Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

5 củ quả tốt cho bé ăn dặm

Nếu bạn băn khoăn khi con bạn bắt đầu vào tuổi ăn dặm thì hãy tham khảo vài loại thức ăn an toàn và nhiều dinh dưỡng dưới đây.

1. Táo tàu

5 củ quả tốt cho bé ăn dặm

Không chỉ giàu vitamin và chất dinh dưỡng, táo tây còn có mùi vị dễ chịu, thích hợp với bé tập ăn dặm. Bé có thể dùng táo tây nghiền nhuyễn như bữa ăn phụ.

2. Quả bơ

5 củ quả tốt cho bé ăn dặm

Các chất dinh dưỡng có trong quả bơ rất có lợi cho bộ não của bé. Bơ được xem là một trong những loại quả tốt nhất khi bé tập ăn dặm. Ngoài việc là món ăn thân thiện đầu tiên, bạn có thể trộn bơ với sữa chua, chuối và lê, giống như món kem trộn tuyệt vời cho bé.

3. Bí ngô

5 củ quả tốt cho bé ăn dặm

Bí ngô giàu xơ nhưng lại ít kalo. Bí ngô trộn cùng bột gạo ăn dặm sẽ mang tới món ăn đẹp mắt. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí ngô với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.

4. Khoai lang

5 củ quả tốt cho bé ăn dặm

Khoai lang là loại củ khỏe mạnh và an toàn bậc nhất cho bé. Khoai lang cũng dễ dàng khi được thê vào bột ăn dặm cho con. Có nhiều cách nấu khoai lang nhưng nướng là cách giữ lại hương vị và dinh dưỡng của khoai tốt nhất. Luộc hoặc hấp là hai phương pháp hiệu quả tiếp theo.

5. Cà rốt

5 củ quả tốt cho bé ăn dặm

Carrot chứa nguồn beta-caroten dồi dào rất có lợi cho thị giác. Tuy nhiên, cần nghiền thật nhuyễn carrot vì bé có thể bị hóc, nghẹn do những mẩu li ti của carrot dù đã được nấu chín.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng

Để bé yêu có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện, cha mẹ nên chú ý tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng ở trẻ.

Thời kỳ trẻ mọc 2 răng

Trẻ mọc 2 răng cửa thường là trong giai đoạn từ 4 đến 8 tháng. Trong thời kỳ này, trẻ bắt đầu giai đoạn mọc răng đầu tiên và sẽ bắt chước các hành động của người lớn như nhai đũa, thìa, mút tay…

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng


Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Các chuyên gia đã cho biết rằng, một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.

Người lớn có thể tập cho trẻ nhận biết sự khác nhau của các loại thực phẩm, đó cũng là cách giúp thúc đẩy sự nhanh mọc răng ở trẻ nhỏ.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng

Trẻ mọc 2 răng cửa thường là trong giai đoạn từ 4 đến 8 tháng.

Thời kỳ trẻ mọc 4 răng

Trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng, hàm trên của trẻ sẽ có thể mọc thêm hai răng hoặc nhiều hơn. Lúc này, trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì vậy, người lớn cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ. Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới.

Tuy nhiên, có một điều mà người lớn cần chú ý, đó chính là khả năng nhai của trẻ lúc này là chưa tốt, chức năng tiêu hóa cũng chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy nên các bà mẹ cần phải có kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp với trẻ.

Thời kỳ trẻ mọc từ 6 đến 8 răng

Trong khoảng thời gian từ 9 đến 13 tháng, các răng của hàm trên sẽ mọc nhanh chóng, các răng ở hàm dưới thông thường sẽ mọc ở giai đoạn trẻ được từ 10 đến 16 tháng. Lúc này, răng của trẻ từ từ thích ứng với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Người lớn có thể cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm cứng như trứng, rau…

Thời kỳ trẻ mọc từ 8 đến 12 răng

Trong khoảng từ 13 đến 19 tháng thì các răng hàm của trẻ bắt đầu mọc. Với các răng hàm chính thì kỹ năng nhai của trẻ cần phải được tăng cường rất nhiều. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, gạo, rau, thịt…

Trẻ mọc từ 12 đến 20 răng

Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, các răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương…

Sử dụng chất béo hợp lý cho trẻ

Việc sử dụng chất béo đầy đủ, đa dạng sẽ giúp trẻ hấp thu tốt một số dưỡng chất, có đủ năng lượng, nguyên liệu để phát triển về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn quá lạm dụng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ, điều đó có thể có hại nhiều hơn là có lợi.

