Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm lý tính cách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm lý tính cách. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Lên 3, con thay đổi tâm lý, tính cách

Sự thay đổi tâm lý, tính cách ở trẻ lên 3 là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách, tính cách của trẻ.

Lên 3, con thay đổi tâm lý, tính cách


Chào bác sĩ!

Con trai tôi Tết này là tròn 3 tuổi. Trước đây, bé rất ngoan, dễ bảo, tình cảm, yêu mẹ. Thế mà không hiểu sao, giờ bé lại thay đổi trở thành đứa trẻ rất bướng bỉnh, hay nhõng nhẽo, hơi một chút là khóc, không vừa ý cái gì là lăn ra đất gào lên ăn vạ. Mẹ nói cái gì cũng không nghe. Thậm chí những người lạ đến nhà chơi, chào hỏi hay nựng nịu là bé xô ra, quát tháo, hét lại một cách “hung dữ”. Tôi thật sự không biết làm sao. Nhiều lúc muốn la con, khẽ tay con, uốn nắn cho con biết là con đang “hư quá”, nhưng đọc một số tài liệu hướng dẫn thì người ta lại bảo trẻ ở độ tuổi đó đã biết gì đâu, không nên la mắng hay khẽ tay đánh bé (dù là chỉ đánh nhẹ, mang tính chất uốn nắn thôi). Tôi nên làm gì với con khi mà bé đang ngày càng khiến tôi “cáu” ghê gớm, chỉ muốn phát một cái vào mông con mỗi lúc con bướng bỉnh.

Phạm Huệ Chi (Quận Thủ Đức)


Bác sĩ trả lời:
Trước tiên, bạn cần xác định rằng chuyện “khủng hoảng tuổi lên 3” hết sức bình thường và hay gặp. Nó giống như sự “ẩm ương” ở trẻ đến tuổi dậy thì vậy, và đây là lúc bạn phải tập làm quen, thích nghi cùng với con. Tại sao trẻ lại có chuyện “khủng hoảng tuổi lên 3”? Bởi vì lúc này, trẻ bắt đầu xác lập được “cái tôi” của mình cũng như hòa nhập với “cộng đồng” và phát triển.

Những phản ứng tuổi lên 3 có thể là ngoan cố, giữ vững quyết định của mình dù bố mẹ yêu cầu một mệnh lệnh khác. Bé ngang ngạnh, có thể phản kháng các trật tự trong gia đình, nhõng nhẽo, vòi vĩnh hơn (cũng chỉ cốt để khẳng định “cái tôi”). Không nên la mắng trẻ trong lúc này, không dùng đến “hình phạt” (dù là hình phạt “nhẹ nhàng” như kiểu khẽ tay, phát vào mông) vì nó không có tác dụng và có khi còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ.

Bạn cần nhìn nhận tất cả những sự ương bướng, nhõng nhẽo, “hung dữ”, ngang ngạnh đó chỉ là một quá trình để khẳng định cái tôi của mình, phát triển bản thân, tập cách có “chính kiến”. Tất nhiên, có thể hiểu và thông cảm với cảm giác “sốc” của bạn. Nói vậy không có nghĩa là bạn thả sức để con… muốn làm gì thì làm. Song, uốn nắn trẻ lúc này là cả một nghệ thuật và nghệ thuật đó đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết cũng như tình yêu thương của mẹ.

Bố sẽ đóng vai trò tốt để “răn đe” nhẹ nhàng với bé trong giai đoạn này, thiết lập lại các “trật tự”. Bạn có thể đưa ra những quy định, những “hình phạt” phù hợp (như con sẽ không được đi chơi công viên nếu không ngoan), song cần hiểu trẻ và chấp nhận, vỗ về, an ủi, gần gũi trẻ như một người bạn. Có lúc nên nghiêm mặt, nên “giả lơ” khi bé vật vã khóc lóc đòi cái gì đó. Khóc lóc mà không gây được sự chú ý, bé sẽ tự “hiểu” đây không phải là cách có tác dụng và tập điều chỉnh dần chính bản thân mình thôi. Hãy kiên nhẫn! Khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ qua nhanh. Chỉ một thời gian nữa, bạn sẽ thấy con ngoan lại.

Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp

Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ

Một yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến cả cuộc đời của một con người chính là mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời.

