Hiển thị các bài đăng có nhãn sot xuat huyet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sot xuat huyet. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Muỗi hổ châu Á một trong những động vật xâm lược đáng sợ nhất thế giới

Thế giới động vật luôn diễn ra những trận chiến khốc liệt tranh giành địa điểm sống cũng như nguồn thức ăn. Trong những cuộc tranh đấu ấy, chiến thắng chỉ thuộc về loài động vật mạnh nhất, đáng sợ và sống “dai” nhất.Hãy cùng khám phá danh sách những loài động vật như vậy ngay dưới đây. Chúng là những đoàn quân xâm lăng khiến mọi sinh vật trên Trái đất phải khiếp đảm vì sức mạnh đáng sợ của mình.
1. Muỗi hổ châu Á

Muỗi hổ với các vằn đen trắng trên cơ thể đứng số 4 trên top 100 động vật xâm lược đáng sợ nhất thế giới. Chúng có nguồn gốc từ châu Á và thông qua các kiện hàng đã lan sang châu Âu, Phi, Trung Đông và toàn thế giới.
Muỗi hổ có khả năng thích nghi cao, trứng muỗi có thể phát triển tại mọi môi trường nước, từ nước tù đọng cho tới nước sạch. Vết đốt của muỗi hổ rất “ngọt”, máu được rút ra trước cả khi chúng ta kịp cảm nhận và phát hiện chúng.

Có thể bạn quan tâm bệnh sốt xuất huyết:
Soffell trao tặng 500.000 sản phẩm kem xua muỗi
Chung tay phòng chống sốt xuất huyết cùng trẻ em Cần Thơ

Hình ảnh

Nhờ khả năng này, chúng sinh sôi và phát triển rất nhanh với số lượng vô cùng lớn. Theo ước tính của các chuyên gia, muỗi hổ đã xâm lăng tổng cộng 28 quốc gia khác nhau, trong đó có những nạn nhân bị chúng đốt 30 - 48 lần chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.
Điều nguy hiểm là muỗi hổ mang theo nhiều virus chết người như sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn, Ebola...
Hiện nay, để tiêu diệt “đế chế” muỗi hổ, các nhà khoa học Nam Phi đang thử nghiệm với một phiên bản biến đổi gen của muỗi đực có khả năng lây nhiễm gen nhân tạo vào trứng muỗi và giết chết bọ gậy ngay sau khi nở.
2. Trăn Miến Điện
Trăn Miến Điện, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được đưa đến Hoa Kỳ trong thập niên 1990 nhằm mục đích nuôi làm thú cảnh. Mọi chuyện sẽ không có gì phức tạp nếu như tới thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiều người bắt đầu nhân giống loài trăn này.
Theo ước tính của giới khoa học, trăn Miến Điện có thể phát triển với mức trung bình là 3,5m, nếu nuôi nhốt thì có thể lên đến 6m. Chúng phát triển và sinh trưởng nhanh và trở thành nỗi kinh hoàng cho cả người lẫn các loài động vật khác.