Chất béo (lipid) là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cấu tạo nên khẩu phần ăn, có vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cao gấp đôi chất bột đường và chất đạm, là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất và là nguồn cung cấp các a-xít béo cần thiết…

Chất béo còn đóng vai trò trong cấu tạo màng tế bào tất cả các mô, đặc biệt là tế bào thần kinh và võng mạc, ngoài ra còn giúp tạo nên một số hormone và các hóa chất trung gian quan trọng trong cơ thể. Việc sử dụng chất béo thế nào cho hợp lý, đặc biệt với cơ thể của trẻ em là điều rất quan trọng.
Sử dụng chất béo hợp lý cho trẻ

Sử dụng chất béo hợp lý cho trẻ
Nhu cầu về chất béo ở trẻ là khá lớn nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều
Dầu thực vật dễ hấp thu?

Các bà mẹ cũng như nhân viên các bếp ăn phục vụ cho trẻ nên chú ý: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, chất béo ở trạng thái lỏng được gọi là dầu, ở trạng thái đặc thì được gọi là mỡ. Tính chất sinh học và vai trò của chất béo phụ thuộc vào các a-xít béo cấu tạo nên.

Trong số hàng trăm loại a-xít béo, có 2 loại cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải nhận vào từ bên ngoài (gọi là các a-xít béo thiết yếu). Đó là a-xít linoleic (có nhiều trong dầu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu rum safflower, dầu bắp, dầu ô liu… ) và a-xít linolenic (có nhiều trong dầu nành, hạt cải…).

Các nhà khoa học còn chia a-xít béo thành a-xít béo no và a-xít béo không no. Sở dĩ người ta hay nói dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật là do trong dầu thực vật có nhiều a-xít béo không no hơn so với mỡ động vật. A-xít béo không no có nhiều trong sữa mẹ, hải sản… còn a-xít béo no có nhiều trong mỡ động vật (trừ mỡ cá), dầu dừa, dầu cọ.

Cơ thể trẻ rất cần chất béo

Ở người lớn, việc sử dụng chất béo quá mức, nhất là các loại chất béo no và cholesterol có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch và cao huyết áp, do đó cần giới hạn ở khoảng 15%-20% tổng năng lượng và giảm chất béo no cũng như cholesterol.

Đối với trẻ em, việc sử dụng chất béo hợp lý cực kỳ cần thiết cho sự phát triển. Trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi sau khi được 5 tháng tuổi, gấp 3 lúc 1 tuổi, gấp 4 lúc 2 tuổi. Não của trẻ cũng tăng gấp 3 khi trẻ 1 tuổi, đạt 80% não người lớn lúc 2 tuổi, bằng não người trưởng thành khi trẻ 6 tuổi, mà chất béo thì lại chiếm đến 70%-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Do đó, thời gian này trẻ cần năng lượng và chất béo rất nhiều.

Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao. Ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40% và trẻ 1 đến 2 tuổi cần 30% đến 35%. Trẻ dưới 2 tuổi rất cần được cung cấp cholesterol để hoàn thiện não và hệ thần kinh nên phải có nguồn chất béo động vật.

Trong khẩu phần ăn của trẻ, ngoài lượng chất béo có sẵn trong sữa, các bà mẹ nên chú ý bổ sung cho đủ lượng chất béo được khuyến nghị, bởi thực tế cho thấy đa số trẻ suy dinh dưỡng đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) đều do có khẩu phần ăn chưa đủ chất béo. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà lạm dụng chất béo trong khẩu phần ăn và nhớ chọn loại dầu mỡ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không tái sử dụng chất béo

Cũng nên chú ý rằng chất béo không no rất dễ bị ô xy hóa, nhất là ở nhiệt độ cao, sinh ra nhiều chất độc, do đó việc bảo quản cần kỹ càng hơn và không được dùng để nấu ở nhiệt độ quá cao. Muốn tránh nguy cơ tạo thành những chất độc cho cơ thể thì không nên tái sử dụng chất béo (chiên xào nhiều lần), chọn loại dầu mỡ thích hợp cho từng cách chế biến và không nấu chất béo ở trên nhiệt độ bay hơi đã được ghi chú cụ thể cho từng loại dầu mỡ.