Trẻ M.V. 12 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện Nhi Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa, chán ăn, suy kiệt với cân nặng 15kg và chiều cao 125 cm. Trẻ chỉ thích chơi một mình với chăn mền, chứ không chơi với em gái song sinh và đồ chơi.

Từ 2 tuổi, trẻ bắt đầu ói sau khi cha mẹ ly dị nhau. Trong khi mẹ đi làm ở TP Hồ Chí Minh, có lúc trẻ được ở bên nhà nội ở Vũng Tàu, có lúc ở bên nhà ngoại ở Đồng Nai. Trung bình, từ lúc trẻ được 2 tuổi đến nay, trẻ nằm viện khoảng 6 tháng mỗi năm vì nôn ói và chán ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt.

Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ
Ảnh minh họa từ Internet
Ở lần nhập viện thứ 6 trong vòng 1 năm, trẻ được giới thiệu đến đơn vị Tâm lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện và không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn của trẻ. Trẻ có vẻ thờ ơ, không thích giao tiếp, khó ngủ, chỉ muốn ăn khi được đặt ống thông mũi dạ dày. Sau khi trẻ cảm thấy an tâm, trẻ bắt đầu trả lời với một giọng rất nhỏ các câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Trong các thực phẩm, trẻ chỉ thích ăn cơm gà và bánh mì với cá hộp.

Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của trẻ sau này

Mỗi khi được xuất viện, trở về môi trường gia đình không an toàn, thiếu tình thương, với sự xung đột giữa hai gia đình nội ngoại, trẻ lại ói và từ chối ăn nên phải nhập viện. Khi vào viện, trẻ cảm thấy an tâm hơn, nhất là khi được các chuyên viên tâm lý nâng đỡ tinh thần và lắng nghe cuộc đời đau khổ, thiếu tình thương của trẻ. Sau khi đã ăn được, trẻ muốn ra viện và đồng ý trở lại tái khám tâm lý.
Thế nào là rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Đây là một rối loạn tâm thần được bác sĩ René Spitz mô tả lần đầu tiên năm 1946 với tên là trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression) xảy ra ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ này gây những triệu chứng thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm . Hội chứng này thường được gặp ở trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ.

Sau BS René Spitz, một nhà phân tâm John Bowlby tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ bị tách rời khỏi mẹ quá sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cảm xúc của trẻ và có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và người lớn.

Làm thế nào để tránh rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có nhiều thay đổi (gia đình ly dị, cha mẹ đi làm việc xa, gởi con cho ông bà nuôi), trẻ bị thiệt thòi vì thiếu sự âu yếm, vuốt ve, nâng đỡ của cha mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình và không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình thương đối với trẻ.

Trong trường hợp bệnh nhân được nêu trên, điều lạ là trẻ thích ở bệnh viện hơn ở nhà, vì môi trường bệnh viện mang lại sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ nằm viện, thì các thành viên trong gia đình đến thăm trẻ và mối quan hệ giữa hai bên nội ngoại đỡ căng thẳng hơn.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Trên hết mọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm tâm lý mà trẻ luôn cần, chính là tình thương của cha mẹ được thể hiện qua ánh mắt, giọng nói, cử chỉ vỗ về, âu yếm, ân cần chăm sóc, nhất là trong những lúc trẻ phải trải qua cơn bệnh gây đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn.

Tính khí của trẻ có những sắc thái nào?

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” – đó là câu nói cửa miệng của nhiều người. Cho dù tính khí của trẻ như thế nào thì công việc của bạn vẫn khá rõ ràng: nhận biết và tôn trọng tính khí của trẻ; sau đó là điều chỉnh, hỗ trợ sự phát triển tính cách đó theo một xu hướng tốt.

Mỗi đứa trẻ đều có tính khí riêng, tính khí đó khiến trẻ cư xử theo một cách xác định. Ví dụ, một đứa trẻ có thể khóc và trốn đi khi nhìn thấy một con vật to lớn. Một đứa trẻ khác có thể tỏ ra quan tâm, thích thú. Đứa trẻ thứ 3 có thể không sợ hãi và cố gắng chơi cùng con vật đó ngay lập tức. Tính khí của đứa trẻ thứ nhất được gọi là “thích nghi chậm”; của đứa trẻ thứ hai là “có thể thích nghi” và đứa trẻ thứ ba là “hăng hái”. Một số đứa trẻ có thể kết hợp cả 3 tính ký trên – đôi khi thấy xấu hổ, ngại ngùng nhưng đôi khi tỏ ra nhanh chóng hòa nhập, hăng hái. Hiểu biết tính của trẻ sẽ giúp bạn hiểu và giúp trẻ một cách tối đa và hiệu quả.