Cụ thể, trăn Miến Điện khỏe tới mức có thể kết liễu cả báo Florida. Thậm chí, các nhà sinh vật học từng bắt gặp một con trăn Miến Điện đang cố gắng nuốt cả cá sấu vì quá đói.
Mặc dù không thành công khi con trăn sau đó đã phát nổ, tuy nhiên đó cũng là bằng chứng chứng minh cho sự hung hãn và đáng sợ của ông vua xâm lược này.
3. Bọ cánh cứng Nhật Bản
Bọ cánh cứng Nhật Bản là một trong những loài xâm lược Hoa Kỳ khá sớm. Chúng tới đây trong những lô hàng chở bóng đèn từ trước năm 1912. Tới năm 1916, loài bọ này đã được phát hiện ra trong một vườn ươm cây ở New Jersey.
Kể từ đó, bọ cánh cứng Nhật Bản sinh sản rất nhanh bởi khả năng ăn uống đến kinh ngạc. Theo thống kê, có hơn 200 loài thực vật khác nhau nằm trong khẩu phần của loài bọ này, bao gồm cả cây bạch dương, bụi hồng, nho, và cây hoa bia.
Đặc biệt, bọ cánh cứng Nhật Bản ăn tham tới mức chỉ để lại các gân lá nên khi chúng phát triển với số lượng lớn, điều đó đồng nghĩa với thảm thực vật bị hủy hoại nghiêm trọng và rất khó phục hồi.
4. Cóc mía
Đây có lẽ là loài xâm lăng khét tiếng nhất đến từ Nam Mỹ. Thời xưa, cóc mía được nhập khẩu tới một số nơi như Florida, Philippines và các hòn đảo của Nhật Bản.
Khi đó, người ta hi vọng chúng sẽ quét sạch được sâu bệnh nông nghiệp ở địa phương. Ngay tại Việt Nam, cóc mía cũng được nuôi để diệt sâu hại cho cây mía đường.
Và cóc mía đã làm “quá” tốt nhiệm vụ của chúng. Không chỉ diệt trừ sâu bọ, cóc mía còn diệt trừ sự sống của những loài vật bản địa khác. Chúng sinh sản còn nhanh hơn thỏ, đẻ hàng ngàn trứng mỗi năm.
Tại Úc, năm 1935, 102 con cóc mía đã được nhập về để chống bọ. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên tới 1,5 tỷ con, sống trên 386.100 km2 và chưa có dấu hiệu dừng sinh sôi.
Cóc mía rất phàm ăn. Theo các chuyên gia, chúng ăn gần như tất cả các loài động vật có thể ăn trên cạn: từ côn trùng, sâu bướm cho tới kiến, ốc sên và thậm chí cả trăn, rắn nhỏ.
Đặc biệt, độc tố trong da cóc mía có thể giết chết nhiều kẻ thù của chúng. Chính khả năng này giúp cóc mía sinh tồn rất tốt dù ở bất cứ môi trường nào. Thậm chí, trong một thử nghiệm, cóc mía có thể sống sót sau khi bị một con chó hung dữ cắn.
Nguồn: dantri.com.vn/phòng chống sốt xuất huyết

