Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Dinh dưỡng khi mang thai: “Ăn cho hai người”

Sức khỏe của bé có liên quan trực tiếp tới những gì bạn ăn trước và trong thai kỳ. Vì vậy chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng. Khi cơn thèm ăn chiếm lĩnh bạn, hãy nhớ rằng bạn đang ăn cho một em bé chứ không phải một người trưởng thành. Hãy chọn chất lượng thay vì số lượng!
Khi mang thai có nên ăn nhiều gấp đôi bình thường?
Thỉnh thoảng bạn có thể không cầm lòng được và ăn nhiều gấp đôi bình thường, tuy vậy đó không phải là điều bác sĩ yêu cầu.
Cơ thể bạn trở nên hiệu quả hơn khi mang thai và có thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn khi ăn. Vì vậy, tiêu thụ lượng thức ăn gấp đôi cũng không nhân đôi xác suất sinh ra một em bé khỏe mạnh mà còn dễ khiến bạn thừa cân, dẫn đến nguy cơ về các biến chứng trong thai kỳ.

Tham khảo thêm bài viết sức khỏe cho bà bầu:
http://vnanmum.com/giai-phap-dinh-duong-cho-ba-bau
http://vnanmum.com/sua-dau-nanh-da

Hình ảnh

Nếu bạn có cân nặng hợp lý, không cần bổ sung thêm calorie trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bạn nên bổ sung thêm 300 calories mỗi ngày trong ba tháng tiếp theo và 450 calories trong ba tháng cuối. Nếu bạn đang thừa cân hoặc thiếu cân, có thể tăng giảm lượng calorie bổ sung tùy theo thể trạng.
Chỉ cần vài ly sữa ít béo và một ít hạt hướng dương hay một cái sandwich kẹp cá ngừ mỗi ngày là đủ để bổ sung thêm calorie cho ba tháng cuối của thai kỳ.
Hấp thu đủ dinh dưỡng khi mang thai mà không phải ăn thêm nhiều calorie
Sau đây là một số lời khuyên để tăng tối đa dinh dưỡng khi mang thai:
- Lên kế hoạch cho các bữa ăn chính và ăn vặt dựa trên yêu cầu dinh dưỡng khi mang thai.
- Mỡ, dầu và chất ngọt không được ăn chung. Nhớ chọn các loại chất béo có lợi cho sức khỏe.
- Chọn các loại thức ăn ở trạng thái tự nhiên nhất có thể. Chẳng hạn, ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt thay vì bánh mì trắng hoặc gạo trắng, ăn trái cây tươi hoặc đông lạnh thay vì trái cây đóng hộp.
- Để đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về chất đạm, calorie, carbohydrate, chất béo có lợi, các vitamin và chất khoáng thiết yếu, hãy ăn nhiều loại thức ăn. Thậm chí trong cùng nhóm thức ăn (như rau củ) cũng phải chọn các loại có màu sắc, tính chất khác nhau.
- Cố gắng ăn thật ít các loại thức ăn phụ chứa nhiều calorie nhưng lại ít dưỡng chất như nước uống có đường, thức ăn chiên xào, thức ăn chứa nhiều đường và chất béo. Chọn các loại thức ăn và đồ ăn vặt có nhiều dưỡng chất và ít calorie. Bổ sung vài loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa chua, trứng luộc, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày là một cách hiệu quả để cung cấp calorie có lợi cho sức khỏe.
Thức ăn được phân chia giữa mẹ và con như thế nào?
Các bác sĩ vẫn chưa thể xác định chính xác cách mà bạn và thai nhi phân chia dưỡng chất. Dinh dưỡng cho bé được lấy từ chế độ ăn uống của bạn cùng với các chất dinh dưỡng hiện đang được lưu giữ trong xương và mô của bạn.
Trước đây, người ta cho rằng bào thai đang phát triển là một “vật ký sinh hoàn hảo”. Nghĩa là nó lấy tất cả chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân từ người mẹ cho dù người mẹ ăn gì cũng không quan trọng. Theo quan niệm này, nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu một vi chất nào đó như canxi chẳng hạn, bào thai sẽ không bị ảnh hưởng vì nó có thể lấy canxi dự trữ từ xương và răng của mẹ.
Ngày nay các chuyên gia tin rằng nếu chế độ dinh dưỡng khi mang thai không đầy đủ, em bé sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu dưỡng chất trong thai kỳ được cho là có ảnh hưởng suốt đời đối với sức khỏe của bé.
Theo: Thức ăn tốt cho bà bầu