Nhiệt độ bay hơi cao thích hợp cho chiên rán ngập là dầu cải, dầu bắp, dầu hướng dương và dầu rum. Loại dầu ít chất béo no chọn để dùng trong trộn salad và chiên xào nhanh là dầu cải, dầu bắp, dầu ô liu, hướng dương, rum, mè, nành… Nên hạn chế dùng loại có nhiều chất béo no.

Sử dụng nhiều loại để có hiệu quả cao

Để cung cấp loại chất béo phù hợp với cơ thể của trẻ, một trong những vấn đề rất cần được quan tâm là tỉ lệ a-xít linoleic/a-xít -linolenic (tỉ lệ hợp lý: 4 đến 10/1). Sử dụng nhiều loại dầu thực vật và mỡ động vật khác nhau sẽ bổ sung cho nhau để có hiệu quả cao nhất.

Sử dụng chất béo đầy đủ, đa dạng, hơp lý sẽ giúp trẻ nhận được đủ năng lượng, đủ nguyên liệu để phát triển thể chất và trí tuệ. Chất béo cũng làm cho món ăn ngon hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn.

Chỉ giới hạn chất béo khi trẻ đã qua giai đoạn hoàn thiện hệ thần kinh và thừa cân, béo phì hoặc có một số bệnh lý đặc biệt.

Để biết rõ hơn về việc giới hạn sử dụng chất béo ở mức độ nào cho phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của trẻ và bổ sung đủ các a-xít béo thiết yếu cũng như vitamin tan trong dầu, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về dinh dưỡng nhi khoa.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả

Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc cho trẻ uống nước ép rau quả sớm không hề có lợi. Hãy nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép rau quả sớm thì hãy lưu ý một số điều sau…

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả
Không nên ép trẻ uống nhiều nước hoa quả

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải bà mẹ nào cũng cho con bú đến 1 tuổi vì một loạt các lý do. Nhiều bậc cha mẹ cũng tỏ ra lo lắng khi bắt đầu cho con làm quen với nước trái cây và thức ăn xay nhuyễn. Trẻ có thể uống nước trái cây khi được 6 tháng tuổi nhưng phải pha loãng, bởi nước trái cây có nhiều đường thường dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, trong khi các loại nước ép rau quả thường có nhiều muối và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận ở trẻ.

Học viện Nhi khoa Mỹ, trong một ấn bản năm 2001 của tạp chí “Nhi khoa”, đã có khuyến nghị nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi mới nên cho con uống nước trái cây hoặc nước hoa quả xay nhuyễn. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ uống nước trái cây nhằm mục đích thay thế số lượng sữa mẹ hoặc sữa bột mà trẻ ăn hàng ngày, trong khi trên thực tế sữa mẹ phong phú hơn nhiều về các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất. Đó chính là lý do mà mặc dù các loại nước ép trái cây và thực vật là một nguồn calo và giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh như sữa mẹ.

Nước ép hoa quả

Nước ép trái cây tự nhiên thường chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng đặc biệt thường có nhiều đường fructose. Trẻ 6 tháng tuổi tiêu thụ một chút đường fructose thì được coi là tốt, nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe. Theo “Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng con người” (Encyclopedia of Human Nutrition), trẻ sơ sinh tiêu thụ nhiều nước ép trái cây mỗi ngày sẽ có liên quan tới chậm phát triển chiều cao, béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và không phát triển mạnh trong những năm sau.

Khi chế biến nước trái cây tươi, không tiệt trùng ở nhà phải hết sức cẩn thận, nhất là chế biến cho trẻ sơ sinh, bởi nếu để nhiễm bẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra bởi trái cây bị ô nhiễm và có thể lan truyền từ đường ruột của bé đến thận và dẫn đến tổn thương, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy và ói mửa quá mức.