Tính khí của trẻ có những sắc thái nào?

Tính khí của trẻ có những sắc thái nào?

Hiểu biết tính của trẻ sẽ giúp mẹ hiểu để biết cách nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Một số trẻ thường xấu hổ khi tiếp xúc với người lạ. Chúng không thích nghi để có thể thay đổi nhanh chóng. Lúc đó, hãy để trẻ giữ vai trò lãnh đạo trong những hoàn cảnh mới, khuyến khích người lạ không nhìn thẳng vào mặt trẻ và duy trì ánh mắt. Tránh những cơn bột phát bởi sẽ làm trẻ sợ hãi, hãy giới thiệu người mới với trẻ một cách chậm rãi, từ từ.

Một số trẻ tỏ ra thoải mái và bình tĩnh. Chúng hào hứng khám phá những địa điểm và những điều mới lạ, chúng nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi, thường tự trấn an, làm dịu bản thân trong một số trường hợp gặp áp lực. Những đứa trẻ này thường ăn uống khỏe mạnh và ngủ sâu giấc.

Trong khi đó, kiên quyết, rắn rỏi là tính khí của một số trẻ em. Chúng phản ứng mạnh mẽ đối với những sự kiện và tình huống mới. Chúng cần một thói quen thường xuyên cho việc ăn, ngủ và vui chơi.

Cho dù tính khí của trẻ như thế nào thì công việc của bạn khá rõ ràng: nhận biết và tôn trọng tính khí của trẻ; sau đó hỗ trợ sự phát triển, tự tin vào khả năng của trẻ.

Trẻ sơ sinh có hứng thú với những gì?

Trẻ sơ sinh cũng có những sở thích riêng của mình. Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi là tại sao trẻ lại thích thú với những vật nhỏ như: một vết bụi bẩn trên nền nhà, bùn trên tấm thảm, một con ốc nhỏ trong đồ chơi bằng điện…? Câu hỏi đó không quá khó để trả lời và chúng tôi chỉ biết rằng bé còn thích nhiều điều khác

Trẻ sơ sinh có hứng thú với những gì?

1. Khuôn mặt của bạn

Khi thức, các bé sơ sinh thường dành nhiều thời gian nhìn chăm chú vào khuôn mặt của bạn. Trước hết vì lúc này mắt của trẻ tập trung tốt nhất ở khoảng 15-20cm, khoảng cách từ mặt của bạn đến bé khi bạn cho bé ăn.

Trẻ sơ sinh có hứng thú với những gì?

Khoảng 2 tháng tuổi, con có thể nhận ra khuôn mặt của bạn và sẽ bắt đầu phản ứng lại bằng cách cười. Điều thu hút trẻ ngay từ đầu chính là học cách để nhận ra một khuôn mặt với các đặc điểm bên ngoài như tóc, cằm hoặc hình dáng đầu. Khi lớn hơn, chúng sẽ tìm kiếm những đặc điểm bên trong như mắt, mũi và miệng. Vì thế nếu bạn làm những điệu bộ hài hước, nhíu lông mày, mở miệng thật rộng, thì bạn có thể thấy những phản ứng của bé.

2. Những vết nhỏ

Tại sao trẻ lại thích thú với những vật nhỏ như: một vết bụi bẩn trên nền nhà, bùn trên tấm thảm, một con ốc nhỏ trong đồ chơi bằng điện? Đơn giản vì, bé sơ sinh mới chỉ có thể phân biệt 2 màu cơ bản là đen và trắng. Bé chú ý đến sự tương phản hoặc những góc cạnh của đồ vật.

3. Tiếng đập mạnh

Bé thích lấy thìa đập lên bát hoặc lấy các hộp đựng gia vị đập vào nhau…, những tiếng động này cũng có mục đích của nó. Bé đang phát triển tốt những kỹ năng điều khiển, và điều mà bé học được đó là mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả. Bé biết rằng, khi bé đập mạnh như thế, nó tạo ra âm thanh.