Thừa cân làm tăng nguy cơ sinh mổ

Hầu hết các phụ nữ thừa cân khi mang thai đều có thể có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng đối với một hành trình phức tạp như việc có em bé thì thời điểm vượt cạn của bạn có thể gặp chút ít khó khăn
Phụ nữ thừa cân có thể có thời gian sinh lâu hơn
Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy những phụ nữ thừa cân cần trung bình 80 phút và phụ nữ béo phì cần trung bình 105 phút so với mức thời gian trung bình dành cho những phụ nữ gầy hơn. Đây chỉ là những con số trung bình. Thừa cân khi mang thai không có nghĩa bạn sẽ ở trong nhóm phụ nữ có thời gian sinh lâu hơn.
Việc bạn có thể làm: Thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống có chế độ và tăng cân hợp lý có thể ảnh hưởng đến thời gian sinh của bạn. Tham gia những lớp học chuẩn bị sinh và những bài tập có thể giúp bạn sinh nhanh hơn. Cân nhắc việc chỉ định bác sĩ đỡ sinh. Suy nghĩ tích cực cũng có thể giúp ích cho bạn. Bước vào phòng sinh với thái độ tự tin là bạn có thể làm tốt.

Có thể bạn quan tâm chuẩn bị mang thai:
http://vnanmum.com/nhung-bien-doi-co-th ... -thang-dau
http://vnanmum.com/thau-hieu-thai-ky-tuan-thu-25

Hình ảnh

Phụ nữ thừa cân có khả năng sinh em bé lớn
Phụ nữ thừa cân và béo phì có nguy cơ sinh em bé lớn (khoảng 4,15kg) nếu không kiểm soát tốt bệnh Đới tháo đường thai kỳ, hoặc gia đình có tiền sử về em bé lớn; hoặc đã quá ngày dự sinh.
Nếu những phép đo đáy cho biết bụng bạn có kích thước lớn hơn so với ngày thai, có khả năng bạn đang mang thai em bé lớn hoặc có thể là do lượng nước ối nhiều (phép đo đáy có thể không đúng đối với phụ nữ thừa cân). Và siêu âm là cách chuẩn xác để đoán kích thước thai nhi. Tuy nhiên, bằng chứng duy nhất để chứng minh em bé lớn là cân nặng khi sinh.
Việc bạn có thể làm: Nếu bạn được chẩn đoán bị Đới tháo đường thai kỳ, hãy chắc rằng lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức phù hợp. Nếu bác sĩ chẩn đoán em bé lớn, bạn nên trao đổi với bác sĩ các lựa chọn của bạn. Các bác sĩ có thể đề nghị phương án sinh mổ nhưng họ sẽ kiểm tra độ mở của âm đạo xem có phù hợp để sinh thường hay không trước.
Thừa cân làm tăng nguy cơ sinh mổ
Một số nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thừa cân và béo phì thường sẽ sinh mổ, chiếm từ 26 đến 35% các ca sinh; so với tỉ lệ khoảng 20% của những phụ nữ có chỉ số BMI từ 19 đến 24.
Nếu bạn có thời gian sinh lâu hoặc bị tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ, hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể đề nghị phương án sinh mổ với bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lưu ý bạn sắp xếp mổ lấy con sớm nếu có bất kỳ vấn đề gì.
Việc bạn có thể làm: Trao đổi với bác sĩ xem họ có xếp bạn vào nhóm có nguy hiểm cao cho phương án sinh mổ hay không. Nếu có thì vì sao lại thế? Hãy hỏi bác sĩ về tỉ lệ sinh mổ mà bác sĩ đã giải quyết và cách xử trí nói chung. Nếu bạn có những vấn đề sức khỏe trầm trọng, bác sĩ có đồng ý cho bạn sinh thường hay không? Trong quá trình sinh thường, điều gì có thể khiến bác sĩ phải can thiệp bằng phương án sinh mổ?
Bạn cũng có thể giảm tỷ lệ lựa chọn phương án sinh mổ bằng cách tuân theo khuyến nghị tăng cân của bác sĩ, luyện tập thể dục trong thời gian thai kỳ, và tham dự lớp học chuẩn bị sinh…
Theo: Thức ăn tốt cho bà bầu