Nước ép rau củ

Một số nước rau ép rau củ có hàm lượng natri cao, rất có hại cho thận, đặc biệt là cho thận của trẻ em. Theo cuốn sách “Sinh lý học con người: Phương pháp tiếp cận tích hợp” (Human Physiology: An Integrated Approach) thì mức độ natri cao là độc hại đến các cơ quan lọc máu và các chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như thận và gan. Hơn nữa, nồng độ natri tốt đối với người lớn lại có thể gây tổn hại cho thận của em bé, đặc biệt là tiêu thụ trong suốt nhiều tuần và tháng. Nước ép rau tươi có hàm lượng natri thấp, nhưng không tiệt trùng và như nước trái cây, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, như đã nói ở trên.

Các khuyến nghị

Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, có thể đến 1 tuổi là được. Nếu không thể, cũng đừng quá vội vàng mà nên chờ đến khi bé được ít nhất 6 đến 8 tháng tuổi mới nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và nước ép rau củ. Nên chọn các loại trái cây tự nhiên chất lượng cao hoặc chọn nước ép rau có lượng natri thấp đã được tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết trước khi cho em bé tiêu thụ. Nên pha loãng 50% hoặc 75% khi trẻ mới tập ăn, uống thêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc cho con bú, thay đổi chế độ ăn uống cho bé và các dấu hiệu sớm của suy thận.

Những lưu ý về đồ uống dành cho bé

Uống quá ít nước hoặc quá nhiều nước đều không có lợi cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt với nhiều loại nước ngọt chứa những thành phần không rõ ràng có thể gây hại hoặc khiến trẻ bị nghiện.

Có nên thay đổi các loại sữa hay các loại thức uống?

Chúng ta cũng nên cho trẻ thử qua các loại thức uống khác nhau để xem trẻ thích hợp với loại thức uống nào. Hơn nữa, nếu không may loại thức uống này có vấn đề gì về sức khỏe thì khi sử dụng trong thời gian ngắn, cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

Những lưu ý về đồ uống dành cho bé

Những lưu ý về đồ uống dành cho bé

Có nên cho trẻ uống nước suối thường xuyên?

Các chuyên gia cho rằng, phương pháp này không có tính khả thi. Đây là phương pháp mang tính mạo hiểm cao, bởi vì chức năng của dạ dày và khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.

Trong khi đó, nếu dùng loại nước suối chưa qua kiểm nghiệm vệ sinh, một khi hàm lượng các nguyên tố có hại vượt mức sẽ gây hại cho trẻ.

Nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội là an toàn nhất

Các chuyên gia nhấn mạnh, chỉ cần được đun sôi thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất.

Nên cho trẻ uống nước theo nhu cầu

Uống nước không cần phải tuân thủ theo thời gian biểu cứng nhắc, đặc biệt đối với trẻ em, nguyên tắc chính là trẻ muốn uống lúc nào thì cho trẻ uống, nếu trẻ chưa khát cũng không nên ép trẻ uống.
Tình trạng thiếu nước kéo dài có tác hại thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Cung cấp không đủ nước cho trẻ trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen lười uống nước ở trẻ, điều này thật không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có thói quen rất ít uống nước làm cho lượng máu lưu thông đến thận không đủ, gây ra tình trạng tiểu gắt hay không đi tiểu, từ đó gây tác hại đến chức năng thận.

Uống nước quá nhiều gây hại gì đối với sức khỏe trẻ?

Bất luận là người lớn hay trẻ em, nếu uống quá nhiều nước cũng không tốt chút nào. Thông thường, lượng nước cung cấp cho trẻ nên căn cứ vào thể trọng của trẻ. Trẻ được 4kg thì mỗi ngày lượng nước cho trẻ khoảng 800ml và lượng nước này bao gồm cả nước có trong sữa mẹ hoặc nước trong sữa bột khi pha cho trẻ.

Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi có cần cho trẻ uống nước muối pha loãng?