4. Trò chơi ú òa

Ngay từ nhỏ, trẻ sớm làm quen với trò ú òa. Ngoài việc khiến trẻ thấy vui, trò chơi này thực sự giúp bé học được nhận thức được một điều mới. Khi được 8-9 tháng tuổi, bé biết rằng khi bạn trốn sau chăn, bé không thể nhìn thấy bạn, nhưng bạn vẫn ở đó chỉ đợi xuất hiện và làm bé ngạc nhiên.

Trước 8 tháng, trẻ nhỏ nghĩ rằng khi không thấy mẹ, có nghĩa là bạn không ở nhà. Nhưng đến 10 tháng, bé sẽ bỏ cái chăn ra để tìm bạn hoặc là một món đồ chơi mà bạn đã giấu. Và một khi bé đã quen với trò này, bé sẽ tự chơi bằng cách trốn sau tay hoặc chăn và sau đó lén nhìn trộm để bạn ngạc nhiên.

5. La hét

Khi được 7-8 tháng tuổi bé thích kêu thét lên, nghe có vẻ sợ hãi, giống như những tiếng la hét trong các bộ phim kinh dị. Và khi bạn hỏi: “Ai hét ầm ĩ lên thế”, bé chỉ cười.

Rất nhiều bé thích làm như thế, và mặc dù điều này có thể làm bạn phát điên, nhưng đơn đản chỉ là bé đang khám phá cách phát âm. Đó là một trong những cách bé thử giao tiếp với bạn ngoài việc khóc. Bé đang thử gây sự chú ý với bạn và kiểm tra mối quan hệ nguyên nhân-kết quả.

6. Tấm gương

Trẻ nhỏ thường thích chơi với gương. Điều này liên quan đến việc bé rất thích nhìn những khuôn mặt. Bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của chính mình trong gương và thích nhìn vào nó.

Lúc đầu bé không biết mình chính là em bé trong gương, nó giống như trẻ đang nhìn thấy một bé khác trong gương, cười với mình và sau đó bé sẽ đáp lại bằng một nụ cười. Đến khi 18 tháng tuổi, trẻ mới hiểu được rằng đứa bé đang cười trong gương kia chính là mình.

7. Đồ trang sức

Chính ánh sáng của đồ trang sức thu hút trí tò mò của bé. Thường từ 4 tháng trở lên, trẻ sẽ rất thích những đồ sáng lấp lánh đặc biệt khi chúng được đeo trên cổ hoặc tai của bạn.

Trong suốt giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu với lấy các đồ vật, thậm chí là cho cả vào trong miệng để khám phá nhiều hơn. Vì thế với bất cứ đồ gì mới và khác lạ trẻ sẽ không thể cưỡng lại được.

8. Điều khiển TV

Với rất nhiều nút bấm thú vị và khả năng làm xuất hiện hình ảnh trên TV, những điều khiển thu hút nhiều sự chú ý của các bé. Bé thích thú quan sát xem điều gì sẽ xảy ra nếu bấm những nút khác nhau trên điều khiển: thay đổi kênh, tắt TV hoặc cho to, nhỏ âm thanh.

Bất cứ đồ gì mà cha mẹ hay dùng như điều khiển tivi hoặc điện thoại, và những đồ đặt ngoài tầm với của trẻ đều kích thích trí tò mò của bé. 18 tháng tuổi, bé càng trở nên tò mò hơn, bé thích thú bắt chước những gì bạn làm và thể hiện trong những trò chơi giả vờ, giống như nấu ăn.

9. Trẻ rất thích cù

Dù bạn cù lét vào bụng trẻ hay chơi trò rượt bắt và nói: “Mẹ sắp bắt được con rồi” cũng khiến trẻ hứng thú. Trẻ bắt đầu phản ứng lại bằng cách mỉm cười và cười to lúc được 4-6 tháng tuổi.

10. Những người bạn bốn chân

Động vật dường như có tác động rất lớn với trẻ nhỏ. Nhiều người thường nuôi vật nuôi trong nhà vì thích, trẻ nhỏ cũng có cảm giác những con vật này an toàn và tốt. Những sinh vật sống thì bao giờ cũng thú vị hơn là đồ chơi.