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Những lo ngại về việc dùng caffeine khi mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố rộng rãi vào năm 2008, phụ nữ dùng hơn 200 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra mối liên hệ giữa việc dùng caffeine và nguy cơ sẩy thai.
Những lo ngại về việc dùng caffeine khi mang thai 
Một nghiên cứu ở Đan Mạch chỉ ra rằng phụ nữ uống hơn 8 cốc cà phê mỗi ngày trong khi mang thai sẽ có nguy cơ bị phôi thai chết cao gấp 2 lần phụ nữ không dùng cà phê.
Nghiên cứu khác cũng cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dùng hơn 500 mg caffeine mỗi ngày khi mang thai sẽ có nhịp tim, nhịp thở nhanh hơn và thường hay bị giật mình trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời.

Tham khảo thêm bài viết dinh dưỡng cho bà bầu:
http://vnanmum.com/giai-phap-dinh-duong-cho-ba-bau
http://vnanmum.com/thau-hieu-thai-ky-tuan-thu-39

Hình ảnh

Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa lượng tiêu thụ caffeine cao của mẹ khi mang thai với tỉ lệ nhẹ cân của trẻ sơ sinh, nhưng một số nghiên cứu khác thì không, cũng như chưa có mối liên hệ nào từ việc tiêu thụ một lượng caffeine nhất định khi mang thai sẽ dẫn đến khả năng sinh non.
Và cũng chưa có chỉ dẫn nào cho thấy việc dùng caffeine khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp trong thời kỳ thai nghén và chứng tiền sản giật.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng: Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn khi mang thai nếu không dùng quá nhiều lượng caffeine!
Vì caffeine là chất kích thích nên sẽ làm tăng nhịp tim, ngoài ra còn gây cảm giác bồn chồn và chứng mất ngủ. Caffeine cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng khi kích thích sự bài tiết axít của dạ dày.
Những ảnh hưởng này có thể dễ dàng gặp phải hơn trong quá trình mang thai. Đó là vì sự suy giảm khả năng của cơ thể trong việc giảm lưu lượng caffeine khiến cho lượng caffeine trong mạch máu tăng lên. Trong suốt quý hai của thai kỳ, lượng thời gian tiêu biến caffeine trong cơ thể mất gấp 2 lần so với khi không mang thai và nhiều gấp 3 lần trong quý ba của thai kỳ.
Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến lượng caffeine xâm nhập qua dạ con và tiếp xúc với thai nhi trong khi bé chưa thể xử lý chất kích thích này. Điều này cũng đúng với trẻ em mới sinh vì vậy bạn cần hạn chế lượng caffeine khi cho con bú, nhất là trong vài tháng đầu.
Và cuối cùng, thêm một lý do để bạn không dùng cà phê và trà khi mang thai cho dù có chúng có chứa caffeine hay không vì những loại thức uống này đều chứa chất phenol, hoạt chất ngăn cản cơ thể bạn hấp thụ chất sắt. Đây là một lý do khá quan trọng vì đa số phụ nữ đều bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Nếu bạn có dùng cà phê và trà, hãy uống giữa các bữa ăn để giảm khả năng gây ảnh hưởng việc hấp thụ chất sắt.
Những loại thực phẩm và đồ uống nào chứa chất caffeine? 
- Dĩ nhiên cà phê là một trong số đó. Lượng caffeine ở mỗi loại cà phê tùy thuộc vào loại hạt, cách rang, pha và cả dung tích của tách cà phê.
- Và để kiểm soát lượng caffeine đưa vào cơ thể, bạn cũng cần chú ý đến các nguồn khác như trà, nước uống không cồn, nước uống tăng lực, chocolate và kem cà phê.
- Chất caffeine cũng có trong các sản phẩm làm từ thảo mộc hoặc một số loại thuốc không cần kê đơn như thuốc trị nhức đầu, cảm, dị ứng. Bạn hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng nhé.
Mẹo từ bỏ thói quen dùng caffeine khi mang thai 
- Có thể nụ vị giác sẽ giúp bạn khá nhiều khi từ bỏ thói quen này. Rất nhiều phụ nữ không còn cảm giác thèm cà phê trong quý đầu của thai kỳ khi bị những con nghén hành hạ mỗi sáng.
- Nếu bạn là một người nghiện cà phê nặng, việc từ bỏ caffeine sẽ không dễ dàng. Dần dần cai cà phê để giảm nhẹ một vài triệu chứng như nhức đầu, chứng cáu kỉnh, lừ đừ.
- Bạn có thể bắt đầu bằng việc pha nhiều sữa và ít cà phê. Ngâm túi trà trong 1 phút thay vì 5 phút cũng giảm được phân nửa lượng caffeine.
- Điều cuối cùng: tuy lá thảo mộc thường ít khi chứa chất caffeine, hãy chắc chắn đọc kỹ danh sách các thành phần và tham khảo người bán thảo dược trước khi thử. Một vài loại thảo mộc, phụ gia có thể không an toàn cho thai phụ và một vài loại khác sẽ gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.
Theo: Thức ăn tốt cho bà bầu giúp đẹp da