Trong thực đơn ăn uống của chúng ta đã cung cấp đầy đủ lượng muối cho cơ thể, không cần đặc biệt bổ sung thêm. Tuy đặc thù cơ thể của trẻ rất dễ ra mồ hôi hơn người lớn nhưng chỉ cần cho trẻ uống nước là được, bởi vì chỉ sợ cho trẻ uống nước pha muối làm cho dạ dày trẻ khó thích ứng và sẽ gây tác dụng ngược.

Không nên dùng nước ngọt thường xuyên để giải khát cho trẻ

Trong nước ngọt, có 98% là nước, còn lại là các thành phần nguyên tố được bổ sung vào để làm tăng khẩu vị. Đặc biệt trẻ em rất thích các loại nước này, nếu không may gặp phải những loại nước uống không nguồn gốc rõ ràng, trong đó có chứa nhiều nguyên tố có hại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ.

Những lưu ý về đồ uống dành cho bé

Các chuyên gia còn nhấn mạnh, không nên cho trẻ uống thường xuyên các loại nước ngọt vì sẽ dễ dẫn đến gây nghiện ở trẻ.

Uống nước sao cho an toàn
Uống nước ấm là tốt nhất

Uống nước cũng cần chú ý đến nhiệt độ của nước, mùa hè không nên uống nước quá lạnh, mùa đông không nên uống nước quá nóng.

Bất luận lúc nào thì nước ấm vẫn rất tốt, bởi vì dù nhiệt độ bên ngoài có thay đổi như thế nào nhưng dạ dày chúng ta chỉ thích ứng với một nhiệt độ nhất định.

Đặc biệt đối với trẻ, dạ dày của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh như người lớn. Khi cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng không tốt cho khả năng thích ứng của trẻ, nước quá lạnh sẽ gây hiện tượng co thắt ruột làm trẻ bị đau bụng.

Bổ sung nước khi ở trong phòng máy lạnh

Trong phòng máy lạnh rất khô. Tuy không bị đổ mồ hôi nhưng sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hơn đới với trẻ.

So với người trưởng thành, bề mặt da của trẻ có diện tích lớn hơn, nước trong cơ thể dễ bốc hơi qua da, lượng nước này còn nhiều hơn so với khi bị đổ mồ hôi.

Thường thường qua một đêm ở phòng lạnh thì trẻ sẽ tiêu hao khoảng 100ml nước, môi bị khô và lúc đó cần bổ sung nước kịp thời, tốt nhất nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng lạnh ở một nhiệt độ bảo hòa.

Uống trà giải nhiệt

Đôi khi trẻ có thể uống trà như uống nước và có thêm vào một số thành phần thuốc Đông y không có chứa các nguyên tố có hại. Từ đó giúp trẻ thông tiện, giải nhiệt… và không ảnh hưởng gì nhiều đến dạ dày.

Làm gì khi trẻ bị táo bón, đặc biệt là trẻ nhỏ

Khi pha sữa phải pha đúng lượng nước mà nhà sản xuất đã hướng dẫn, không tự ý pha sữa đặc hơn hay là loãng đi. Người mẹ nên truyền đạt và chỉ dẫn kỹ lưỡng cho người chăm sóc trẻ.

Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì người mẹ phải theo dõi phân của bé và số lần đi tiêu để thay đổi chế độ ăn uống của mình, ăn nhiều rau quả có tính nhuận tràng và quan trọng người mẹ cho con bú cũng phải được cung cấp đầy đủ rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng tốt.

Không nên uống các loại thức uống khác, chúng có tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ.

Khoai lang trong khẩu phần cho bé

Củ khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, folate, beta caroten, kali và canxi. Khoai lang là một trong nhóm thực phẩm xếp đầu bảng trong danh sách 58 loại rau củ chứa đủ 6 chất dinh dưỡng (vitamin A, C, folate, sắt, canxi và đồng), đối thủ “cạnh tranh” ngay sau khoai lang là carrot.