Nhà khoa học thích cho muỗi ăn trực tiếp trên cánh tay của mình

Thay vì sử dụng chuột hay màng đựng máu cho muỗi ăn thì Emily Dennis lại thích trở thành ""thức ăn"" cho hàng ngàn con muỗi vằn của mình.
Cho muỗi ăn từng được biết đến như là một công việc kỳ lạ nhưng có thật trên thế giới hiện nay. Nghề này được ra đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cụ thể là tìm ra các phương pháp chữa bệnh cho cộng đồng xã hội.

Thông tin về bệnh sốt xuất huyết:
Phòng tránh sốt xuất huyết cùng Soffell với 500.000 quà tặng xua muoi
Trẻ em Cần Thơ cùng Soffell chung tay chống sot xuat huyet

Hình ảnh

Là một trong những tình nguyện viên cho muỗi ăn nhưng cô Emily Dennis, nhà nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Rockefeller, thành phố New York, Mỹ lại đặc biệt yêu thích công việc cho loài côn trùng này ăn máu trực tiếp trên cơ thể mình mà không cần tới bất cứ phương pháp nhân tạo nào khác. Có lẽ vì thế mà đàn muỗi do cô Emily cho ăn dường như trông mập mạp hơn hẳn.
Emily cho biết, cô có khoảng 8 chiếc lồng dự trữ nuôi muỗi vằn, mỗi lồng có từ 500 tới 1.000 con muỗi. Cứ 3 tháng, Emily mới hoàn tất quá trình cho muỗi ăn. Trong tự nhiên, muỗi vằn là loài côn trùng có thể truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và sốt chikungunya cho con người. Nhưng muỗi vằn trong phòng thí nghiệm được đảm bảo là an toàn và không gây bệnh.
Phần lớn những nhà khoa học khác thường sử dụng chuột hoặc màng đựng máu thay vì cho muỗi cắn trực tiếp lên cơ thể mình. Trong khi đó, Emily lại sẵn sàng để cho đàn muỗi đói châm chích lên tay mình vì cô muốn trực tiếp nghiên cứu tương tác khi muỗi đậu lên da như thế nào.
Thông thường những vết muỗi cắn chi chít sẽ khiến tình nguyện viên cho muỗi ăn bị đỏ và ngứa râm ran trên da nhưng trường hợp của Emily thì đặc biệt hơn. Da cô khá khỏe vì vậy, cô chỉ bị tấy đỏ một vài giờ sau khi bị đàn muỗi ""làm thịt"".
Emily tiết lộ cảm giác bị hàng trăm con muỗi đốt còn thoải mái hơn nhiều so với bị một hay hai con đốt. Vì khi đó, làn da sẽ bị ngứa tại một vài điểm riêng biệt nhưng với cả cánh tay thì cảm giác lúc đó sẽ là nóng ran.
Nguồn: dantri.com.vn/xua muoi

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

7 tuyệt chiêu khiến muỗi luôn tránh xa bạn

Tuy nhỏ bé nhưng muỗi là một loài vật nguy hiểm, là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm não, giun chỉ...
Những bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn trở thành 'dũng sĩ diệt muỗi' và không phải ngứa ngáy vì những vết muỗi cắn. 


Muỗi bị thu hút bởi các mùi thơm cơ thể, đặc biệt ở các bạn nữ hay sử dụng mỹ phẩm (thường chứa axit stearic - một loại axit béo, có nhiều trong các sản phẩm sữa dưỡng thể). Hạn chế sử dụng mỹ phẩm sẽ giúp làm giảm sức hấp dẫn của bạn với muỗi.

Bài viết về bệnh sốt xuất huyết:
Nhận sản phẩm xua muỗi trên toàn quốc miễn phí của Soffell
Giáo dục phòng chống sốt xuất huyết tại Cần Thơ cùng Soffell

Hình ảnh

Với hàm lượng tinh dầu cô đọng, nước hoa được coi là khắc tinh của loài muỗi. Bởi vậy, những nơi nào có hương thơm nồng của nước hoa, muỗi luôn muốn tránh xa.

Trong số hóa chất này có chất liên quan đến estrogen và đây có thể là lý do vì sao phụ nữ thường bị muỗi đốt hơn. Hương thơm từ tuyến mồ hôi như axit lactic cũng giúp muỗi định vị miếng mồi của mình.

Tinh dầu của cam, quýt hay mùi nồng của dầu, hoa oải hương, bạc hà sẽ khiến cho muỗi hoảng sợ và tránh xa. Bởi theo các chuyên gia, muỗi rất sợ mùi nào quá hắc.

Tránh dùng thực phẩm giàu kali như chuối, nho khô, bơ... vì chứa axit lactic - món khoái khẩu của muỗi. Thay vào đó nên ăn tỏi, thực phẩm chứa vitamin B có trong đậu xanh, hạt các loại... bởi tuyến mồ hôi sẽ bài tiết ra một số mùi của thực phẩm này, khiến muỗi bay xa.

Bạn càng bẩn, càng hôi thì càng là nguyên nhân bị muỗi 'chích' nhiều. Ngoài nhiệt và CO2, muỗi còn bị thu hút bởi những hóa chất giải phóng tự nhiên qua hơi thở của người.

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, muỗi đặc biệt thích màu xanh dịu nhẹ và sợ màu cam. Do đó, nhiều nhà sản xuất đèn bắt muỗi thường chọn ánh sáng màu xanh nhẹ cho sản phẩm của mình.
Theo: vnexpress.net/phong chong sot xuat huyet