Kỹ thuật sinh thiết gai nhau có thể phát hiện những gì?

Sinh thiết gai nhau là một trong các xét nghiệm thai kỳ quan trọng nhất nhằm xác định sớm các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Sinh thiết gai nhau (CVS: Chorionic Villus Sampling) là thao tác lấy một mẫu màng đệm bao quanh phôi thai (gai nhau). Mẫu tế bào này sẽ được sử dụng để phân tích các bất thường nhiễm sắc thể như trường hợp thể ba nhiễm sắc thể 21 gây ra hội chứng Down hoặc một số bệnh di truyền khác của thai nhi.
Kỹ thuật sinh thiết gai nhau có thể phát hiện những gì? 
- Mục đích chính của CVS là phát hiện tất cả các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể, trong đó có hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Patau (Trisomy 13), hội chứng Edwards (Trisomy 18), và bất thường nhiễm sắc thể giới tính (chẳng hạn như hội chứng Turner và hội chứng Klinefelter). Kết quả xét nghiệm CVS có độ chính xác đến hơn 99%.

Tham khảo thêm bài viết thức ăn tốt cho bà bầu:
http://vnanmum.com/lam-the-nao-de-chap- ... u-khi-sinh
http://vnanmum.com/thau-hieu-thai-ky-tuan-thu-27

Hình ảnh

- CVS cũng có thể phát hiện ra hàng trăm rối loạn di truyền như xơ nang, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Tay-Sachs.
- Chọc dò ối có thể phát hiện các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, còn CVS thì không. Nếu bạn chọn xét nghiệm CVS thay vì chọc dò ối, các bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ xét nghiệm sàng lọc máu vào tuần 15-20 của thai kỳ để xác định xem thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh hay không.
Quy trình tiến hành sinh thiết gai nhau? 
- CVS được thực hiện dưới sự kiểm soát của máy siêu âm, trước khi các túi ối hoàn toàn lấp đầy khoang tử cung.
- Các thiết bị có thể được đưa qua cổ tử cung hoặc bụng của người mẹ để lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ sẽ dùng ống đưa vào cổ tử cung và lấy một lượng nhỏ mô nhau thai để phân tích hoặc gây tê một phần nhỏ vùng bụng, dùng kim xuyên qua da và dạ con để lấy mẫu.
- Trong thời gian tiến hành CVS không quá 30 phút, các bác sĩ sẽ kiểm tra liên tục nhịp tim của bé qua màn hình máy siêu âm. Mẹ có thể cảm thấy đau, khó chịu ở vùng bụng hoặc bị chuột rút nhẹ.
- Sau xét nghiệm, mẹ cần người đưa về nhà, tránh mang vác nặng, quan hệ vợ chồng và đi du lịch trong vòng 2-3 ngày tiếp theo.
- Hiện tượng chuột rút và chảy máu nhẹ vào ngày hôm sau là điều bình thường, nhưng mẹ nên thông báo với bác sĩ nếu các vấn đề này xuất hiện. Đặc biệt, nếu thấy âm đạo nổi mẩn, bị rỉ nước ối hoặc chuột rút nặng, đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai. Mẹ cũng nên gọi bác sĩ ngay nếu bị sốt vì nhiều khả năng mẹ bị nhiễm trùng sau xét nghiệm.
- Lưu ý: Mẹ cần tiêm kháng thể Rh immune globulin nếu có yếu tố Rh- trong máu sau khi làm CVS và không cần tiêm nếu người bố cũng là Rh-. Nếu người chồng có Rh+, bé sẽ gặp nguy hiểm vì máu của mẹ và con sẽ tiếp xúc nhau và người mẹ có Rh- sẽ tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của bé.
- Kết quả phân tích nhiễm sắc thể sẽ có sau 7-10 ngày còn kiểm tra rối loạn di truyền thường mất 2-4 tuần.
Theo: Thuc an tot cho suc khoe ba bau

Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa

Bệnh ngứa sẩn mề đay và phát ban thai kỳ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra tình trạng ngứa ran rất khó chịu ở phụ nữ mang thai.
Dị ứng khi mang thai do phát ban thai kỳ (hay sẩn ngứa trong thai kỳ) 
Tình trạng này tương đối hiếm, đôi khi được gọi là phát ban thai kỳ, và có triệu chứng đặc trưng là cơ thể xuất hiện nhiều ban nhỏ, lúc đầu trông giống như các vết bọ cắn, sau đó do gãi mà lây lan ra.
Mẩn ngứa khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Các mẩn nổi có thể rất ngứa và khó chịu, thường xuất hiện trên chân, tay hoặc thân trên của bạn. Bạn sẽ cần đi khám bác sĩ để được kê thuốc bôi và thuốc kháng histamine phù hợp. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể cần dùng một đợt steroid đường uống.

Bài biết khác về sữa dành cho bà bầu:
http://vnanmum.com/giac-ngu-cua-tre
http://vnanmum.com/thau-hieu-thai-ky-tuan-thu-9

Hình ảnh

Tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh con, tuy nhiên với một số ít trường hợp, nó kéo dài đến ba tháng, và có thể tái phát ở lần mang thai sau. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.
Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP) 
Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng.
PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai song sinh và con so.
Các nốt phát ban có thể khiến các thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.
Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ để bạn bôi tại chỗ giúp cơn ngứa dịu đi, hoặc thuốc kháng histamin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải uống một đợt steroid.
Tuy nhiên, một điều may mắn là PUPPP không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hơn nữa, bệnh hiếm khi tái lại trong lần mang thai tiếp theo.
Theo: Thức ăn tốt cho sức khỏe bà bầu

Điều trị thiếu máu khi mang thai như thế nào?

Có thể bạn đã từng nghe tới tình trạng thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt, nhưng bạn đã biết dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện tình trạng này hay chưa? 
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai? 
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu máu hay không. Một trong các xét nghiệm này là đo dung tích hồng cầu (hematocrit) với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.

Thông tin khác về sức khỏe cho bà bầu:
http://vnanmum.com/gan-bo-voi-con-bang-cach-nao
http://vnanmum.com/thau-hieu-thai-ky-tuan-thu-38

Hình ảnh

Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai, bạn cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, đừng để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.
Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy là thường mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Đây cũng là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định. Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.
Ngoài ra, các thai phụ bị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể thấy thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica. Nếu bạn cũng có những cơn thèm khác lạ như vậy, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ.
Điều trị thiếu máu khi mang thai như thế nào? 
Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê các loại dược phẩm bổ sung sắt cho bạn. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu khi mang thai nhưng thường sẽ nằm trong khoảng 60 đến 120mg sắt nguyên tố mỗi ngày, chưa kể lượng sắt bổ sung trong các loại thuốc bổ cho thai phụ. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đừng bao giờ bổ sung nhiều sắt hơn so với lượng sắt được kê đơn.
Lưu ý rằng các liều lượng này dùng để chỉ lượng sắt nguyên tố hay sắt nguyên chất được bổ sung, một số nhãn hiệu chỉ thể hiện lượng sắt sunfat, một loại muối sắt, thay cho lượng sắt nguyên tố. Một liều bổ sung với 325mg sắt sunfat, liều lượng thường được kê để bổ sung sắt, sẽ cung cấp cho bạn 60mg sắt nguyên tố. Một số loại thuốc khác chứa sắt gluconat với hàm lượng 34mg sắt nguyên tố trong 300mg sắt gluconat hoặc sắt fumarat chứa 106mg sắt nguyên tố trong 1 viên nén 325mg.
Để hấp thu nhiều sắt nhất có thể, nên uống viên sắt khi đang đói, uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước cam, vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, nhưng đừng uống với sữa vì canxi cản trở quá trình hấp thu sắt. Cà phê và trà cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.
Trong khoảng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ tạo ra nhiều hồng cầu mới và lượng hemoglobin cũng tăng cao. Thường chỉ sau một tháng điều trị là có thể hoàn toàn thoát khỏi tình trạng thiếu máu khi mang thai, nhưng bạn nên tiếp tục bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường nguồn sắt dự trữ.
Một lưu ý quan trọng nữa là luôn để các loại thuốc có chứa sắt xa tầm tay trẻ em. Trong số các loại hình ngộ độc dược phẩm ở trẻ em, uống viên sắt quá liều gây tử vong cao nhất. Thực tế, chỉ cần một liều cho người lớn cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
Theo: Thuc an tot cho ba bau khi mang thai