Khoai lang trong khẩu phần cho bé

Khoai lang trong khẩu phần cho bé

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất cần thiết

Dinh dưỡng có trong một bát khoai lang đã được nấu chín:

- Vitamin A (24,877mg); vitamin C (28mg) cùng một số vitamin khác nhưng với hàm lượng thấp.
- Kali (273mg); photpho (29,5mg); magiê (13,5mg); canxi (6,2mg); sắt (55mg); kẽm (3mg); mangan (6mg)…

Cách chế biến khoai lang cho bé

1. Khoai lang nướng: Nướng là cách tốt nhất để giữ mùi vị và các chất dinh dưỡng có trong khoai lang. Nên chọn loại khoai mềm để khi được nướng lên, phần thịt của khoai lang sẽ mềm tới mức chảy ra nước ngọt. Khi ấy, bạn nên đợi khoai nguội, lột bỏ vỏ khoai và dùng thìa, xúc phần thịt khoai mềm và cho bé thưởng thức.

2. Khoai lang dầm: Gọt sạch vỏ khoai lang, thái khoai thành những phần nhỏ, bằng hạt lựu rồi đun thật chín với nước (lưu ý, bạn chỉ nên để cho mực nước hơi ngập khoai một chút). Khi khoai đã chín, bạn dùng thìa dầm khoai thành một hỗn hợp sền sện. Đợi hỗ hợp này nguội, bạn có thể cho bé ăn (không cần trộn thêm sữa hoặc đường vào hỗn hợp khoai lang).

3. Hỗn hợp khoai lang và táo: Hấp 1/2 quả táo đã được gọt sạch vỏ và 1 củ khoai lang (đã được gọt sạch vỏ) cho đến khi cả hai đã chín mềm. Với bé đã đến tuổi ăn bốc, bạn có thể thái khoai tây và táo thành những lát mỏng; sau đó, bạn trộn khoai lang và táo vào chung một chiếc bát và cho bé dùng tay thưởng thức.

4. Những loại thực phẩm có thể trộn chung với khoai lang: Bột ăn dặm của bé; táo, lê, đào; carrot, đậu xanh, bí ngô; thịt gà, thịt bò, thịt cừu; sữa chua (hoặc sữa công thức).

Nên cho trẻ ăn hoa quả như thế nào?

Hoa quả ngon miệng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết và là một loại thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Nhưng cho trẻ ăn quả gì và ăn như thế nào là một điều không hề đơn giản. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý hướng dẫn cho trẻ ăn hoa quả một cách khoa học.

Nên cho trẻ ăn hoa quả như thế nào?

Nên cho trẻ ăn hoa quả như thế nào?


Trẻ ăn hoa quả khác nhau ở từng độ tuổi

Trẻ khoảng 4 tháng sau sinh

Nên dần dần cho trẻ làm quen với nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả có nhiều vị khác nhau, còn hoa quả nghiền thì nên là táo và lê. Hai loại hoa quả này khá ôn hòa, không dễ gây tổn thương cho dạ dày, đường ruột của trẻ.

Nước hoa quả tốt nhất là vừa mới vắt xong và đã được pha loãng, có thể uống vào giữa hai bữa sữa.

Sau 5 tháng

Có thể cho trẻ ăn một lượng hoa quả xay thích hợp. Các loại hoa quả như táo, lê, quả kiwi, dưa hấu đều là những lựa chọn rất tốt. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều trong một lần, khoảng nửa thìa là thích hợp nhất.

Khi chọn hoa quả cho trẻ ăn, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ như thế nào. Nếu trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn nhiều lê, quả kiwi… Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.

Sau 9 tháng

Nên cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ. Cần nhớ rằng hoa quả không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.

Một số lưu ý

Về thời gian

Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, sau khi bé ngủ dậy hoặc khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Mỗi lần bạn cho bé ăn từ 50 – 100 gram hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé. Trẻ – 3 tháng tuổi chỉ nên uống nước trái cây, từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu cho ăn hoa quả.
Không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau xanh

Nhiều người cho rằng hoa quả sẽ thay thế được rau xanh, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Vì hàm lượng muối khoáng và chất xơ trong hoa quả ít hơn rau xanh, đồng thời trong rau xanh còn có một số chất mà hoa quả không thay thế được. Cho nên bạn cần kết hợp cho bé ăn kèm rau xanh trong các bữa chính và bổ sung hoa quả ở các bữa ăn phụ.

Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất

Khi cho trẻ ăn hoa quả bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm đó. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại quả có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với những bé có hệ tiêu hóa không tốt hãy năng cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.

Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm nguy cơ bị dị ứng.

Nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả

Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.