thể hiện ra ngoài. Bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của bé, đồng thời làm trẻ không thể vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần phải để ý trẻ để nhận ra bệnh kịp thời. Bệnh thiếu máu ở trẻ em và cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em
Bệnh thiếu máu ở trẻ em là tình trạng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn bình thường. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể để đưa máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Do đó, khi số lượng hồng cầu ít thì việc thiếu máu sẽ xảy ra. Trong đó, có nhiều nguyên nhân dễn đến việc thiếu hồng cầu:
- Do sự bất thường trong huyết cầu tố: đây có thể là do di truyền hoặc do thể trạng của trẻ em quá yếu. Một số bệnh di truyền cũng khiến cho số lượng hồng cầu bị ảnh hưởng.
Bệnh thiếu máu
- Thiếu chất: có thể là thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các chất vitamin, khoáng, sắt,... Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em
Những triệu chứng sau đây sẽ thể hiện là bé nhà bạn đang mắc chứng thiếu máu:
- Da ở niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay có màu nhợt tái chứ không có màu hồng như bình thường.
- Trẻ không năng động như những bé đồng trang lứa, hoặc trẻ đột nhiên không muốn ra ngoài chơi đùa như bình thường. Người trẻ mệt mỏi và khó chịu.
- Bé nhỏ thì hay quấy khóc, khó chiều, dễ cáu gắt.
- Trẻ biếng ăn, hay bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng thấy có đốm sáng trước mắt.
- Nhịp tim trẻ khá nhanh, vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
- Tóc thưa và dễ gãy rụng. Móng tay và móng chân không cứng cáp, thậm chí hơi biến dạng.
Cách chữa trị và phòng ngừa chứng thiếu máu ở trẻ em
Nếu như thấy những biểu hiện trên, phụ huynh nên cho trẻ đi xét nghiệm lượng hồng cầu trong máu để có được kết quả tốt nhất. Tùy vào nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Trẻ quấy khóc
Nếu như thiếu máu vì thiếu chất sắt thì chỉ cần bổ sung chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày và uống thuốc sắt là được. Nên cho trẻ ăn những loại thức phẩm có màu đỏ như thịt bò, tim, cá, cua, đậu, rau xanh, trái cây chín,...
Nếu như vì những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ xem xét là có truyền máu hay không. Đôi khi, cơ thể trẻ không thể sinh ra hồng cầu nhanh chóng, vì vậy truyền máu cho trẻ là một giải pháp cần thiết.