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Những điều cần quan tâm khi khuấy sữa nguyên kem cho trẻ

Ngoài việc hòa tan sữa công thức theo đúng chỉ dẫn, giữ vệ sinh, mẹ nên “đầu tư” thời gian ở bên cạnh cho đến khi con thưởng thức hết phần thức uống của mình
Tin liên quan:
Có thể bạn quan tâm đến aptamil anh
Xem thêm bài viết về aptamil đức
Những kiến thức liên quan đến sữa aptamil của anh
Lượng sữa công thức thích hợp
Từ 5 ngày – 3 tháng tuổi, mỗi ngày một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bé nặng 3 kg sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.
Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần khoảng 90 -120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.v

Trẻ sinh non cần được uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160-180ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn trước khi quyết định mình sẽ làm gì.
Nếu bạn lo lắng về sức ăn và mức độ tăng trưởng của bé, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết.
Nguyên tắc vệ sinh
Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể bé, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa.
Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải sạch sẽ.
Tiếp đến, bạn cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở hộp .
Khi pha sữa, mẹ nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các chỉ số chính xác rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn nhận được đầy đủ dinh dưỡng.
Đun sôi nước sạch và dùng nước mới và không để nước nguội lâu hơn 30 phút trước khi dùng để khuấy sữa công thức. Nước nóng giúp diệt vi khuẩn có thể có trong bột sữa.
Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng bột mỗi lần dùng. Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng mẹ không bao giờ sử dụng một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt. Bạn chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được. Sau đó, đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.
Lưu ý khia pha sữa công thức
Mẹ cần đong đúng lượng sữa bột bằng thìa đong riêng mà nhà sản xuất đặt kèm trong hộp sữa
Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên bạn chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn. Nếu bạn đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới.
Khi hộp sữa đã dùng hết, bạn phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.
Làm ấm sữa cho bé
Mẹ nên lưu ý không bao giờ ấm bình sữa trong lò vi sóng. Lò làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng bé.
Bạn có thể làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong 1 cái chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Ngoài ra, trước khi cho con uống, bạn nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nếu nó quá nóng, bạn có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát. Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của bạn trước khi cho bé uống.
Thay đổi loại sữa
Mỗi khi chuyển sang dùng một loại sữa mới, mẹ cần đọc lại cẩn thận cách hướng dẫn nếu bạn thay đổi loại sữa công thức đang dùng, để đảm bảo bạn đong đúng lượng nước và bột định lượng riêng của loại sữa đó.
Không bao giờ dùng lại sữa thừa
Mẹ nên ghi nhớ, dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bú và vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Không bao giờ tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn.
Không pha trộn thêm thức ăn khác
Không thêm các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc vào trong bình sữa… Nếu bạn nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.
Thưởng thức cùng con
Bữa ăn là thời gian mọi người ở và giao tiếp cùng nhau. Cũng như người lớn, trẻ em và cả các bé sơ sinh đều thích nói chuyện khi chúng đang được “ăn”. Khi mẹ cho bé dùng sữa công thức, ẵm sát bé vào người, để bé nhìn thấy mặt bạn và thì thầm to nhỏ cùng bé. Điều này sẽ là một trải ngiệm rất thú vị cho cả 2 mẹ con.
Sau đó, bạn cần cất bình đi ngay sau khi bé đã bú đủ. Tuyệt đối không để bé tự bú bình một mình và bỏ đi để bé tự xoay sở. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹt thở. Về lâu dài, bé còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và sâu răng.